Lúc đó trong căn đình có khá nhiều phụ nữ ngồi chờ đợi. Sau khi cô gái họ Chu vào bên trong được một lúc thì mọi người thấy một tên tiểu thái giám đẩy nàng trở ra. Đám phụ nữ nhìn cô gái họ Chu thì thấy đầu tóc rối bù, mặt mày đỏ ửng lên. Nàng cúi mặt xuống như có vẻ thẹn thùng, nhưng trên mái tóc của nàng đã thấy cắm một cành châu thoa song phụng, ở miệng mỗi con phụng có ngậm một viên minh châu lớn như hạt bắp, chỉ cần nói một viên đó thôi cũng đã thấy có đến hơn vạn quan tiền rồi. Mọi người nhìn kỹ thêm, lại còn thấy trên cổ tay nàng đeo một đôi xuyến vàng nạm ngọc lưu ly Bọn phụ nữ chạy vội tới xúm quanh nàng, cô nào cô nấy ríu rít tán tụng.

Lát sau, mọi người lại thấy một thái giám truyền gọi bọn thị vệ vào trong đem xác nàng Uông Nhị Cô ra. Tức thì hai tên thị vệ bước vào, khiêng ra cái xác và ném ở mé ngoài vọng đình. Mọi người thấy Uông Nhị Cô hai mắt nhắm nghiền, máu me bê bết khắp mình. Đám phụ nữ thấy vậy, vội hỏi cô gái họ Chu. Cô liền kể:

- Khi tôi bước vào bên trong đình thì thấy hoàng đế đang ôm Nhị Cô trong lòng, nhưng nàng vừa khóc lóc vừa kháng cự. Hoàng đế tức giận lắm, xô mạnh nàng xuống đất quát lớn: "Kéo nó ra mà đập chết". Chỉ thấy hai tên thái giám chạy tới tay cầm một cây côn dài sơn đỏ, nắm lấy đầu tóc nàng kéo sang căn phòng bên cạnh. Lúc đó chính là lúc tôi đang bị hoàng đế "ân ái", nhưng tai tôi vẫn nghe văng vẳng tiếng kêu gào thảm thiết của Nhị Cô. Tôi sợ quá, hồn vía như bay biến nghĩ bụng, Nhị Cô hẳn đã bị hai thái giám đánh chết.

Đám phụ nữ nghe kể xong, cô nào cô nấy lạnh đến tận gáy, tóc như dựng ngược cả lên.

Về sau người cha của Uông Nhị Cô tìm đến nơi này lấy xác. Viên quan tri phủ địa phương nói thác ra rằng nàng bị cấp bệnh mà mất. Uông lão ông cũng đành tin như vậy chứ còn biết gì hơn, tất tưởi đem quan tài con gái về quê an táng.

Còn Ngọc Ni, bởi đã thấy cái chết thê thảm của Nhị Cô, biết rằng rồi đây mình cũng không thoát khỏi cái cảnh làm đồ chơi cho hoàng đế, bèn lừa lúc mọi người không lưu ý, nhảy tùm xuống sông mất tích. Mụ quản sự sợ để hoàng thượng biết việc này sẽ gây ra nhiều chuyện nguy hiểm về sau, bèn chọn ngay một ni cô khác đợi sẵn để dâng lên thay thế.

Lần Nam tuần này, suốt dọc đường du ngoạn, Càn Long hoàng đế triệu hạnh có tới mười sáu cô cả thảy. Hầu hết đều do tâm tư tài lực của một mình Giang Hạc Đình dâng hiến.

Bởi vậy Càn Long hoàng đế trong lòng hết sức cảm kích họ Giang. Ngài cho triệu Giang vào bệ kiến khen ngợi y ngay trước mặt, lại thưởng cho y chiếc mũ Hồng đính hoa linh và truyền bảo Giang Ninh phiên ty thưởng y sáu chục vạn lạng bạc. Giang Hạc Đình cũng cảm kích ân đức của hoàng đế, bèn đem cả khu "Sư viên" (một khu vườn trồng cây sư) của nhà y dâng cho ngài.

Khu Sư viên của họ Giang được kiến trúc hết sức tân kỳ, u nhã. Nơi đây chính là cái nền của toà mê lâu thuở trước của vua Tuỳ Dạng Đế. Người Dương Châu thường gọi vườn này là Tiểu mê lâu. Trong Sư viên có hiên ấp thăng, gác Điện có đình Đương phong, đài Dương liễu, có đê Tàng Xuân, mái Mộng tiêu, có toà Bích thành nhị lâu (thành màu ngọc bích có cả thảy mười hai toà lâu đài).

Càn Long hoàng đế được nơi danh thắng này bèn đem bọn gái đã triệu hạnh cho ở tại nơi đây, mỗi người một nơi, đều là nơi có phong cảnh xinh đẹp. Nhưng nơi đẹp u nhã tột bậc trong vườn này phải nói là toà Bích thành thập nhị lâu. Nơi đây vốn dành riêng cho Quách thị, là vợ bé của Giang Hạc Đình. Đình rất yêu quý Quách thị nhưng vì cảm kích ân đức của hoàng đế, bèn dâng luôn vợ mình cho ngài. Tuy nói là vợ bé của Đình, nhưng vì tuổi còn quá nhỏ nên chưa từng bị "phá thân". Quách thị vào hầu hạ Càn Long hoàng đế, ngay đêm đầu, biết được nàng còn là một xử nữ trinh trắng, ngài vô cùng yêu quý, liền phong cho nàng là Yên hoa viện phủ.

Quách thị có một con a đầu họ Tưởng năm đó mười tám tuổi, tính nết rất phóng đãng. Con a đầu này có một cái tài đặc biệt về nghề ngón chơi bời. Bất cứ người đàn ông nào đã gặp Tưởng thị đừng hòng quên nổi ả. Lẹo tẹo thế nào chẳng rõ, con a đầu họ Tưởng câu trúng được Càn Long hoàng đế, Càn Long tuy chơi bời khét tiếng nhưng thực ngài chưa bao giờ nếm được cái mủi vị đặc biệt này. Thế là ngài cũng mê tít con a đầu họ Tưởng, có phần còn cưng chiều hơn chủ nữa là khác.

Càn Long hoàng đế ngự giá qua Hàng Châu. Toán gái đẹp được ngài triệu hạnh ở Dương Châu đều ở lại Sư viên, duy chỉ có một mình Tưởng thị là được ngài cho theo hầu bên cạnh mình.

Thuyền tới địa phận Tô Châu, Càn Long hoàng đế sực nhớ lời đồn bọn gái làng chơi đất Kim Xương vốn nổi tiếng thiên hạ. Ngài tự nhủ mình làm vua trùm cả trăm họ mà chưa được hưởng cái sướng của nhân gian, bèn nói cho viên Tổng quản thái giám nghe. Viên Tổng quản hiểu rõ tâm sự ngài, bèn đi gặp bọn quan viên địa phương tiếp giá, rỉ tai bàn tính với bọn này để tìm kế sách.

Giữa ban ngày, nếu để hoàng đế công nhiên chơi điếm, e rằng thiên hạ dị nghị, bởi vậy bọn quan viên mới dùng một cỗ xe bồ luân (xe mà bánh quấn cỏ bồ để kéo đi cho êm và không gây tiếng động ầm ĩ trên đường) chở bọn danh hoa Kim Xương đưa lên ngự chu cho ngài dùng. Đám son phân này cộng cả thảy đến ba mươi sáu ả. Ả nào cũng mặt hoa mày liễu nói năng ngọt ngào. Ngồi trước đám danh hoa khuynh quốc này, vị thiên tử phong lưu nhà Mãn Thanh mắt hoa tâm loạn. Ngài truyền lệnh bày yến, ba mươi sáu ả luân phiên nâng ly chuốc chén, miệng ca những khúc hát xuân tình, càng làm say lòng ngài.

Càn Long hoàng đế ôm bên tả, bế bên hữu, mắt càng mờ, tâm càng mê. Đã đến lúc chịu hết nổi, ngài bèn bế xốc luôn mấy cô tuyệt sắc nhất lên giường để thoả mộng Vu sơn vân vũ.

Hoàng đế du dương suốt đêm, mãi tới canh tư mới tạm hoãn cuộc "hành trình". Bọn gái kia cũng quỳ lạy hoàng đế, rồi lên xe trở về.

Suốt dọc đường, Càn Long hoàng đế biết bao phen nằm hoa ngủ liễu như vậy mà Hoàng Thái hậu như ngủ trong trống, chẳng biết gì cả. Sở dĩ có chuyện này vì một là hoàng đế cố sức giấu nhẹm việc mình, hai là thái hậu vốn ngự tại chiến thuyền phía sau ngự chu không thể biết được. Bọn cung nữ, thái giám tay chân của Thái hậu đều được hoàng đế đối xử tử tế nên mọi chuyện đều che đậy cho ngài cả. Hơn nữa, mỗi khi muốn "lâm hạnh", hoàng đế khôn khéo lắm, ngài đều lên bờ vào nhà quan viên, thân sĩ, hoặc chờ lúc đêm khuya cho người lẻn đưa gái lên thuyền, thử hỏi một Thái hậu già lão lại ít thắc mắc việc đời làm sao mà biết được.

Tuy che mắt được thái hậu, nhưng hoàng đế đã không lừa dối được chính cung hoàng hậu Phú Sát. Ngài cho rằng bà Phú Sát ở tít mãi kinh sư, tai mắt của bà quyết không thể ranh mãnh tinh tế mà biết được những chuyện của ngài làm. Nhưng ngài có ngờ đâu đích thân bà đã nằm ngay trong thuyền của thái hậu từ lúc nào.

Lúc còn trẻ, bà Phú Sát với hoàng đế vốn mười phần ưu ái, nhưng đến nay, bà thấy ngài chỉ thích trộm hương cắp ngọc, lạnh lùng đối với mình thì làm sao chẳng giận tức. Bà lại được tin cuộc Nam tuần thứ nhất ngài sủng hạnh nàng Tuyết Như, rồi ngay tại kinh thành ngài sủng hạnh Tam cô nương.

Bởi vậy cuộc Nam tuần này, bà bèn đòi cùng đi cho biết. Càn Long hoàng đế nhất định không chịu, bởi vậy bà Phú Sát ngầm tới nói rõ đầu đuôi cho Thái hậu nghe và xin phép cho bà cải trang làm thị nữ đi hầu hạ, lẻn ra khỏi kinh sư, ẩn mặt trong thuyền của Thái hậu. Trên đường Nam tuần, bà sai mấy tên thái giám tâm phúc dò la từng hành động của chồng. Nhờ đó bà biết rõ hoàng đế đã chơi bời đến mức nào. Đáng lý những điều tệ lậu này nên tâu bầy với Thái hậu mới phải, nhưng bà đã không làm là bởi vì biết Thái hậu rất cưng chiều hoàng đế, lại sẽ chỉ trách mắng qua loa mà thôi. Riêng bà, bà biết mình tự ý xuất kinh nên không thể nào trực tiếp đến gặp hoàng đế được. Do đó, suốt dọc đường biết bao chuyện dâm loạn vô đạo của ngài, bà đều phải nhẫn nại chịu đựng.

Nhưng hôm nay, bà được mấy tên thái giám báo cho biết hoàng đế đem cả một lũ gái thanh lâu lên thuyền để chơi bời thì bà ghen tức đến điên lên, buồn giận đến xám xanh cả mặt mày lại. Bà đã tính chạy đến ngự chu để khuyên can nhưng lại sợ chuyện vỡ lở ra làm mất mặt hoàng đế, đành nuốt hận ngồi nghe tiếng đờn ca vọng tới.

Bà hậu Phú Sát vốn thâm thông văn mặc. Bà quay nào trong khoang lấy giấy bút, thảo một bán tấu chương dài khuyên hoàng đế nên bảo trọng thân thể, chớ có hoang dâm vô độ.

Viết đến chỗ thương tâm, bà ôm mặt khóc vùi. Bà khóc chán rồi lại viết… Bọn cung nữ và thái giám hầu hạ bên cạnh đều muốn khuyên nhủ bà mà chẳng dám. Bà viết xong tờ sớ rồi nhìn lên bờ, thấy đèn đóm sáng trưng, ngựa xe rầm rộ. Thì ra, đó chính là lúc đám gái lầu xanh lên bờ để trở về tổ quỉ.

Bà lẩm bẩm nói:

- Lũ yêu tinh đó cút rồi, ta có thể đến gặp hoàng đế được.

Thế là bà trang điểm lại, lau hết lệ trên má, tay cầm bản tấu chương, mạnh bước xông ra, mặc cho bọn cung nữ, thái giám kẻ nắm áo bà giữ lại, người hết lời khuyên can. Viên Tổng quản thái giám hoảng quá, vội bò xuống dưới chân bà, dập đầu liên hồi nói:

- Lúc này chính là lúc hoàng thượng đang khoan khoái, sung sướng. Nếu nương nương quyết ý tới gặp, chẳng những không đi tới chỗ tốt đẹp, trái lại còn khiến ngài tức giận. Đã đành cái đầu của kẻ nô tài này quyết không thể còn mà đến danh mệnh của nương nương cũng nhiều điều bất tiện. Huống hồ lúc này đêm đã canh tư, bọn điếm kia lại đã ra đi, hoàng thượng hẳn đã ngủ say rồi. Ví thử nương nương có tấu chương dâng lên thì hãy để sáng mai, nô tài xin vì nương nương mà đem đi, há lại chẳng hay hơn hay sao?

Phú Sát hoàng hậu nghe đoạn, hai hàng lệ lại ròng ròng chảy xuống như mưa. Bà nức nở nói:

- Hoàng thượng hoang dâm như vậy, tránh sao khỏi dân oán trời giận, rồi đây cảnh quốc phá gia vong ắt phải đến ngay thôi. Ta cùng với hoàng thượng vốn tình nghĩa vợ chồng, thì làm sao mà nhịn được. Nay chủ ý ta đã định, đành liều một thác, mong gặp mặt ngài lần chót. Nếu chẳng may ta có mệnh hệ nào nào ngay tại ngự chu, thì bọn ngươi hãy gói ghém mớ áo lót mình của ta và chiếc bảo tỷ (chiếc ấn bằng ngọc của hoàng hậu) mà gởi về nhà Đại tướng quân là cha ta và nói với người rằng ta vì hết sức khuyên can hoàng thượng mà đành phải thác.

Phú Sát hoàng hậu nói tới đây, bi thương quá đôi, nghẹn ngào tưởng ngất đi được. Bà gieo mình xuống ghế. Bọn cung nữ chạy lại phục thị cho bà, kẻ lau mặt kẻ dâng trà.

Một lát sau, bà nín khóc. Bỗng bà nhảy chồm dậy, đứng thẳng người, dằn giọng nói:

- Ta quyết phải gặp hoàng thượng!

Rồi nhanh như cắt, bà chạy ra khoang sau, bởi sợ làm mất giấc ngủ của Thái hậu ở khoang trước. Ra tới khoang sau, bà nhảy lên tấm ván cầu. Bọn cung nữ và thái giám vội chạy theo đỡ cho bà. Vừa chạy, bà vừa nhìn qua chiếc ngự chu. Bỗng bà thấy trên cây cột buồm có treo lủng lẳng ngọn đèn đỏ, ánh sáng lóng lánh như chiếu thăng vào mắt bà. Cơn giận lại tới, bà tức đến nghẹn cả cổ, giơ tay chi ngọn đèn đỏ, đôi mắt trợn ngược lên, té ngửa vào vòng tay bọn cung nữ, ngất đi không còn biết gì nữa. Bọn cung nữ hoảng quá nhưng chẳng dám kêu la. Chúng lật đật bế bà Phú Sát trở về khoang, vỗ nhẹ vào mỏ ác và đổ nước sâm vào miệng bà. Bà Phú Sát dần dần tỉnh lại, bất giác lệ lại tuôn rơi lã chã.

Theo luật lệ trong cung, mỗi khi hoàng đế có triệu hạnh bà nào, cô nào, thì phía ngoài cửa phòng có treo chiếc đèn đỏ để mọi người biết mà tránh đi, hơn nữa còn ngầm bảo mọi người chớ có làm rộn giấc mộng đẹp của ngài. Hoàng đế lâm hạnh ngay tại khoang thuyền, chả có chỗ nào treo đèn, nên chiếc đèn đỏ tai hại kia đành phải giương trên cột buồm, khiến Phú. Sát hoàng hậu nhìn thấy, máu ghen lại nổi lên làm bà té xỉu đi. Khi tỉnh lại rồi, bà Phú Sát bảo một tên thái giám tới ngự chu do thám xem hoàng đế đêm đó có những ai hầu hạ.

Tên thái giám đi một lát, trở về bẩm báo:

- Hầu hạ đêm nay trong ngự chu có ba người: một là Tưởng thị đem theo từ Dương Châu tới, và hai ả trong đám gái thanh lâu.

Bà Phú Sát nghe xong bất giác thở dài nói:

- Hoàng thượng quả không còn thiết tới cả mạng mình nữa rồi! Như vậy ta lại càng không thể không khuyên can ngài được.

Lời nói vừa dứt thì ngoài xa, tiếng gà gáy sang canh cũng rộn rã vang lên. Bà nói:

- Canh năm rồi! Lúc này hoàng thượng hẳn đã dậy.

Bà sửa soạn lại y phục chỉnh tề rồi lẳng lặng bước lên bờ.

Bọn cung nữ dìu bà đi. Bọn thái giám đi trước, cầm chiếc đèn lồng sừng dê nhỏ soi đường. Cả đàn tiến về chiếc ngự chu.

Bọn thị vệ canh đêm trên ngự chu cùng bọn quân sĩ canh gác trên bờ bỗng thấy hoàng hậu ngự giá tới, tên nào tên nấy giật mình hoảng sợ, vội bò rạp xuống dập đầu lạy. Tên thái giám truyền lệnh của hoàng hậu, không được nói lớn, sợ mất giấc ngủ của hoàng thượng. Bọn thái giám gác tại đầu khoang thấy hoàng hậu đột nhiên xuất hiện, nét mặt hết sức nghiêm nghị, hệ trọng thì hoảng hồn bạt vía, rụt cổ lại đứng nép vào một xó, chẳng dám lên tiếng thưa trình. Hoàng hậu chẳng cần ai thông báo, bà cứ bước thẳng vào trong. Bà thấy trên bàn còn bốn, năm chén rượu uống dở, dưới gầm bàn rơi ra một chiếc hài nhỏ thêu đoá lan hồng bằng kim tuyến, rực rỡ, óng ánh. Bà thấy vậy, thốt ra một tiếng thở dài rồi bước thẳng về khoang sau có trướng gấm màn vóc vây quanh: đây chính là tẩm thất của Càn Long hoàng đế.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play