* Người luôn luôn chán nghề mình làm, xưa nay chưa hề hình thành nổi ưu thế và sở trường của mình.
* Thà theo đuổi một nghề để đào tạo sâu, đừng ham nhiều mà cả hai đều hỏng.
Trong những người đến cùng mà một việc cũng không thành, phần nhiều
là những người "đứng núi này trông núi nọ", làm việc nào chán việc đó.
Trong nhân viên của một công ty, một cơ quan, những người không xứng
đáng với chức vụ, thường bị người ta quở trách, "bị riềng" cũng phần
nhiều là những người chán nghề nghiệp của mình.
Những người này hầu như có bệnh chán nghề nghiệp như là một cố tật.
Anh ta luôn cảm thấy nghề nghiệp mình đang làm là kém nhất trong tất cả
mọi nghề nghiệp. Không tốt bằng nghề khác.
Anh ta khi làm thầy giáo cảm thấy nghề thầy giáo là nghề kém nhất,
hàng ngày hít thở bụi phấn, mà còn là cửa nha môn uống nước lã. Bạn nhìn thấy người ta là nhân viên ngân hàng ngồi trong phòng có điều hòa nhiệt độ không khí, thoải mái biết mấy. Hơn nữa hàng bó tiền lớn đều từ tay
họ đi chẳng đến nỗi nghèo như giáo viên.
Anh ta khi làm nhân viên ngân hàng, lại cảm thấy nhân viên ngân hàng
là nghề tồi nhất, hàng ngày giống như một cái máy, chỉ ÐÁNH BẠN VỚI MẤY
CHỮ SỐ Ả Rập và giấy bạc, chẳng có ý nghĩa gì. Bạn nhìn thấy người ta là nhà báo nghênh ngang biết mấy, luôn được đi đây đó, đến đâu cũng được
đón như thượng khách.
Khi anh ta làm nhà báo lại cảm thấy nhà báo là nghề kém nhất. Chạy
đông chạy tây, cuộc sống không ổn định, không có quy luật, hàng ngày
viết được một mẩu bài báo, gió vừa thổi qua đã bay đi không biết đâu mà
tìm. Bạn xem người ta là biên tập vĩ đại biết mấy, từng quyển, từng
quyển sách đồ sộ do tay anh ta biên tập ra, có quyển còn có thể lưu
truyền đến trăm đời sau.
Khi anh ta làm biên tập, lại cảm thấy biên tập là nghề rất tồi. Người làm dâu trăm họ, tâm huyết một đời của mình dốc đổ vào người khác. Sách là do tác giả viết, ai người ta thèm để ý đến cái anh thợ biên tập? Bạn hãy nhìn người ta...
Ðã đành anh ta luôn chán ghét nghề nghiệp của mình, sự kém cỏi biểu
hiện nghề nghiệp và thành quả nghề nghiệp của anh ta cũng do đó có thể
thấy được rồi. Anh ta luôn không an tâm công việc của mình, từ không
biết nghĩ đến việc đi sâu vào nghiệp vụ, nâng cao năng lực nghiệp vụ của nghề nghiệp mình đang làm, càng không biết nghĩ đến phát triển mình
trên cương vị công tác này như thế nào. Anh ta xưa nay vẫn chỉ lấy thái
độ ứng phó với việc vặt được giao làm theo kiểu "một ngày làm Hòa thượng thì đánh chuông một ngày", không sinh động hoạt bát, rệu rã mỏi mệt,
hoặc là tư tưởng không tập trung, "người ở bên Tào, lòng ở bên Hán", lúc nào cũng chờ đợi cơ hội ở nơi khác có chỗ nào trống, một khi phát hiện
ra anh ta sẽ nhảy qua. Sau khi nhảy sang có thể cũng được khoảng ba hôm
hào hứng, sau ba hôm lại bắt đầu chán nản, bệnh cũ lại mắc lại. Anh ta
bất kể là ở chỗ nào, bất kể làm nghề gì, đều là thuộc hàng loại ba. Bơ
phờ, buồn bực không vui. Như thế, anh ta không thể có bất cứ thành tựu
xuất sắc nào.
Trên thực tế, những người luôn luôn chán nghề mình đang làm từ trước
đến nay sẽ không hình thành nổi ưu thế và sở trường của mình, anh ta
không biết mình rốt cục nên làm gì, do đó anh ta không có mục tiêu theo
đuổi rõ ràng nào cả. Một đời người cứ lơ mơ như vậy trôi đi một cách tầm thường chẳng có tài cán gì.
Nếu bạn thuộc hạng của những người này, cần phải sửa lại quan niệm và hành vi của bạn, không thể đồng bọn với loại người này được, bạn phải
nên trái ngược với những người này làm một người trọng nghề và vui với
nghề nghiệp.
Ðặc điểm nổi bật nhất của người trọng nghề và vui với nghề là làm
nghề nào, yêu nghề đó, đi sâu vào nghề đó. Bất kể trong lĩnh vực của
nghề này anh ta cuối cùng có thể giành được thành tựu to lớn hay không,
nhưng do anh ta yêu chuộng nghề nghiệp của mình, cho nên trên cương vị
công tác anh ta luôn luôn cần cù, tận tụy, trung thành với chức vụ, hơn
nữa làm vui vẻ thoải mái. Chỉ ở điểm này thôi, chúng ta cũng có thể phán đoán được những người trọng nghề và vui nghề dễ dàng giành được thành
tựu sự nghiệp tương đối lớn.
Bất cứ một người nào dưới ảnh hưởng của tâm trạng vui vẻ thoải mái
đều tỏ ra có trí lực và thể lực cao hơn so với dưới ảnh hưởng của tâm
trạng chán nản buồn phiền, cho nên thành tích công tác của người trọng
nghề vui nghề phần lớn đều có thể cao hơn những người chán nghề của
mình.
Nhưng, khi bạn phát hiện mình quả thực không thích nghi với công việc đang làm trước mắt, cảm thấy có ưu thế và sở trường của mình trên một
ngành nghề khác nào đó, vì thế mà muốn nhảy sang, thay đổi nghề nghiệp,
đi làm việc mà bạn thích và lại hợp với bạn làm, đây là một sự chọn lựa
hoàn toàn sáng suốt. Căn cứ vào sở trường của mình, dứt khoát điều chỉnh lại mình như thế thì so sánh với những người chán nghề nghiệp là hoàn
toàn khác. Việc sau là không có mục tiêu, mà bạn là có mục tiêu theo
đuổi rõ ràng. Việc sau không có hoặc chưa phát hiện ưu thế và sở trường
của mình, còn bạn thì hoàn toàn rõ ràng ưu thế và sở trường của mình.
Nếu như ở một nơi nào đó hoặc trong một đơn vị nào đó vì quan hệ nhân sự, bởi vì cảm thấy mình chưa được trọng dụng hoặc có tài mà không phát huy được, làm việc không thoải mái trong lòng mà muốn nhảy sang một
ngành kỹ thuật cao hơn, đây có thể cũng là một cách chọn lựa đúng đắn,
sáng suốt, điều này càng khác với những người chán nghề, người sau là
chán nghề nghiệp mình đang làm, còn bạn thật ra không phải là chán nghề
mình đang làm, chỉ là chán cái địa phương này, đơn vị này, sau khi nhảy
sang nơi khác bạn có thể vẫn làm nghề nghiệp vốn có của mình.
Nếu như bạn đích thực sản sinh cảm giác chán nghề, cũng không có mục
tiêu theo đuổi rõ ràng, không có sở trường và ưu thế nổi bật, thế thì
hãy nhìn thẳng vào hiện thực, cứ rèn luyện lòng kiên nhẫn trong ngành
nghề này, bồi dưỡng nên hứng thú, hình thành ưu thế và sở trường, đây là quyết sách đẹp nhất của bạn.
Hứng thú, ưu thế và sở trường thật ra không phải vừa sinh ra đã có,
mà chỉ có thể hình thành trong thực tiễn. Không ai vừa sinh ra đã thích
làm nhà báo, không ai vừa sinh ra đã có ưu thế và sở trường làm nhà báo, mà chỉ có thể trong cuộc sống làm nhà báo dần dần hình thành.
Hứng thú, ưu thế và sở trường, cả ba cái đó có thể cùng ảnh hưởng
nhau, cùng bổ ích cho nhau. Thời gian bạn dùng lòng kiên nhẫn làm một
nghề nào đó càng lâu, bạn lại có sở trường làm việc này, từ đó sẽ có thể sản sinh hứng thú đối với nghề nghiệp, do đó hình thành ưu thế của bạn
về phương diện này. Trái lại, một khi bạn hình thành được ưu thế của
mình ở một phương diện nào đó thì hứng thú của bạn đối với nghề đó sẽ
càng thêm sâu đậm, từ đó sở trường của bạn làm việc này sẽ càng thêm nổi bật.
Vấn đề chủ chốt hàng đầu là ở chỗ lòng kiên nhẫn của bạn. "Lòng kiên
nhẫn tức thiên tài" - nhà văn Pháp Buphâng đã nói như thế. Nếu như bạn
thiếu lòng kiên nhẫn đó, một khi chán và dễ dàng thay đổi nghề, như thế
hứng thú của bạn, sở trường và ưu thế của bạn có thể vĩnh viễn không thể hình thành, bạn sẽ có thể vĩnh viễn hời hợt, chán tất cả.
Kiềm chế nông nổi, huấn luyện kiên nhẫn, có lẽ là biện pháp tốt kiềm
chế cảm giác chán nghề. Fuloupai viết tiểu thuyết, có khi một tuần lễ
chỉ có thể viết được 2 trang, có khi 6 tuần lễ chỉ viết được 25 trang,
có khi 2 tháng chỉ có thể viết được 27 trang. Việc này cần lòng kiên
nhẫn biết mấy! Không có lòng kiên nhẫn này, thì sách "Baofali phu nhân"
mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử văn học Pháp có thể ra đời được chăng?
Thà theo đuổi một nghề để đào tạo sâu, đừng ham nghi với mình rồi thì phải trau dồi cho tinh thông, phải phát triển, quyết không thể giữa
chừng vứt bỏ một cách nhẹ nhàng.
Bằng không thì hết chán cái này lại chán cái kia, nhảy sang phải chán lại nhảy sang trái, chạy đông chạy tây khắp nơi, đến cuối cùng cái gì
cũng không biết, việc gì cũng làm không nên, há chẳng đáng buồn sao! Bài thơ thương hại người ngu của Tống ứng Tinh, nhà khoa học đời Minh, có
thể có tác dụng nhắc nhở chúng ta, ông đã viết:
Một đời ta có được bao lăm?
Ðọc sách thì thôi đọc binh thư.
Suy Nam nghĩ Bắc chi thêm mệt,
Ðứng trước gương soi thấy đã già.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT