Hội chợ đóng cửa. Càn Long hoàng đế vội mang Tứ khố mục lục ra
xem xét. Tổng toàn đại thần lúc đó là Kỷ Hiểu Phong. Hoàng đế muốn nhờ
Phong làm lời tựa thay mình, nhưng lại sợ có người biết. Bởi vậy, ngài
giữ Phong ở lại trong ngự thư phòng.
Hai người thường bàn luận
biến chế phải thế nào. Không ngờ Kỷ Hiểu Phong tuổi tuy đã đến sáu chục
nhưng trời sinh ra vốn dương thế, một ngày không có gái thì tay chân rã
rời, toàn thân như người bệnh nặng, không làm được chuyện gì nữa. Phong ở lại trong cung đã tới ngày thứ tư, đêm nào cũng nằm một mình vò võ.
Phong cảm thấy xương cốt toàn thân đau mỏi nhừ dần, gân cốt giật lên
thon thót từng hồi.
Hôm đó đúng vào ngày thứ tư. Cặp con ngươi
của Phong như muốn bắn ra ngoài, mắt Phong nổi đầy gân đỏ. Lạ nhất là
suốt ngày hôm đó, Phong cứ cong lưng khom người lại, chẳng dám đứng
thẳng lấy một phút, Càn Long hoàng đế thấy vậy lấy làm lạ, bèn hỏi Phong đau bệnh gì thì Phong hoảng quá bò rạp xuống đất, dập đầu lia lịa rồi
tự thú rằng mình một ngày mà không có đàn bà thì chẳng làm ăn được gì
hết. Càn Long hoàng để nghe nói ha hả cười lớn, rồi đưa tay đỡ Phong
dậy, bảo cứ yên nghỉ tại thư phòng cho hết ngày đã.
Hôm đó, theo
thường lệ thì có mấy tên thái giám dọn giường trải nệm cho Phong. Nhưng
đêm nay lại không phải chúng mà là hai cô cung nữ tuyệt sắc giai nhân.
Mỹ nhân vừa thấy Phong, quỳ xuống làm lễ ra mắt. Phong đột nhiên thấy
chuyện lại tay chân như co rúm lại, chẳng biết đặt vào đâu. Hai cô cung
nữ làm lễ xong, cười tủm tỉm bắt tay vào việc dọn giường trai nệm ngay.
Phong vội cản lại nói: "Không dám làm phiền hai nàng", nhưng người đẹp
làm bộ như không nghe thấy, cứ thoăn thoắt làm. Dọn giường trải nệm
xong, một cô thì dắt Phong lên giường, còn một cô thì đưa tay cởi thắt
lưng của Phong. Báo hại Phong sợ quá, vừa thụt lùi vừa rên rỉ:
-
Ấy chết! Chớ, chớ mà! Hoàng thượng mà biết thì chết cả! Tội đó liệt vào
hàng khi quân đấy. Tính mạng các cô đã không giữ được thì cái mạng già
này giữ làm sao nổi chứ?
Hai cung nữ lờ đi như không biết đến lời Phong, cứ xúm lại kéo Phong lên giường và liếc nhau cười ngặt nghẹo.
Kỷ Hiểu Phong lúc đó tiến thoái lưỡng nan. Muốn trốn nhưng trốn vào đâu?
Nói nhiều lại sợ ầm lên, thế là Phong dành để mặc cho hai cô duyên dáng, đẹp như hoa xinh như mộng kia muốn làm gì thì làm.
Hai cô cung
nữ miệng vẫn cười như nắc nẻ hè nhau cởi tuột hết quần áo của Phong, bế
thốc Phong lên giường. Phong cứ tưởng xong xuôi cả hai sẽ bỏ ra ngoài ai ngờ họ đã không đi mà lại còn gỡ bỏ trâm vàng vòng ngọc rồi cởi luôn y
phục, cùng nhau ngồi cạnh giường Phong, như có ý chui vào trong chăn của Phong.
Kỷ Hiểu Phong đến lúc này không thể nín được nữa, bèn
nhỏm dậy ngồi lùi mãi tận cuối giường chắp tay lạy lấy lạy để hai cô rồi ấp úng lên tiếng:
- Xin hai cô ra ngoài ngay cho. Việc này quả
thật nghìn không được, muôn cũng không được đâu. Hai cô hãy thương cho
tôi, vốn kẻ đọc sách cùng khổ, cố leo mãi tới địa vị Đại học sĩ thực đâu có phải dễ. Chuyện hôm nay xảy ra, rồi ngày mai bị đuổi ra khỏi cung,
há chẳng phải là hỏng hết ư? Không những công danh tính mạng của tôi tan tành hết, mà danh tiết của hai cô trẻ đẹp như hoa như mộng thế kia cũng hoàn toàn mất sạch. Hơn nữa, bọn ta đều biết có đêm nay rồi ngày mai
tính mạng đều không còn cả, như vậy thì ích lợi gì. Mong cầu hai vị cô
nương tha cho cái mạng già này. Nhân lúc còn chưa có ai biết, hai cô hãy lặng lẽ ra đi. Nếu không, chuyện vỡ ra mọi người đều biết thì nguy lắm!
Mặc cho Phong muốn nói gì thì nói, van xin gì thì van xin, hai cung nữ vẫn làm theo ý mình.
Kỷ Hiểu Phong không biết làm cách nào hơn là học lối nhập đình của các vị
lão tăng, đôi mắt nhắm nghiền lại, mắt đối mũi, mũi đôi tâm, nằm thẳng
cẳng mong ngủ thiếp đi.
Nhưng khốn một nỗi cho Phong là mùi hương thơm ngào ngạt của son phấn cứ thốc vào mũi Phong từng hồi từng trận,
khiến Phong có muốn ngủ cũng chẳng được nào…
Giữa lúc đang cùng quẫn muôn phần, Phong bỗng nghe có tiếng hô ngoài cửa sổ:
"Vạn tuế gia có chỉ. Nghĩ rằng Kỷ Hiểu Phong tuổi già, vốn là người, há
không rõ điều ấm lạnh. Bởi thế ta đặc thưởng cho ngươi cung nữ hầu hạ
bầu bạn ngay tại ngự thư phòng, để tỏ sự chí tình của Trẫm đối với một
lão thần. Khâm thử".
Nực cười nhất là ông già họ Kỷ mình trần trùng trục, bò lốm ngổm dưới đất nghe thánh chỉ. Khi nghe xong, Phong
tạ ơn, lòng lúc đó mới yên. Tất nhiên đêm hôm đó tha hồ thoả thích ngày
mai khỏi phải cong lưng khom người sợ thất lễ với thánh thượng.
Qua hôm sau, Kỷ Hiểu Phong thức dậy mắt tỉnh như sáo, tinh thần xem ra minh mẫn lạ thường. Càn Long hoàng đế bước vào thư phòng, Phong lại một lần
nữa quỳ xuống tạ ân.
Hoàng đế cười hỏi:
- Thế nào? Hai con cung nữ ấy, không chán chứ?
Phong lại dập đầu lia lịa tạ ơn. Từ đó, hai cô cung nữ xinh đẹp suốt ngày ở
bên cạnh Phong hầu hạ trong ngự thư phòng, khi thì thêm hương rọc giấy,
khi thì dọn giường trải nệm. Đến khi Phong soạn sách đã xong, ra khỏi
cung, Càn Long hoàng đế bèn ra lệnh cho Phong đem cả hai cô về nhà để
làm dì hai, dì ba. Do chuyện này, người Bắc Kinh hồi đó đều nói Kỷ Hiểu
Phong vâng chỉ lấy thiếp. Bà Kỷ thái thái (vợ cả) nghe dư luận đồn rầm
nhưng còn biết làm sao được.
Bây giờ đến chuyện Hoà Hiếu công
chúa lấy chồng. Kinh thành lại được một dịp náo nhiệt ghê gớm. Một toà
phủ phò mã hết sức đồ sộ do hoàng đế ban thưởng, được xây cất tại đường
lộ lớn Đông Đại nhai. Trong phủ trang hoàng cực kỳ đẹp đẽ. Hoà Khôn lại
giàu có nên ngấm ngầm thêm ba mươi vạn lạng bạc kiến trúc một toà hoa
viên lớn ngay trong phủ phò mã.
Theo định lệ của cung nhà Thanh,
thì công chúa dù đã lấy phò mã nhưng hai vợ chồng ít khi được gặp mặt
nhau. Công chúa thì ở trong nội viện, phò mã lại ở ngoài ngoại viện. Hoà Khôn sợ con mình ở ngoại viện buồn bã nên mới cho kiến trúc toà đại hoa viên, lâu đài tráng lệ nguy nga vào bậc nhất.
Đến ngày vui mừng
nhất đời của mình, công chúa từ biệt hoàng thượng, hoàng hậu và mẹ đẻ là bà Nguỵ Giai Thị, bước ra khỏi cung về phủ phò mã.
Hai vợ chồng
Hoà Khôn đứng trước mặt cô con dâu làm lễ triều bái xong, bèn mở tiệc
mừng. Trong phủ náo nhiệt đủ ba ngày. Tả hữu thân cận của công chúa có
bảo mẫu, thị nữ hầu hạ. Nàng công chúa này hết sức hoạt bát lanh lẹn.
Nàng thấy sau khi làm lễ động phòng hoa chúc, phò mã phải ở luôn mấy
chục hôm ngoài ngoại viện không được gặp mặt, bèn dặn dò bọn thị nữ đi
tuyên triệu phò mã vào nội viện. Nhưng mấy bà bảo mẫu ngăn lại, nói đó
là quy củ của triều đình, công chúa không được tuyên triệu một cách dễ
dàng như vậy. Công chúa nghe xong đành vậy không biết làm cách nào chỉ
còn nhẫn nại chờ đợi…
Ba tháng trôi qua. Công chúa lại cho thị nữ đi tuyên triệu phò mã. Lần này cũng bị bọn bảo mẫu ngăn cản, còn trách
nàng là không biết xấu hổ. Nàng tức đến phát khóc lên. Nàng muốn vào
cung tâu rõ việc này với phụ hoàng, nhưng một khi đã xuất giá đâu có dễ
gì mà vào cung được. Hơn nữa chuyện vợ chồng tư riêng thì biết nói với
cha mẹ ra sao. Rắc rối mãi, rút cuộc phò mã phải bỏ ra năm ngàn quan
tiền lo lót với bọn bảo mẫu, lúc đó mới được phép vào nội viện, vợ chồng gặp gỡ đoàn viên.
Từ đó, cứ mỗi lần hai vợ chồng công chúa muốn
gặp nhau, bị bọn bảo mẫu ngăn cản thì lại phải cho ít tiền mới được
phép. Đấy là điều bực bội nhất của các cô công chúa nhà Thanh.
Càn Long hoàng đế năm đó đã hơn sáu chục tuổi. Chuyện nữ sắc tất nhiên kém
hẳn trước một bực, cho nên ngài chỉ còn thích có đi vi hành mà thôi.
Những lúc rảnh việc, ngài thường cùng bọn nội giám và cung nữ, ăn mặc
thường dân, lén ra khỏi cung đi khắp đó đây du ngoạn.
Hồi đó có
một người tên gọi Dương Thuỵ Liên, vốn thân thích với Lương Thi Chính.
Liên thường dựa thế Lương Thi Chính là đại thần thân tín của hoàng đế,
thỉnh thoảng lên kinh tới nhờ vả hết việc này đến việc nọ. Chính ngại
Liên là người kém cỏi thô lậu, chẳng có học vấn bao nhiêu. Sở trường của Liên chỉ đặc biệt là chữ y rất đẹp. Chân, thảo, triện, lê tất cả bốn
chữ, kiểu nào cũng đều tuyệt cả. Chính bèn đưa Liên đến quán Tây Thanh
cồ giám giới thiệu và xin cho Liên được sung chức tả quan (viên quan
chuyên môn về việc viết sách).
Dương Thuỵ Liên từ khi nhận việc
trong quán này, mẫn cán tích cực lắm. Vào những lúc nghỉ, như người khác thì đi chơi cho thoả nhưng Liên lại vùi đầu vào việc viết chữ.
Hôm đó, đúng vào mười ba tháng tám, mọi người trong quán đi hết, chỉ còn có một mình Liên ngồi lại. Bỗng từ bên ngoài, một ông lão vẻ mặt nghiêm
nghị bước vào, nhìn Liên rồi gật đầu mỉm cười. Liên chẳng biết người đó
là ai song tự biết rằng chức vị mình quá nhỏ thấp, Liên đứng dậy đón
tiếp ông lão ngồi xuống, tựa vào cửa sổ, hỏi Liên:
- Bọn họ đi đâu cả rồi?
Dương Thuỵ Liên đáp:
- Hôm nay mười ba. Bọn họ…
Ông lão lại hỏi:
- Tại sao ngươi không đi?
Liên lại đáp:
- Mọi người đi hết cả, ví thử nội đình có việc cần viết chỉ truyền ra,
thì lúc đó biết kêu ai được? Bởi vậy tôi tình nguyện ở lại đây trông
coi.
Ông lão gật đầu khen tốt. Lại nói:
- Người làm việc chăm chỉ cần mẫn, nhưng e rằng công danh khó được như vậy.
Ông lão lại hỏi thêm họ tên quê quán của Liên. Liên cứ thật nói hết, chẳng
giấu một điều nào. Giữa lúc hai người còn đang trò chuyện, bỗng thấy
mười mấy tên thái giám hốt hốt hoảng hoảng chạy tới, bò rạp xuống mặt
đất nói:
- Thỉnh vạn tuế hồi cung.
Dương Thuỵ Liên đến lúc này mới biết ông lão đó chính là đương kim hoàng đế Càn Long, bèn vội
vàng quỳ xuống dập đầu liên tiếp, mãi đến khi ngài đã xa rồi mới dám
đứng dậy.
Qua ngày thứ hai, Liên tới nhà Lương Thi Chính. Chính
lúc đó còn tại triều, phải đợi một lúc mới về tới. Vừa thấy Liên, Chính
đã khì khì cười, mau miệng bảo:
- Lão huynh, vận tốt đã tới rồi.
Hôm nay trước mặt đệ, hoàng thượng đã khen lão huynh làm việc cần mẫn,
chữ viết đẹp, nên đã hạ thánh chỉ khâm tứ bằng cử nhân, bổ lão huynh đi
tri huyện Tương Đàm rồi đó.
Thật là cái mừng khôn xiết tả cho
Dương Thuỵ Liên! Sung sướng quá, Liên vội khom mình chắp tay, lạy Lương
Thi Chính, kính cẩn nói:
- Đa tạ đại nhân tài bồi!
Vài ngày sau, quả nhiên thánh chỉ hạ xuống, bổ Liên đi tri huyện Tương Đàm!
Nhưng không ngờ sau khi đi làm tri huyện, Liên đâm ra tham nhũng, ăn hối lộ,
lôi thôi bê bết quá, đến nỗi tên tuổi bại hoại hết cả. Điều tiếng bay cả về tới kinh, đến cả bọn ngự sử trong triều cũng biết nữa. Thế là họ
dâng lên một bản sớ. Rồi tuần phủ Hồ Nam cũng tiếp thêm một tờ sớ nữa.
Sớ dĩ tuần phủ Hồ Nam cũng ghét Liên, chỉ tại Liên không chịu viết chữ
giúp, khiến ông ta căm giận mà móc ra. Cả mấy bản sớ đều nhằm vào chuyện tham lam, nịnh bợ, trái phép.
Nào ngờ Càn Long hoàng đế khi thấy các bản sớ kể tội này, phì cười rồi bảo:
- Dương Thuỵ Liên vốn người thực thà chất phác, trẫm biết đã quá rõ. Bọn họ dù có tấu đi nữa, trẫm cũng chẳng chuẩn y đâu!
Về sau, Lương Thi Chính sợ liên luỵ tới mình bèn ngầm viết thơ cho Liên khuyên y cáo lui đi là hơn.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT