Gian trá kiểu tráo trở thất thường, tất nhiên cuối cùng thất tín với người.

. Ðạo lý đối nhân xử thế, giữ lời hứa với người là điều cơ bản.

Thất tín với người, nói không tính đến hiệu quả, hứa không thực hiện, có nghĩa là bạn đã đánh mất phẩm cách tối thiểu cư xử với người, có nghĩa là trong con mắt của người khác bạn đã mất hết danh dự và tư cách làm người. Tổn thất này nặng nề và thảm hại bao nhiêu, bạn đương nhiên có thể cân nhắc được rất rõ ràng. Ngoài việc hứa mà không làm ra người thích tỏ ra khôn vặt, giở thủ đoạn mánh khóe, cũng phần nhiều thất tín với người khác. Người như vậy có lẽ có thể nhất thời lừa dối được một số người trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm, có thể được lợi nhất thời, kiếm được một khoản lời, vơ vét được một mẻ. Nhưng lần thứ hai, thứ ba một khi bị khám phá người khác sẽ không tin tưởng bạn nữa. Bạn tất nhiên sẽ được không bù mất. Xét về căn bản, xét từ giá trị tổng thể, bạn lừa được chỉ là một hạt vừng, nhưng bị mất lại là một quả dưa hấu to.

Sách "Trang Tử. Tề vật luận" đã ghi, có một người nuôi khỉ, nói với bọn khỉ: "Buổi sáng tao cho chúng mày ba quả sồi, buổi tối cho bốn quả". Bọn khỉ nghe xong đều tức giận. Người nuôi khỉ lắc đầu, liền đưa ra một kiểu khôn vặt nữa đối với bọn khỉ: "Thôi được rồi, đừng tức giận nữa. Buổi sáng tao sẽ cho chúng mày 4 quả sồi, buổi tối cho 3 quả". Bọn khỉ bèn vui sướng hẳn lên.

Sự vui sướng của những chú khỉ này, đại khái chỉ là tạm thời bị lừa gạt gây nên. Qua nhiều ngày tháng, bọn khỉ thông minh tự nhiên sẽ tỉnh ngộ sự lừa bịp và đểu cáng của người nuôi khỉ. Từ đó không tin tưởng ông ta nữa, mà còn căm ghét ông ta. Lúc đó, người nuôi khỉ có thể phải tự nhận xúi quẩy rồi.

Gian trá kiểu tráo trở thất thường, tất nhiên cuối cùng thất tín

với người.

Thất tín với người, bậc thánh hiền luôn luôn xem nó là sự kiện nghiêm trọng nhất trong quan hệ đối xử với người. Khổng Tử đã nói không chán với các đệ tử của mình:

Việc ăn ở cư xử của con người mà không nói đến tín nhiệm, thất tín với người, thật chẳng biết anh ta làm thế nào có thể phối hợp với người khác được. Giống như chiếc xe lớn không có càng, chiếc xe con không có chốt, thì nó dựa vào cái gì để chạy?

Người Trung Quốc xưa vốn mang tư tưởng thiên nhân hợp nhất, cho rằng trời đất biến đổi lớn, tứ thời vận chuyển cũng không thất tín với người, nó vẫn là vận hành biến đổi có quy luật để sinh thành vạn vật. Nếu trời thất tín với người, vận hành không thành quy luật, thì loài người không có cách gì để tính thời gian, tính năm tháng; Nếu đất thất tín với người vận hành không thành quy luật thì tiết khí âm dương đều sẽ hỗn loạn làm cho cây cỏ không sống nổi; nếu gió xuân thất tín với người, không đúng thời gian thổi quét đại lục, thì hoa không thể rộ nở, quả trái không kết thành; nếu mặt trời mùa hạ thất tín với người, không đúng thời gian chiếu rọi vạn vật, thực vật không thể chín; nếu mưa thu thất tín với người, không đúng thời gian rơi xuống, các hạt ngũ cốc làm sao có thể kết chắc căng đầy; nếu tuyết đông thất tín với người, không đúng thời gian rơi hạt tuyết xuống, đất đai không được băng cứng lạnh giá, côn trùng gây hại phát triển tràn lan, đất đai bị rắn cứng.

Trời đất đối với người còn giữ chữ tín như thế, giữa con người làm sao lại thất tín với nhau được?

Vua thất tín với bề tôi, tất nhiên gian thần sẽ tăng nhiều, triều chính hỗn loạn. Quan thất tín với dân, tất nhiên lòng dân sôi lên oán giận, đất nước không có ngày yên. Quốc gia thưởng phạt thất tín, tất nhiên tội phạm tăng nhiều, người hiến công hiến sức sẽ giảm ít. Nhà máy thất tín với người, sản phẩm tồi tệ giả dối, ngày phải đóng cửa sẽ không phải là xa nữa. Cửa hàng thất tín với người, thường xuyên bán ra hàng xấu hàng giả thì cửa hàng vắng tanh vắng ngắt, tất nhiên sẽ dẫn đến vỡ nợ.

Kết bạn mà thất tín, tất nhiên rơi vào chỗ cô độc một mình một bóng. Cha mẹ thất tín với con cái, tất nhiên làm cho con cái biến thành một người giả dối không thành thật.

Thất tín với người, không những biểu lộ ra nhân cách ti tiện, phẩm hạnh không đứng đắn, là hành vi ngu xuẩn chỉ nhìn thấy trước mắt không thấy tương lai, chỉ nhìn thấy tạm thời mà không thấy lâu dài, mọi việc đều không thành.

Thất tín với người, bậc đại trượng phu không làm, nhà thông thái không làm.

Bậc đại trượng phu một lời hứa đáng ngàn vàng.

Khi bạn đưa ra một lời hứa bất cứ với ai, đều cần phải cân nhắc thận trọng, xem nó đáng giá ngàn vàng! Bất cứ đối với người lớn, đối với trẻ con, đối với người yêu, đối với người phục vụ, đối với vợ con, đối với cha mẹ, đối với đồng nghiệp, đối với bạn bè, đối với cấp trên, đối với thuộc hạ, đối với danh nhân, đối với người bình thường, đối với thày giáo, đối với bạn học, bất kể đối với người nào cũng đều như vậy. Bất cứ lời hứa lớn, lời hứa nhỏ, lời hứa trước mắt, lời hứa tương lai, bất kể lời hứa như thế nào, cũng đều như vậy. Bất cứ lời hứa của bạn đưa ra bất cứ lúc nào cũng đều như vậy. Lời hứa của bạn đáng giá ngàn vàng!

Trước khi đưa ra lời hứa, trước hết bạn phải cân nhắc nó đối với người ta có ý nghĩa không, giá trị bao nhiêu. Phàm những lời hứa đối với người ta không có ý nghĩa và giá trị thì bạn quyết đừng phát ra. Thứ hai là bạn phải cân nhắc bạn có thời gian, tinh lực và tài năng để thực hiện lời hứa của bạn không, nếu khi không có đủ chắc chắn, bạn quyết không phát ra. Bạn còn phải suy tính nhiều mặt thực hiện lời hứa của mình, liệu có còn cần phải có các điều kiện khác hỗ trợ không, bạn đã có những điều kiện đó chưa, hễ khi chưa có chắc chắn thực hiện, tốt nhất bạn không nên đưa lời hứa ra.

Ðương nhiên, nếu như bạn hiềm như vậy quá nhìn trước ngó sau, quá cẩn thận dè dặt, đôi khi bạn cũng có thể đưa ra một số lời hứa mạnh dạn. Chỉ cần là khi bạn đồng thời đưa ra lời hứa, cần phải nói cho đối phương các phiền phức có thể xuất hiện và các khả năng không thể thực hiện, cũng có nghĩa là không nên nói quá tuyệt đối, để cho người ta có tư tưởng chuẩn bị trước, một khi không thể thực hiện không dẫn đến việc mất tín nhiệm quá mức đối với bạn.

Khi hứa hẹn nếu bạn không giữ lại bất cứ một chỗ dư nào, như thế thì phải tìm hết mọi cách để thực hiện nó, về sau cũng không nên tìm bất cứ lý do không thể thực hiện. Lời nói không thể thực hiện, lời hứa không thể thực hiện, cho dù bạn nói lý do đâu ra đấy, cực kỳ đầy đủ, người ta cũng không thể hoàn toàn tin tưởng, có thể trên cửa miệng tạm thời hiểu bạn, tha thứ bạn, nhưng ở tận đáy lòng chắc chắn sẽ có ý nghĩ không tin tưởng bạn. Nếu lần thứ hai, lần thứ ba vẫn cứ như vậy, anh ta sẽ không thể tha thứ cho bạn, tin tưởng bạn nữa, bạn đã mất hết tín nhiệm và danh dự.

Con người đứng giữa trời đất, lời nói và hành vi mọi lúc mọi nơi không được thất tín với người khác mà phải chân thành giữ lời hứa với người, người ta cũng sẽ chân thành giữ lời hứa với bạn, bạn sẽ có thể thành thạo và dễ dàng giữa vòng nhân sự chìm nổi muôn mối hỗn loạn.

Sách ?Chu thư? đã từng vịnh ngâm: ?Thành tín! Thành tín!?. Thành tín, chính là chân thành giữ chữ tín. Chân thành giữ chữ tín rõ ràng chính là cái vốn sinh mệnh lớn mạnh, có công hiệu thần kỳ hết thảy, nó trong vô hình điều khiển công danh sự nghiệp của người ta thậm chí cả họa phúc lành dữ của sinh mệnh.

Ðạo lý đối nhân xử thế, rất có thể là không có gì quan trọng hơn so với chân thành giữ chữ tín, giữ lời hứa đối với người. Lời nói cử chỉ của bạn bất cứ lúc nào đều không thể để mất điều cơ bản này. Khi giao tiếp với người khác, chỉ cần có điều cơ bản này tồn tại, chỉ cần người khác còn tín nhiệm bạn thì khiếm khuyết của các mặt khác có thể còn có cơ hội bù đắp lại. Nếu như mất đi điều cơ bản này, người ta không tin tưởng bạn nữa, người ta không muốn cộng tác với bạn nữa, không muốn đi lại với bạn nữa, như thế thì bạn chỉ có thể đi tác chiến một mình. Xã hội ngày nay người tác chiến lẻ loi chẳng có mấy người thành công.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play