(Những ghi chép trong truyện có nội dung huyền hoặc, đọc giả nên cẩn thận và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đọc)
Sau trận thư hùng dở dang với Phương Đông Bại hoại,TamTiêu Kiêu Thánh thần đạo vào đất Văn Lang được giới chân tu tiếp đón rất là trọng thị. Hàn Phi Tuyết thần chủ vẫn ngậm tăm câu chuyện, ông anh Đế Mộng nhờ vả báo tin khẩn cho Thanh Bảo Trâm Dược không thành do thời tiết bất lợi. Cả ba chỉ tự xưng mình tu luyện phép tiên ở Đông Thắng thần châu và đang trên đường đi ngao du sơn thủy Đại Lục
Lòng vốn mến mộ tài năng của Tam Diêu Kiêu Thánh, Sùng Khanh Lạc Yên Tử có nhã ý mời họ đi thăm thú các cảnh quan xinh đẹp ở Văn Lang. Và từ đó mọi thứ bắt đầu rối beng lên mà không biết đầu đuôi cua nheo gì cả
Sự bất thường đầu tiên là chuyện một ông hai bà của Tam Thánh, họ không phải vợ chồng, cũng không phải là mối quan hệ tay ba, một mối quan hệ nhập nhằng rất khó hiểu mang đậm chất Tiêu Dao. Trông họ cứ hồn nhiên thân mật lẫn nhau giữa thanh thiên bạch nhật làm "cồn cào con mắt" Thánh Mẫu La Sát vốn ghen tuông thuộc loại khủng bố ở Địa cầu.
Thánh Mẫu lúc đầu thì không bận tâm mấy, nhưng khi Lạc Yên Tử thân mật dẫn bộ ba kia đi sâu vô núi rừng thưởng ngoạn thắng cảnh thì cái đầu "Hoạn Thư" của cô bắt đầu bốc hỏa ghen tuông.
Cô đâu biết được nét văn hóa thần đạo Tiêu Dao là tôn trọng sự trần truồng, trần truồng là về lại với chính mình, hòa quyện cùng với mẹ thiên nhiên, bản thể lúc này dường như biến mất
Nhóm bốn người họ ngược lên phía bắc thành Đại La chừng 100 dặm là một vùng rừng núi nguyên sơ, quả là thắng cảnh Bồng Lai giữa chốn Địa cầu.
Tam Diêu Kiêu Thánh chọn được một cái hồ lớn xung quanh bốn bề tịch mịch phong cảnh hữu tình, họ trở về trạng thái "nguyên thủy" rồi tự nhiên thỏa sức nô đùa và luyện công Hỗn Nguyên Tịch Thể.
Lúc này Sùng Khanh trông thấy "núi non, súng đạn" phô bày nên ngượng ngùng toan bỏ ra ngoài dạo chơi, ai dè bị Man Dung Ngư Thánh nữ lôi kéo xuống hồ.
Theo Man Dung xuống hồ, nhưng Sùng Khanh Lạc Yên Tử không thể ngờ đó là cái hố sâu thảm họa làm sụp đổ cả tiền đồ Thủy Thúy đạo tiên trong chớp mắt
Cả bốn người đâu hay đâu biết Thánh Mẫu La Sát nhà mình đang âm thầm theo dõi họ (thần tiên mà rình mò thật là ngại quá đi). Giờ thì với tang chứng vật chứng đầy đủ, La Sát hiện nguyên hình là một "bà chằn" đi đánh ghen vô cùng hồ đồ và hung hãn
Không để mọi người giải thích giải phẫu câu chuyện. Thánh Mẫu La Sát trong cơn "tam bành" đã dùng toàn bộ linh lực hiện tiền, giáng xuống hồ một trận cuồng phong sấm sét. Bầu xuyên khung như bị xé nát trước ánh mắt ngùn ngụt lửa thù hận ghen tuông, mọi thứ khởi nguyên như muốn đổ sập xuống dưới chân nàng.
Trận ghen tuông vô cùng khủng khiếp kia đã phá vỡ hai sườn núi bên bờ hồ, khiến nước từ hồ lan ra làm thành một hệ thống ba hồ liên thông nhau, từ đó trong dân gian gọi đây là hồ Ba Bể.(ba cái hồ liên thông nhau, nhưng nghĩa đen của nó là ba vị Tiêu Dao làm bể dâu cả một Thủy Thúy đạo tiên non trẻ)
[Hồ hiện nay nằm ở tỉnh Bắc Kạn, cách Hà Nội 220 km]
Nếu chuyện này đem ra truy cứu trách nhiệm hình sự thì rất là lôi thôi vì hậu quả thiệt hại phía sau là vô cùng nghiêm trọng và bi thương. Chuyện như thế nào? Mời bà con xem tiếp sẽ rõ
Cả thành Đại La đang bình yên giấc ngủ trong một đêm tối trời, bỗng giật mình tỉnh giấc khi lửa khắp nơi bốc lên cao ngùn ngụt. Chỉ trong chốc lát cả thành chìm trong biển lửa mênh mông. Vừa mới trải qua trận tai ương đám hung thần Bàng Cổ Lệnh sư tàn phá, mọi người cứ ngỡ là bầy rồng thiên đã quay trở lại để tiểu trừ bọn ác thần. Nhưng tất cả đã lầm, lần này ngọn lửa thù hận ghen tuông của Thánh Mẫu La Sát đã thiêu rụi cả thành Đại La
Ôi thôi thương thay cho bá tánh lại phải lâm vào cảnh lầm than màng trời chiếu đất, tang thương chết chóc có mặt khắp nơi. Mệnh trời đã khiến xui nền văn hiến non trẻ Văn Lang trải qua một cơn bỉ cực chỉ vì một phút mù quáng nông nổi của Thánh Mẫu La Sát.
Sự việc càng trở nên trầm trọng hơn khi La Sát thị tự tay dắt đại thiếu gia Lộc Tùng vẫn còn đang mê dại, bỏ thành Đại La hoang tàn chạy về phương bắc. Hợp với đội quân ma thánh của cha mình Bàng Cổ Lệnh sư, họ hùng cứ từ hồ Động Đình trải dài lên tận châu Bắc Hoài. Bầu trời Nam Bắc từ đó xung khắc nhau dữ dội mặc dù là trong huyết quản vẫn chảy chung một dòng máu họ Lộc
Trước khi rời khỏi vùng đất Hạ Phòng, Bàng Cổ Lệnh sư đã cho san bằng nơi này bằng Phích Lịch Huyền Sấm. Đất bằng bị khoét sâu. Nó tạo ra một cửa biển mà sau này người ta gọi là cửa Thần Sầu để nhắc nhở một quá khứ ghen tuông bi thương. Chữ Thần Sầu được dân gian đọc trại lại là Thần Đầu. Vì người Văn Lang rất ôn hòa và vị tha, họ muốn bỏ qua mọi lỗi lầm quá khứ mà nhìn về tương lai tươi sáng phía trước
(Cửa biển Thần Đầu là một địa danh vô cùng quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Văn Lang)
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT