Hồi đó có một anh chàng tên gọi Lang Dã Ninh rất giỏi vẽ. Ninh vẽ luôn một hơi mười sáu bức hoạ treo trong toà điện thứ hai. Trong bức hoạ, người con trai đều có khuôn mặt giống như mặt Càn Long hoàng đế, còn mặt người con gái thì đều là những bộ mặt tuyệt đẹp của các mỹ nhân. Hoàng đế xem xong một lượt, trong lòng vui sướng vô cùng.

Lại có một anh chàng hoạ sĩ người Hán cũng vẽ luôn mười sáu bức. Trong các bức hoạ này, hắn vẽ người con gái có bộ mặt giống hệt một nàng phi nào đó, còn người con trai thì mỗi mặt mỗi khác Càn Long hoàng đế thấy vậy cả giận, truyền dụ bắt tên thợ vẽ người Hán láo lếu này chém đầu tức khắc.

Nhưng vẽ tranh kỳ quái nhất phải nói nhà sư Lạt Ma. Hắn lặng lẽ leo lên một chiếc giường ngồi kiết già (xếp bằng), nhắm mắt tĩnh khí. Hắn ngồi như vậy đến ngày thứ bảy thì bức tường trắng trước mặt bỗng hiện lên một bức hoạ. Nét hoạ càng ngày càng rõ, trở thành một bức tranh tuyệt đẹp.

Hắn cho gọi thợ vẽ tới căn phòng chiếu theo bức hoạ trên tường mà vẽ lại. Những bộ mặt trên bức hoạ, có cái xấu tệ có cái lại đẹp vô ngần. Tất cả những hình người trong đó đều là những hình của bọn trai Mông Cổ, nằm ngồi ngổn ngang, trông khiêu khích hết sức.

Càn Long hoàng đế thường đem vài nàng phi sủng ái nhất, ngày ngày vào bí điện này để vui thú. No nê rồi lại đem các nàng đi dung dăng dung dẻ khắp vườn.

Hành cung tuy có đến ba mươi sáu cảnh, nhưng hoàng đế thấy vẫn còn nhỏ quá, chặt hẹp quá! Ngài bèn truyền dụ làm thêm ba mươi sáu cảnh nữa. Công việc xây cất này lại giao cho Hoà Khôn chỉ huy như cũ.

Thế là Hoà Khôn tức tốc đi tìm vật liệu xây cất, và khởi công liên tục ngày đêm. Hồi đó đã vào lúc tàn đông. Thái hậu đã mấy lần truyền chỉ gọi hoàng đế trở về cung.

Tháng chạp đã gần hết, Càn Long hoàng đế chẳng còn cớ gì để ở lỳ tại đây cho nên ngài đành xa giá trở về. Khi ra đi ngài dặn dò Hoà Khôn bảo phải xây cất mau lẹ để tháng hai năm tới thánh giá sẽ lại ra Nhiệt Hà du ngoạn lần nữa.

Ra Nhiệt Hà lần thứ nhì này, Càn Long hoàng đế có đem theo một cô con gái út là Hoà Hiếu Cố Luân cùng cả hoàng tử thứ mười lăm là Ngung Diệm đi theo.

Hoà Khôn thấy hai cô cậu hoàng tử, công chúa này, bèn đem hết nghệ thuật khéo léo ra để làm đẹp lòng. Y mua nhiều những đồ chơi tân kỳ nhất để kính biếu công chúa, lại đưa hoàng tử đi săn bắn khắp nơi vùng quan ngoại.

Lúc này ba mươi sáu cảnh tân tạo đã hoàn thành. Hoà Khôn vốn biết hoàng đế thích phong cảnh miền Giang Nam nên ở giữa vùng Nhiệt Hà hoang lương lạnh lẽo này, y cho cất rất nhiều những phong cảnh kỳ thú.

Ở giữa cung, có một toà núi gọi là Bàn chùa sơn. Trên lưng chừng núi, Khôn cho xây cất rất nhiều đình quán, chung quanh trồng những cây thông lớn cỡ người ôm. Cứ mỗi lần gió thổi, khóm thông lại cất lên những tiếng rì rào vi vút như những ngọn sóng trào ì ầm xô bờ ngoài biển cá.

Về mặt đông, dọc theo sơn ba mà đi, một con đường ngoằn ngoèo uốn khúc chạy dài như con rắn Dưới chân núi, dưới một khóm cây cao lá rậm, núp bóng một toà lâu đài cao nghệu đặt tên là Vân Sơn thắng địa. Dưới núi là một cái hồ nước rộng, mặt hồ phăng lặng căng dài như tấm gương.

Nhìn ra xa phía trước mặt hồ, người ta thấy toàn là núi bao quanh, và những tháp, những nóc nhà, cao thấp nhấp nhô, tất cả đều in bóng trên mặt hồ. Giữa hồ, có một cái bãi, đất ngang bằng với mặt nước, một đầu tiếp giáp với con đê lớn mà hai bên bờ trồng toàn là đào và liễu. Trên bãi cát đó nào lầu, nào gác kéo thành từng giải ngút mắt, nào là động, nào là phòng, dọc ngang khúc chiết, mà người ta thường gọi là Yên Vân đôn. Đây chính là nơi hoàng đế thường cất giấu người đẹp để thưởng thức dần. Vào đêm, quang cảnh tại nơi đây thật là huy hoàng rực rỡ. Đèn đuốc thắp lên sáng choang tiếng đờn ca nổi lên rầm rĩ đến nhức tai. Nếu đứng xa mà trông thì ta có thể tưởng tượng như đó là một non tiên trên biển rộng.

Ở tận mũi bãi, một cái tháp cao vọt hẳn lên không, tên gọi là Chiêm ngao tháp. Rồi về phía tây hồ, một đoạn tường sơn màu trắng thường bị che khuất nhiều nơi vì những cành hoa thò ra ngoài và phủ lên trên đầu tường. Đoạn tường này chính là tường bao bọc Văn viên. Trong vườn, một cái cầu xây trên một cái ao nhỏ khúc khuỷu, cao thấp nhấp nhô. Nào là quán, nào là gác cao u nhã, trước cũng như sau, hai mặt đều có hàng hiên chạy dài liên tiếp với nhau, nếu vào những ngày có tuyết phủ mưa rơi mà muốn xem thì khỏi cần phải cầm dù che lọng. Tại Văn viên, từ một cái cây đến một viên đá, nhất nhất đều phỏng theo vườn cũ của Cảnh Hiếu vương miền Hà Nam mà kiến trúc.

Về mé đông vườn, một cái gác cao nhô hẳn ra phía ngoài tường. Dưới chân gác là một con sông, sen mọc xanh um xa tít tắp. Cứ mỗi năm đến mùa hè, hoàng đế thường ra đây, tựa lan can, đứng ngắm sen nở. Ngọn gió thổi nhẹ nhàng, mùi hương thơm của sen lại từ dưới sông đưa lên, khiến cảnh trí lại thêm phần quyến rũ. Ngay ở trước mặt, một bức đập sừng sững. Chính tại nơi đây, một dòng nước trắng xoá chảy rào rào xuống hồ, bắn ngược lên những giọt nước nhỏ như giọt sương buổi sáng.

Trên bờ hồ một giải cỏ chạy dài, mấy con hươu sao chạy nhảy tung tăng trên đó. Càn Long hoàng đế thường đem bọn phi tần hóng mát trên gác cao này, rồi cứ mỗi lần nghỉ trưa tỉnh giấc, ngài lại đã thấy mấy tên nội giám dâng lên một ly sữa hươu mát lạnh. Ly sữa này, Càn Long hoàng đế thường chia cho mấy nàng phi tần cung quý cùng uống, rồi khà một tiếng, ngài bảo họ:

- Đây chính là miền Tây Thiên cực lạc! Trên đỉnh cao vót của bức đập nọ, có mấy cây cổ thụ thả cành xuống dưới, miếu Bích Hà nguyên quân. Mỗi lần vào vườn, các phi tần đều tới đây dâng hương đức Bồ tát ngài phù hộ, ban tài phát lộc cho.

Càn Long hoàng đế nhiều lần ở lại trên núi nghỉ đêm, để hôm sau, đúng lúc sáng tinh sương trở dậy, ra ngắm cảnh mặt trời mọc từ phương đông. Những buổi này, hoàng đế thường có bọn đại thần thân tín như Lương Thi Chính, Kỷ Hiểu Phong và Hoà Khôn hầu hạ bên cạnh. Phía dưới núi, có một toà nhà lớn, trên dưới chín căn, gọi là Văn Tân các. Đây là nơi chứa Tứ khố toàn thư (bộ sách vĩ đại nhất của Trung Hoa). Trước mặt gác, chim quạ họp thành bầy, kêu la inh ỏi. Về phía tây của gác này, có một cái đài bằng mặt, cao chỉ vừa ngang mái nhà, bốn chung quanh trồng quế mộc xum xuê rải lên một lớp bóng rợp. Các đài này còn là nơi để cho hoàng đế ra đây thưởng trăng vào đêm rằm Trung thu.

Cảnh sắc trong cung này bốn mùa không lúc nào không đẹp, không tình. Càn Long hoàng đế ở lại nơi đây, thật chẳng khác chi miền Giang Nam. Mỗi khi cùng các phi tần vui đùa đã chán, ngài bèn cho gọi công chúa và hoàng tử thứ mười lăm tới, để cho ba cha con có dịp trò chuyện với nhau. Chẳng những thế, ngài lại còn cho triệu cả đến lũ con trai con gái của bọn đại thần vào đây để cùng bầu bạn với hai anh em nữa.

Có một năm, vào đúng hạ, ông hoàng mười lăm đứng hầu phụ hoàng hóng mát trên lầu. Càn Long hoàng đế trông thấy ở phía dưới lầu một đàn hươu sao đang vui đùa nhảy nhót, bèn nghĩ ngay đến cái tài bắn của con mình, có ý muốn thử xem sao. Ngài bảo Ngung Diệm lấy cung tên xuống lầu, và phải bắn cho trúng vào đầu con hươu đầu đàn nọ. Ngài còn hứa thêm là nếu trúng thì sẽ được thưởng một bộ yên bằng vàng nữa.

Hoàng tử vâng mệnh chạy xuống lầu. Hoàng đế ngồi tựa cửa sổ nhìn xem. Ngài chi thấy hoàng tử giương cung rồi vút một tiếng như xé gió, tiếp sau đó là một tiếng kêu của con hươu, tức thì bọn thị vệ chạy tới khiêng ngay con hươu bị bắn chết lên lầu. Hoàng đế nhìn kỹ, thì ra mũi tên bắn trúng vào đầu con hươu thật… Ngài vui mừng khôn xiết, vội bảo đem bộ yên cương vàng ra thưởng.

Con trai của Hoà Khôn là Phong Thân Kính Đức đứng tại một bên, thấy tài thiện xạ của hoàng tử hết lời tán tụng. Y cũng quỳ xuống đất xin Hoàng đế cho phép được ra thử tài cung tên của mình. Hoàng đế cười hỏi:

- Ngươi cũng có thể bắn trúng đầu con hươu ư?

Kính Đức dập đầu tâu:

- Tiểu tử tuy không bắn trúng được đầu hươu, nhưng có thể bắn trúng được mắt hươu.

Càn Long hoàng đế vốn hết sức sủng ái Hoà Khôn, thấy con trai Khôn có tài như vậy lại được bộ mặt xinh xẻo khôi ngô, nên tỏ vẻ vui mừng, ngài bảo:

- Nếu ngươi quả có thể bắn trúng mắt hươu, trẫm sẽ không những thưởng cho ngươi một bộ yên cương bằng vàng mà còn kén ngươi làm phò mã nữa.

Hoà Khôn đứng bên cạnh, chỉ sợ con mình đắc tội, muốn ngăn con lại. Nhưng khi nghe hoàng đế nói tới chuyện kén phò mã thì biết rằng không thể cản ngăn được nữa. Y vội quỳ xuống đất tạ ơn thay con.

Bọn thị vệ đã đưa cung tên lên lầu, Phong Thân Kính Đức tiếp lấy, vừa gặp lúc đàn hướng sao rủ nhau từ khóm rừng cây chui ra. Mấy phút sau, người ta chỉ thấy cây cung giương cao, và chiếc tên vụt phóng đi, tức thì con hươu cái đã trúng tên đúng ngay vào giữa mắt.

Trên lầu cao cũng như phía dưới, bọn phi tần cung nữ đứng chật cả, ai cũng vỗ tay đôm đốp, miệng khen tuyệt, vang rộn vả vùng. Bọn thị vệ vội chạy ra, khiêng con hươu sao trúng tên lên lầu dâng ngự lãm.

Càn Long hoàng đế xem kỹ lại, quả nhiên thấy chiếc tên cắm đúng vào mắt phải con hươu, không lệch chút nào. Ngài thốt lên tiếng khen: "Khá lắm", tức thì truyền lệnh ban thưởng cho Kính Đức một bộ yên cương bằng vàng và còn bảo Đức cùng hoàng tử rủ nhau ra bờ đê trồng liễu cưỡi ngựa vui chơi với nhau.

Hoàng tử thứ mười lăm vừa được mọi người hoan hô ca tụng, trong lòng đang cao hứng nay bỗng bị Phong Thân Kính Đức tài hơn mình, tự nhiên đâm ra cụt hứng. Bởi thế hoàng tử đâm ra ghét cha con Hoà Khôn hết sức, song có lệnh phụ hoàng, không dám trái. Hoàng tử giả đò vui tươi, cùng chạy xuống lầu với Kính Đức. Trong khi đó cả Càn Long hoàng đế lẫn Hoà Khôn, cả hai đều không biết tí gì về nỗi lòng sâu kín nguy hiểm này của hoàng tử.

Càn Long hoàng đế thấy Kính Đức đã đi rồi, bèn cho gọi Hoà Hiếu Cố Luân công chúa ra, bảo nàng lạy nhạc gia là Hoà Khôn. Báo hại Hoà Khôn vội vàng hoàn lễ không ngớt.

Thế là Càn Long hoàng đế đem việc hôn nhân của công chúa quyết định ngay lúc đó trước mặt mọi người.

Hoà Khôn chẳng còn lý do gì từ chối, chỉ còn việc quỳ xuống tạ ơn mà thôi. Từ đó, khắp triều văn võ, ai cũng biết Khôn đã là thông gia với Hoàng đế, thực không còn anh nào là không xum xoe xu phụng y. Chỉ còn một việc là Cố Luân Công chúa năm đó mới mười bốn tuổi, chưa đến tuổi lấy chồng trong khi hoàng tử thứ mười lăm cũng vừa lên mười sáu tuổi.

Thấy hoàng đế cưng chiều hoàng tử thứ mười lăm, Hoà Khôn thường ở trước mặt ngài tán dương hoàng tử nào là anh võ nào là hiền đức. Liền sau đó, người ta thấy bọn nội giám tả hữu ngầm báo lại ngay cho hoàng tử. Nhưng khi nghe được những tin này, hoàng tử Ngung Diệm đã chẳng những không vui mà còn căm giận Hoà Khôn hơn, cho là xuất thân hèn hạ, chi biết nịnh hót hoàng đế mà thôi.

Hồi đó hoàng tử Ngung Diệm ngoài việc học tập cưỡi ngựa bắn cung ra còn bái Binh bộ thị lang Phụng Khoan làm sư phó giảng giải kỉnh sử. Năm mười ba tuổi, hoàng tử đã học hết bộ Ngũ Kinh. Sau đó, còn theo Thị giảng học sĩ Chu Khuê học cổ văn và cổ thi, theo Công bộ thị lang Tạ Dung học kim thể thi, thâu thái được cả một bụng thi thư, đồng thời hiểu được nhiều việc trong đời.

Hoàng tử thứ mười lăm Ngung Diệm chơi rất thân với quan học sĩ người Hán là Lưu Thống Huấn. Quan tướng quốc họ Lưu vốn là một bậc chính nhân quân tử nên rất căm giận Hoà Khôn. Ông thường kể cho Ngung Diệm nghe Hoà Khôn tham tàn hối lộ như thế nào, gian giảo hiểm độc ra sao. Do đó hoàng tử lại càng khó chịu, coi Hoà Khôn như cái đinh trong mắt… Thế rối ngày nay thấy con Khôn là Phong Thân Kính Đức bắn tài hơn mình, hoàng tử thù thêm con y.

Hoàng tử Ngung Diệm vốn là người khôn ngoan lịch lãm, nên khi thấy Khôn, luôn luôn có bộ mặt hoà nhã, không bao giờ để lộ sự bực bội thù ghét trong mình. Hoà Khôn không biết một tí gì về điều này, thành thử lúc nào cũng dốc một lòng tâng bốc, tán tụng Diệm trước mặt hoàng đế.

Chẳng bao lâu, ngày lễ Vạn thọ của Càn Long hoàng đế đã tới. Khắp triều văn võ trước đó đã kéo nhau lên Nhiệt Hà, cố nhiên là không sót một ai. Người ta còn thấy các bộ chủ (tù trưởng các bộ lạc) tại nội ngoại Mông, rồi các quốc vương của các nước Triều Tiên, Tây Tạng, Quách Nhĩ Khách, Miến Điện, Xiêm La (tức Thái Lan). Tất cả đều đem theo gia quyến, thị vệ tới hành cung, chuẩn bị vào triều bái và chúc thọ. Ngoài ra còn có sứ thần các nước Nga, nước Pháp, nước Anh, nước Hà Lan, cũng thay mặt vua của nước họ đến để chúc mừng nữa.

Càn Long phái Hoà Khôn chỉ huy đám đại thần, thay hoàng đế ở bên ngoài để lo liệu mọi việc. Thế là Khôn suốt ngày ra vẻ ta đây, thử hỏi ai dám lại không lấy lòng y, do đó, không biết bao nhiêu vàng ngọc châu báu đã được ngầm chuyến tới nhà Khôn.

Trong bọn có một vị Tiểu bộ chủ Hỉ Tháp Lạp rất tri kỷ với Hoà Khôn. Khôn biết Lạp có một nàng cách cách xinh đẹp, nên bèn đứng ra làm mai, tâu với Càn Long hoàng đế chọn làm phi tử cho Nhung Diệm. Càn Long hoàng đế vốn tin lời Hoà Khôn, nêu chiếu lệ cho hai mụ bảo mẫu tới xem nàng cách cách Hỉ Tháp Lạp có còn con gái trinh trắng không.

Hai mụ bảo mẫu đưa Hỉ Tháp Lạp tới một căn mật thất, cởi hết quần áo nàng ra, rồi xem xét cẩn thận từ tay chân đến đôi núm vú, xuống mãi tới phía hạ bộ, quả nhiên thấy da thịt nàng mịn mát đầy đặn, trắng nõn như bông, không, có một điểm nào chê được cả.

Hai mụ bảo mẫu trở về cung phục chỉ. Càn Long hoàng đế liền hạ dụ hành sinh (tức đồ sính lễ ăn hỏi), phong nàng cách cách Hỉ Tháp Lạp làm phi tử của hoàng tử thứ mười lăm. Ngài còn phong hoàng tử làm Gia Quân vương.

Càn Long hoàng đế sợ rằng Gia Quân vương còn quá nhỏ tuổi không hiểu rõ "việc đời", bèn đem con vào bí các trong miếu Lạt ma, bắt cởi hết quần áo trên bức tượng mỹ nhân để cho con xem xét từ trên xuống dưới. Sau đó, ngài còn đưa sang bên điện Hoan hỉ Phật cho xem thêm nữa.

Từ đó, trong cung Thanh, việc này được trở thành một cái lệ. Cứ hễ khi vị hoàng tử làm lễ đại hôn, trước vài ngày, vua cha lại phải đưa con tới hành cung Nhiệt Hà để xem Hoan hỉ Phật, song đó là việc về sau…

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play