"Thành trì bị công phá dễ nhất là từ trong nội bộ". Đúng vậy, thành trì chủ yếu dùng để phòng ngự sự tấn công bên ngoài, vì thế mà sự tấn công mãnh liệt của bên ngoài cũng không làm tổn thất một chút nào đến thành trì, còn phía trong thành trì vì không hề có bất cứ sự phòng ngừa nào, tất cả những phần hiểm yếu đều bộc lộ ra hết nên chỉ cần một quả lựu đạn là có thể đủ làm tan biến cả một thành trì vững chắc. Mưu kế dựa vào nguyên lý đó để nghĩ ra là kế "mượn địch đánh địch", tức là mượn người trong nội bộ của địch, thông thuộc tình hình, các nhược điểm và các bộ phận trọng yếu của chính địch để đánh địch, nhờ đó mà tiết kiệm được thời gian, sức lực, đã đánh là địch chỉ còn đường chết.

Vậy thì làm thế nào để có thể "mượn" được người trong nội bộ vững mạnh của địch? Trong đấu tranh quân sự luôn phải dựa vào "tù binh". Thông qua việc đối đãi tử tế với tù binh để cảm hóa họ, làm cho họ tình nguyện vì quân ta mà ra khỏi "thành trì" cũ, đồng thời ném lựu đạn lại chính "thành trì" đó. Danh tướng nhà Đường, Lý Tố là một người rất giỏi "ưu đãi tù binh, mượn địch để đánh địch".

Tháng giêng năm 817 sau Công nguyên, Lý Tố đến tiền tuyến Hoài Tây thay thế vị tướng tiền nhiệm bại trận làm Đường Đặng Tiết đột sứ. Đối địch với ông là con trai của Hoài Tây Tiết độ sứ Ngô Thiếu Dương, Ngô Nguyên Tế. Ngô Nguyên Tế có một "thành trì" rất vững chắc. Cha con Ngô Thị đã từng đóng quân ở 3 châu Thái, Thân, Quang hơn 30 năm đặc biệt là đại bản doanh Thái Châu của Ngô Nguyên Tế, trong hơn 30 năm chưa có một tên lính của triều đình nào đến được chân thành Thái Châu. Lần này Ngô Nguyên Tế vì muốn tiếp tục giữ chức Tiết độ sứ của cha nhưng lại gặp phải sự phủ quyết của nhà Đường nên đã công khai chống lại quan quân, đồng thời đánh cho tướng quân nhà Đường không tiến được bước nào. Đối mặt với quân địch hung hãn và mạnh như vậy thì phải làm thế nào? Lý Tố đã chọn cách "ưu đãi tù binh, mượn địch đánh địch".

Thủ chiến Mã An Sơn vừa lúc đi được nữa đường thì gặp tướng địch đi trinh thám phía trước là Mã Sĩ Lương tự mình dẫn xác đến. Lý Tố bày ra kế phục binh, Mã Sĩ Lương lập tức bị áp giải về doanh trại.

Trong các trận chiến trước đây các tướng đã nếm phải không ít nỗi khổ vì Mã Sĩ Lương nên đều muốn phanh thây mổ bụng ông ta để trút giận, yêu cầu Lý Tố cũng thuận theo ý họ. Đương nhiên là Lý Tố đồng ý ngay. Nhưng sau khi thấy thái độ không hề tỏ ra sợ sệt của Mã Sĩ Lương trước lưỡi dao nên không kìm được câu khen "Quả là một bậc đại trượng phu, chỉ tiếc là ngươi không biết thuận nghịch nên chết mà vẫn mang tiếng xấu. Nếu ngươi chịu thành tâm quy hàng, lập công cho đất nước thì Lý Tố ta sẽ không tính đến tội trước đây của ngươi, mà ngươi lại còn được lưu danh sử sách". Mã Sĩ Lương lập tức quỳ xuống xin hàng, nói rằng mình vốn là tướng nhà Đường, chỉ vì sau khi bị Ngô Nguyên Tế bắt lại được trọng dụng nên mới chịu đem sức lực phục vụ cha con họ Nguyên. Nay nhận được sự hậu đãi như một tướng quân nên Mã Sĩ Lương tình nguyện lập công chuộc tội với nhà Đường. Lý Tố tự tay cởi trói cho Mã Sĩ Lương, phát cho quần áo vũ khí không hề cảnh giác gì lại còn hạ lệnh phong làm thân tướng dưới trướng của mình.

Mã Sĩ Lương cảm động rơi nước mắt, biết rằng Lý Tố muốn chiếm được Văn Thành Sách nên vội vàng hiến kế: "Văn Thành Sách như cánh tay trái của Ngô Nguyên Tế nên việc phòng ngự rất nghiêm ngặt, không thể tấn công mạnh được. Thủ tướng Ngô Tú Lâm tài năng chỉ bình thường trong khi chỉ cần một kế của quân sư Trần Quang Hiệp có thể thắng được cả vạn quân. Nhưng ông ta lại có một nhược điểm chết người đó là tùy tiện hiếu chiến. Sĩ Lương tôi nguyện đi bắt Trần Quang Hiệp trước". Lý Tố lập tức cấp cho Mã Sĩ Lương 1.000 kỵ binh. Quả nhiên chưa đầy một ngày Mã Sĩ Lương đã dẫn được Trần Quang Hiệp về.

Lý Tố biết Trần Quang Hiệp là người đa mưu, không muốn giết nên cũng hậu đãi như đối với Mã Sĩ Lương. Trần Quang Hiệp lập tức viết thư khuyên Ngô Tú Lâm đầu hàng. Thế là Lý Tố chẳng mất một quân lính nào mà vẫn dành được Văn Thành Sách, quy hàng được Ngô Tú Lâm cùng toàn bộ quân sĩ. Lý Tố vẫn ưu đãi với tù binh như cũ nên vẫn để cho Ngô Tú Lâm dẫn theo thuộc hạ cố thủ ở chỗ cũ và để vợ con các tướng sĩ ở phía sau để đảm bảo an toàn cho họ.

Quân Đường từ chỗ nhiều lần thất bại thảm hại đã khôi phục lại được sĩ khí, họ đều không còn sợ Ngô Nguyên Tế nữa. Vì vậy, Lý Tố chuẩn bị tiến hành tấn công trực diện với Ngô Nguyên Tế. Ngô Tú Lâm lại hiến kế: "Nếu muốn đánh bại Ngô Nguyên Tế thì không thể không trừ bỏ Lý Hựu" .

Lý Hựu vốn là người dũng mãnh phi phàm, là tướng giỏi đắc lực nhất của Ngô Nguyên Tế. Các vị Đường Trịnh Tiết độ sứ trước đây bị bại trận là vì sự dũng mãnh vô địch của Lý Hựu. Lý Tố liền nói với Ngô Tú Lâm: "Lý Hựu là người giữ Hưng Kiều Sách, thần cũng biết ông ta là người dũng mãnh, đến lúc đó tôi nhất định sẽ bắt được ông ta về".

Bỗng có thám binh vào báo. "Quân giặc Hưng Kiều Sách đã đến thôn Trương Sài gặt lúa mì. Lý Tố vội hỏi ai là thủ lĩnh. Thám binh báo đó là Lý Hựu. Lý Tố lập tức lệnh cho Sử Dụng Thành dẫn 300 tráng sĩ mai phục trong những lùm cây ở cạnh thôn, đồng thời phái một số binh sĩ gầy yếu đi đốt lúa mì. Lý Hựu cắt xong lúa mì, đang định bó lại để mang về thì bỗng nhìn thấy quan quân đến, Lý Hựu lập tức nhảy lên lưng ngựa đuổi theo. Sử Dụng Thành chỉ giao chiến một cách qua loa, sau đó giả vờ như không đánh lại được để dẫn quân bỏ chạy. Lý Hựu bèn thúc ngựa đuổi theo, đến giữa thôn sợ có quân mai phục, Lý Hựu bèn dừng ngựa lại. Sử Dụng Thành tỏ ra lo lắng cố ý hét lên "Quân xảo trá Lý Hựu kia, ta có hàng chục triệu tinh binh đang mai phục ở đây, kẻ nhát gan như ngươi còn dám đuổi theo ta không?". Lý Hựu vốn rất coi thường quan quân, ông ta biết rằng toàn bộ binh mã của Lý Tố chẳng đáng bao nhiêu thì lấy đâu ra cả chục triệu phục binh vì thế không chịu được sự khích tướng của Sử Dụng Thành, dứt khoát thúc ngựa đuổi tiếp. Nào ngờ từ trong các lùm cây binh mã túa ra và chỉ trong nháy mắt Lý Hựu đã bị trói chặt.

Lý Tố thấy Lý Hựu bí trói được dẫn vào trong trại thì cố tình quở mắng Sử Dụng Thành: "Ta sai ngươi đi mời Lý tướng quân sao ngươi lại trói tướng quân. Mau cởi trói đi!", đồng thời mới Lý Hựu ngồi lên ghế trên, tiếp đón trọng thị, săn sóc chu đáo. Việc Lý Tố "mượn" Lý Hựu để đánh Ngô Nguyên Tế có thể nói đã rất vất vả nhưng những chuyện khó khăn, phiền phức hơn vẫn còn ở phía sau.

Lý Hựu cảm kích vì tình cảm sâu nặng của Lý Tố nên cũng cố gắng hết sức để đền đáp, hai người mới gặp nhau nhưng rất tâm đầu ý hợp, thường xuyên bàn chuyện quân cơ, có lúc đến tận nửa đêm trời sáng mới chia tay. Nhưng các tướng sĩ đã từng bị Lý Hựu đánh và truy đuổi đến tận đường cùng vốn rất thù ông ta, nay lại thấy Lý Hựu tham dự chuyện quân cơ, nắm rõ tình hình của quan quân thì đều lo lắng một khi Lý Hựu làm phản sẽ dẫn đến họa lớn. Vì thế kiên quyết đòi Lý Tố phải giết ông ta. Lý Tố không đồng ý thế là bắt đầu nổi lên làn sóng phản đối, oán trách. Lúc đó, Lý Tố đã chuẩn bị đội cảm tử quân gồm 3000 người để tấn công Ngô Nguyên Tế thì gặp phải tiết trời mưa kéo dài hai tháng liền. Quân lính liền nói đó là sự trừng phạt của ông trời vì đã không giết Lý Hựu.

Nếu vẫn không giết thì quan quân chắc chắn sẽ liên tiếp bại trận. Lý Tố hiểu rằng chỉ dựa vào lực lượng của mình thì cũng không thể "mượn" Lý Hựu được nữa rồi. Nên khóc nói với Lý Hựu:"Lẽ nào ông trời không muốn ta bình định được Chuẩn Tây sao? Tại sao người không ủng hộ chúng ta . ". Thế là đành phải đeo gông cho Lý Hựu giải về kinh thành. Đồng thời dâng thư nói: "Nếu giết Lý Hựu thì thần không thể tìm ra người có kế đánh được Ngô Nguyên Tế . May là Đường Hiến Tông cũng biết nỗi khổ của Lý Tố nên lập tức hạ chiếu phóng thích Lý Hựu đồng thời giao ông ta cho Lý Tố dùng, phong làm Lục Viện binh mã sứ.

Lý Hựu phụng chiếu thư xong khóc thề rằng sẽ giúp Lý Tố và triều đình giành được Thái Châu. Chẳng bao lâu Lý Hựu đã tìm được cách, đồng thời tự mình dẫn theo binh sĩ cùng với Lý Tố bắt sống Ngô Nguyên Tế, chiếm lĩnh được thành Thái Châu.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play