Liêu Cốc đạo nhân và Phi Hống Yến rời khỏi Phiên Ngung liền cấp tốc trở về

Hạnh Hoa thôn để tiếp tay với Tiêu Hà lão hiệp đương đầu với tân đinh của Tạ

Liên Hồng.

Riêng Phi Hống Yến rất nôn nao trong lòng từ lúc hay tin Hà Minh bị giặc bể

cầm tù, nàng chỉ muốn mau đến Hạnh Hoa thôn để tìm cách giải cứu chàng.

Nàng biết đâu giữa đảo Kỳ Sa và Hạnh Hoa thôn còn cách xa nhau cả ngày

đường bể.

Khi đến Hạnh Hoa thôn rồi, nàng không ngờ vị lão hiệp cứ bàn tính mãi kế

hoạch mà không thấy động binh.

Chiều chiều, Phi Hống Yến lên ngọn đồi hoang ngó mong về hướng bể xa xa,

tận chân trời. Nàng biết rằng nơi đó có người thân yêu nhất đời nàng đang bị giam

giữ.

Tự nhiên Phi Hống Yến lo sợ bâng quơ.

Giữa nàng và Hà Minh nào đã nói với nhau một lời thương yêu nào đâu?

Không chừng Hà Minh chưa hề nghĩ đến tình yêu đối với nàng.

Nghĩ đến đấy, Hồng Yến cảm thấy như đau nhói trong tim. Không? Những lời

giã biệt của chàng trước khi chia tay để đưa Hoàng Đề đốc phu nhân về Hạnh Hoa

thôn và những cái nhìn thông cảm giữa hai người không cho phép Phi Hống Yến

lầm được.

Chỉ sợ khi nàng đến nơi thì Hà Minh đã bị chúng giết đi rồi. Phi Hống Yến

thấy lạnh cả tay chân khi nghĩ rằng Hà Minh không còn sống trên đời này nữa...

Sự thương yêu thầm kín, không bộc lộ ra được làm cho Hồng Yến nghĩ ngợi bâng

quơ

Nàng khổ sở vô cùng khi thấy Liêu Cốc đạo nhơn và Tiêu Hào lão hiệp vẫn án

binh bất động? Nàng có biết đâu hai người đang đợi quân dọ thám từ đảo Kỳ Sa

trở về

Phi Hống Yến là một nữ hiệp tài giỏi, đã từng một mình làm náo loạn của

Phiên Ngung đâu mãi ngồi yên giữa lúc người yêu đang nằm trong tay bọn hải tặc.

Nàng nghĩ rằng Liêu Cốc đạo nhơn và Tiêu hà lão hiệp bận lo đại sự mà quên

mất Hà Minh nên nàng lẳng lặng rời khỏi Hạnh Hoa thôn, tự mình giải cứu người

yêu

Một sáng Chiêu Anh quân lao xao vì tin Hồng Yến bỏ đi. Liêu Cốc đạo nhơn

chắc lười than thầnl.

- Phi Hống Yến đã hiểu lầm bọn ta rồi.

ông truyền chư vị hào kiệt điểm binh cấp tốc đuổi theo để giữ nàng lại. Nếu

không gặp, hãy đến đảo Kỳ Sa để tìm cách tiếp tay với nàng.

Nhưng đã trễ lắm rồi. Giữa lúc đó, Hồng Yến đã ở trên thuyền giặc lên đênh

trên muôn trùng sóng nước và đang trực chỉ tới đảo Kỳ Sa.

Khi nàng đến vùng ven bể, liền cải nam trang, lần dò theo các hàng quán để

tìm cách ra đảo. Nàng gặp bọn giặc bể vào đất liền cướp lương thực, bắt dân phu.

Chúng đốt phá cả làng và bắt xuống thuyền hàng trăm trai tráng. Phi Hống Yến

liền lẩn vào đám nạn nhân một cách dễ dàng. Tài nghệ của nàng đủ sức tiêu diệt

bọn hải tặc kia, nhưng Phi Hống Yến vẫn lặng yên làm ra vẻ hãi hùng như các

chàng trai bị nạn, để qua mặt quân cướp bể.

Những nàng thiếu nữ đương xuân bị chúng bắt đi, kêu khóc vang trời, khiến

Phi Hống Yến vô cùng chua xót.

Biết làm sao bây giờ, nếu nàng giải cứu cho họ thì hỏng cả việc giải cứu Hà

Minh. Nàng đành cắn răng quay mặt làm ngơ, trước những hành động dã man của

chúng.

Thuyền rời đất liền ra bể.

Cho đến mờ tối hôm đó, thuyền mới cặp vào đảo Kỳ Sa. Hồng Yến nhìn lên

đảo thấy đèn sáng như sao sa, quân giặc lố nhố trùng điệp, đảo Kỳ Sa không khác

một tỉnh thành ở đất liền, duy chỉ có nhà của bọn giặc bể che cất rất sơ sài...

Chúng lùa dân lên bờ và đưa đến một gian trại rất kiên cố để giam giữ.

Hồng Yến hy vọng được gặp Hà Minh ở đây, nhưng khi bước vào trại thì nàng

tuyệt vọng vô cùng vì nới đây có đến hàng nghìn người, không phân biệt được ai

là ai. Nàng nhủ thầm:

- Thế này thì làm sao tìm được chàng?

Bọn giặc bể đẩy mọi người vào trong rồi đóng cổng lại. Dân chúng mỏi mệt

nằm nghiêng ngửa bên nhau... Ai cũng bải hoải tâm thần không buồn hỏi thăm

lulullg nạn nhân đã ở đây trước.

Phi Hống Yến ngồi yêu một lúc rồi lần đến bên một ông lão râu tóc bạc phơ

hỏi:

- Thưa lão trượng ?

ông lão đang thiu thiu ngủ, vụt mở mắt nhìn nàng, hơi ngạc nhiên vì câu nói

lễ độ đó mà cả đời sống nơi sàn dã, lão không hề nghe thấy.

Nhưng ông cũng nhỏ nhẹ đáp:

- Cháu muốn hỏi điều chi?

Hồng Yến nói:

- Thưa lão trượng? Bọn cướp bể bắt dân chúng làm gì mà đông thế?

ông lão thở dài đáp:

- Bấy nhiêu đây thì nói làm gì, còn hằng mười trại khác cũng đầy nghẹt thế

này.

Nghe đâu chúng sắp tấn công lên Hạnh Hoa thôn, nên chúng định xua dân

lành đi trước để các lão hiệp thương dân mà không lăn đá lửa xuống như độ nào?

Phi Hống Yến kinh hãi kêu lên:

- Trời ơi? Thế là chúng định đem chúng ta làm vật hy sinh, trong trận chiến ư?

ông lão gật đầu:

- Đúng đấy cháu ạ? Lão cũng đã gần đất xa trời, có chết cũng không hề gì, chỉ

tội nghiệp cho mấy cháu. . .

ông lão nghẹn ngào trong lúc Phi Hống Yến lặng yên suy nghĩ

Nàng không ngờ quân giặc bể lại có thể tàn bạo đến như thế.

Bỗng nàng nghe văn vẳng có tiếng cãi nhau bằng tiếng Tàu ở ngoài rồi tiếng

cười đùa ầm ĩ.

Sanh nghi, Hồng Yến bò đến bên vách trại nhìn ra. Dưới ánh đuốc sáng rực,

quân lính Tàu đang say sưa bên bàn tiệc, cạnh lulung thiếu nữ trắc nết theo quân

giặc bể.

Hồng Yến lo sợ lẩm bẩm:

- Trời, quân Hán làm gì mà có mặt ở đây ?

Nàng sửng sốt quay vào, đến bên ông lão hỏi:

- Thưa lão trượng ? Có quân Tàu trong đám hải tặc ư?

ông lão khẽ đáp:

- Cách đây vài hôm tự dưng quân Tàu kéo đến đảo này rất đông và bọn hải tặc

đều hớn hở hân hoan. Nghe đâu bọn kia từ Phiên Ngung đến...

Phi Hống Yến chợt hiểu. Nàng không ngờ Cù thị lại hèn hạ thông đồng với

quân cướp bể và bí mật giúp quân Hán cho chúng tàn phá Hạnh Hoa thôn. Làm thế

nào báo tin cho Liêu Cốc đạo nhân và Tiêu Hà lão hiệp được biết bây giờ?

Đêm lần về khuya, nhưng bên ngoài vẫn vang lên tiếng cười đùa của bọn cướp

bể. Trong trại giam, mọi người đều mệt mỏi, an giấc, duy chỉ có ông lão vào Phi

Hống Yến là còn trằn trọc.

Hồng Yến chỉ chờ đêm khuya thoát ra ngoài dọ xét tình hình quân giặc và tìm

nơi giam giữ Hà Minh.

Riêng ông lão có vẻ ngạc nhiên trước những câu hỏi của Phi Hống Yến nên

ông trông chừng hành động của nàng.

Phi Hống Yến cũng biết vậy, nhưng nàng tin tưởng ông lão không phản bội

mình và có thể giúp nàng được nhiều việc.

Nàng thấy cần phải hỏi dò ông lão thêm vài điều nữa trước khi hành động, nên

xích lại bên ông, hỏi nhỏ:

- Lão trượng yên lặng, đừng sợ hãi. Tiêu điệt là người ở Hạnh Hoa thôn đến

đây để tìm cách dò xét tình hình quân giặc, xin lão trượng an lòng. Sớnl muộn gì

các lão hiệp cũng phá tan sào huyệt của chúng để cứu dân lành.

Trên khuôn mặt ông lão thoáng nét vui mừng.

ông thì thầm bên tai, Phi Hống Yến:

- Tráng sĩ nên thận trọng, lão xin hết lòng giúp tráng sĩ.

Phi Hống Yến bỗng hỏi:

- ít lâu nay, lão trượng có thấy bọn chúng bắt được một chàng hiệp sĩ nào

chăng và giam giữ chàng nơi đâu không?

ông lão lặng yên suy nghĩ rồi lắc đầu nói:

- Lão đã qua khắp mười trại giam của bọn giặc bể, quen mặt với tất cả mọi

người nhưng chưa bao giờ gặp chàng hiệp sĩ nào cả? Hầu hết mọi người đều là dân

quê miền bể chuyên sống với nghề chài lưới.

Phi Hống Yến thất vọng vô cùng? Trên đảo Kỳ Sa rộng lớn này, làm sao nàng

tìm ra nơi giam giữ Hà Minh nội đêm này.

ông lão bỗng nhìn nàng nói:

- à? Lão nhờ ra rồi? ở sát bên trại của Tạ Liên Phương có một gian hầnl, ngày

đêm cửa đóng bít bùng. Bọn lâu la cho biết là nơi giam giữ các tướng lãnh Hạnh

Hoa thôn.

Hồng Yến chắc chắn là chúng nhốt Hà Minh ở đấy nên hỏi tiếp:

- Thưa lão trượng? Doanh trại của Tạ Liên Phương ở hướng nào?

ông lão ngồi dây chỉ tay về hướng đông bảo:

- Tráng sĩ đi về hướng mặt trời mọc sẽ thấy một gian trại rộng lớn, xung quanh

có hàng rào bao bọc. Đấy là doanh trại của Tạ Liên Phương, nơi tụ họp của các

tướng giặc.

ông lão dặn dò thêm:

- Mỗi ngày đi qua đấy, lão thấy chúng canh phòng nghiêm ngặt lắm. Tráng sĩ

có đến đó hãy thận trọng cho lắm mới được.

Phi Hống Yến vâng dạ rồi hỏi:

- Tiểu điệt xin hứa là sẽ phá tan quân giặc để cứu lão trượng ra khỏi chốn này.

ông lão mỉm cười đáp:

- Tráng sĩ cứ lo cho xong công việc của mình và hãy nghĩ đến hàng nghìn

người đang bị giam giữ kia.

Phi Hống Yến nhìn ông cảm phục vô cùng. Nàng lặng im, không nói nữa và

nhìn ra ngoài trời sương.

Bọn giặc bể đã hết vui đùa và bắt đầu yên giấc. Nhưng thỉnh thoảng từ đâu

một giọng cười rù lên trong đêm tịch mịch.

Phi Hống Yến khẽ cúi chào ông bò ra phía cổng trại nhìn ra ngoài.

Tên lâu la canh cổng đứng dựa vào vách im lìm say ngủ, Hồng Yến cả mừng

thò tay vào trong rút thanh báu kiếm chặt đút chấn song cây, không gây thành

tiếng động. Cửa nhà giam bật mở.

Phi Hống Yến, nhanh như cắt, lẻn ra ngoài rồi khép cửa lại cho quân khỏi nghi

ngờ...

Nàng lẩn vào bóng tối ẩn mình một lúc rồi chạy về hướng mặt trời mọc. Nàng

phải cứu Hà Minh trước đã rồi dò xét tình hình quân cướp bể.

Đúng như lời chỉ dẫn của ông lão, Phi Hống Yến đi một lúc thì thấy doanh trại

của Tạ Liên Phương. Nàng nhìn trước nhìn sau rồi chạy vụt qua rào, nhẹ nhàng

như én liệng.

Hồng Yến thu mình lại nghe ngóng động tịnh. Nàng thấy bọn lâu la nằm tụ

năm tụ bảy chè chén hay nói kháo dưới trời sương. Trong doanh trại của Tạ Liên

Phương đèn sáng rực rỡ, Phi Hống Yến độ chừng quân cướp bể đang tụ họp.

Tự nhiên nàng muốn lẻn vào xem chúng bàn định việc gì?

Cùng lúc đó, nàng chợt thấy gian hầm lù lù bên cạnh doanh trại. Cạnh đấy hai

tên lâu la cầm giáo sáng ngời đang canh gác.

Phi Hống Yến lựa chỗ khuất ánh đèn bước lần tới nhún mình nhảy vút lên mái

nhà, nằm sát xuống. Nhưng ngàng vội vã nhảy xuống ngay, vì mái nhà lơp bằng

tranh?

Nàng khó nghĩ vô cùng? Bây giờ, làm thế nào dò xét được bọn giặc khi mà

nàng không thể nép mình trên mái nhà nhìn xuống.

Bỗng cánh cửa phía sau của doanh trại vụt mở. Hồng yến kinh hãi nép sát vào

vách nhà: Một tên giặc đang say sưa ngả ngớn bước ra, đứng loạng choạng một

lúc, bổ nhào bên chân Hồng Yến.

Hắn vụt thấy nàng, toan la lên thì Hồng Yến nhanh như chớp nàng lia ngọn

kiếm ngang cổ hắn. Tên giặc gục xuống chết không kịp la. . .

việc xảy ra bất thình lình quá làm thay đổi cả sự định đoạt của Hồng Yến.

Nàng nghĩ thật nhanh phải giấu ngay xác của tên giặc này và thay đổi y phục của

hắn mới mong lẻn vào trong được.

Nàng nghĩ xong là thi hành ngay. Hồng Yến ôm xác tên giặc phóng mình ra

ngoài rào, tìm một bụi cây kín đáo giấu xác hắn, sau khi đã lấy y phục của hắn

mặc vào mình.

Nàng không ngờ, kẻ kia là một tướng tàu. Hắn đến doanh trại Tạ Liên Phương

dự yến.

Phi Hống Yến lại theo con đường cũ, nhảy qua rào, ngang nhiên đi thẳng vào

trong. Nhưng sợ lộ diện, nàng không vào trại mà đến bên cửa, đứng nép vào vách,

nghe trộm lời bàn bạc của chúng.

Tuy nhiên, nàng chỉ nghe tiếng cười đùa huyên náo vọng ra chứ không thể

phân biệt được lời gì? Nàng phân vân nửa muốn vào nửa muốn cứu Hà Minh.

Một lúc sau Hồng Yến trở ra gian hầm.

Hai tên lâu la đứng gác thấy nàng đi tới ngỡ là tướng Tàu nên không phòng bị

gì cả.

Một tên cất tiếng hỏi:

- Tàn tiệc rồi sao, thưa ngài?

Phi Hống Yến không đáp, bất thình lình nhảy tới hạ tên đó rồi thuận đà kiếm

giết ngay bạn hắn. Nàng cúi xuống nhìn cửa hầm thấy then gài cẩn thận liền dùng

báu kiếm chém bứt đi. Cửa hầm bật mở hiện ra một đường tối đen thăm thẳm.

Hồng Yến lắng nghe động tịnh rồi bước xuống hầm. Mùi ẩm ướt từ dưới xông

lên hăng hắc.

Hồng Yến cảm thương người yêu phải chịu cảnh ngục hình. Nàng thấy cần

phải cứu Hà Minh ngay, để chậm trễ chúng chặn mất lối ra thì chết cả hai.

Nàng buông mình xuống hầm, cố mở to mắt nhìn quanh.

Bóng tối lờ mờ, thật khó phân biệt được mọi vật gần bên.

Nàng cất tiếng gọi nhỏ:

- Hà huynh? Anh ở đâu?

Tiếng nàng vang lên trong hầm tối, rồi vụt lặng yên. Hồng Yến lo ngại vô

cùng. Biết đâu Hà Minh đã không còn nữa? Nàng toan lấy bùi nhùi đánh đá đốt

lên thì nghe tiếng thì thầm:

- Ai đó? Ai gọi ta...

Phi Hống Yến vui mừng không kể xiết, hỏi tới tấp:

- Anh Hà Minh đấy ư? Em là Phi Hống Yến đây...

- Phi . . . Hồng . . . Yến. . . Trời ? Tôi mơ hay tỉnh. . . Thế này. . .

Hồng Yến lần về phía chàng. Nàng chua xót khi thấy Hà Minh bị trói sát vào

vách hầm, đầu gục xuống . . .

Hồng Yến chạy đến bên chàng, và sự cảm xúc đã làm nàng mất hẳn sự e lệ

bình thường, nàng nắm lấy tay Hà Minh lay gọi:

- Hà huynh? Anh? Em là Hồng Yến đây.

Hà Minh từ từ ngẩng đầu nhìn, đôi mắt chàng hoa lên trong bóng đêm và chỉ

thấy mờ mờ một bóng hình kiều diễm. Chàng đưa tay sờ soạng lên mặt Hồng Yến

nghẹn ng ào :

- Hồng Yến? Em... Sao em vào được nơi đây? ... Trời? Anh đã nghĩ là đến kiếp

sau chúng ta mới gặp được nhau!

Hồng Yến sung sướng vô cùng: Nàng biết rằng Hà Minh vẫn nhớ đến nàng,

suốt lulullg ngày bị giam giữ nơi đây.

Nàng không hỏi nữa, dùng báu kiếm cắt dây đem Hà Minh ra ngoài.

Nàng nói:

- Câu chuyện còn dài, em sẽ nói sau. Chúng ta nên rời khỏi nơi đây sớnl

chừng nào hay chừng nấy.

Hà Minh quá xúc động không đáp được nữa. Chàng lặng nhìn Hồng Yến xem

nàng hành động.

Nhưng, Hà Minh bị giam giữ lâu ngày, quá yếu nên không đứng vững được.

Hồng Yến phải dìu chàng lên khỏi hầm rồi để chàng dựa lưng vào vách cho quen

vơi khí lạnh bên ngoài.

Hà Minh tỉnh dần và thấy trong mình khỏe khoắn hơn.

Chàng duỗi tay, duỗi chân, hít lấy không khi trong lành của bầu trời cao rộng

để bù lại mấy tháng qua nằm dưới đáy hầnl ẩm ướt.

Hồng Yến bỗng nói:

- Chúng ta nên đi thôi ? Quân giặc có thể đến đây ngay bây giờ.

Hà Minh gượng đứng lên bên Hồng Yến:

- Chúng ta về đâu bây giờ?

- Anh cố gắng chạy đến bờ bể, em sẽ cướp thuyền rồi chúng ta về Hạnh Hoa

thôn.

Hà Mình không hiểu một mảy may gì cả về lulullg biến chuyển bên ngoài, nên

lẳng lặng nghe lời nàng.

Cả hai lần đến bên rào và Hồng Yến cố giúp Hà Minh nhảy vụt qua rồi hai

người chạy miết xuống bờ bể.

Trong khi đó, trong trại, quân tuần tiểu cũng vừa đến chỗ hầnl quan, chúng

nhìn thấy xác chết của hai tên quân canh thì la ầm lên báo động.

Tạ Liên Phương và anh ruột của hắn là Tạ Liên Bửu cùng bọn tướng Tàu kinh

hãi chạy ra và được tin Hà Minh đã thoát ngục.

Tạ Liên Phương cả giận quát lớn:

- Đột đuốt lên? Tìm bắt nó ngay?

Hàng trănl bó đuốc vụt cháy sáng và bọn lâu la ồ ạt lục soát khắp doanh trại

rồi đến các lùm bụi bên ngoài, song Hà Minh vẫn biệt tăm.

Bọn chúng lượnl được xác viên tướng Tàu trong một bụi rậm: Việc đó càng

làm cho bọn tướng Tàu tức giận hét vang. Chưa đánh được bọn Hạnh Hoa thôn mà

đã hao binh tổn tướng rồi.

Riêng Phi Hống Yến và Hà Minh chạy đến bờ bể định cướp thuyền để thoát

thân vì cả hai biết rằng sớnl muốn gì bọn giặc bể cũng đuổi theo kịp.

Đến chỗ thuyền đậu. Phi Hống Yến bảo Hà Minh đi sát bên nàng rồi cả hai ra

vẻ nghiêm trang tiến thẳng xuống bến.

Bọn lâu la nhìn thấy y phục của Hồng Yến ngờ rằng, trong bọn quý khách của

chúa đảo nên lẳng lặng để cho nàng và Hà Minh đi qua.

Phi Hống Yến nhìn qua các chiến thuyền rồi lựa một chiếc nhỏ nhất nhảy

xuống. Hà Minh theo sát chân nàng.

Năm tên lâu la đang giữ thuyền, ngạc nhiên thấy viên tướng Tàu bước xuống

thuyền nhưng không dám quát tháo.

Một tên khẽ nói:

- Ngài muốn tìm ai?

Hắn vừa dút lời thì Hồng Yến đã lia ngọn kiếm ngay yết hầu, hắn ngã gục

xuống chết liền.

Bốn tên kia biết có biến vội phóng tới nghinh địch. Nhưng Hồng Yến nhanh

như chớp, phóng tới đá một tên văng xuống nước và đâm thốc lười kiếm xuyên

ngang ngực tên khác.

Hai tên còn lại vây chặt lấy Hà Minh. Chàng không có khí giới nên chỉ né

tránh cầm chừng bất thình phóng tới ôm ngang hông một tên liệng xuống nước?

Tên kia dùng dao chém xả vào lưng Hà Minh, nhưng Hồng yến đã đưa kiếm gạt

phăng đi rồi hất hắn ra khỏi thuyền.

Bọn lâu la trên bờ thấy động vác khí giới ùn ùn kéo xuống, nhưng Hồng Yến

đã chặt dây đỏi cho thuyền trôi đi, giữa lúc Hà Minh cố sức kéo buồm lên cho bắt

gió ra khơi.

vừa lúc ấy, Tạ Liên Phương cùng bọn tướng Tàu đến nơi, thấy Phi Hống Yến

và Hà Minh thoát ra khơi, vội truyền lâu la xuống thuyền cấp tốc đuổi theo.

Hàng trăm, hàng ngàn lâu la được lệnh ùn ùn xuống thuyền mở đỏi, kéo neo ra

khỏi bến.

Bóng đêm vẫn còn mờ mịt trên sông nước, gió từng đợt ào ào trên mặt biển,

đưa con thuyền buồm của Phi Hống Yến và Hà Minh đi vùn vụt... Đoàn thuyền

của bọn hải tặc trương buồm lên được thì Phi Hống Yến đã quá xa.

Hai người thấy rõ lợi thế của mình nên tin tưởng sẽ thoát khỏi vòng vây của

bọn hải tặc.

Phi Hống Yến bảo Hà Minh:

- Nếu gió không đổi hướng, sáng tinh sương, chúng ta có thể vào đất liền.

Hà Minh sung sướng nhìn người yêu nói:

- ơn cứu tử của em, anh không bao giờ dám quên? Không có em chắc anh phải

rã xác ngoài hải đảo thôi.

Phi Hống Yến nhìn Hà Minh lắc đầu:

- Giữa chúng ta, anh còn nói chi những lời ấy?

Hai người cùng yên lặng, đôi lòng cùng chung hòa điệu yêu đương. Họ chỉ

muốn mãi mãi sống bên nhau dù trong nguy nan, gian khổ.

Nhưng cả hai không ngờ, eo biển này là vùng sinh sống của bọn hải tắc.

Chúng thuộc làu từng con nước, từng cơn gió chuyển động, nên đã có sẳn một kế

hoạch vây bắt hai người.

Tạ Liên Phương nghĩ là kẻ cứu thoát Hà Minh phải tài ba xuất chúng lắm.

Hắn biết rõ mọi vị trí chiến lược của đảo Kỳ Sa thì nguy hiểm vô cùng. Phải

bắt cho được chúng, nếu không, sào huyệt sớnl muộn cũng bị các lão hiệp Hạnh

Hoa thôn tàn phá.

Tạ Liên Phương có trên mười thuyền lớn chở đầy quân lâu la mà không đủ sức

vây bắt chiếc thuyền nhỏ bé kia ư?

Hắn truyền các bộ hạ và lũ tướng Tàu, chia các chiến thuyền ra làm hai, mở

hết buồm chạy thẳng vào bờ bể chận đầu Phi Hống Yến và Hà Minh, vì độ chừng

hai người thẳng đường vào đất liền.

Đêm càng khuya, sóng gió càng ồ ạt, hai đoàn thuyền vẫn lướt đi vùn vụt

trong đêm để đuổi bắt kẻ địch. Trong lúc ấy Phi Hống Yến và Hà Minh chẳng hay

biết gì cả.

ở Hạnh Hoa thôn, Liêu Cốc đạo nhơn và Tiêu Hà lão hiệp rất nóng lòng.

Đội dọ thám ở đảo Kỳ Sa mãi không thấy về mà Phi Hống Yến còn tạo thêm

sự rắc rối. Tuy đã phái cả một đoàn người theo gọi Phi Hống Yến về nhưng Liêu

Cốc đạo nhơn vẫn lo sợ nàng hiệp nữ không tuân lệnh.

Nhớ lại cử chỉ của nàng, khi hay tin Hà Minh bị bắt, Liêu Cốc biết chắc nàng

rất yêu Hà Minh. ông không trách Hồng Yến vì khi yêu, ai còn đủ lý trí để xét

đoán việc gì? Cứ nghĩ rằng người yêu bị quân cướp bể hành hạ, đánh đập thì đủ

cuống lên rồi...

ông bàn với Tiêu Hà lão hiệp:

- Đại huynh muốn tự mình đuổi theo Phi Hống Yến chớ không thể nào để

nàng bị hại trước khi tiêu diệt bọn Tạ Liên Phương?

Tiêu Hà lão hiệp nói:

- Đệ cũng nóng lòng như đại huynh nhưng suy cùng nghĩ cạn nếu đội dọ thám

về đây mà không có hai ta thì việc lớn khó thành.

Cả hai lặng nhìn nhau, trong lòng hết sức bồn chồn lo lắng!

Giữa khi đó, đội dọ thám tử đảo Kỳ Sa trở về báo tin chẳng lành:

- Cù thị thông đồng với Tạ Liên Phương cho quân Hán lẫn lộn với bọn lâu la

để tiêu diệt Hạnh Hoa thôn?

Tất cả anh hùng hào kiệt dân chúng trong vùng đều sôi gan trước hung tin đó.

Ai nấy quyết phá tan sào huyệt đảng cướp bể rồi kéo đến Phiên Ngung tiêu diệt bè

đảng Cù Thái Hậu.

Liêu Cốc đạo nhơn trước lòng căm phẫn của muôn người thấy mình cần tấn

công bọn Tạ Liên Phương trước khi chúng hành động ? Phải đánh chúng một vố

bất thình lình thì dù cho hàng vạn Tàu giúp chúng cũng không có nghĩa gì.

Bàn định với Tiêu Hà lão hiệp xong xuôi, ông truyền chư vị hào kiệt phân lính

thành hai đội ngũ kéo thẳng xuống bờ biển. . .

Nghĩa quân trùng điệp kéo đi ngày đêm, qua bao đồi núi, làng mạc, đến đâu

cũng có người theo giúp. Đến bờ bể, nhìn thấy cảnh hoang tàn, làng mạc bị đốt

phá đàn ông bị bắt ra đảo, nghĩa quân càng căm hận nhiều hơn.

Vợ con dân chài lưới quanh vùng hay tin các lão hiệp ở Hạnh Hoa thôn định

đánh bon hải khấu thì vui mừng đem cơnl gạo, thuyền bè đến giúp đỡ. Họ hy vọng

sẽ gặp được mặt chồng con.

Thuyền bè tấp nập trên bến một lúc một chiều. Quân sĩ các huyện, phủ lân cận

đã không làm trở ngại các lão hiệp mà còn bỏ hàng ngũ theo về với nghĩa quân

hàng ngàn người. Một số vì muốn đánh đuổi quân cướp nước, một số khác vì sợ

vạ lây nên cũng hùa theo.

Liêu Cốc đạo nhớn hết sức vui mừng và tin tưởng là chính nghĩa của mình tất

thắng quân Tàu. ông cùng Tiêu Hã lão hiệp tụ tập dân chúng, quân sĩ phân phát

khí giới, thuyền bè, lập thành đội ngũ tiến đánh quân giặc bể.

Quân sĩ đều say sưa việc cứu nước, cứu dân, dân chúng đều vui mừng vì cừu

hận sắp được trả nên ai ai cũng đều hăng hái trong lòng.

Liêu Cốc đạo nhơn nghiên cứu đường bể và quyết định lên đường khi trời

sáng để đến đảo Kỳ Sa khi trời sụp tối, cuộc tấn công sẽ dễ dàng hơn.

ông truyền mọi người sẳn sàng khí giới, nghỉ khỏe một đêm, đợi nghe tiếng tù

và thì lên đường ngay.

ông không quên cho quân sĩ canh phòng dọc theo ven bể vì biết đâu bọn Tạ

Liên Phương thừa dịp tấn công thình lình thì có hại vô cùng.

Khuya hôm nay, giữa lúc Liêu Cốc đạo nhơn còn say ngủ thì quân canh từ

ngoài bể đi thuyền nhẹ về cấp báo.

Liêu Cốc cùng Tiêu Hà vội vàng ra doanh trại để nghe rõ tình hình.

Đội trưởng quân tuần thấy nhì vị lão hiệp liền thưa:

- Kính thưa chư vị? Bọn giặc bể trên mười chiến thuyên chia làm hai đạo, đang

đi dọc bờ bể và sẽ đến đây trước khi trời sáng.

Liêu Cốc đạo nhơn kính ngạc nhìn Tiêu Hà lão hiệp nói:

- Bọn hải khấu thận thần tinh. Làm thế nào chúng đến đây sớnl như vậy được?

Tiêu Hà ngẫm nghĩ một lúc rồi đáp:

- Mới quá canh tư, theo ý đệ, đại huynh nên hạ lệnh cho quân sĩ bày trận thế là

vừa. Chúng ta phải đánh bất ngờ trước khi chúng đến đây.

Tiêu Hà quay sang đội dọ thám:

- Ta có lời khen tặng các người. Nhưng bây giờ phải cố gắng theo sát quân

địch? Bất cứ mọi sự biến chuyển gì cũng phải báo tin cho ta biết ngay.

Đội trưởng cùng bọn dọ thám vâng dạ lui ra. Tiêu Hà lại truyền thủ hạ quy tụ

chư vị hào kiệt đến doanh trại để nghị bàn kế hoạch.

Liêu Cốc đạo nhơn ngẫm nghĩ trong một lúc là ra thế trận. Bọn hải khấu ồ ạt

tới đây là cốt ý đánh thủng vào doanh trại. ông định phân tán quân sĩ và dân

chúng ra bể và lên núi, đợi chúng đổ bộ lên bãi sẽ đánh úp vào. Chúng sẽ không

còn đường thoát.

ông bàn kế hoạch đó với Tiêu Hà lão hiệp rồi truyền chư vị hào kiệt thi hành

ngay.

Quân sĩ và dân chúng đều được lệnh rút khỏi nơi đóng quân. Từng toán xuống

thuyền băng ra khơi cố thoát khỏi tầm mắt của địch quân số còn lại kéo lên núi

bao vây quah nơi đã đóng quân.

Liêu Cốc bảo Tiêu Hà:

- Hiền đệ ở lại đốc xuất quân sĩ, để ngu huynh ra khơi. Bao giờ hiền đệ thấy

một mũi tên lửa bắn lên trời là lúc ngu huynh bắt đầu xáp trận. Hiền đệ cứ tùy cơ

ứng biến. Nhưng nhớ kỹ là không được động trước khi có hiệu lệnh của ngu

huynh.

Liêu Cốc nói xong liền theo đoàn thuyền ra khơi. Quân sĩ chèo nhè nhẹ trên

mặt nước tránh gây tiếng động để quân giặc bể khỏi chú ý.

Đợi Liêu Cốc đạo nhơn đi rồi. Tiêu Hà lão hiệp truyền dân chúng và quân sĩ

gom góp đồ đạc kéo đi ngay.

Cảnh ồn ào chỉ nổi lên một lúc rồi lặng trang? Bãi bể như chờ đợi một cuộc xô

xát hung tàn.

Nhưng sự thật thì đoàn thuyền của Tạ Liên Phương không hay biết một chút gì

về sự có mặt của Liêu Cốc đạo nhơn. Chúng đến bờ bể này là cốt ý chận đầu chiếc

thuyền của Phi Hồng Yến và Hà Minh, chúng đã gặp nhau sau một đêm vượt bể.

Tạ Liên Phương nhìn sao trên trời tính theo hướng gió thì chắc chắn chiếc

thuyền của Hà Minh chưa đến? Hắn vui mừng bảo Tạ Liên Bửu:

- Hà Minh có chạy đằng trời cũng không thoát khỏi tay ta? Lần này em nhất

định giết hắn để tế cờ cho quân sĩ thêm hăng trước khi tấn công lên đồi Hạnh Hoa.

Tạ Liên Bửu mỉm cười cho vừa lòng em?

Từ lúc đánh trận, bị chém bứt một cánh tay. Tạ Liên Bửu đã trở thành một cái

bóng bên cạnh Tạ Liên Phương. Quyền hạn của người anh như bị truất bỏ và giờ

đây Liên Bửu chỉ là một người bộ hạ thân tín của em.

Tất cả mọi ý kiến gì cũng đều do Tạ Liên Phương quyết định. Tạ Liên Bửu

cũng nhận chịu số phận của mình, song lúc nào cũng theo sát bên em, để giúp đỡ

Tạ Liên Phương từng việc nhỏ.

Trong cuộc đuổi bắt Hà Minh, tuy không nói ra nhưng Bửu hoàn toàn không

đồng ý với em. Chàng có linh cảm không hay về chuyến đi này và tự nhủ thầm:

- Tại sao đối với một người như Hà Minh mà Tạ Liên Phương bận tâm đến

như vậy ? Hầu hết bộ tướng và chiến thuyền đều đổ theo vây bắt một kẻ không ra

gì?

Thật là chuyện quá điên rồ ?

Tạ Liên Bửu mở lời khuyên ngăn thì Tạ Liên Phương cho biết là Hà Minh trốn

thoát, đảo Kỳ Sa sẽ lâm nguy?

Tuy nhiên, Tạ Liên Bửu vẫn thấy không yên tâm. Nếu phái võ Hạnh Hoa thôn

tấn công thình lình vào đảo Kỳ Sa thì lấy ai chống trả? Mất sào huyệt, không lý

đoàn thuyền phiêu lưu mãi trên mặt nước ư? Càng nghĩ Tạ Liên Bửu càng lo sợ

bâng quơ giữa lúc đoàn thuyền vẫn đi trong đêm mờ mịt.

Bỗng từ trên cột buồm có tiếng cất lên lanh lảnh:

- Quân giặc ? Quân giặc ?

Trời lặng gió, tiếng thét vang nền trên mặt biển làm náo động các chiến tuyền.

Tạ Liên Phương bắt loa hỏi vọng lên:

- Quân giặc còn bao xa nữa?

Những tên quân canh trên cột buồm tưởng mình mê ngủ. Chúng thấy hàng

trăm chiếc thuyền nhỏ san sát giữa bể, chớ không phải chỉ có một chiếc thuyền của

Hà Minh, mà chúng theo đuổi.

Hắn ứ họng không nói ra lời khiến Tạ Liên Phương tức giận gầm thét:

- Khốn kiếp ? Sao mi không trả lời ta?

Tên quân canh giật mình kinh hãi vội tuột xuống thang dây, chạy đến bên

chúa đảo quỳ thưa:

- Bẩm?... Chúa đảo... Thuyền giặc đông lắnl... Cả hàng trăm chiếc đang bủa

vây quanh ta. . .

Tạ Liên Phương tưởng lầm hắn nổi cơn điên tống của hắn một đạp văng vào

be thuyền chết giấc, khiến các bộ tướng đều kinh sợ nhìn nhau.

Tạ Liên Bửu có vẻ ngờ vực bảo em:

- Hiền đệ nên cho người lên cao xem thử.

Tạ Liên Phương vừa toan hạ lệnh thì ở phương đông, trời ửng hồng, sương mù

lớp lớp tan đi, nhường chỗ cho bầu trời quang đãng.

Từ các thuyền bỗng có tiếng lao nhao, Tạ Liên Phương và các tùy tướng cùng

thấy một lượt, cả đoàn thuyền đang vây bọc.

Giữa đoàn thuyền đó là chuyếc thuyền nhỏ của Tạ Liên Phương mà Hà Minh

và kẻ lạ mặt cướp đi lúc đêm hôm ?

Tạ Liên Phương nhìn bên mình trông thấy các chiến thuyền đang sắp thành

hàng dài, quay mũi về phía quân nghịch. Trong lòng hắn vẫn tin tưởng là đủ sức

tiêu diệt những chiếc thuyền nhỏ bé kia.

Đằng đó, Liêu Cốc đạo nhơn cũng đã nhìn qua trận thế, và ông nhất quyết dồn

bọn giặc bể lên bãi để hợp quân với Tiêu Hà lão hiệp tiêu diệt bọn chúng.

ông vui mừng không ngờ bọn Tạ Liên Phương tự dưng lại đến nộp xác. Trong

lòng ông càng thương Phi Hống Yến nhiều hơn. Không có nàng làm sao dụ bọn

cướp bể vào đất liền dễ dàng như vậy ?

Hồi khuya này khi đoàn thuyền ra khơi thì bắt gặp chiếc thuyền nhỏ của giặc

trôi lờ đời tới Mọi người toan phóng lửa đốt thì nhìn lại thấy chỉ có một chiếc lẻ

loi Liêu Cốc hạ lệnh cướp thuyền để bắt sống bọn chúng, không ngờ đấy là

thuyền của Phi Hống Yến và Hà Minh vừa thoát khỏi đảo.

Đang chuẩn bị chống trả cuộc tấn công của đoàn thuyền lạ, chợt nhận thấy

Liêu Cốc đạo nhơn. Phi Hống Yến và Hà Minh hết sức vui mừng và tin tưởng là

mình thoát chết.

Cả hai cho thuyền cặp sát vào đoàn thuyền để đón Liêu Cốc đạo nhơn và chư

vị hào kiệt bước sang.

Phi Hống Yến nhớ đến trọng tội của mình, liền quỳ thụp xuống chờ lời trách

cứ của bá phụ, Liêu Cốc đạo nhơn cười rộng lượng bảo nàng đứng lên rồi hỏi Hà

Minh :

- Con bị giam cầm có cực khổ lắm chăng? Hiện tại, con thấy trong mình thế

nào?

Hà Minh nhìn Phi Hống Yến khẽ đáp:

- Bẩm bá phụ, con chỉ yếu hơn trước thôi, chớ không hề chi. Nếu không nhờ

Phi Hống Yến vào tận sào huyệt chúng thì không biết bao giờ con mới thoát được,

để theo hầu bá phụ trong việc đánh đuổi quân Tàu.

Liêu Cốc đạo nhơn nhìn hai người rất vừa lòng mối tình đứng đắn của họ.

ông khẽ nói:

- Ta rất hiểu lòng hai con? Nhưng hiện tại, nhiều việc đang cần phải lo trước.

Bọn giặc bể đem cả đội chiến thuyền đuổi theo các con, đã đến đây rồi.

Phi Hống Yến nhìn Hà Minh khẽ kêu lên:

- Trời? Tạ Liên Phương ghê gớnl thật? Hắn dám bỏ đảo Kỳ Sa để đuổi bọn ta.

Liêu Cốc đạo nhơn mỉm cười nói:

- Tạ Liên Phương còn trẻ, quá nóng nảy nên mới hành động điên rồ như vậy.

Một tướng tài không ai bỏ căn cứ không phòng thủ, để đuổi theo một người.

ông bảo chư vị hào kiệt:

- Dưới bể, bọn hải khấu đánh trận rất tài, chúng ta đông người nhưng chưa hẳn

đã thắng được. Ta muốn dồn chúng lên bãi rồi hơp quân với Tiêu Hà hiền đệ, tất

nhiên sẽ diệt được chúng.

Chư vị hào kiệt nhìn đạo nhơn có vẻ lo ngại ? Xua quân hải khấu lên bờ nào

đâu phải dễ dàng? Hơn mười chiến thuyền của chúng chở đầy lâu la đem so với

gần trăm chiếc thuyền nhỏ của dân chài thì lực lượng tương phân. Cầm cự được

với chúng là đã giỏi lắm, làm sao dồn chúng lên bờ được.

Liêu Cốc đạo nhơn hiểu ngay là mọi người lo ngại điều đó nên nói:

- Ta đã nói bọn hải khấu rất quen đánh dưới bể, nên không thể chường mặt

giao tranh, phải đánh bất thình lình trước khi chúng thấy ta.

Đạo nhơn nhìn lên nền trời đầy sao, suy tính một lúc rồi truyền bảo anh hùng

hào kiệt:

- Bây giờ ai về thuyền nấy, tuyển chọn những thợ chài, thợ lặn và quân sĩ quen

lặn dưới nước, cho chúng võ trang dao nhỏ hay mã tấu và sẳn sàng chờ lệnh ta.

Nếu thấy hiệu lệnh của ta thì cho chúng xuống nước, lặn đến sát thuyền giặc...

Các hiệp sĩ đi rồi, Liêu Cốc đạo nhơn bảo Phi Hống Yến:

- Con cho quân sĩ trèo lên cột buồm, trông chừng quân giặc bể, hễ thấy dạng

chúng là báo tin ngay cho bá phụ.

Phút chốc, tất cả thuyền bè đều thi hành đúng theo lệnh truyền của đạo nhơn:

Họ được phân ra làm hai tốp. Những kẻ lội giỏi đều cởi trần, sẳn sàng lặn đến

bên thuyền giặc để tấn công; còn những kẻ ở lại trên thuyền cũng chuẩn bị tên lửa

để bắn hỗ trợ.

Cuộc sắp đặt đâu đó xong xuôi, mọi người lặng yên, mắt hướng về phía

thuyền của Liêu Cốc đạo nhơn chờ lệnh.

Đêm lần về sáng, sương mù đổ đầu mịt trên bể, nhưng tên quân canh trên

ngọn cột buồm vẫn mở mắt thao láo nhìn trong sương.

Bỗng hắn thấy hơn mười ánh đèn le lói hiện dần, hiện dần lên, vội cất tiếng la:

- Hải tặc ? Hải tặc ?

Liêu Cốc đạo nhơn muốn chắc ăn hơn, lên trên mũi thuyền nhìn qua, rồi hạ

lệnh cho Phi Hống Yến:

- Con bắn một mũi tên lửa lên trời báo hiệu cho mọi người.

Phi Hống Yến y lệnh. Mũi tên lửa bay vút lên không lóe dài ra như một vì sao

rụng, rồi rơi xuống nước.

Chư vị hào kiệt hạ lệnh cho bọn thợ lặn và quân sĩ rút giới nhảy xuống nước

và cùng nhắm hướng thuyền giặc lặn tới...

Những ánh đèn kia cứ tiến lần đến mỗi lúc một rõ hơn.

Giữa lúc đó, từ phía chân trời, ánh hồng vụt ló dạng, đánh tan màn sương dày

đục làm cho bọn Tạ Liên Phương thấy rõ đoàn thuyền của Liêu Cốc.

Đạo nhơn truyền mọi người lặng yên chờ lệnh.

Trong lúc đó, quân sĩ và dân chài đã lặn đến bên thuyền giặc. Vừa thấy họ lố

nhố dưới lườn thuyền. Liêu Cốc đạo nhơn hạ lệnh tấn công.

Hàng trănl chiếc thuyền bay vùn vụt tới, xáp trận trong lúc quân sĩ bắn tên lửa

như mưa bấc vào thuyền chiến của giặc.

Đằng kia, Tạ Liên Phương cũng hạ lệnh cho bọn tùy tướng và lâu la chống trả

mãnh liệt. Các tướng Tàu cũng ra tài dự chiến. Chúng nào ngờ là quân Hạnh Hoa

thôn đang ở dưới lườn thuyền.

Họ vừa thấy Liêu Cốc đạo nhơn hạ lệnh tấn công, thì ùn ùn dùng câu liên và

dây dài có móc để leo lên. Có người theo bánh lái thuyền nhảy tràn lên trên, khiến

bọn giặc bể trở tay không kịp.

Họ như đoàn thủy quái tự dưng lù lù xuất hiện, đao kiếm, mã tấu sáng ngời,

chém giết không ngừng tay, giữa lúc đó lửa bốc cháy ngùn ngụt trên các cột buồm.

Tạ Liên Phương, Tạ Liên Bửu lăn xả vào chiến đấu, cố giữ vững tinh thần bọn

lâu la và các tướng Tàu, nhưng đã trễ rồi.

Các thuyền nhỏ dưới quyền điều khiển của Liêu Cốc đạo nhơn đã sát đến gần

và càng bắn tên dữ dội hơn. Trên thuyền quân Hạnh Hoa thôn và dân chài cũng

chiến đấu rất hăng hái khiến bọn lâu lạ mất hết tinh thần. Và chúng không chờ

lệnh chúa đảo, ùa nhau nhảy xuống nước lội vào bờ.

Bọn tướng Tàu cũng chỉ hùng hổ được một lúc đầu, nhưng trong cơn lửa đỏ,

chúng mất hết nhuệ khí và nhiều tên tìm đường thoát theo bọn lâu la.

Tạ Liên Phương uất hận căm gan trước sự bại trận bất ngờ đó nên chém giết

như điên cuồng khiến quân sĩ và dân chài đều dang ra xa.

Hà Minh.đứng trên thuyền rất nóng lòng, toan phóng mình đến chận hắn lại

nhưng Phi Hống Yến thấy kịp vội ngăn:

- Hà huynh đừng nhọc sức, để hắn cho em.

Nàng tuốt kiếm nhảy vút sang thuyền giặc nhẹ nhàng như chiếc lá rụng.

Vừa đặt chân xuống thuyền, Phi Hống Yến đã chém bổ vào đầu Tạ Liên

Phương.

Tên hải khấu đang lồng lộn như con thú dữ, bị tấn công bất thình lình vội né

sang bên rồi phản công ngay. Hắn thu kiếm về, chém trái ngang hông địch thủ mà

hắn chưa nhận rõ là ai.

Phi Hống Yến nhún mình nhảy vọt lên đứng trên một góc cột buồn, cười

khanh khách:

- Khá khen cho đó ? Nhưng nhà ngươi đã lầnl mới theo đuổi bọn ta đến đây.

Tạ Liên Phương nhìn kỹ kẻ địch, thầm đoán đấy là người đã cứu thoát Hà

Minh. Và dù Phi Hống Yến cải trang song thân hình mảnh mai và giọng nói thanh

tao của nàng làm sao qua được mắt Tạ Liên Phương.

Hắn vụt cười to lên nói:

- Hà? Hà? Ta lầm hay mi lầm? Thân gái không thể không biết giữ, dám cải

nam trai đi cứu một tên bất tài. Mi chết đến nơi rồi đừng khua môi, múa mép?

Phi Hống Yến xám mặt vì tức giận. Nàng kinh sơ sự suy đoán tài tình của kẻ

địch.

Nàng biết Tạ Liên Phương không phải tay vừa, nên càng thận trọng hơn.

Nàng không đáp lời hắn và khoa kiếm thành vòng tròn đânl thốc vào bụng Tạ

Liên Phương. Tên giặc bể nhảy khỏi đà kiếm, chém bổ xuống đầu Hồng Yến

nh anh như chớp .

Phi Hống Yến biết mình không tránh được, vội thu kiếm về đưa lên gạt phăng

mũi kiếm kẻ địch. Hai thanh báu kiếm chạm vào nhau nháng lửa. Tạ Liên Phương

loạng choạng suýt té. Phi Hống Yến thối lùi mấy bước. Bọn lâu la và quân sĩ Hạnh

Hoa thôn đều reo hò inh ỏi trước trận thư hùng hiếm có ấy.

Chúng gần như quên giao đấu với nhau và chỉ vây bọc lấy hai người.

Nhưng, giữa lúc ấy ở khắp các chiến thuyền, chư vị anh hùng và quân sĩ, dân

chài đều tấn công quân giặc bể ráo riết hơn và đàn áp chúng rõ rệt.

Bọn giặc bể lớp chết, lớp đầu hàng, lớp nhảy xuống bể lội vào bờ.

Một lúc sau, quân Hạnh Hoa thôn đã chiếm được hầu hết các chiến thuyền.

Trong số đó, có bốn chiếc lửa bốc cháy ngùn ngụt, vô phương cứu chữa, nên

sau khi diệt hết bọn lâu la, quân Hạnh Hoa thôn liền lội trở về thuyền mình.

Liêu Cốc đạo nhơn thấy bên mình hoàn toàn thắng lợi liền hơp quân sĩ và dân

chài dùng thuyền nhỏ đuổi theo đám tàn quân, dồn chúng lên bờ bể, đúng theo kế

hoạch...

Chư vị anh hùng bấy giờ mới phục sự suy tính của đạo nhơn. Họ càng hăng

hái đuổi theo bọn giặc bể.

Chỉ riêng thuyền của Tạ Liên Phương và Tạ Liên Bửu là còn cầm cự giữa

dòng. Hà Minh đứng bên này thuyền thấy Hồng Yến đánh mãi không hạ được Tạ

Liên Phương thì rất nóng lòng. Chàng nhìn quanh quẩn rồi chụp lấy khí giới của

quân sĩ đứng cạnh nhảy sang thuyền giặc.

Đang giao đấu với Tạ Liên Phương, Phi Hống Yến bỗng thấy Hà Minh nhảy

vụt sang thuyền giặc nàng lo sợ vô cùng vì chàng vẫn còn yếu và không có báu

kiếm trong tay, lànl sao giao đấu được?

Hồng Yến cất tiếng la vang:

- Hà Huynh? Đừng nhọC SứC? Hãy trở Vê thUyền đi...

Câu nói của nàng làm cho Tạ Liên Phương chú ý và hắn cười ngạo nghễ:

- A? Hà Minh? Kẻ bất tài? Sao không trốn đi còn vác thân đến đây nộp xác.

Hà Minh khó chịu vì lúc nào Hồng Yến cũng lo lắng cho mình, nên khi nghe

lời châm chọc của Tạ Liên Phương thì không chịu được nữa.

Chàng nghiến răng bảo hắn:

- Hèn mạt Mi bắt người trong cơn bệnh nặng mà cho là anh hùng ư? Ta thề lấy

mau ml.

Hà Minh nói xong nhảy vào vòng chiến, hươi kiếm chém vun vút vào mình Tạ

Liên Phương. Hồng Yến thấy chàng quá hăng hái vội nhảy vọt ra ngoài nhường

chỗ cho chàng, nhưng rất lo ngại trong lòng.

Nàng thúc quân sĩ và chư vị hào kiệt đàn áp Tạ Liên Bửu và bọn lâu la còn lại

trên thuyền.

Rồi tự mình đứng đấy phòng khi bất cập tiếp tay với Hà Minh.

Đến bây giờ, Phi Hống Yến mới rõ tài nghệ tuyệt luân của chàng thanh niên

Cao Đồng, người mà nàng yêu vì đức hơn vì tài.

Tuy chàng suy yếu vì bị giam cầm quá lâu nhưng kiếm pháp của Hà Minh vẫn

lợi hại vô cùng.

Chàng đánh những thế kiếm lạ lùng mà chính Phi Hống Yến cũng ngẩn ngơ.

Trên tay chàng là thanh kiếm thường nên Hà Minh cố tránh không để chạm vào

báu kiếm của Tạ Liên Phương.

Chàng dùng một đường kiếm bí truyền của sư Lý Biểu dành riêng cho các đệ

tử trong những trường hơp như thế này.

Thế kiếm của chàng hư hư, thực thự, kẻ địch không biết đâu mà giao đấu nên

không bao giờ dám mở thế công mà chỉ giữ lấy thế thủ.

Đường kiếm đó rất lợi hại, lúc nào Tạ Liên Phương cũng thấy như hàng trăm

lưỡi kiếm bay xuống đầu mình, mà không thấy được kẻ địch.

Hắn lúng túng đỡ gạt và tức giận gầm thét vang lên.

Hà Minh vẫn bình t~nh chọc tức hắn:

- Tạ Liên Phương? Ta đợi mãi đến giờ này để dạy cho mi hiểu thế nào là anh

hùng. Thắng kẻ địch trong tay không khí giới đã là hèn, còn bắt người khi mê man

bất tỉnh không biết liệt vào hạng nào? Sao mi không xấu hổ, còn huênh hoang

chiến công tồi tệ đó. Giờ đây đã đến lúc mi đền tội, ta báo cho biết.

Tạ Liên Phương, trước những lời nói đó, lồng lộn lên la hét nhưng tài nghệ

làm sao hơn được Hà Minh.

Chàng thanh niêm thôn Cao Đồng làm chủ tình hình và biến đường kiếm ra

muôn hình vạn thế làm cho Tạ Liên Phương điên đầu, sức chống trả cứ yếu dần.

Phi Hống Yến đứng bên ngoài rất cảm phục người yêu, nhưng đôi mắt nàng

sáng như sao và nhìn qua ánh kiếm nàng thấy rõ nét mệt nhọc hiện lên trên khuôn

mặt Hà Minh.

Nàng lo lắng vô cùng nhưng không dám thốt ra lời nào vì sợ Hà Minh phật ý.

Tạ Liên Phương cảm thấy sức mình suy giảm lần lần.

Hắn liếc nhìn trận thế thì thấy quân Hạnh Hoa thôn đã chiếm hết các chiến

thuyền. Lâu la và các tướng Tàu đang tìm đường thoát lên bờ. Riêng Tạ Liên Bửu

vẫn cầnl cự một các tuyệt vọng trước mũi thuyền.

Tạ Liên Phương nhận thấy rõ sự thất bại chua cay này là do mình vụng tính.

Bao nhiêu nhuệ khí đều tan đi trong phút chốc và hắn nghĩ đến việc thoát thân

về đảo Kỳ Sa.

Tên hãi tặc cố sức phản công, phá vỡ những thế kiếm hiểm độc của Hà Minh,

rồi bất thình lình nhảy vọt ra vòng chiến.

Hà Minh đã cố gắng quá sức mình để áp đảo Tạ Liên Phương nên sức đã mòn

mỏi... Bấy ngờ bị hắn phản công rất mãnh liệt, nên chàng chóng váng đánh hở

nhiều thế kiếm. . .

Thừa thế, Tạ Liên Phương toan phóng xuống biển, nhưng Phi Hống Yến

nhanh như chớp lia ngọn kiếm ngang ót hắn.

Tên hải tặc không tránh kịp, trúng thương bổ nào xuống bể, máu đỏ chan hòa

trên mặt nước .

Quân Hạnh Hoa thôn mừng rỡ reo vang trong lúc Hà Minh không còn gắng

gượng được nữa, quy xuống bên chân cột buồm bất tỉnh.

Phi Hống Yến kinh hãi chạy đến ôm xốc người yêu lay gọi:

- Hà Minh ? Hà Minh ? Trời ? Anh làm sao thế này?

Tạ Liên Bửu thấy em đã tử thương, không còn hy vọng gì nữa, quay mũi kiếm

đâm ngay vào yết hầu tự vận...

Chư vị hào kiệt trước khí tiết của tên giặc bể, đều nghiêng mình cảm phục. Họ

cho tẩm liệm Tạ Liên Bửu chờ khi phá tan đảo Kỳ Sa sẽ chôn cất hắn tử tế.

Hà Minh từ từ tỉnh lại. Chàng nhìn thấy Phi Hống Yến đang lo sợ, ngồi bên

cạnh thì cảm động vô cùng.

Chàng nắm lấy tay này nói nhỏ:

- Cảm ơn em đã giúp anh một lần nữa.

Phi Hống Yến sung sướng mỉm cười, truyền quân sĩ chèo thuyền đuổi theo

Liêu Cốc đạo nhơn.

Giữa lúc ấy, bọn tướng Tàu và lâu la của Tạ Liên Phương đã vào đến. Chúng

thấy quân sĩ Hạnh Hoa thôn cấp tốc đuổi theo thì tụ họp thành hàng ngũ, bày trận

thế phản công.

Chúng có ngờ đâu cả bọn đang lâm vào nơi mai phục của Tiêu Hà lão hiệp, tù

lúc trời tối

Bọn chúng chưa kịp điều động lâu la giáp chiến với quân sĩ của Liêu Cốc đạo

nhơn thì bỗng nghe tiếng thét vang trời, từ trong lùm bụi tên bay vun vút như mưa

bão, quân Hạnh Hoa thôn từ đâu đổ xô ra như kiến cỏ.

Bọn tướng Tàu chết điếng trong lòng, tấn thối đều không được. Dưới bể quân

của Liêu Cốc đạo nhơn đang cập thuyền sát bãi.

Bọn giặc bể ở giữa vòng vây, mất hết tinh thần, chạy tán loạn, lớp bị giết lớp

đầu hàng.

Chỉ một lúc cả một đội chiến thuyền hàng nghìn lâu la và tướng Tàu đều rơi

vào tay quân Hạnh Hoa thôn.

Tiêu Hà lão hiệp và Liêu Cốc đạo nhơn gặp nhau hết sức vui mừng.

Bất ngờ mà họ đoạt được cả chiến thuyền của quân hải tặc và giết chết hai con

của Tạ Liên Hồng.

Hà Minh cố gắng gượng ra mắt Tiêu Hà và Liêu Cốc đạo nhơn mà thưa rằng:

- Xin nhị vị bá phụ cho quân sĩ tiến đánh đảo Kỳ Sa ngay, để diệt tan sào

huyệt chúng và giải cứu cho hàng nghìn dân quê đang bị giam cầm.

Liêu Cốc đạo nhơn gật đầu khen phải rồi hạ lệnh gom thuyền lớn gần bờ, đem

quân sĩ đi ngay.

ông định phá tan sào huyệt của Tạ Liên Hồng rồi trở về Hạnh Hoa thôn, kiện

toàn lực lượng đánh thẳng đến Phiên Ngung, đúng ngày hẹn với Lữ Quốc Công và

Huyền Châu đạo sĩ.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play