Đổng Tiểu Uyển mặt cúi gầm vừa quỳ xuống thì bà thái hậu quát lên ầm ĩ:

- Con khốn nạn kia! Ngửng mặt lên cho tao xem mày mặt ngang mũi dọc ra sao nào?

Tức thì một tên cung nữ bước tới nắm lấy mớ tóc sau ót của Tiểu Uyển giật ngửa ra sau làm cho mặt nàng hất giơ lên trước. Thái hậu cười nhạt nói:

- À, mặt mũi con này bảnh bao lắm! Tát vào mặt nó cho tao!

Thế là tên cung nữ giơ thẳng cánh, cứ hai bên má nàng tát lấy tát để, một hơi đến ba bốn chục cái, đến nỗi đôi má nàng sưng híp và thâm tím cả lại, mắt đổ hào quang. Lòng nàng lúc đó vừa tức vừa rối loạn. Bỗng nhiên mắt nàng tối sầm rồi nàng mê đi.

Bọn cung nữ lấy nước lã tạt vào mặt nàng. Đống Tiểu Uyển dần dần tỉnh lại. Thái hậu bảo tên cung nữ hỏi nàng từ đâu tới. Nàng vừa sụt sùi khóc vừa cung khai lai lịch của mình một cách cặn kẽ. Tuy nhiên nàng vẫn cố giấu một điểm mà chỉ khai nàng vốn con gái họ Mao chứ không phái con dâu họ Mao.

Giữa lúc đang cung khai như vậy, Thuận Trị hoàng đế từ ngoài hối hả chạy vào. Ngài vốn sợ Thái hậu nên khi thấy cảnh tượng đó ngài chỉ biết cúi đầu, cung kính đứng nép một bên, chẳng dám nói một câu. Thái hậu hỏi Tiểu Uyển xong liền truyền lệnh cho bọn cung nữ đem đánh cho kỳ chết.

Tức thì, bốn tên kỳ phụ thô lỗ tay cầm chiếc côn sơn đỏ, tay cầm một chiếc bao bố màu đỏ xáp lại và sắp sửa ném nàng vào đó.

Đây là một lối trừng phạt trong cung Mãn thời đó. Hễ người cung nữ nào bị tội chết, thì dùng bao bố để bỏ vào rồi lấy côn đánh tới tấp cho đến chết mới thôi.

Thuận Trị hoàng đế lúc này không thể nhịn được nữa, bèn quỳ xuống trước mặt Thái hậu năn nỉ thay nàng.

- Nàng vốn là con nhà lương thiện mà Hồng học sĩ đem tiến vào cung. Nếu Thái hậu muốn đánh chết thì trước hết hỏi tội ông ta.

Vừa nghe hoàng đế nói tới Hồng học sĩ, Thái hậu chạm đến lòng riêng, tức thì lòng bà mềm lại, Bà bảo bọn cung nữ ngừng tay và đuổi nàng ra khỏi cung, Thuận Trị hoàng đế lại kêu nài.

- Người con gái Hán này đã ở trong cung lâu ngày, nếu đuổi ra khỏi cung thì thể diện của hoàng gia có chỗ bất tiện lắm!

Nghe hoàng đế nói vậy, thái hậu thấy có phần đúng, bèn bảo bọn cung nữ đưa nàng ra giam tại chùa Ngọc Tuyền ở Tây Sơn. Hoàng đế lại khẩn cầu lần nữa. Nhưng Thái hậu chỉ vào mặt ngài thét lớn:

- Mày có thấy chỉ ý của ta yết ở Cửa Thần Võ không? Gái Hán mà vào cung thì bị chém đầu, nay ta nể mặt mày nên tha cái mạng cho con khốn nạn đó, mày còn muốn gì nữa?

Nói đoạn, bà quát báo bọn cung nữ lôi ngay nàng Đổng Tiểu Uyển ra khỏi cung. Một chiếc kiệu nhỏ chực sẵn bên ngoài.

Bọn cung nữ đấy nàng lên kiệu, bọn nội giám nhấc chiếc kiệu lên vai, rồi vội vã đưa nàng tới chùa Ngọc Tuyền tại Tây Sơn - Chùa Ngọc Tuyền vốn dành riêng cho các nhà sư Lạt ma tu hành. Theo qui cũ của cung nhà Thanh thì khi người cung nhân phạm tội nặng thì bị đánh chết, nhưng nhẹ thì gửi chùa học Phật.

Nàng Đống Tiểu Uyển từ khi tới chùa tự cảm thấy lòng nhẹ lâng lâng ngày đêm lễ Phật niệm kinh.

Nàng tự biết mình kiếp hồng nhan bạc mệnh cho nên quyết rũ sạch nợ trần dốc tâm tu đạo. Chẳng mấy ngày, nàng đã học thuộc lòng tất cả những bộ kinh trong chùa. Nàng vốn thông minh, thẩm thấu ảo lý của kinh điển nên ân oán đôi đường nàng đều bỏ đi hết, nào là Mao Sào Dân, nào là Thuận Trị hoàng đế nàng cũng đều quên đi cả.

Thuận Trị hoàng đế trái lại, mong nhớ nàng càng ngày càng kịch liệt. Từ khi nàng ra khỏi cung, hoàng đế tuy có cả một bầy cung tần mỹ nữ đông đảo hầu hạ ngày đêm nhưng ngài lúc nào cũng nhớ tới nàng ngày đêm khóc lóc bi thảm.

Thế rồi ít lâu sau, không còn nhẫn nại đước nữa, ngài bèn bỏ ra rất nhiều tiền cho bọn cung nữ và thái giám nhờ che mắt Thái hậu, để cho ngài lén lên chùa Ngọc Tuyển với Tiểu Uyển. Hai người gặp nhau, chỉ còn biết ôm nhau khóc vùi.

Về sau, Tiểu Uyển đem chuyện hồng trần hư ảo ra khuyên can và an ủi hoàng đế, nhưng ngài vẫn tha thiết một lòng chẳng muốn rời tay. Ngài ở lỳ trong chùa Ngọc Tuyền luôn ba ngày không chịu về cung. Thái hậu biết chuyện liên sai nên tổng quản thái giám đem kiệu tới để tiếp giá và bảo:

- Nếu hoàng thượng không chịu về cung, Thái hậu sẽ đích thân tới chùa.

Đổng Tiểu Uyển cũng khuyên nài hoàng đế nhiều lần và bảo ngài:

- Bệ hạ nếu không quên thiếp, thì xin được gặp lại ở Ngũ Đài sơn sau này.

Thái hậu lại cho thái giám tới giục và bắt buộc lần nữa, lúc đó Thuận Trị hoàng đế không còn biết làm thế nào đành phải lên kiệu trở về cung. Nhưng có ngờ đâu hai hôm sau, bỗng tên nội giám quản thủ chùa Ngọc Tuyền tơi báo cho ngài biết Đồng Ngạc Phi tự nhiên biến mất, không thấy đâu nữa.

Hoàng đế được tin này, trong lòng thương xót vô tận. Ngài bèn ngầm sai bọn thái giám tin cẩn đi khắp nơi dò la tìm kiếm nhưng tuyệt vô tung tích. Ngài cho gọi tên cung nữ hầu hạ Tiểu Uyển tới hỏi thì tên cung nữ này nói:

- Phi tử thành tiên biến đi rồi. Số là cách đây mấy hôm giữa một đêm gió mát trăng thanh, mọi người chỉ thấy phí tử ngắm trăng đi lại nhởn nhơ trên đạo đài phía sau chùa.

Bọn nội giám vội chạy tới xem thì bỗng phi tử biến đâu mất, không còn lại chút vết tích nào. Như vậy nếu không phải thành tiên biến đi rồi thì còn là gì.

Thuận Trị hoàng đế nghe xong đã không lấy làm buồn, mà còn lấy làm sung sướng, vỗ tay nói:

- Trẫm đã nói nàng là Liên Hoa tiên tử nay quả nhiên nàng thành tiên thật. Trẫm phải làm sao bây giờ?

Nói đoạn, ngài cười lên sằng sạc như điên.

Tin này truyền đến tai Thái hậu. Bà sợ hoàng đế điên nên sai người ngầm tới Tây Sơn đang đêm phóng một mồi lửa đốt chùa. Chùa Ngọc Tuyền cháy rụi, chỉ còn trơ lại một đám đất đen xám. Đáng thương cho bọn thái giám, cung nữ bị ngọn lửa bạo tàn thiêu chết theo chùa. Trong số này, người ta thấy có xác một người cung nữ trông hao hao như nàng Đổng Tiểu Uyển. Thái hậu bèn dặn bọn cung nữ phao tin là nàng Tiểu Uyến đã bị chết cháy. Tin này đến ai hoàng đế. Một điều lạ đối với mọi người là ngài thản nhiên như chẳng có một chút gì gọi là bi thương cả.

Nhưng rồi một tin động trời bỗng truyền đi nhanh như chớp: Hoàng đế đã bỏ đi mất rồi.

Khi tới thư phòng của ngài, người ta lượm được tờ chiếu do chính tay ngài viết:

"Thái Tổ, Thái Tông sáng cơ lập nghiệp là việc rất trọng. Việc nối dõi không nên khiếm khuyết lâu ngày. Con của trẫm là Huyền Hoa do Đông Giai thị sanh ra, thông minh đỉnh ngộ có thể kế nghiệp tổ tông. Nay lập Hoàng thái tử, lên ngôi hoàng đê. Trẫm đặc mệnh bọn nội đại thân Sách Ni,, Tô Khắc Tát, Cáp Quá, Tất Long, Nhao Bái làm phụ thần (bầy tôi phò tá).

Bọn họ là những cựu thần có công lớn, trẫm đem tâm phúc để ký thác. Hãy gắng sức tỏ lòng trung, bảo hộ tự quân lo giúp việc cai trị, bố cáo khắp trong ngoài, khiến đều nghe biết, Khâm thử"
.

Thái hậu đọc xong tờ chiếu, ngẩn người một lúc lâu rồi truyền cho bọn cung nữ đi tìm nội đại thần Ngao Bái vào cung, tính mọi việc xong xuôi rồi mới truyền dụ ra ngoài nói hoàng đế bị cấp bệnh đã mất, di chiếu lập thái tử Huyền Hoa lên ngôi.

Tin này loan truyền ra ngoài, văn võ bá quan hớt ha hớt hải vội tề tựu ngoài cửa Đại Thanh môn đợi chỉ. Lệnh thái hậu ban ra phàm quan Mãn cũng như quan Hán, tất cả không được vào cung, đợi sáng mai triền kiến tân hoàng đế tại điện Thái Hoà.

Qua ngày hôm sau, văn võ đại thần, bối lặc, thân vương nhất tề đợi giá tại điện Thái Hoà.

Tĩnh tiên (roi dùng để ra lệnh yên lặng khi làm lễ triệu bái) đập xuống ba lần, tân hoàng đế đăng vị. Thái tử Huyền Hoa năm đó mới có tám tuổi, ngồi trên ngai vàng, chịu trăm quan triều hạ. Ngao Bái và Hồng Thừa Trù đứng ở hai bên.

Hoàng đế hạ chỉ cải hiệu là Khang Hi, mặt khác, sai lo việc tang ma cho Thuận Trị hoàng đế tại Bạch Hổ Điển.

Lại nói Thuận Trị hoàng đế khi đó đã lẻn ra khói cung, bèn cải trang thường phục cho nên chẳng ai biết mà ngăn cản, cật vấn. Vốn sinh trưởng trong cung cấm ngài chẳng thuộc đường trong kinh thành. Ngài nghĩ nên theo hướng Tây mà đi. Lần lủi đi một lúc lâu, ngài đã ra khỏi thành Bắc Kinh.

Lúc đó vào lúc cuối thu, khí trời lạnh lẽo.

Nhìn phía trước mặt thấy cả một vùng hoang vắng thê lương, Thuận Trị hoàng đế nhớ lại lúc trước Đổng Tiểu Uyển thủ thỉ bên nhau trong khu rừng cây kia, biết bao nhiêu ân tình thắm đưọm thiết tha cho nên ngài bỗng sinh lòng cảm khái, bước thấp bước cao tiến sâu mãi vào cánh đồng lúa đã ngả màu vàng nhạt. Giữa lúc Thuận Trị hoàng đế mải miết bước thì từ phía xa ngài thấy một nhà sư đầu chốc lở tay cầm một bức hoạ đã rách cuộn tròn, miệng chẳng biết ca bản gì lúc bổng lúc trầm đang dần dần đi tới. Khi tới gần hoàng đế, nhà sư lên tiếng hỏi:

- A di đà phật! Sư phụ đấy ư?

Thuận Trị hoàng đế nghe xong trong lòng không khỏi ngạc nhiên. Ngài tự nhủ:

- Nhà sư này ta đã gặp ở đâu mà tiếng nói quen quá nhỉ?

Nghĩ vậy rồi ngài định thân nhìn lại. Ngài thấy nhà sự ghẻ lở đầy người, mắt phía tả mù, chiếc cà sa đụp và hàng trăm mảnh, đôi chân trần chẳng có giầy vớ gì cả. Ngài ngắm nghía nhà một lúc rồi hỏi lại:

- Người để chân trần như vậy mà không sợ lạnh ư?

Nhà sư bỗng sằng sặc cười lớn lồi nói:

- Lạnh là cái gì?

Thuận Trị hoàng đế bất giác xúc động thiền cơn, trong lòng hoát nhiên đại ngộ. Tiếp đó ngài nói theo:

- Ta là cái gì? Cái gì là ta?

Nhà sư lại nói:

- May thay! May thay!

Thuận Trị hoàng đế nhìn vào bức hoạ hỏi nhà sư xem bức hoạ vẽ cái gì, bỗng thấy nhà sư khóc rống lên nghe rất thảm thiết. Khóc một lúc lâu rồi nhà sư mới lên tiếng:

- Bần tăng vốn tu hành tại chùa Thanh Lương nơi Ngũ Đài sơn. Sư phụ của bần tăng đạo hạnh rất cao, tu luyện đã trên 80 tuổi bỗng một hôm bảo bần tăng rằng: Ngày mai ta sẽ hạ sơn. Bần tăng lúc đó nghe xong, không muốn rời xa sư phụ nên nắm lấy áo người mà khóc oà lên. Sự phụ của bần tăng thấy bần tăng khóc lóc thảm thiết bèn bảo: "Đó là số trời đã định, có khóc cũng vô ích. Ta thấy ngươi có lòng chí thành, ta cho ngươi bức hoạ này. Trong đo vẽ một người không có lông mày. Đợi hai mươi năm sau người đem bức hoạ này xuống núi, tìm vào kinh thành, tự nhiên có kẻ thế người vẽ thêm cặp lông mày cho người trong bức hoạ.

Thuận Trị hoàng đế nghe nhà sư nói có vẻ ly kỳ, bèn tỏ ý muốn xem bức hoạ. Quả nhiên khi mở bức hoạ ra, ngài thấy hình một vị hoà thượng đi chân không, mặt thiếu hẳn cặp lông mày. Ngài xem rồi bèn thò tay vào túi đẹp sau lưng lấy ra một cây bút vẽ thêm đôi lông mày vào bức hoạ.

Nhà sư thấy Thuận Trị hoàng đế thế mình vẽ đôi lông mày xong bèn vội bò xuống mặt đất dập đầu lia lịa, miệng gọi "Sư phụ" và nói:

- Sự phụ của bần tăng có dặn người vẽ cặp lông mày đó chính là hậu thân của người. Nhớ lời dặn đó, bần tăng đợi đến nay đã hai chục năm, bèn hạ sơn để tìm kiếm. Bần tăng phiêu bạt giang hồ đã mấy năm trường mới được gặp Quý đàn việt. Quý đàn việt nếu không phải là sư phụ của bần tăng thì thật không còn ai nữa. Vậy xin sự phụ mau mau trở về núi đi.

Thuận Trị hoàng đế nghe nói lại càng lấy làm lạ, hỏi thêm:

- Thế sư phụ của ngươi hiện nay ở đây?

Nhà sư lại đáp:

- Sự phụ của bần tăng sau khi cho bần tăng bức hoạ thì ngày hôm sau đã viên tịch.

Thuận Trị nghe đoạn, cúi đầu chốc lát, bỗng phá lên cười lớn rồ nói:

- Thôi được, ta theo người cùng đi.

Nhà sư còn nói thêm như để báo một tin mừng:

- Vị nữ bồ tát cũng đã đợi sư phụ lâu ngày ở trên núi.

Thuận Trị hoàng đế hỏi nhà sư vị nữ bồ tát đó là ai thì nhà sư bèn nói đó là vị nữ bổ tát ở chùa Ngọc Tuyền thuở nọ.

Thuận Trị hoàng đế nghe xong, liền nắm tay nhà sư chạy như bay về phía Ngũ Đài sơn.

Về sau, người ta thấy Thuận Trị hoàng đế cùng Đống Ngạc Phi ẩn dật tu hành tại chùa Thanh Lương núi Ngũ đài sơn. Ngô Mai Thôn có một bài thơ tán Phật ở chùa núi Thanh Lương.

Bài thờ đó nói về sự tích Thuận Trị hoàng đế và Đổng Ngạc Phi. Thơ rằng:

Đẹp đôi ngắm cảnh dáng bồi hồi.

Binh phong đá đựng vách chơi vơi.

Sương mai còn ngắm đồng xanh cỏ.

Dưới núi rồng chầu, gió lộng khơi
.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play