Lần này là lần thứ hai, phủ Từ Sơn trở nên một bãi chiến trường. Mà hai lần,

quan quân đều mắc mưu bên nghịch và bị thiệt hại. Lần trước Đào Phùng lừa cho

phân suất kéo binh đi xa, rồi đến phủ cướp lại bà hoàng phi họ Nguyễn, mưu ấy kể

cũng đã cao. Nhưng lần này, viên tướng trẻ tuổi kia táo tợn hơn nhiều, dám tự rạch

mình mẩy, tự nhốt vào cũi sai quân khiêng nộp phủ, rồi đang đêm phá ngục thất

cứu hết thảy tù nhân ra, cả người trong đảng lẫn người không thuộc đảng mình.

Viên tướng ấy là ai?

Phạm Thái thật đó chăng? Nhưng Phạm Thái là người biết thận trọng, làm

việc gì cũng cân nhắc phần thắng, phần bại từng ly từng tí. Dẫu lúc phải quyết liệt

thì chẳng ai quyết liệt bằng chàng, nhưng không khi nào không cần làm liều mà

chàng lại làm liều.

Tự nhốt vào cũi cho người khiêng nộp quan hẳn là một sự làm liều, tuy đó là

một thủ đoạn phi thường mà Nguyễn Nhạc đã dùng để cướp thành Qui Nhơn.

Mà liều thực. Nếu lúc giải đến cổng phủ, viên phân suất nghe nói đó là Phạm

Thái, liền nổi cơn giận nóng nảy lên, cầm kiếm sỉa cho một ngọn qua then cũi thì

còn gì là đời kẻ bị nhốt Ở trong? Rồi lại đến khi viên tướng tự xưng là Nguyễn

Thiêm, chừng muốn tỏ bụng trung thành của mình đối với triều đình và lòng thù

oán của mình đối với Phạm Thái đứng dậy bàn đem sẻo tù nhân để làm cuộc vui

trong yến tiệc. Nếu lúc bấy giờ phân phủ hay phân suất uống quá vài chén rượn

đến nỗi mất hết lương tri mà nghe theo lời bàn ghê gớm ấy, thì cái thân thể anh

chàng can đảm chẳng đã tan tành thịt nát, máu rơi rồi ư?

Lại nữa, trong phủ có rất nhiều binh lính, khí giới, và sự canh phòng rất là

nghiêm mật, biết khi ra tay, vài chục người của hai viên tướng trẻ tuổi có chống

nổi với mấy trăm quân của viên phân suất chăng? Tin Ở lòng tự phụ của viên phân

suất, tin Ở tính thích uống rượn của binh lính? Nhưng một ông tướng cầm quân

không được tinh phỏng như thế bao giờ.

ấy là còn chưa kể điều này: Là nếu viên phân phủ có tính đa nghi, khi thấy bắt

được bọn phường chèo Ở giữa đường một cách không được tự nhiên, liền lừa vào

tròng rồi giết sạch đi...

Những sự có thể xảy ra được đã không xảy ra nên cái mưu kế mạo hiểm kia đã

thành công. Nhưng một người như Phạm Thái hay Trần Quang Ngọc vẫn không

bao giờ dám dùng vì nếu mưu bại lộ thì chẳng những mình bị thiệt mạng mà đảng

mình cũng đến tan.

Nhưng tướng trẻ tuổi kia đã dám dùng vì tướng ấy là Lê Báo.

Duyên do có thế này:

Trong đảng Tiêu sơn xưa nay có việc dự định gì to tát muốn đem ra trình bày

cùng các đảng viên, thì bao giờ đảng trưởng Trần Quan Ngọc cũng bàn trước với

Phạm Thái, vì Phạm Thái là người mưu cơ, chiến lược. Không những thế, những

khi phải đi xa, Quang Ngọc còn thường giao công việc Ở nhà cho Phạm Thái trông

col nữa.

Đến như Lê Báo thì đảng trưởng chẳng dám phó thách cho những việc quan

trọng bao giờ, vì biết chàng có tính nóng nảy và hay cậy sức, cậy tài, ưa phỉnh ưa

nịnh.

Lần này Phạm Thái đã cùng Nhị nương đi Lạng Sơn hộ giá Hoàng phi. Ở nhà,

trong bọn các tướng lãnh, Lê Báo và Trịnh Trực là những người mà đảng trưởng

có thể tín nhiệm hơn hết. Lê Báo thì tuy nóng nảy, nhưng rất trung thành, còn

Trịnh Trực thì thẳng thắn, can đảm, lại có nhiều mưu lược.

Vì thế, trong khi đảng gặp nhiều nỗi khó khăn, Quang Ngọc cần phải giả danh

đi quyên giáo để mộ thêm nhân tài các trấn lân cận, chàng liền giao cho hai người

kia tạm thay mình làm giám đốc đảng Tiêu Sơn. Chàng muốn phó thác việc nặng

nề ấy cho một mình Trịnh Trực thôi, nhưng sợ mếch lòng Lê Báo, nên chàng để

hờ Lê Báo vào địa vị đó mà ân cần dặn rằng:

- Nếu hiền đệ có thực bụng yêu đảng, thương ngu huynh thì phải ghi chép ba

điều này. Một là chừa hẳn uống rượn trong khi ngu huynh đi vắng. Hai là không

việc gì được tự tiện, một ly một tý cũng phải bàn với Trịnh Trực. Ba là bất cứ việc

lớn, nhở gì định làm cũng phải chờ huynh về đã, còn những việc bất thần xảy ra đã

có Trịnh Trực định liệu.

Lê Báo vui vẻ vâng lời. Nhưng trong lòng căm tức Phổ T nh đã đặt mình vào

một địa vị quan trọng mà không giao trong tay mình một tí quyền lực gì.

Tuy thế, chàng vẫn cố theo được những lời dặn của đảng trưởng trong gần nửa

tháng

Một hôm, tiết xuân đầm ấm, chàng rủ Trịnh Trực đi chơi rừng Sặt. Đến đấy,

hai chàng gặp một người bạn đồng chí ra khẩn khoản mời về chơi nhà. Thì ra, - đó

là mưu Lê Báo - họ đã sắp định sẵn từ trước: Một mâm nhắm và mấy nậm rượn

đương đợi hai người đến chiếu cố.

Tất nhiên là Lê Báo vờ từ chối, nói không những tu hành phải giới tửu mà lại

đã có lời dạn của đảng trưởng khi ra đi. Nhưng về sau nể lời mời mọc ân cần của

chủ nhân, chàng thầm bảo Trịnh Trực:

- Thôi, nhận lời cho ông ấy bằng lòng. Chúng ta uống ít vậy.

Uống ít nghĩa là chẳng bao lâu ba nậm rượn cúc đã cạn ráo. Bấy giờ Lê Báo

mới dùng hết lời khảng khái nói chọc tức Trịnh Trực:

- Chỉ có ba anh em mình đây, tôi nói vụng đảng trưởng, chứ đảng trưởng thực

không tin một tí nào. Như tôi thì bản tính nóng nảy đã đành, đến như Trịnh đại

huynh thì văn võ khiêm toàn, mưu kế sâu sắc, thế mà lúc ra đi, đảng trưởng lại

không kể vào đâu, bắt bất cứ việc gì đều phải chờ đảng trưởng về mới được làm.

Như thế phỏng còn coi Trịnh đại huynh ra sao nữa.

Trước Trịnh Trực còn hết sức binh vực Quang Ngọc. Nhưng sau bị hai người

cùng ùa nhau nói khích mình và công kích đảng trưởng nên chàng cũng hơi thấy

siêu lòng tự phụ. Chàng phàn nàn:

- Kể đảng trưởng thì giỏi thực, nhưng anh em mình há phải bọn võ phu vô mưu

cả đâu?

Được thể, Lê Báo càng nói hùn vào:

- Vâng, nhất là đại huynh.

Rồi chẳng bao lâu, khi chủ nhân đã rót Ở hũ ra đến nậm rượn thứ mười, ba

người đồng ý thi thố một việc phi thường. Trịnh Trực nói:

- Tức thật. HỌ bắt bớ nhiều quá. Nhà ngục phủ Từ đã chật hết chỗ giam tù

nhân Vẫn biết trong số ấy chỉ có hơn một chục người đảng ta, mà những người ấy

cũng không bao giờ chịu cung khai ra kẻ khác, nhưng giá có mưu kế gì phá được

ngục thì một là cứu thoát các đảng viên hai là thêm thanh thế cho đảng bí mật của

ta Ở vùng này, ba nữa là làm cho bên địch nao núng kinh hãi chúng ta.

Ai nấy khen phải. Rồi người nọ bàn thế này, người kia bàn thế khác, rút cuộc

chưa có cách nào ổn thỏa. Lê Báo nguyên đã có mưu riêng của mình, nhưng mãi

sau cùng mới chịu đem ra bàn. Là cái mưu tự nhốt mình vào cũi, rồi cho khiêng

đến nộp phân phủ. Trịnh Trực như trông ;thấy sự nguy hiểm, song một phần bị

men rượn làm cho chóng mặt, một phần bị những lời tâng bốc của Lê Báo làm cho

quá hởi lòng, nên chàng chẳng chịu suy xét kỹ càng nữa. Vả Lê Báo lại khảng khái

hai ba lần bảo chàng:

- Dù tôi có chết nữa, âu cũng là một cái chết xứng đáng: chết vì đảng, vì vua.

Khi Trịnh Trực đã thuận theo mưu kế, Lê Báo chỉ việc hô lên một tiếng, tức

thì bốn người khiêng một cái cũi Ở buồng bên đi ra.

Lê Báo chẳng nói chẳng rằng, đứng dậy cởi phăng áo ra, rồi chưa ai kịp ngăn

cản, chàng cầm dao tự chém vào lưng, vào vai mấy nhát. Máu chảy đỏ cả người.

Đoạn, chàng đừa tay cho bọn quân dùng thừng trói lại bỏ cũi.

Chàng lại dạn dò cặn kẽ mọi điều để bọn khiêng cũi trình với phân phủ. Điều

cần nhất là nhớ kỹ rằng kẻ bị nhốt không phải là Lê Báo mà là Phạm Thái. Chàng

thích chí cười ha hả, ngồi trong cũi nói ra một câu khôi hài:

"Lê Báo thì chúng nó sợ quái gì, vì chúng nó biết Lê Báo là thằng nào. Còn

cái tên Phạm Thái thì khắp vùng này từ quan đến dân chẳng ai lạ, mà chẳng có ai

là không kinh hãi".

Khiêng Báo đi được một lúc lâu. Trịnh Trực mới tỉnh hẳn rượn và hiểu thấu

hết mọi nỗi nguy hiểm của một hành vi quá ngỗ nghịch. Nhưng đã quá tiến rồi, lùi

sao kịp nữa? Bấy giờ chàng vội đi tìm mấy chục dõng sĩ trong đảng để đóng những

vai kép và đào mà ta đã thấy trong hồi trên. Vì Nguyễn công tử hay Nguyễn

Thiêm chính là Trịnh Trực.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play