Nhìn anh trợn mắt phùng má, Tịnh Nghi đã thôi không dám hy vọng, dù lòng thích lắm . Cho mãi đến tối hôm kia, khi cô đang ngồi đọc sách thì Hữu Bằng đột nhiên bảo nhỏ :

- Này, ngày mai cô ra nhà hàng phụ việc cho tôi nhé ?

- Hả ! Thật không đó ?

Không tin vào những gì mình nghe thấy, Tịnh Nghi ngây ngô hỏi lại, làm Hữu Bằng tức giận, hét toáng lên.

- Sẳn sàng thôi.

Được lời như cởi tấm lòng . Cả đêm Tịnh Nghi cứ nôn nao không sao ngủ được . Cô lo lắng lắm, không biết mình phải chọn công việc gì cho vừa sức.

Chạy bàn hay phụ bếp ? suy nghĩ mãi không ra, cô đem ý kiến này đi hỏi Hữu Bằng, liền bị anh la cho một trận :

- Này, cô ngớ ngẩn hay tâm thần thế ? Vợ của tổng giám đốc mà chạy bàn hay phụ bếp ư ? Nhiệm vụ của cô ra đó là làm … tổng giám đốc cho tôi.

- Làm … tổng giám đốc ư ? - Tịnh Nghi nghe tối tăm mặt mũi - Nhưng làm tổng giám đốc là làm gì ? Tôi đâu biết.

- Đúng là cô không biết, cũng chẳng làm được tích sự gì ở vị trí này. - Hữu Bằng cau có - Và … tôi sẽ chẳng bao giờ đưa một người ngớ ngẩn như cô ra đấy để làm mất mặt mình, nếu tình thế không cấp bách.

Đúng vậy, Tịnh Nghi gật đầu am hiểu . Một mình trong coi quản lý tám nhà hàng … với Hữu Bằng đã là chuyện khó khăn rồi . Huống chi lúc này, anh còn phải lo cho công trình mới.

Một mình chạy tới chạy lui, làm sao lo chu toàn được . Ở nhà hàng thì lo lắng việc công trình . Đến công trình thì mới chợt nhớ ra còn chưa làm việc này việc nọ . Chuyện thất thoát dĩ nhiên là không tránh khỏi.

Hữu Bằng gặp khó khăn, Tịnh Nghi cảm nhận được điều đó qua cách nói của Hữu Bằng . Nhưng mãi sáng nay ra nhà hàng nhận việc, cô mới hay sự việc trầm trọng hơn mình đã tưởng nhiều.

Tiêu cực nảy sinh, thủ qủy và kế toán thông đồng thụt két, thiệt hại lên đến hàng trăm triệu . Vẫn dễ giải quyết hơn chuyện nhà hàng mất khách rất nhiều . Vì sao thế nhỉ, Hữu Bằng đã không hiểu, không tìm nổi nguyên nhân thì … Tịnh Nghi làm sao biết được.

Cả một ngày ngồi làm bù nhìn giữa nhà hàng rộng thênh thang, ngồi ngáp ruồi với đám nhân viên, Tịnh Nghi thấy lo cho Hữu Bằng quá . Cứ đà này, anh sẽ lao xuống vực mất thôi . Bởi tuy không biết gì, Tịnh Nghi cũng mang máng hiểu, số vốn đầu tư vào công trình “Trường Thiên” của anh đã phình to hơn dự định ban đầu . Từ hai mươi lăm tỷ, nó đã vượt đến con số bốn mươi và nghe đâu nó sẽ còn tăng lên nữa.

Chuyện này sẽ chẳng thành vấn đề, nếu tám nhà hàng của anh hoạt động bình thường . Thu nhập của nó sẽ là nguồn vốn bổ xung, là tiền mặt giúp anh xoay trở tạm thời trong thời gian ông Trần không có mặt ở Việt Nam - họ đã sang Thái Lan dể ký kết nột công trình xây dựng khác.

Thế mà đùng một cái, không rõ nguyên nhân, cả tám nhà hàng đang kinh doanh tấp nập của anh bỗng trở nên vắng vẻ khác thường . Từ mức cố định bình quân mỗi ngày hai tiệc trên mỗi nhà hàng tuột xuống mức không còn tiệc . Mấy trăm nhân viên, từ quản lý, bếp trưởng đến tiếp viên hơn một tháng rồi chỉ biết ngồi không ngáp gió . Và sẽ còn ngồi ngáp gió dài dài … vì lúc này mở lịch ra, Tịnh Nghi thấy trọn tuần này thời khóa biểu trống trơn.

Tiền mặt không còn, một lúc phải trang trải hai nơi, Hữu Bằng đang bước vào cơ khủng hoảng . Giật đầu này và đầu kia … lỗ hổng càng lúc can`g to, liệu anh còn chịu đựng được bao lâu nữa.

Càng nghe, càng nhận thức được khó khăn của anh, Tịnh Nghi càng giận mình bất lực . Sao cô không thể giúp được cho anh gì nhỉ ? Cái duy nhất bây giờ cô có thể làm là chăm sóc sức khỏe của anh thôi . Ly chè yến này là tấm lòng của cô muốn sẻ chia cùng anh cơn hoạn nạn, khó khăn này.

- Hữu Bằng ! Có món chè yến anh thích nhất đây.

Đẩy mạnh cửa bước vào, Tịnh Nghi cố lấy giọng thản nhiên, vui vẻ, bởi cô biết Hữu Bằng ghét nhất ai tỏ ra thông cảm, tội nghiệp mình.

Ồ ! Đã ngủ rồi à ? Thấy anh vẫn nằm yên trên giường không đáp, cô lắc đầu, thầm lo ngại . Hữu Bằng quả là mệt mỏi quá sức rồi, để cả áo quần giầy dép lên giường ngủ, không phải thói quen của anh đâu . Ngày thường, dù về trễ, dù mệt mỏi cách mấy, anh cũng phải đi tắm rồi mới ngủ .

Đặt nhẹ hai ly xuống bàn, Tịnh Nghi bước lại cởi giùm Hữu Bằng đôi giầy, lòng se sắt nhìn gương mặt anh hốc hác . Nghe đám nhân viên bảo lại, mấy ngày nay anh bỏ ăn, bỏ uống, tất bật đến ngân hàng, cầu cạnh xin vay vốn . Ngân hàng có nhận lời chưa nhỉ ? Trong giấc ngủ sao nét mặt anh đăm chiêu quá ?

- Hữu Bằng ơi ! Dậy ăn chè rồi ngủ.

Cất giọng dịu dàng, thấy Hữu Bằng vẫn nằm yên, Tịnh Nghi đặt thử bàn tay xuống mặt anh rồi kêu to hốt hoảng :

- Trời ! Nóng quá . Hữu Bằng ơi ! Dậy đi, anh sốt rồi.

Một con mắt mở ra, Hữu Bằng ngước nhìn cô một cách vô hồn rồi nhắm lại ngay.

- Thôi nguy rồi !

Tịnh Nghi kêu to hốt hoảng . Hữu Bằng không phải ngủ, anh ấy mê vì bị sốt cao đấy . Làm sao ? Làm sao bây giờ ? Chạy gọi con sen mau … Chân chạy nhanh ra cửa, chợt dừng Tịnh Nghi bật cười mình ngớ ngẩn . Chuyện có gì đâu mà hốt hoảng . Cảm nên sốt cao thôi, không có gì đâu, đừng làm kinh động đến mọi người . Mình từng học y hai năm, những trường hợp thế này, lẽ nào không giải quyết được.

Nghĩ rồi chợt nhớ, Tịnh Nghi chạy pha vội một thau nước ấm . Nhẹ nhàng cởi bỏ áo và quần dài của Hữu Bằng ra, cô ân cần lau mát cho anh.

- Không sao đâu . - Tịnh Nghi thì thầm - Mọi việc sẽ ổn mà … Tôi tin như thế.

- Thật ư ?

Hữu Bằng chợt mở bừng mắt dậy . Tịnh Nghi kêu to mừng rỡ :

- Ôi ! Anh đã tỉnh rồi … - Đi làm về … bổng chóng mặt quá … vội leo lên giường nằm nghỉ, không ngờ … Anh nói thanh minh cho sự bê bối của mình, rồi chóng tay ngồi dậy.

- Ậy ! Nằm đó . - Tịnh Nghi cố đè anh nằm xuống - Không phải ngủ quên đâu, anh bị sốt cao nên mê man đó . Nhờ tôi đắp nước nãy giờ … không thì anh tiêu luôn rồi đó.

- Đắp nước ?

Đưa tay lên trán … Bây giờ Hữu Bằng mới nhận ra khắp người mình . Trên trán, nách và bẹn … dấp đần khăn nóng . Ôi ! Tự nhiên nghe xấu hổ, anh kéo mền phủ lên người . Tịnh Nghi trợn mắt :

- Ê ! Anh làm gì vậy ? Sốt cao không được đắp mên đâu.

Biết thế, nhưng hớ hênh trước mặt cô, Hữu Bằng nghe ngượng quá . Sợ Lại bị tốc ra đắp những cục nước lên người, anh nói :

- Tôi lạ.nh quá !

- Lạnh à ? - Đặt tay lên trán anh, đôi nắt Tịnh Nghi chau lại - Trán vẫn còn nóng thế này … - Không đâu . - Hữu Bằng vờ run người trong chăn - Tôi lạnh quá … - Chắc là nóng lạnh rồi . - Tịnh Nghi gật đầu am hiểu, kéo chiếc khăn lên che kín cổ Hữ Bằng - Anh có mệt lắm không ?

- Không . - Hữu Bằng lắc đầu, dối lòng . Anh không thích biểu lộ Sự Yếu đuối của mình trước mặt cô - Chỉ khát nước thôi.

- Ồ, đúng rồi ! - Vỗ mạnh xuống trán mình . Tịnh Nghi tự mắng - Sốt cao phải uống nước nhiều, sao mà tôi quên được chứ ? Chắc tại lo cho anh quá nên lú lẫn thôi.

Nói rồi, cô tất bật chạy đi ngay . Bóng cô vừa khuất, Hữu Bằng lập tức tung chăn ra khỏi người dồn dập thở . Nóng quá ! Hừng hực lên mặt, khắp cả người . Mà Tịnh Nghi vừa nói gì thế nhỉ ? Lo cho mình ư ? Sao lại lo cho mình nhỉ ? Cúi nhặt cái khăn dưới thau nước ấm lên, lau nhẹ Lên người, Hữu Bằng hình dung đến cảnh Tịnh Nghi đã dùng nó lau khắp người mình . Sao mà cô tốt thế ?

- Hữu Bằng ! Anh lại sốt à ?

Giọng Tịnh Nghi vang lớn sau lưng, Hữu Bằng quay đầu lại . Vẫn còn nghe ngượng nhưng anh không chối nữa, Tịnh Nghi bước đến, đặt tay lên trán anh, hốt hoảng :

- Trời ! Nóng quá . Nằm xuống mau.

Ngoan ngoãn như chú thỏ con, Hữu Bằng nằm ngay xuống . Tịnh Nghi chạy đi thay một thau nước khác rồi vội vã đắp những chiếc khăn lên khắp người anh.

Cơn sốt hạ đi thấy rõ . Những chiếc khăn như có phép nhiệm màu thổi vào lòng Hữu Bằng những làn gió dịu dàng . Êm đềm quá ! Nó làm anh dễ chịu vô cùng . Đã lâu lắm rồi, từ ngày mẹ bỏ nhà đi, anh có được cảm giác thân thương ấm ấp này.

Nó làm lòng anh như mềm ra, tan vỡ, trong phút chốc như quên hết chuyện đời, muốn yên bình làm chú mèo cạ đầu vào lòng tay dịu dàng của cô chủ Nhỏ, tìm chút trìu mến, vuốt ve . Muốn rên lên ư ử, muốn thú nhận sự Yếu đuối của mình, muốn bật khóc, muốn nói rằng … mình cô đơn biết mấy.

- Bớt rồi . Uống một miếng nước chanh nhé ?

Cùng với giọng nói ân cần là một muỗng nước đổ ngay vào miệng, Hữu Bằng chép môi, cảm nhận . Trong đời, chưa bao giờ anh được uống một món nước chanh ngon tuyệt vời đến thế.

- Anh thấy trong người sao rồi hả ? Có khỏe chút nào không ?

Tịnh Nghi lại ân cần hỏi . Hữu Bằng mở bừng mắt dậy, nhìn những giọt mồ hôi rịn ra khắp thái dương cô . Lòng tràn đầy xúc động, anh nói giọng chân tình :

- Khỏe nhiều rồi . Cám ơn cô.

- Không có chi . - Tịnh Nghi mỉm cười thở phào ra - Anh tỉnh được là tôi mừng rồi . Uống nước chanh nữa nhé ?

Hữu Bằng nhẹ gật đầu, bồi hồi đón từng muỗng nước chanh từ tay cô . Tịnh Nghi trầm giọng :

- Chắc tại anh lo lắng quá . Tôi biết là mình không giúp được anh.

Giọng cô chân thành chia sẽ, Hữu Bằng bỗng muốn được tâm sự cùng cô tất cả nỗi lo lắng đang đè nặng lấy mình.

- Nội và ba của anh đã biết chuyện này chưa ? Chẳng lẽ trong tài khoản của họ không có tiền để giúp anh ư ?

Nhẹ cắn môi mình, Tịnh Nghi hỏi ngập ngừng . Hữu Bằng mỉm cười :

- Trong tài khoản của ba và nội tôi ư ? Chẳng những có mà có rất nhiều tiền nữa, họ đủ sức giúp được tôi. - Thế sao anh không nhờ họ giúp đỡ cho mình ?

Tịnh Nghi nghe ngạc nhiên nhiều . Hữu Bằng thở hắt ra :

- Vì … đây là, kế hoạch của riêng tôi . Tôi không muốn làm bận tâm đến những người mà tôi yêu thương nhất đời mình, không muốn họ Lo lắng, không muốn làm sáo trộn cuộc sống yên bình của họ, càng không thể phiêu lưu vào số tiền dưỡng già của họ . - Ngưng một chút, thấy Tịnh Nghi như còn chưa hiểu, anh nói thêm - Thành công cũng chẳng nói gì, lỡ như thất bại thì sao ? Họ già rồi, đâu thể sống những ngày cơ cực.

Thì ra thế, Tịnh Nghi vỡ lẽ . Sống mũi cay cay, cô bỗng dưng muốn khóc . Không ngờ Hữu Bằng biết nghĩ cho người khác quá . Không sao đâu, một lần nữa Tịnh Nghi khẳng định với lòng, anh nhất định sẽ vượt qua khó khăn này . Cô nhất định phải tìm ra cách giúp anh mà … “Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí”, lời người xưa quả chẳng sai một chút nào . Cơn sốt tưởng chỉ là một triệu chứng thông thường của cơn cảm lạnh, không ngờ lại là dấu hiệu đầu tiên của một cơn bệnh hiểm nghèo, khó chữa : Sốt thương hàn.

Cầm bản xét nghiệm, Tịnh Nghi nghe chân tay rời rã . Cô không ngờ Hữu Bằng lại xui xẻo thế, phải nằm viện giữa lúc khó khăn, nguy khốn nhất.

Làm sao đây ? Lòng Tịnh Nghi rối rắm . Buông tay bỏ mặt ư ? Không thể được . Hữu Bằng sẽ phá sản mất thôi . Bổng dưng cô thấy mình có trách nhiệm phải chèo chống con thuyền này qua cơn giông bảo.

Việc đầu tiên là phải cứu lấy tám nhà hàng của anh, đưa nó vào quỹ đạo cũ . Một khi nguồn thu nhập ổn định lại rồi thì mọi việc sẽ đâu vào đó.

Nhưng tại sao nhà hàng của anh lại bổng trở nên ế khách ? Hướng thoát của vấn đề nằm ở đây . Suốt mấy đêm liền, Tịnh Nghi vắt óc suy nghĩ mãi . Cô muốn đem vấn đề này hỏi ông Thái lắm . Với tuổi đời từng trải, với kinh nghiệm, ông sẽ nhìn nhận vấn đề một cách chính xác hơn.

Nhưng mấy lần ấp úng lại thôi, nhớ lời Hữu Bằng, cô không đành lòng làm ông phải bận tâm, lo lắng . Nội việc nằm bệnh viện đã làm ông và bà nội phải lo lắng cuống cuồng rồi.

Nhất định có ẩn tình . Sao có chuyện cả tám nhà hàng đồng vắng khách cùng một lúc vậy ? Hệt như khách hàng đồn hẹn với nhau tẩy chay anh . Suy nghĩ, suy nghĩ mãi … cuối cùng, Tịnh Nghi cũng tìm ra cho mình mốt hướng điều tra thông minh nhất . Và đó cũng là lý do tại sao hôm nay cô có mặt ở đây, tại vựa hàng bông, đầu mối bỏ rau cải lớn nhất cho các nhà hàng trong thành phố.

- Mấy tháng nay tự nhiên biến mất tiêu, tụi tao cứ tưởng mày lấy chồng Đài Loan rồi chứ ?

Vừa nhìn Tịnh Nghi các bà chủ hàng liền buông lời trêu chọc.

- Phải được như mấy dì tưởng thì đỡ lắm . - Ngồi phịch xuống đất, Tịnh Nghi ca cẩm - Đằng này cháu phải vào bệnh viện lo cho mẹ.

- Tội dữ hôn . - Một bà tặc lưỡi - Bệnh tình thế nào rồi ?

- Dạ, đỡ nhiều rồi . - Nhặt một bắp cải lên, Tịnh Nghi ngập ngừng - Sáng mai dì cho cháu làm lại nhé ?

- Thấy mày, tao cũng thương quá ! - Một bà thở dài - Nhưng biết làm sao . Tám nhà hàng của thằng Bằng, chổ mày vẫn giao hàng dẹp tiệm rồi . Tao làm sao thuê mày được ?

- Ủa ! Sao vậy ? - Tịnh Nghi làm ra vẻ ngạc nhiên - Mấy tháng trước hãy còn đắt lắm mà.

- Tao cũng đâu biết được . - Bà ta lắc đầu - Chắc là … tại họ hết thời rồi.

- Hỏng dám hết thời đâu . Bị người ta hại đó . - Một bà ở vựa bông cải xen vào - Hôm qua tôi nghe con Liên bếp trưởng nhà hàng Phong Phú khoe rằng : Bao nhiêu khách của Bình Minh đều bị nhà hàng nó cướp hết rồi.

- Nhà hàng Phong Phú nào ? - Bà bán bên phải tò mò - Phải nhà hàng mới khai trương hôm tháng trước, có phát thiệp mời ăn miễn phí cho tụi mình không ?

- Đúng rồi . - Bà này gật đầu - Cái ông “Phong Phú” đó không ngờ còn trẻ mà giỏi quá, mới đó đã giành hết khách của “Bình Minh” rồi.

- Giỏi khỉ gì ? - Bà bán cải trề môi - Dùng thủ đoạn đè bẹp người ta, đâu phải anh hùng hảo hán . Mà này, ông ta giở thủ đoạn gì mà ghê gớm vậy ?

- Có gì đâu . - Bà bán bông cải phe phẩy cái quạt - Ông ta chỉ cho đằng một bài báo cảnh giác với mọi người rằng hàn the là một độc chất có thể gây bệnh ung thư.

- Củ rích . Chuyện đó cũ mà không biết . Nhưng đăng báo như vậy thì ảnh hưởng gì đến nhà hàng Bình Minh chứ ?

- Ậy ! Đừng vội nóng . - Bà nọ múa tay - Chiêu thứ hai mới độc hơn nhiều . Con Liên bảo ông Phú đã cho nhân viên của mình mỗi người một triệu đồng để tung tin rằng : Để tạo độ giòn trong các món ăn, nhà hàng Bình Minh đã sử dụng nhiều chất hàn the . Không chỉ thế, còn sử dụng cả acid để hầm các thức ăn lâu nhừ khác . Nên nếu cứ dùng thường xuyên ở nhà hàng Bình Minh, khách hàng không chỉ bị ung thư mà còn bị mục bao tử nữa.

- Trời ! Chuyện vậy cũng nghĩ ra . Đúng là thâm độc quá !

Thâm độc thật . Nghe họ nói mà Tịnh Nghi run lên từng chập . Cô không ngờ bí mật được phanh phui một cách tình cờ và dễ dàng đến thế . Càng không ngờ người ta dùng những lời độc ác điêu đứng thế để hại nhau . Bấy lâu, cô cứ ngỡ chuyện thủ đoạn cạnh tranh sát hại nhau giữa thương trường chỉ xảy ra trong phim truyện, sách báo thôi . Đúng là không bước chân vào thì không tin nổi.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play