Trong bữa yến đêm đó, Thần Tông hoàng đế cùng Trịnh quý phi ngồi kề vai
nhau trong khoang thuyền, bốn mặt cửa sổ đều mở toang để ánh trăng lọt
vào soi sáng. Ngoài thuyền, kết hoa treo vóc. Một ban nhạc thổi sáo đánh đàn hoà tấu ở khoang giữa. Một đoàn cung nữ mặc toàn đồ tơ lụa, múa
điệu Vũ Quần Tiên trước bàn tiệc, ánh trăng sáng chiếu qua làn tơ mỏng
càng làm cho nước da trắng như tuyết của các nàng tăng vẻ mịn màng quyến rũ. Rồi ban đồng ca Hạ Tân lương trỗi dậy, khi nhẹ nhàng như tiếng gió
thoảng ngoài hiên, khi thánh thót như suối tuôn lờ lững ngang đèo, khi
êm ái như giọng tình tha thiết quyện đôi tim… Thật là một cảnh tượng
thần tiên nơi non bồng nước Nhược… Thần Tông hoàng đế càng nhìn càng mê, càng ngó càng say. Ngài sung sướng vô cùng, bèn cười lên khanh khách,
vỗ vai quý phi họ Trịnh mà nựng mà khen:
- Thuở xưa Tây Vương Mẫu thiết yến Mục thiên tử ở cung Diêu Trì, người đời sau ai cũng khen mừng ông. Từ xưa đến nay thử hỏi còn ai sung sướng bằng ông? Đêm nay trẫm
cùng khanh kề vai thưởng nguyệt tận hưởng cái vui nơi Dịch Trì, nơi này
có kém gì Diêu Trì thuở trước. Điều đáng tiếc phải chăng là thiếu mất
Thượng nguyên phu nhân trong chiếu rượu khiến không nghe được tiếng oanh qua giọng hát, tiếng giày lướt nhẹ qua điệu múa!
Nghe lời phàn nàn của nhà vua, Trình quý phi liền bảo đội nữ nhạc hoà tấu khúc nhạc "Nguyệt chiêu lâm" rồi tự mình nhẹ gót rời tiệc, vừa múa vừa ca:
"Trăm hoa hề như dệt
Sáng soi hề một sắc
Đẹp tuyệt hề trong giữa
Cùng vui hề muôn nước".
Lời ca vừa dứt thì vũ điệu cũng dừng. Thần Tông hoàng đế như say như mộng,
bàng hoàng nhìn người đẹp như tiên nga giáng thế, bèn đích thân đứng ra, hai tay bế người đẹp trở lại chỗ ngồi, ngài còn cho rót rượu bồ đào vào chén ngọc để tặng thưởng cho nàng.
Quý phi họ Trịnh vội đứng dậy bái tạ hoàng ân. Bọn cung nữ trong thuyền đều lên tiếng chúc mừng nàng.
Thẩn Tông hoàng đế đến lúc đó đã ngà ngà say. Ngài tựa vào vai quý phi mà
đứng dậy, bước lại gần cửa sổ nhìn ra ngoài. Tức thì, thuyền hái sen
dâng tiến ngó sen, thuyền hái súng dâng tiến đoá hoa tươi.
Quý
phi ngồi ngay dưới chân nhà vua, tự tay bóc sen lấy hạt đưa cho ngài ăn. Nhà vua vừa ăn từng hạt sen vừa đưa mắt nhìn qua cửa sổ. Vầng trăng
tròn đã lên đến đỉnh, tứ bề phẳng lặng mênh mang. Mặt nước gợn sóng lăn
tăn, xao động muôn ngàn tia sáng vàng. Những chiếc thuyền con nhẹ lướt
trong ánh trăng. Tiếng đàn ca sênh phách lại nổi lên, êm êm, nhẹ nhẹ như đưa người vào mộng.
Thần Tông hoàng đế tựa bước lan can, truyền chỉ cho hai đội nữ quân "chơi nước". Tức thì một hồi trống nổi lên vang dậy. Phượng đội, hạc đội răm rắp bày thành trận thế, rồi quay cuồng qua lại. Họ càng đua càng nhanh, mặt
nước nổi lên những đợt sóng nhấp nhô. Họ bắt đầu tác chiến. Có cô cầm
kích mà đập, có cô cầm thương mà chọc. Họ chọc, họ đập khiến nước trong
hồ bắn lên tung toé, rơi lả tả xuống sàn thuyền. Họ nói, họ la, họ cười, họ giễu, tất cả đều nhộn nhịp trong cảnh hỗn loạn. Bề ngoài trông có vẻ vui tươi sung sướng nhưng bên trong họ nặng mối u tình khó tả.
Vui đùa như vậy một lúc lâu, hoàng đế hạ chỉ ngừng thuyền.
Hai đội thuỷ quân tức thì xếp thành hàng chữ nhất trước mặt ngài để cho
ngài tặng thưởng tơ lụa son phấn. Mấy trăm cô cung nữ nhất tề thỏ thẻ
tung hô:
- Hoàng đế vạn tuế! Hoàng đế vạn tuế!
Thần Tông
hoàng đế lại cho gọi hai cô đội trưởng chỉ huy lên thuyền, đem về cung
Thuý Hoa để đêm đó ngài tha hồ thưởng thức của lạ.
Ít hôm sau,
Nguy Thái giám lại mời Thần Tông hoàng đế du ngoạn Giang Bích trì, được
kiến trúc theo một kiểu đặc biệt. Chung quanh vòng ao, đều ghép đá xanh
thành bờ. Bốn mặt treo màn đều sắc xanh lục. Hoa cỏ trồng ở đây đều một
màu xanh biếc không lộn các màu khác. Trong ao nước ngâm trong vắt,
trông như một chậu lớn bằng ngọc bích. Trên mặt ao, ba nhịp cầu vàng dài uốn cong lên không suốt bờ nọ sang bờ kia.
Ba toà Cẩm bình cất trên, mỗi toà mang một tấm biển vuông, tấm bên phải đề hai chữ Ngưng Hà, tấm bên trái đề hai chữ Thừa Tiêu, còn tấm ở giữa đề hai chữ Tiến Loan. Hoàng đế cùng các phi tần đều ngồi trong toà đình này để uống rượu mua
vui. Uống rượu xong, một ban nhạc đem tất cả đám phi tần của ba mươi sáu viện tới Hương Tuần đầm (đầm suối thơm) để tắm gội, trong lúc đó hoàng đế ngồi ngay trên bờ đầm, dưới một cái lán lớn thêu chín con rồng đang ấp đám mây đỏ, để ngắm những tấm thân trắng như tuyết, mát như ngà đang bơi lội đùa rỡn dưới nước. Nước đầm này nóng, hơi bốc lên nghi
ngút, mùi hương bay ngào ngạt. Đám phi tần, người nào cũng nhảy xuống
nước đùa rỡn. Giữa đầm có đặt những con nghê bằng ngọc bích những con
hươu bằng thuỷ tinh những con ngựa bằng cẩm thạch màu hồng. Bọn phi tần
đùa rỡn dưới nước một lúc, nào bơi, nào lội, nào hụp, nào lặn rồi hè
nhau nhảy lên lưng những con nghê, con hươu, con ngựa. Có cô nghiêng
mình tựa vào nghê, có cô nằm ngang trên lưng ngựa, có cô ôm lưng hươu,
có cô cưỡi lê lưng nghê ngồi ngất nghểu miệng cười sằng sặc, có cô tay
cầm đủ loại nào mẫu đơn nào hải đường nào cúc, nào sen. Có cô còn đem cả đàn sáo xuống rồi tựa bên hươu, ngựa mà thổi vang lên những điệu nhạc
mê ly quyến rũ. Cũng có cô đem trái cầu chuyền xuống mà tung chuyền cho
nhau; lại cũng có những cô họp nhau thành ban vũ nhỏ múa ngay dưới nước
những vũ điệu khi thong thả nhịp nhàng, khi vội vã loạn cuồng.
Trịnh quý phi ngồi bên Thần Tông hoàng đế ngắm bọn cung nữ đùa rỡn trong
nước, cũng nổi hứng, bèn cởi bỏ hết y phục nhảy xuống. Nàng bơi, nàng
lội, nàng cười, nàng đùa cùng bọn cung phi. Một lúc sau nàng bò lên ngồi trên mông con ngựa cẩm thạch.
Thần Tông hoàng đế thấy quý phi da trắng như tuyết, toàn thân mịn mát như nhung, từ đầu đến chân, chỗ nào
cũng đẹp như hoa như ngọc, trong lòng thích thú đến cực độ, miệng không
ngớt khen ngợi, và tự cho chỉ có mình mới có cái diễm phúc nâng niu
người đẹp đến thế trong cõi trần này. Đám phi tần thấy quý phi cũng tìm
vui với mình bèn quây chung quanh nàng vừa múa vừa hát. Mặt nước lúc này bị xao động mạnh. Ở khắp nơi, nước tung toé trên cao rồi rớt xuống lả
tả. Cũng có khi những tia nước bắn cao vút lên bờ, khiến ướt cả quần áo
râu tóc của Thần Tông hoàng đế. Thế mà nhà vua ngài chẳng giận, lại còn
ha hả cười vang, cười đến đổ cả ngai vàng.
Biết bao ngày tháng
Thần Tông hoàng đế đã mất đi để tầm hoan hưởng lạc như thế! Tinh thần
sức lực nhà vua càng ngày càng giảm và đã đến lúc phải báo động. Trịnh
quý phi đem việc này nói cho Nguy thái giám biết, hai người bàn tính
cách giúp nhà vua tráng dương bổ khí. Thế là thái giám họ Nguy rước ngay bàn đèn thuốc phiện vào cung cho ngài đủ sức tìm vui. Từ ngày có "phù
dung nương tử" trợ lực, hoàng đế quả nhiên tinh thần càng thêm hứng
khởi. Thế rồi là ngày đêm hoàng đế miệt mài đi mây về gió.
Ngày
hết hút lài chơi hết chơi lại hút. Á phiện quả thực lạ một vị thần có
quyền lực vô biên mà ngài sùng phụng hơn cả Trời Phật. Ngài hút đến quỷ
khốc thần sầu: ngài nằm loét bên cạnh bàn đèn luôn một hơi đến hai chục
năm liền đôi tai của ngài bẹp dí gần như không thấy đâu nữa.
Hai
chục năm, lúc nào cũng có Trịnh quý phí, có Phù dung nương tử, Thần Tông hoàng đế quên cả quốc gia đại sự, việc thiết triều đối với ngài chỉ còn là một việc xa xôi mộng ảo. Bao nhiêu việc lớn của triều đình, ngài
chẳng hiểu biết mà cũng chẳng thèm để ý đến.
Nguy thái giám bên
trong kết liên với Trịnh quý phi bên ngoài bồ bịch với bọn gian thần,
tha hồ thao túng quyền oai, chẳng cần e dè kiêng nể ai cả.
Thần
Tông hoàng đế vốn có hai trai. Người con cả tên gọi Thường Lạc, là con
của Vương cung phi sinh ra. Người con thứ gọi Thường Tuân là con của
Trịnh quý phi sinh ra.
Thường Tuân có mẹ được sủng ái, nên được
cưng chiều, từ nhỏ tuổi đã được nhà vua cho làm Phúc Vương. Thường Lạc
tuy là con cả nhưng lại phai chịu cảnh vô danh vô tước.
Bởi vậy
nhiều vị đại thần ngay thẳng tỏ nỗi bất bình, thường thảo tấu chương lên nhà vua để xin ngài lập Thường Lạc làm thái tử, thâm ý giúp đỡ Thường
Lạc trong tương lai mà tước đoạt quyền hành của nhóm Trịnh quý phi và
Nguy thái giám. Tuy nhiên Thần Tông hoàng đế không chuẩn. Bởi vì ngài
chỉ nghe lời ngon ngọt của quý phi họ Trịnh chứ chẳng thèm nghe ai. Cuối cùng ngài không cho bất cứ thần tử nào được đề cập tới việc lập thái tử nữa. Bọn đại thần dễ gì chịu bỏ cuộc. Sáng một bản, chiều một bản dâng
tấu chương về việc lập thái tử lên nhà vua như bươm bướm. Nhưng họ có
ngờ đâu, những bản tấu chương này chỉ tới có nửa đường là đã bị bọn thái giám cho vào sọt rác, một chữ cũng không được nhà vua xem đến.
Suốt năm đó, năm thứ 26 tại vị của ngài, Thần Tông hoàng đế không hề có một
lần thiết triều. Bọn đại thần này chẳng được dịp nào để diện tấu. Họ bực tức vô cùng. Trong số đó có một vị Lại bộ lang trung tên gọi Cố Hiến
Thành tức quá hoá khùng. Ông không chịu nổi được nữa liền tìm cách liên
lạc với một tên tiểu thái giám nhờ đưa giùm tờ tấu chương của ông vào
cung.
Thần Tông hoàng đế xem xong, chẳng ngờ ngài nổi trận lôi đình, lập tức hạ chiếu cách tuột chức của Cố Hiến Thành.
Thấy nhà vua thiên vị, cưng bọn thái giám mà vũ nhục trung thần, một số quan lại chính trực khác như Khảo công lang Triệt Nam Tinh, Tả đô ngự sử
Trịnh Nguyên Tiêu, Vương Gia Bình đều treo ấn từ quan, dứt bỏ công danh
trở về quê tập họp thành một bọn, tự mệnh danh là bọn người đọc sách
phong lưu trong sạch rồi thành lập thư viện gọi là Đông Tâm thư viện ở
Vô Tích. Họ lấy tiếng giảng cứu sách vở, thực ra là để họp nhau đàm luận về triều chính, nhục mạ bọn thái giám. Trong bọn, có một người tên gọi
Cao Phan Long vốn là một cao thủ lợi hại. Long nhiều bạn bè, thế lực lại lớn, chẳng bao lâu kéo thêm được khá nhiều đồng đảng. Do đó, ai cũng
gọi họ là Đông Lâm đảng. Đảng Đông Lâm liên kết với đám quan ngự sử
trong triều, nhờ họ dâng sớ đàn hặc bọn quan lại tư thông với lũ thái
giám lộng hành. Ngoài ra, còn có Thang Tân Doãn vốn giữ chức Tế tửu
quan, thành lập đảng Tuyên Côn. Đảng viên của đảng này rải rác các tỉnh
Trực Lê, Sơn Đông, Hồ Bắc, Giang Tô, Chiết Giang. Về sau, hai đảng ngày
càng đông. Bọn đại thần trong triều đều được nghe danh, nên trong lòng
cũng rất lấy làm lo ngại.
Khi thanh thế đã mạnh, hai đảng đều lên tiếng buộc triều đình phải lập Thường Lạc làm thái tử. Lúc đầu còn khó, nhưng về sau thế bức ngày càng mạnh, càng dữ, bọn thái giám và bọn gian thần trong triều ngày càng cảm thấy nguy hiểm cho tính mệnh. Nhưng
chúng chẳng tìm được kế sách gì thoát hiểm đành phải mời Thần Tông hoàng đế - vốn bỏ bê triều chính suốt 26 năm trường, không hề thiết triều thị chính - hôm đó ra toạ trào rồi dâng một tờ sớ tâu với nhà vua việc sôi
động hung dữ của hai đảng Đông Lâm và Tuyên Côn.
Thần Tông hoàng
đế xem sớ, đột nhiên cả giận. Ngài hạ luôn một hơi đến mấy đạo thượng dụ xem người của hai đảng, kẻ thì cách chức, kẻ thì bỏ tù. Mặt khác, nhà
vua sách phong Thương Lạc làm thái tử, rồi cho Phúc Vương xuống miền Hoa Nam xây cất vương phủ đồ sộ nguy nga với số tiền lên đến hơn ba vạn
lạng bạc. Cách giải quyết này không đẹp lòng Trịnh quý phi. Bởi vậy nàng bàn tính với Nguy thái giám âm mưu hành thích thái tử.
Thế rồi
vào năm thứ 43 niên hiệu Vạn Lịch, người ta bỗng thấy một vị đại hán tên gọi Trương Tiết tay cầm một cây côn gỗ hùng hổ xông vào Từ Nghiêm cung
nơi Hoàng thái tử ở.
Quân thị vệ giữ cửa vội chạy tới ngăn chặn
nhưng đều bị đả thương. Bọn thái giám thấy thế nguy vội hô hoán ầm ỹ.
Bọn hộ binh nghe hò la từ khắp nơi đổ về, nhất tề sấn tới bắt được Tiết
đưa ngay tới Hình bộ nha môn để thẩm vấn. Tiết không giấu giếm, khai là
do thái giám Mã Tam Đạo trong cung Trịnh quý phi sai đi hành thích thái
tử.
Lời khai đó trong nháy mắt loan truyền ra ngoài. Dư luận nổi
lên như sóng cồn. Ai cũng đều cho Trịnh quý phi mưu sát Thái tử. Nàng
phi họ Trịnh linh cảm thấy nguy hiểm, vội chạy tới trước mặt Thần Tông
hoàng đế, vừa làm nũng vừa khóc lóc minh oan.
Hoàng đế đứng giữa
chẳng biết làm cách nào, cuối cùng ngài cho gọi thái tử vào cung, rồi
một tay cầm tay Trịnh quý phi, một tay cầm tay Thái tử, miệng cố biện
bạch cho Trịnh phi:
- Việc này, quý phi hoàn toàn chẳng biết gì.
Thái tử nên vì tình cha con mà bỏ qua đi. Hơn nữa, Trương Tiết bất quá
chỉ là một tên khùng có hành động điên cuồng ngu xuẩn, để ý đến làm gì.
Hình bộ lang trung Hộ Sĩ Tướng đem vụ án ra xét xử, kết tội Trương Tiết rồi
chém đầu. Tướng lại bắt Mã Đao Tam, phát vãng xa ba ngàn dặm để sung
quân.
Một điều lạ là sau khi xảy ra vụ hành thích, Trịnh quý phi
bỗng đổi tính, đối xử rất tốt với Thái tử. Nàng thường tự tay thêu thùa
những đồ rất đẹp tặng cho Thái tử. Thấy nàng không có ác ý, Thái tử cũng thường sang thăm.
Và cũng nhờ đó mà tình nghĩa cha con giữa Thần Tông và Thái tử cũng càng thêm thắm thiết nồng hậu. Trịnh quý phi sợ
Thái tử chưa tin mình nên nói với Thần Tông hoàng đế hạ một đạo thánh
chỉ cho Phúc Vương chỉ được phép tiến cung khi nào có lệnh tuyên truyền
mà thôi.
Chỉ dụ này đối với Thái tử quả là một điều mong muốn.
Bởi vậy Thái tử từ đó gần như không còn tí hiềm nghi ngào về những cuộc
âm mưu có thể có sau này giữa hai mẹ con quý phi.
Không ngờ năm Vạn Lịch thứ 48, Thần Tông hoàng đế tạ thế. Thái tử Thường Lạc lên ngôi. Đó là Quang Tông hoàng đế.
Quang Tông hoàng đế thấy Trịnh quý phi tốt với mình, nên lưu lại trong cung
đối xử như một người mẹ. Thế rồi chẳng được mấy ngày sau khi đăng vị,
nhà vua nhuốm bệnh, một chứng bệnh nan y. Tuy vậy Quang Tông hoàng đế
vẫn bình thản, không có vẻ gì là lo lắng, trái lại người lo lắng lại là
Trịnh quý phi. Thế mới lạ! Nàng truyền lệnh ra ngoài cho gọi đại thần đi tìm thầy chạy thuốc. Hồi đó có một tên thái giám tên gọi Thôi Văn
Thăng. Thăng hiến một phương thuốc gọi vị đan phương. Tưởng uống thuốc
thì khỏi bệnh, nào ngờ nhà vua khi uống xong, bệnh lại trầm trọng hơn.
Lại một vị đại thần khác tên Phương Tòng Triết tiến cử Lý Khả Chước, giữ chức Hồng lô tự thừa, dâng lên ngài ngự một viên thuốc hoàn màu đỏ.
Trịnh quý phi khuyên Quang Tông cố uống hết viên thuốc. Lý Tiểu thị,
nàng phi của nhà vua do Trịnh quý phi làm mai, lúc đó cũng có mặt ở đấy, cũng hết sức khuyên ngài nên uống. Quang Tông nể tình hai vị phi tử nên nghe lời và nuốt viên thuốc xuống họng.
Qua ngày thứ hai, nào ngờ dược tính phát tác khủng khiếp.
Tính mạng của Quang Tông hoàng đế, một vị vua trẻ tuổi tại vị chưa đầy một năm, coi mòi trầm trọng khó sống…
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT