Ở thời kỳ này Gia Cát Lượng và
Lưu Bị ăn cùng bàn, ngủ cùng giường, gắn bó với nhau để nghiên cứu tất cả qui
hoạch phòng bị.
Bởi hai người cơ hồ như một,
khiến Lưu Bị cũng xa rời Quan Vũ và Trương Phi, làm cho hai người ấy nẩy sinh
vấn đề tâm lý.
1. Người đàn ông khiến đàn ông cũng phải yêu mến.
Long Trung Sách của Gia Cát
Lượng đã làm cho Lưu Bị thấy rõ hoàn cảnh của mình, đầu tiên vận dụng tư duy
trừu tượng để khái quát, phân tích thấu triệt, để mở rộng tầm nhìn của người
khác, cũng làm cho người ta thêm tin tưởng vào việc tranh bá thiên hạ. Bởi vậy
Lưu Bị thành khẩn mời Gia Cát Lượng làm quân sư, phụ trách việc qui hoạch. Qua
thử thách “Tam cố thảo lư”, Gia Cát Lượng cũng có lòng tin với Lưu Bị, bởi vậy
đã đáp ứng một cách vui vẻ, kết thúc cuộc sống ấn cư ở Long Trung, lựa chọn Lưu
Bị làm minh chủ suốt đời không thay đổi của mình.
Một điều khiến người ngoài rất
kinh ngạc, là Gia Cát Lượng tài trí như vậy, thường tự ví với Quản Trọng và
Nhạc Nghị, lại lựa chọn một người chủ lạ lùng mà cả đến cái ăn cũng còn có vấn
đề. Thực ra vấn đề chủ yếu ở con người của Lưu Bị có ma lực khiến người ta rất
khó cự tuyệt.
Trong “Tam quốc chí” Trần Thọ
có bình luận như sau: “Tiên chủ tính cởi mở khoan hậu, chiêu hiền đãi sĩ, có
phong thái như Hán Cao tổ, có khí chất anh hùng vậy”. Lưu Bị nổi tiếng là kẻ
anh hùng lúc đó, sự thành khẩn khoan hậu với người khác của ông ta, cùng với sự
tin tưởng hoàn toàn khiến ông ta nhận được sự tin cậy của người khác. Thân
thiết gắn bó, không nên hình thức, biết người khéo dùng, là ma lực rất lớn của
Lưu Bị; ví như mãnh tướng Triệu Vân dưới trướng của Công Tôn Tỏan là người
trung thành chính trực, ưa nói thẳng, bởi vậy không được Công Tôn Tỏan vừa ý,
song ông ta rất gắn bó với Lưu Bị, rất thành tâm và Triệu Vân trở thành một trợ
thủ đắc lực gần như Quan Vũ và Trương Phi ở dưới trướng của Lưu Bị. Ví như Từ
Thứ là một hàn sĩ dám công khai phê bình Lưu Biểu, với Lưu Bị cũng rất thân
thiết ngay từ đầu, còn giúp ông ta lôi kéo được Gia Cát Lượng, Lưu Bị với Từ
Thứ cũng rất thành tâm, nhất nhất đều nghe theo. Đối với Quan Vũ và Trương Phi
là hai người bạn thuở ban đầu, thường ngồi cùng chiếu, ngủ cùng giường, ăn cùng
mâm, có thể nói đồng cam chịu khổ lâu dài, Lưu Bị thực là người chủ giàu tinh thần
nghĩa hiệp.
Lại khi ở Bình Nguyên, từng có
người phái thích khách muốn ám hại Lưu Bị, song khi ông ta tiếp đãi thích khách
lại rất mực hậu hĩ, khiến thích khách không nhẫn tâm còn bộc lộ việc mình làm,
lập tức ra đi. Khi ở Từ Châu, Đào Khiêm nài nỉ ông làm người kế nhiệm, bởi Lưu
Bị được xem là minh chủ khéo lo cho dân, khiến trăm họ có nơi quy tụ. Bùi Tùng
Chi có viết, người đương thời cho rằng, Lưu Bị khoan dung đại độ có thể làm cho
người khác chết vì mình. Tào Tháo cũng nói trước mặt Lưu Bị rằng: Thiên hạ anh
hùng duy chỉ có Sứ quân và Tháo vậy. Viên Thiệu xưng bá thiên hạ, khi Lưu Bị
lưu lạc, cũng nhiệt tình tiếp đãi ông ta, xem Lưu Bị là người nhã nhặn mà có
tiết nghĩa, đến cả một mưu sĩ trẻ tuổi quan trọng của Tào Tháo là Quách Gia
cũng phải khen Lưu Bị: Có hùng tài mà rất được lòng người (truyện Quách Gia).
Như thế đủ thấy, một người khiến cho kẻ địch, bạn bè, cả những người không quen
biết cũng phải nể vì: Gia Cát Lượng thấy rõ điều ấy, có thể ông ta cho rằng chỉ
có một người chủ như Lưu Bị, mới có thể được tôn trọng và tín nhiệm đầy đủ, mới
có thể dựa vào đó để thực thi hoài bão của mình.
Đúng như Gia Cát Lượng sau này
trong “Xuất Sư Biểu” có viết: “Tiên đế không xem thần là hèn mọn đem lòng chiếu
cố, ba lần tìm đến lều cỏ của thần, bày tỏ với thần việc thế sự, rất đỗi cảm
kích, mong mỏi được hết lòng với tiên đế”. Kẻ sĩ vì tri kỉ mà chết, có thể tin
rằng Gia Cát Lương sau này cúc cung tận tụy, cũng là bắt đầu từ đấy.
Lại nói Bùi Tùng Chi chú giải
Tam quốc chí có chép: Mạnh Công Uy là bạn thân của Gia Cát Lượng, muốn về cố
hương ở Trung Nguyên (Mạnh Công Uy là người Dự Châu), Gia Cát Lượng có khuyên
ông ta rằng: “Trung Quốc giàu sĩ đại phu, ngao du hà tất phải nghĩ đến cố hương
làm gì”, vấn đề là ở chỗ, nhà Hán ở Trung Nguyên, Tào Tháo đương nắm quyền bức
hiếp cả nhà vua. Mà Gia Cát Lượng là người theo phái Thanh lưu vẫn nghĩ đến
phục hưng nhà Hán, quan điểm ấy không lúc nào rời được. Nhìn khắp quần hùng
trong thiên hạ, chỉ có Lưu Bị tận tâm với Hán Hiến đế, ông ta không những là
hậu duệ của nhà Hán, cũng từng nhận mật thư của Hán Hiến đế, là tướng lĩnh dám
tham gia việc mưu sát Tào Tháo. Nhìn chung sự gắn bó giữa Gia Cát Lượng và Lưu
Bị âu cũng là đạo lý tất nhiên.
2. Anh em khác họ, giai thoại nghìn năm.
Không chỉ một mình Gia Cát
Lượng bị hấp dẫn bởi ma lực của Lưu Bị, ngav khi còn điên đảo lưu ly cũng có
không ít danh sĩ mãnh tướng, vẫn ở bên ông ta, đồng cam cộng khổ, chia sẻ hoạn
nạn đối với Lưu Bị cơ hồ vĩnh viễn không rời đổi. Đáng kể nhất là đào viên kết
nghĩa Lưu, Quan, Trương, vẫn lưu truyền trong dân gian, ba người “Dẫu không
cùng ngày, tháng, năm sinh nhưng nguyện chết cùng ngày, cùng tháng, cùng năm”.
Quan Vũ tên chữ là Vân Trường,
tên thực là Trường Sinh người Hà Đông (nay là Sơn Tây), khi tuổi trẻ vì trượng
nghĩa có giết kẻ ác bá trong làng; một mình chạy trốn ở nơi khác, đổi tên là
Vân Trường. Khi Lưu Bị ở Trác Quận khởi binh thảo phạt Hoàng Cân, Quan Vũ và
Trương Phi cùng đến tiếp ứng, Quan Vũ thân cao hơn chín thước ta (khoảng 1,90
m), tướng mạo đường đường, cùng với Trương Phi, rất được Lưu Bị tín nhiệm. Tam
quốc chí có chép: “Tiên chủ khi ở Bình Nguyên xếp Quan Vũ, Trương Phi làm Biệt
bộ tư mã, chia nắm việc quân. Tiên chủ với hai người ngủ cùng giường, xem như
anh em, song khi có việc công thì đứng hầu trọn ngày, mọi thứ đều do tiên chủ
chu cấp, không ngại gì gian khổ”.
Năm thứ 4 Kiến An, Lưu Bị thóat
khỏi sự không chê của Tào Tháo, lệnh cho Quan Vũ, nỗ lực ngăn chặn quân Tào,
giữ thành Hạ Phì, bảo vệ gia quyến và lương thảo, có bổ nhiệm chức Thái thú.
Còn Lưu Bị cùng Trương Phi trụ ở Bái huyện, để chống đỡ quân Tào xâm nhập.
Năm thứ 5 Kiến An. Tào Tháo dẫn
đại quân Đông chinh. Lưu Bị ở Bái huyện bị quân Tào đánh bại, một mình chạy về
với Viên Thiệu. Thành Hạ Phì cũng bị quân Tào vây chặt, Quan Vũ muốn tuẫn tiết,
song một mặt phải bảo vệ gia quyến Lưu Bị, một mặt do Tào Tháo đưa ra điều kiện
khuyến hàng rất là ưu đãi, Quan Vũ nếu như được tin tức của Lưu Bị, sau khi lập
công đáp đền Tào Tháo sẽ lập tức tìm về với Lưu Bị, điều kiện được chấp nhận,
ông ta đem quân đầu hàng Tào Tháo.
Tuy danh tiếng của Quan Vũ
không cao song có tư chất tướng mạo, lại thêm có phẩm hạnh được Tào Tháo rất
kính trọng; chẳng những đáp ứng điều kiện đầu hàng của ông, còn phong làm Thiên
tướng quân.
Không bàn đến sự tô vẽ của “Tam
quốc diễn nghĩa” những ghi chép của chính sử về quan hệ đặc biệt giữa Tào Tháo
và Quan Vũ, vẫn có thể được gọi là không tiền khoáng hậu, cổ kim trong ngoài cũng
không tìm được một câu chuyện thứ hai. Sau khi đầu hàng lại có thể tự do ra đi,
hơn nữa lại có thể theo về với đối phương (Viên Thiệu) và lại có thể đối chọi
với mình, điều kiện khoan dung như vậy có lẽ chỉ Tào Tháo mới có thể đưa ra.
Quan Vũ cũng ngoan cố khả ái,
dẫu Tào Tháo đối với ông tận tình tận nghĩa, ông vẫn kiên trì nguyên tắc đã
thỏa thuận, tích cực tìm tòi Lưu Bị đã lưu lạc, đích xác được gọi là kẻ đại
trượng phu “phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất” (giàu sang không dao
động, uy vũ không khuất phục).
Bởi Quan Vũ với mãnh tướng
Trương Liêu có chí khí hợp nhau, quan hệ thân mật, Tào Tháo bèn phái Trương
Liêu thử thăm dò ý nguyện Quan Vũ phải chăng có thể dứt bỏ Lưu Bị ở lại trại
Tào. Trương Liêu cứ theo chỉ thị của Tào Tháo đến ướm hỏi Quan Vũ, Quan Vũ biết
Tào Tháo có thiện ý, than rằng: “Tôi rất biết Tào Công lấy lễ đối xử với tôi,
song Lưu tướng quân với tôi đã có quan hệ lâu ngày, từng thề cùng sinh tử,
chẳng thể bởi giàu sang bội ước, tôi chẳng thể ở lâu được, song nhất định lập
công lao đền đáp, rồi mới ra đi”.
Trương Liêu chỉ còn biết báo
cáo với Tào Tháo đúng như vậy, Tào Tháo không những không giận lại rất đỗi cảm
động, công khai tán tụng Quan Vũ là người trung nghĩa. Không lâu, quân tiên
phong của Viên Thiệu tràn qua bờ nam Hoàng Hà đánh vào thành Bạch Mã của Tào
Tháo, tướng trấn thủ là Lưu Diên vội cấp báo, Tào Tháo phái Trương Liêu và Quan
Vũ đến đó chống đỡ. Bởi Nhan Lương tự đắc có quân lực hùng mạnh, lơ là phòng
vệ; Trương Liêu và Quan Vũ dẫn đội kỵ binh đuổi gấp, cách thành Bạch Mã khoảng
vài mươi dặm gặp Nhan Lương đang dẫn quân đi tuần. Hai bên đột nhiên giáp mặt,
không kịp chuẩn bị, Nhan Lương đang cười nói vui vẻ, ngồi trên một cỗ xe có
lọng che và cờ hiệu, không nghĩ chuyện bất thường sẽ xảy ra. Quan Vũ dũng mãnh
nhanh chóng nhìn ra nhược điểm của Nhan Lương, ông một mình một ngựa xông đến,
huơ đại đao nhằm chém Nhan Lương, áp sát đến tận bánh xe, vệ binh của Nhan
Lương đứng ngây cả ra, đến bản thân Nhan Lương cũng không kịp trở tay, liền bị
Quan Vũ đâm chết lộn cổ xuống xe. Trong khi vệ binh còn đứng ngây như phỗng,
Quan Vũ xuống ngựa lấy thủ cấp của Nhan Lương, sau đó ung dung lên ngựa mà đi.
Trương Liêu cũng vẫy quân kéo
đến, quân Nhan Lương kinh hoàng tan tác cả, Quan Vũ và Trương Liêu không dừng
lại, lại tiếp tục truy đuổi; bởi mất chỉ huy, quân Viên như rắn không đầu, chỉ
còn biết nhanh chóng rút chạy về bờ bắc Hoàng Hà, thành Bạch Mã cũng mau chóng
được giải vây. Kể từ đại chiến Quan Độ bắt đầu chưa được bao lâu, quân Viên
Thiệu đã vấp ngay phải một tổn thất nghiêm trọng.
Thắng trận này công lao của
Quan Vũ rất lớn, Tào Tháo sợ ông ta bỏ đi bèn ban thưởng rất hậu, phong làm
“Hán thọ đình hầu” cứ ba ngày bày một tiệc nhỏ năm ngày bày một tiệc lớn có ý
giữ chân ông. Song Quan Vũ được biết Lưu Bị đang ở với Viên Thiệu bèn từ biệt
Tào Tháo, Tào Tháo tránh không gặp mặt, Quan Vũ không trình báo được, bèn gói
cả quà thưởng và ấn tín, viết thư cáo từ, dẫn theo gia quyến Lưu Bị thẳng hướng
doanh trại Viên Thiệu ở bờ bắc Hoàng Hà.
Trong khoảng giao tranh giữa
đôi bên, Quan Vũ vượt qua không dễ dàng; các tướng trong trại Tào muốn đuổi
bắt, song Tào Tháo ngăn lại nói rằng: “Kẻ ấy chỉ vì chủ cũ, chớ nên đuổi theo”.
Một mình một ngựa bảo vệ gia
quyến Lưu Bị, vượt qua vùng giáp ranh giữa hai bên, giữa thời kỳ chiến sự,
không nghi ngờ gì đây là việc thực khó hiểu rõ được. Bởi thế trong Tam quốc
diễn nghĩa có mô tả một câu chuyện ly kỳ: “Một ngựa vượt nghìn dặm, ngũ quan
trảm lục tướng”. Giữa chừng lại có tình tiết Trương Liêu phụng mệnh Tào Tháo,
tặng Quan Vũ giấy thông hành miễn tội quá quan trảm tướng, lý lịch tô vẽ thêm
rất khó phân giải, song nếu như không có sự chiếu cố đặc biệt của Tào Tháo,
Quan Vũ muốn bình yên đi qua phòng tuyến tiến sang doanh trại Viên Thiệu tưởng
cũng không dễ dàng như thế.
Bởi ma lực đặc biệt của Quan
Vũ, Viên Thiệu cũng bỏ quá cho ông ta tội chém chết Nhan Lương, lại cảm kích
trước lòng trung nghĩa vẫn sắp xếp cho ở trong trại Lưu Bị. Tuy sự kiện đến hôm
trước đại chiến Quan Độ bảo vệ đại thế trong thiên hạ, chỉ là một đoạn viết
ngắn, song sự trung thành và can đảm của Quan Vũ, sự khoan dung và nhã ý khác
thường của Tào Tháo, đã thành giai thoại lưu truyền thiên cổ.
Trương Phi tên chữ là Dực Đức,
là người cùng quận Trác với Lưu Bị, năm xưa đã cùng Quan Vũ theo giúp Lưu Bị,
cá tính thẳng thắn, bên trong sự thô lỗ là sự tử tế. Thân cao hơn tám thước ta
(khoảng 1,8 m) trán cao mà dô, mắt tròn mà lớn, râu quai nón đầy mặt, tiếng to
như sấm, hành động mau lẹ mà dũng mãnh, thoáng nhìn có vẻ hung tợn, bụng dạ lại
trung thành mà lương thiện. Đối với kẻ quân tử có học thì rất mực tôn trọng,
song coi cái ác như thù; đôi với kẻ tiểu nhân phạm sai lầm hoặc có ác ý dứt
khóat không tha thứ, cũng bởi thế mà dễ đắc tội với người.
Lại thêm cá tính nóng nảy,
thích uống rượu, đã từng mắc lỗi nghiêm trọng, Lưu Bị phải luôn răn bảo, song
bản tính khó đổi. Trương Phi kiêu dũng thiện chiến coi cái chết nhẹ như lông
hồng, nói về sức sát thương trên chiến trường, đến cả Quan Vũ cũng phải tự than
là chẳng bằng. Thế nhưng ông ta đối với Lưu Bị rất đỗi trung thành, đối với
Quan Vũ cũng rất nể vì, là một người bạn thuở hàn vi chẳng dễ gặp được.
3. Ban bệ của Lưu Bị
Ngoài Quan Vũ và Trương Phi,
trong ban bệ của Lưu Bị, Triệu Vân là người cẩn thận, dám nói thẳng, dũng mãnh
vô cùng, giàu tinh thần trách nhiệm, được xem là một nhân vật trọng yếu.
* Triệu Vân
Triệu Vân tên chữ là Tử Long,
người Thường Sơn, thân cao hơn tám thước ta, hùng tráng uy nghi, chuyên dùng
cây trường thương với người khoan hòa , có năng lực lãnh đạo. Thời Hán mạt đại
loạn, các phụ lão quân Thường Sơn cử Triệu Vân làm thủ lĩnh quân nghĩa dũng,
khi Viên Thiệu và Công Tôn Tỏan đánh nhau, Triệu Vân dẫn quân nghĩa dũng theo
về với Công Tôn Tỏan.
Bởi Viên Thiệu đang làm Ký Châu
mục, Công Tôn Tỏan, thấy Triệu Vân đến với mình, phi thường cao hứng mới bảo
rằng: “Nghe nói người Ký Châu đều theo về với Viên Thiệu, tướng quân lại về với
ta ở đây, khá xem là người Ký Châu bỏ lối mê mà phản tỉnh”. Không ngờ Triệu Vân
nghiêm trang nói rằng: “Thiên hạ đại loạn, ai phải ai trái, kỳ thực cũng khó
phân biệt rõ, người dân chịu ảnh hưởng chiến loạn, ở nơi nước sôi lửa bỏng, bởi
vậy người tệ quận mới phải đi tìm nơi nhân nghĩa, cứu họ khỏi cảnh nước lửa,
đâu có nghĩ là thân cận với tướng quân mà xa rời Viên Thiệu!”. Công Tôn Tỏan
nghe nói rất không vừa lòng song thấy quân lực to lớn, miễn cưỡng thu nạp,
không trọng dụng cho lắm.
Lúc ấy Lưu Bị đã theo về với
Công Tôn Tỏan đánh lại Viên Thiệu, với Triệu Vân rất có cảm tình, mến mộ tài
năng, Triệu Vân cũng có ý hợp với Lưu Bị, kết làm chỗ thân thiết. Không lâu,
anh cả của Triệu Vân ở quê từ trần, Triệu Vân xin phép về nhà, Lưu Bị biết rõ
anh ta sẽ không trở lại với Công Tôn Tỏan; khi từ biệt nắm tay không rời, Triệu
Vân cảm được thành ý, bèn nói rằng: “Sẽ có ngày đáp đền thành ý của tướng
quân”. Sau này, Triệu Vân được biết Lưu Bị theo về với Viên Thiệu đã dẫn quân ở
làng đến phối hợp, làm trọn lời hứa; Lưu Bị rất vui mừng thường ngủ cùng
giường, cùng bàn bạc đại sự, Lưu Bị thấy Viên Thiệu chẳng thế dựa được bèn ngầm
phái Triệu Vân chiêu mộ binh mã cho đội quân của mình. Chẳng bao lâu đã có hơn
trăm người tham gia, sau khi Lưu Bị đến Nhữ Nam, đã có ban bệ hoàn chỉnh, đều
là công lao của Triệu Vân bởi Triệu Vân dũng mãnh lại điều độ, giỏi đánh kỵ
binh, nên Lưu Bị giao cho làm kỵ binh đốc đại, lại thường kiêm chỉ huy đội tiên
phong.
Trong lúc lãnh đạo quân đội của
Lưu Bị, sau này phối hợp tốt với Gia Cát Lượng cũng đều là công của Triệu Vân.
Ngoài ba vị võ tướng vạn người
khó địch, trong ban bệ lúc đầu của Lưu Bị còn có ba văn quan trọng yếu họ là My
Trúc, Tôn Càn, Giản Ung.
* My Trúc
My Trúc tên chữ là Tử Trọng
người Đông Hải, tổ tiên theo nghề buôn bán, khách có vạn người, tài sản rất
lớn, khi Đào Khiêm làm Từ Châu mục, thấy My Trúc là người nổi tiếng, bổ nhiệm
làm Biệt giá tòng sự. Khi Đào Khiêm từ trần dặn dò My Trúc phải mời Lưu Bị làm
Châu mục, cùng với Trần Đăng đã giúp đỡ được nhiều việc quan trọng, khi Lưu Bị
làm Từ Châu mục sau này, Lã Bố thừa cơ Lưu Bị đang tranh giành với Viên Thuật
tập kích Từ Châu, vợ con Lưu Bị mắc vòng vây hãm. Bất đắc dĩ Lưu Bị dẫn quân
đến Quảng Lăng. My Trúc lấy tài sản riêng hiệp trợ cho Lưu Bị qua lúc khốn khó,
lại mang em gái gả cho Lưu Bị làm vợ kế gọi là My phu nhân.
Tào Tháo đánh chiếm Từ Châu, My
Trúc tuy xuất thân từ thương gia song bởi có lòng trung lại thanh liêm, được bổ
nhiệm làm Thái thú doanh quận, cử em trai My Trúc và My Phương làm Bành thành
tướng. Sau khi Lưu Bị thua Tào Tháo, anh em My Trúc đều từ quan đi theo Lưu Bị.
Khi Lưu Bị về với Viên Thiệu, anh em My Trúc cũng từ giã quê hương, đến Nghiệp
quận hợp với Lưu Bị, sau này Lưu Bị đánh du kích ở vùng Nhữ Nam quấy rối hậu
phương Tào Tháo, My Trúc cũng giúp đỡ Lưu Bị rất nhiều tiền tài.
* Tôn Càn
Tôn Càn tên chữ là Công Hổ
người Bắc Hải, khi Lưu Bị mới được bổ nhiệm Từ Châu mục, được cử làm Tòng sự,
Tôn Càn có tài ăn nói, phản ứng sắc bén, song cá tính ôn hòa và là người trung
thành. Thời kỳ Lưu Bị đang thất vọng, Tôn Càn luôn ở bên an ủi giúp đỡ, không
biết mỏi mệt. Bất luận là khi về với Viên Thiệu hoặc Lưu Biểu, việc giao thiệp
và sắp đặt trước đều do Tôn Càn phụ trách, chưa hề chịu nhục, có thể nói là có
tài ngoại giao. Đặc biệt là Lưu Biểu cũng có ý quý trọng Tôn Càn. Khi viết thư
cho Viên Thượng là con Viên Thiệu, luận về việc tranh giành giữa anh em họ
Viên, Lưu Biểu có ý nhấn mạnh: “Mỗi lần cùng luận bàn việc này với Lưu tướng
quân và Tôn Công Hổ, đều rất đau lòng, nghĩ mà bi thương”. Tuy như thế, Tôn Càn
là người trung thành với Lưu Bị, song công việc không có gì nổi trội.
* Giản Ung
Giản Ung tên chữ là Hiến Hòa ,
người Trác quận cùng đồng hương với Lưu Bị, thời trẻ đã có quan hệ, khi Lưu Bị
tổ chức đội quân riêng trấn áp Hoàng Cân khởi nghĩa, Giản Ung đã theo về với
Lưu Bị phụ trách việc đàm phán, việc giao thiệp. Giản Ung cá tính khôi hài,
giỏi trào phúng, không xem trọng lễ phép thế tục, thường giống như kẻ cuồng sĩ,
có lúc Lưu Bị và Gia Cát Lượng cũng phải đau đầu, song ông ta vốn chính trực
liêm khiết và không tư lợi, ở trang trại Lưu Bi rất được quân sĩ kính trọng.
Có một lần trời đại hạn, Lưu Bị
hạ lệnh cấm chỉ việc nấu rượu, ai vi phạm sẽ bị trừng phạt nghiêm trọng, có một
nhà kia bị quan quân kiểm tra thu được thiết bị nấu rượu, luận vào hình phạt
chuẩn bị phạm tội, Lưu Bị do dự không quyết. Hôm ấy, Lưu Bị với Giản Ung đang
đi tuần sát trong quận, thấy một nam một nữ cùng đi, Giản Ung nói với Lưu Bị:
“Hai người này sắp làm việc gian dâm, xin hãy mau bắt lấy”. Lưu Bị kinh ngạc
bảo rằng: “Tiên sinh sao biết như thế?”. Giản
Ung đáp rằng: “Hai người bọn họ chẳng phải đều có khí cụ gian dâm ư? Việc này
so với việc có đồ nấu rượu là cùng một đạo lý vậy!”. Lưu Bị nghe xong cười lớn,
bèn hạ lệnh, kẻ có đồ nghề nấu rượu vô tội, việc này nói rõ được tài trào phúng
của Giản Ung.
Sau khi Từ Thứ, Gia Cát Lượng
được bổ nhiệm, My Trúc, Tôn Càn, Giản Ung đã giảm bớt vai trò quan trọng trong
việc lập kế hoạch ở quân danh, song họ đều không mảy may óan thán, lại còn tận
lực hiệp trợ với Gia Cát Lượng, qua đấy thấy được dưới sự lãnh đạo khéo cảm hóa
lòng người của Lưu Bị, nhóm quan văn dưới trướng cũng hòa hợp được vào không
khí chung.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT