- Thưa năm thầy đến nơi rồi.
Một ông trẻ tuổi nhất và láu lỉnh nhất trong bọn, mỉm một nụ cười tình đáp lại:
- Thưa cô em, chúng tôi cũng biết là đến nơi rồi, vì chúng tôi đã trông thấy lá
cờ đỏ "Bạch Phượng tửu quán" đương phe phất đón chào chúng tôi kia.
Người thiếu nữ quay lại vẻ mặt rất ngây thơ?
- Ồ ? Thầy cũng biết chữ?
Cả năm thầy khoá cùng cất tiếng cười ha hả:
- CÔ em ngộ nghĩnh tệ? Đi thi cống sĩ mà lại không biết chử?
- Ồ nhỉ ? Nhưng em cứ tưởng là thi chữ nôm kia chứ?
- Cả chữ Hán nữa.
- Cả chữ Hán nữa? Thì ra Nôm Hán toàn tài?
Mọi người lại phá lên cười. Một thí sinh thì thầm bảo bạn:
- Con bé hay hay nhỉ?
Con bé hay hay đã đưa các thầy vào hàng và cất tiếng gọi:
- ông quán ơi, có khác trọ.
Tức thì chạy ra một ngưòi cao lớn, lực lưỡng, vận quần áo nâu, chân đi giầy
da trâu, đầu mọc lởm chởm chít chéo cái khăn lụa màu hoa tiên. Người ấy hớn hở:
- Kính chào chư hiền. Xin mời chư hiền vào nghỉ trong nhà. Quán chúng tôi
được tiếp chư hiền thực là hân hạnh, hân hạnh cho quán chúng tôi lắm.
Thiếu nữ bảo chủ quán:
- Tôi đón hộ ông đủ số năm ngài khách trọ rồi đấy. Vậy tiền thuê cửa hàng
trầu nước, ông liệu châm chước cho.
Nhưng không để ý đến thiếu nữ, chủ quán cuống quít, săn sóc chung quanh
năm người khách quý vì cứ liếc trông diện mạo sáng sủa và y phục chững chạc,
chủ quán cũng đoán biết rằng bọn kia là con nhà thế phiệt:
- Thưa chư tôn ông, chư tôn ông chừng người Kinh Bắc?
Thật ra, chủ quán rất thông minh, thoạt nghe mấ mẩu truyện của năm thầy
khóa đã biết các thầy vùng bể, như vờ hỏi chệch đi, làm ra mình ngớ ngẩn thực thà
không lưu tâm đến một việc gì hết. Ở thời loạn, Ở thời vua tôi không thực bụng
yêu nhau, thì sự ngờ nghệch ngây thơ là một nết rất tốt, vì ít ra nó cũng tránh cho
mình được sự ngờ vực của bọn thám tử. Phải, biết đâu trong năm thầy lại không có
một thầy là thân nhân của quan tổng trấn VÕ Văn Dũng. Khắp Bắc thành còn nao
núng về câu truyện xử tử một người học trò, vì người ấy trong lúc ngà ngà hơi
men đã đọc cho bạn nghe bài thơ cảm khoái, có giọng mỉa mai bọn tôi triều đình
Tây Sơn là một bầy con nít, năm cha, ba mẹ. Việc ấy chắc chủ quán chưa quên,
nên nay gặp mấy ông khóa trẻ tuổi kia, chàng giả vờ đóng vai đần độn. Nhưng một
người trong bọn nghe câu hỏi thẳng thắn trả lời ngay:
- Không, chúng tôi sinh trưởng Ở vùng Sơn Nam hạ cả. Tôi người Xuân
Trường.
- Thưa chư tôn, có ai người phủ Kiến Xương không?
- Có, tôi,
Người vưà trả lời tức là thầy trẻ tuổi đã có chiều muốn lơi lả với cô hàng trầu
nươc .
- Vậy chắc tôn ông có biết tiếng quan Thanh Xuyên hầu?
Chủ quán hơi cuống:
- À ? Tôi biết tiếng. . . vì ngài là trấn thủ Lạng Sơn.
Rồi lảng sang chuyện khác, chàng cất tiếng gọi:
- BỚ tửu bảo ?
Mấy thầy khóa khúc khích bấm nhau, thì thầm:
- Chà? Lão quán này có lẽ là một tay văn sĩ chăng? Gọi người hầu rượn là tửu
bảo, tửu biếc cẩn thận.
Nghê gọi, một người trẻ tuổi chạy ra. Gương mặt chàng sáng sủa, điệu bộ
chàng nhanh nhẹn, khiến ai thoạt trông cũng thấy chàng khác bọn hầu hạ trong các
tửu quán xưa nay:
- Dạ, bác truyền con làm việc gì?
- Anh đi sắp rượn ngay hầu năm ông cống xơi nhé.
Một người khách cười:
- Chúng tôi đã thi đâu mà ông đã vội tôn chúng tôi lên cống sĩ, bác sĩ?
- Thưa chư tôn, chư tôn đã thi thế nào cũng đậu. Trước sau có khác gì?
CÔ hàng trầu nước quay lại nhìn các thí sinh và mỉm cười rất có duyên:
- Xin mời chư vị hãy lại xơi chén nước chè nóng cho ấm bụng đã.
Một thầy khóa gật, cười tình đáp lại:
- Phải đấy, chư tôn huynh ạ. Chúng ta chẳng nên để cô hàng mong đợi. Phải
không, ông quán?
Chủ quán cười nịnh:
- vâng. Nghe đâu cô hàng cũng là một nữ thi sĩ Ở vùng Kinh Bắc mới tới kia
đấy CÓ thể hầu chuyện văn thơ chư tôn được.
CÔ hàng chau mày:
- ông cứ chế riễu làm gì thế? Chúng tôi cữ nhi nan hóa dám đâu học thói múa
dìu qua mắt thợ.
Khách văn nhân đưa mắt nhìn nhau, có ý gờm gờm, thì cô hàng lại nói tiếp:
- Thưa chư quý vị, ban nãy chư quý vị nói gửi lều chiếu cùng hành lý Ở đâu để
em xin đi lấy về.
- Thôi chả dám phiền cô.
Chủ quán đứng lên đỡ lời:
- Để tôi sai người đi ngay. Xin chư tôn cho vài chữ. Vậy Ở đâu ạ?
Một thí sinh đáp:
- Ở nhà ông cử Lan, phố... à cửa Ô Ưu Nghĩa.
CÔ hàng thấy ông đồ tránh cái tên phố hàng Mắm thì quay đi mủm mỉm cười.
Còn chủ quán vô tình nói luôn:
- à, ông cử Lan Ở phố hàng Mắm, tôi biết. Vậy xin tôn ông cho cánh thiếp, tôi
bảo người nhà đi ngay.
Trong khi các thầy khoá ngồi Ở phản hàng nước viết thiếp, thì chủ quán mang
đến một quyển sổ lớn mà rằng:
- Chúng tôi có một điều muốn thưa cùng chư tôn. ít lâu nay vì có quân gian
phi lẩn quất trong thành làm điều phi pháp, nên đối với việc tuần phòng, quan tổng
trấn rất nghiêm nhặt. Ngài có ra lệnh rằng các tửu quán đều phải có một bạ nhật ký
để khách viễn phương đến trọ khai tên, tuổi, quê quán vào đấy... Chúng tôi cũng
biết làm như thế là phạm đến danh dự của chư tôn, nhưng chư tôn cũng lượng xét
cho, nếu chúng tôi không tuân thượng lệnh thì tất phải tội với triều đình...
Thấy chủ quán nói năng lễ phép, một người vội ngắt lời:
- CÓ gì mà phạm tới danh dự chúng tôi được. Giữ trật từ Ở một nơi đô hội rộng
rãi, đông đúc như Bắc thành thì cố nhiên phải cẩn mật.
Vừa nói vừa đỡ lấy quyển bạ để viết. Tên tuổi năm người là:
Nguyễn Thanh, hai mươi ba tuổi, Nguyễn Ban, hai mươi mốt tuổi, hai anh em,
người làng Hành Thiện, phủ Xuân Trường; ĐỖ Đắc Thắng hai mươi hai tuổi, ĐỖ
đắc Tiến, hai mươi tuổi, cũng hai anh em, người làng La Ngạn, phủ Nghĩa Hưng.
Còn người thứ năm là Trịnh Nhị, hai mươi mốt tuổi, người xã Thanh Nê, phủ Kiến
Xương.
Xong việc sổ sách, chủ quán xin thiếp đi lấy hành lý, rồi kính cẩn vái chào, để
năm nhà văn ngồi lại mà lả lơi trêu gẹo cô hàng trầu nước. Trịnh Nhị con nhà giàu
sang, vốn đã thạo khoa tán gái, nhập cuộc ngay bằng một câu khoe khoang với cô
hàng :
- Cụ lớn tôi cứ bắt tôi phải đưa vài ba tên tiểu đồng đi cắp tráp, xách điếu theo
hầu, nhưng tôi ưa giản dị, nên chỉ đem có một đưá vác liều chiếu. Vả đi đến đâu là
nhà Ở đấy, phải không cô hàng?
CÔ hàng mỉm cười:
- Vâng tôn ông dạy rất phải.
Trịnh Nhị thích chí cười hé hé, nói tiếp:
- Lúc đã vừa ý thì lọ là phải có kẻ hầu, người hạ, thêm bận chân?
- Vậy anh người nhà của tôn ông ý chừng Ở đằng cửa Ô Ưu Nghĩa?
- Phải, nó nhận được thiếp của tôi thế nào cũng theo bác chủ quán, mang hành
lý lại đây Đằng ấy là chỗ bà con. Nhưng tôi đã nói, đối với nam nhi, đối với thi
nhân mặc khách như anh em chúng tôi, thì mình Ở đâu là nhà mình đó, phải khống
quý nương? Như gian hàng nhỏ của cô nương đây tuy hẹp, nhưng lúc chúng tôi
thích thì tức là lâu đài nguy nga của chúng tôi đó. Vì khách làng văn như chúng
tôi, sự nguy nga không Ở cửa cao, nhà rộng, mà chỉ Ở một chén rượn nồng, một
câu thơ hay, một lời nói có duyên, một bông hoa thơm hé nở.
Vừa nói chàng vừa liếc cô hàng một cách rất tình tứ, khiến bốn người bạn phải
lấy làm khó chịu, vì họ chỉ sợ sẽ mắc lỡm với cô hàng có cặp mắt long lanh, sắc
sảo và cái miệng luôn luôn nở một nụ cười bí mật.
Quả họ đoán không sai: cô hàng rót năm chén nước chè mạn sen thơm ngát
đặt trong cái khay khảm, rồi bưng lại sập mà nói rằng:
- Chả mấy khi tệ điếm lại được chu hiền chiếu minh, thực đại hạnh, đại hạnh.
Nay nhân hàng vừa mở, vậy tiện nữ xinh Trịnh công tử ra ân ban cho một đôi câu
đối treo cửa.
Trịnh Nhị vui sướng:
- Sao quý nương biết tên tôi, mà lại gọi tôi là công tử?
- Dạ, ban nãy tiện nữ có trộm nhìn cánh thiếp của công tử.
Nguyễn Thanh vốn biết sức học kém cỏi của Trịnh Nhị và sợ lỡ chàng giở hết
cái dốt của chàng ra, thì thực cả bọn bị xấy lây với cô hàng, nên đỡ lời ngay:
- Làm câu đối là một việc rất tầm thường quý nương chẳng cần phiền đến tài
cao của Trịnh đại huynh xin để tôi cáng đáng.
Ở hai cái cột có treo sẳn đôi liễn con phượng chưa viết chữ. CÔ hàng bắc ghế
lấy xuống mà nói rằng:
- Thưa chư tôn, ban nãy Trịnh công tử đã làm xong một vế rồi, chỉ còn một vế
nữa thôi.
Trịnh Nhị hoảng hốt:
- Xong một vế? Tôi làm xong một vế rồi?
- Vâng, vế ấy tiến nữ đã ghi vào mảnh giấy, đây xin trình chư tôn.
ĐỖ Đắc Thắng đỡ lấy tờ giấy hao tiên của cô hàng trong có hàng chữ thật tốt:
"Một chén rươu nồng, một câu thơ hay, một lời nói có duyên, một bông hoa
thơm hé nở ".
Nghe bạn đọc, Trịnh Nhị vỗ tay cười, tự phụ:
- Vế câu đối của tôi.
- Vâng, của công tử. Cho hay các văn nhân thi sĩ có đại tài vẫn thế, làm văn
làm thơ mà không biết rằng mình làm văn, làm thơ.
Năm người cùng lo lắng, ngẫm nghĩ CÔ hàng lại nói tiếp:
- Thưa chư tôn, kể về câu đối ấy mà treo Ở trà điếm của tiện nữ thì cũng xứng
đáng Nhưng tiện nữ xin phép Trịnh công tử đổi hai chữ cho được đúng hơn vì ban
nãy, chẳng qua công tử buột miệng mà nói thàng văn, chứ công tử có kịp suy nghĩ
tới tiến nữ đâu.
Nói đến đây, cô hàng đưa một cái liếc mắt rất kín đáo.
- Đổi hai chữ nào, quý nương?
- Thưa công tử, hai chữ "rượn nồng" ra hai chữ "trà đượm".
Rồi nàng lại đọc:
"Một chén trà đượm, một câu thơ hay, một lời nói có duyên, một bông hoa
thơm hé nở ".
Cả năm ông cống sĩ tương lai cùng tấm tắc khen:
- Hay? Hay lắm? "Một chén trà đượm, một câu thơ hay, một lời nói có duyên,
một bông hoa hé nở ', câu ấy thực đáng treo Ở cửa hàng trầu nước của một cô nữ
văn sĩ
CÔ hàng bẽn lẽn cuối đầu. Nhưng cô hiểu rằng không nên làm cho các thầy
khóa thất vọng. CÔ bèn nói té tát để chữa thẹn cho các thầy:
- Thưa chư tôn, trong thơ, đối chọi là một sự tầm thường, những bậc tài lỗi lạc
không thèm để ý tới. Trịnh công tử cho một vế như thế cũng đủ nghĩa lắm rồi. Đủ
nghĩa thì thôi, còn tìm một vế nữa làm gì. Vậy xin Trịnh công tử hạ cố cho tiện nữ
được ngắm tài của Vương hi Chi tiên sinh đời nay.
Nghe cô hàng nói, các thầy mướt mồ hôi, Khóa Nguyễn Thanh lại phải đảm
nhận việc viết liễn, vì chàng biết rằng chữ Trịnh Nhị xấu như gà bới. Vả bốn ông
khóa nghe đâu đều ỷ vào lưng Trịnh Nhị mà chơi bời phung phí, nên phải luôn
chống đỡ, che chở cho chàng.
viết xong vế câu đối với giòng lạc khoản "Trịnh Nhị, Thanh Nê mặc khác
đề , Nguyễn Thanh chừng biết cô hàng là gái chẳng vừa, liền bấm bạn bè cáo lui
vào trong quán nghỉ ngơi.
CÔ hàng khúc khích cười, treo đôi liễn lên cột lẩm bẩm nói:
- Một bên đã có chữ. Còn một bên... hãy để đấy.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT