Hoàng hậu của Đường Cao Tông họ Vương. Vương hoàng hậu vào cung đã lâu
mà chưa sinh được con trai. Không có con trai để lập làm thái tử trong
một xã hội trọng nam khinh nữ như vậy thì ngay đến hoàng hậu là mẫu nghi thiên hạ cũng không tránh khỏi lo lắng. Cậu của hoàng hậu là Liễu Thích đã nghĩ cách giúp Vương hoàng hậu, lập con trai của Lưu Thị ở hậu cung
vốn xuất thân từ tầng lớp bình dân Lý Trung làm thái tử. Làm như vậy thì thái tử và mẹ của mình đương nhiên là rất biết ơn hoàng hậu và không lo gặp phải tai họa. Đường Cao Tông cũng đồng ý và cho làm lễ lập người kế vị đồng thời giao cho Vương hoàng hậu nuôi dưỡng.
Vương hoàng
hậu vì chuyện này rất vui mừng nhưng không may lại có chuyện bất ngờ xảy ra. Trong cung xuất hiện một người con gái tên Tiêu Lương Đệ, xinh đẹp
hơn người, rất được Cao Tông yêu chiều, sắc phong làm Thục phi. Nay Thục phi lại sinh được con trai, đặt tên là Lý Tố Tiết, vì mẹ mình được sủng ái nên được phong làm Ung Vương. Thục phi được voi đòi tiên, suốt ngày
nghĩ đến việc làm thế nào để Tố Tiết được lập làm thái tử, không ngờ
Vương hoàng hậu lại tìm được Lý Trung vốn là lý lịch không rõ ràng cướp
mất ngôi vị đó nên rất hận. Vương hoàng hậu cũng tỏ ra ghen ghét, đố kỵ
Tiêu Thục phi nên nhiều lần gièm pha mẹ con Tiêu Thị trước mặt Đường Cao Tông. Tiêu Thục phi cũng không ngừng nói xấu hoàng hậu. Đường Cao Tông
vốn nhu nhược hèn yếu, chẳng tỏ ra bênh vực ai cũng không nghe lời gièm
pha của ai. Cứ vậy một bên là hoàng hậu, người đã nuôi dưỡng thái tử,
một bên là ái phi, người sinh được con trai là Ung Vương. Hai bên đối
lập nhau, kẻ tám lạng người nữa cân, khó mà phân được cao thấp.
Về địa vị thì Tiêu Thục phi không thể so với Vương hoàng hậu nhưng trong
cuộc giao chiến đó thì lại ngang phân nên cũng không phải động não
nhiều. Vương hoàng hậu cũng không chịu thua, luôn tìm cách để lật Tiêu
Thục phi. Nhưng nếu chỉ dứa vào sức mình thì không thể làm được nên đành mượn tay người ngoài giúp.
Lúc đó Đường Cao Tông cũng chẳng có
thời gian đâu để phân biệt xem giữa hoàng hậu và Thục phi ai đúng ai
sai, vì lúc đó người còn đang tơ tưởng đến một đại mĩ nhân khác - Võ Tắc Thiên, nữ hoàng đế tiếng tăm lẫy lừng trong lịch sử Trung Quốc sau này
đã xuất hiện.
Võ Tắc Thiên vốn dĩ trước đây được Đường Thái Tông Lý Thế Dân triệu vào cung làm tài nhân (tên gọi cung nữ trong cung).
Nhưng vì Võ Tắc Thiên bị quy là "Nữ hoàng Võ Thị sẽ cướp ngôi nhà Đường" nên trước khỉ Đường Thái Tông chết đã bị bắt rời khỏi cung đến làm ni
cô ở chùa Cảm Nghiệp. Võ Tắc Thiên là người có sắc đẹp nghiêng nước
nghiêng thành nên Lý Trị lúc đó là thái tử đã hồn vía điên đảo. Trước
khi Võ Tắc Thiên rời cung, hai người đã thề non hẹn biển. Sau khi mãn
tang cha, Đường Cao Tông đã thân chinh đến chùa Cảm Nghiệp thăm Võ Tắc
Thiên. Không ngờ Võ Tắc Thiên dung nhan vẫn như xưa nên càng thêm si mê. Vì vậy, Đường Cao Tông tuy người đã hồi cung mà hồn thì ở trong am ni
cô.
Thấy Đường Cao Tông mất ăn mất ngủ như vậy người tinh nhanh
như hoàng hậu biết ngay rằng có việc gì đó nên vừa khéo léo hỏi thăm lại vừa bí mật truy hỏi và cuối cùng cũng hỏi được ra vấn đề.
Đường Cao Tông sau khi nói rõ sự tình không ngờ hoàng hậu không những không
trách móc, cản trở mà ngược lại còn khuyến khích Đường Cao Tông nhanh
chóng triệu Võ Tắc Thiên vào cung để khỏi phải ngày đêm khổ sở mất hết
tinh thần.
Đường Cao Tông vừa mới sủng ái Tiêu Thục phi thì
hoàng hậu đã suốt ngày ghen tuông, vậy mà sao bây giờ lại đồng ý cho
triệu vào cung một ni cô xinh đẹp như vậy? Hóa ra là Vương hoàng hậu đều có dụng ý cả. Khi ở trong tình thế người tám lạng người nửa cân như vậy thì cần nhất là phải biết "tá tứ lưỡng bạt thiên cân". Tùy rằng Võ Tắc
Thiên lúc đó vẫn còn người bé tiếng nhẹ nhưng lại là cái "tứ lưỡng" tốt
nhất, cầm cũng dễ mà ném đi cũng tiện. Chỉ cần Võ Tắc Thiên vào cung thì Tiêu Thục phi sẽ có thêm một địch thủ, mà mình thì lại có thêm kẻ giúp
sức, Đường Cao Tông cũng sẽ cảm kích tấm lòng đại lượng của mình, như
thế còn lo không lật được Tiêu Thục phi sao?
Đường Cao Tông rất
đỗi vui mừng, vội sai người truyền lời cho Võ Tắc Thiên nhanh chóng để
lại tóc. Chẳng lâu sau, Võ Tắc Thiên lại bước vào cung điện nhà Đường
lần thứ hai. Cũng không lâu sau đó, Võ Tắc Thiên đã có thể dễ dàng làm
cho Đường Cao Tông lạnh nhạt với Tiêu Thục phi.
Việc Vương hoàng hậu dùng kế mượn sức mạnh của Võ Tắc Thiên để đấu với Tiêu Phục phi rõ
ràng đã thành công và rất khéo léo tài tình. Nhưng Vương hoàng hậu không thể ngờ được rằng tuy lúc đó còn là người bé tiếng nhẹ nhưng Võ Tắc
Thiên tuyệt nhiên không phải là "tứ lưỡng" cũng không chi "thiên cân" mà ngược lại là một quả "bom nguyên tử" không những lật được chính hoàng
hậu mà cả thiên hạ của Lý Đường. Như vậy xem ra, ngay khi Vương hoàng
hậu mới bắt đầu sử Dụng kế "tá tứ lưỡng bạt thiên cân" thì đã tiềm ẩn
mầm mống của một cái họa lớn. Võ Tắc Thiên mới là người mượn tay hoàng
hậu cướp giang sơn Lý Đường, đó mới chính là mưu lược gia đã sử dụng tài tình kế "tá tứ lưỡng bạt thiên cân".
Sau sự kiện "13 tháng 8",
Thượng Hải trở thành ốc đảo cô độc giới buôn bán bất động sản vô cùng
nhanh nhạy, Đồ Vĩnh Nhẫm là kế toán đã thuê đất xây nhà, phân lẻ ra để
bán, làm ăn vô cùng khấm khá. Trần Tiểu Điền thấy vậy cũng muốn chuyển
sang kinh doanh nhà đất, thật đúng lúc giám đốc ngân hàng Khẩn Nghiệp
của Trung Quốc là Vương Bá Nguyên có 3 mẫu đất trống ở đường Ngu Viên
đang chuẩn bị cho thuê, Trần Tiểu Điền vội đến thuê một khu và xây lên 7 ngôi nhà.
Nhà đã được xây xong, làm thế nào để mời chào khách
đây? Trần Tiểu Điền suy nghĩ: nhà của mình xây nên, kết cấu tương đương
như nhà của kế toán Đồ Vĩnh Nhẫm, giá cả cũng ngang nhau, mỗi ngôi nhà
giá 5500 đồng. Nếu không có điều kiện đãi ngộ thì chắc chắn mọi người sẽ lựa chọn nhà của anh ta hơn, còn nhà của mình không dễ bán được. Vậy
phải có ưu đãi, nhưng ưu đãi đến mức độ nào? Trần Tiểu Điền suy nghĩ:
Nếu đem một phần mười số tiền bán ra, tức là 550 đồng gửi vào ngân hàng, 20 năm sau lãi mẹ đẻ lãi con, vừa vặn đúng 5500 đồng. Thế thì, người
mua thanh toán một lần hết 5500 đồng, sau 20 năm sẽ hoàn trả số tiền đó
cho họ. Với biện pháp ưu đãi này đối với Trần Tiểu Điền mà nói, trên
thực tế chỉ giảm 10% còn về người mua gần như là ở không mất tiền.
Người thông minh cũng chỉ có thể thấy lãi của 5500 đồng được trả cho tiền
thuê phòng, vì vậy điều kiện ưu đãi này hơn đứt Đồ Vĩnh Nhẫm.
Trần Tiểu Điền đăng cách của anh ta lên mục "bán nhà", nhưng kết quả lại
không như ý muốn. Qua điều tra thì mới biết, người mua tuy thấy Trần
Tiểu Điền có ưu đãi nhưng thời gian lại dài 20 năm, ai biết được lúc đó
Trần Tiểu Điền sẽ thế nào, nhỡ không trả được món tiền đó thì sao? Cho
nên mua nhà của Đỗ Vĩnh Nhẫm đáng tin hơn.
Đỗ Vĩnh Nhẫm có bao
nhiêu năm tín nhiệm, còn Trần Tiểu Điền có đãi ngộ tốt, hai bên ngang
ngửa nhau rất khó phân cao thấp. Kinh doanh đã nhiều năm nên Đỗ Vĩnh
Nhẫm không coi 7 ngôi nhà của Trần Tiểu Điền ra gì, mà Trần Tiểu Điền
rất cần đè bẹp Đỗ Vĩnh Nhẫm. Thế là anh ta nghĩ đến việc dựa vào Vương
Bá Nguyên để phá vỡ cục diện.
Thấy Trần Tiểu Điền nói anh ta
muốn gửi tài khoản cố định lâu dài vào ngân hàng Khẩn Nghiệp của mình,
Vương Bá Nguyên rất vui mừng, đồng thời cũng chấp nhận một yêu cầu nho
nhỏ của anh ta là ngân hàng Khẩn Nghiệp bảo đảm mở cho mỗi khách hàng
mua nhà một sổ tiết kiệm để dành trong 20 năm hứa chắc chắn đến thời hạn sẽ trả tiền gốc.
Vương Bá Nguyên lấy thân phận giám đốc ngân
hàng để lộ diện, dĩ nhiên người mua rất yên tâm, 7 ngôi nhà của Trần
Tiểu Điền bán hết sạch. Anh ta vội vàng mua lại tất cả chỗ đất của Vương Bá Nguyên.
Mở sổ tiết kiệm cho khách hàng, đối với Vương Bá
Nguyên mà nói, đó chỉ có thể là làm thay đổi "sức nhỏ", nhưng còn Trần
Tiểu Điền vì dựa vào "sức nhỏ" này mà đè bẹp được Đỗ Vĩnh Nhẫm quả là
dùng kế rất tuyệt diệu. Còn Vương Bá Nguyên thì sao? Nếu không nhờ vào
diệu kế của Trần Tiểu Điền thì liệu có bán được chỗ đất đó, kiếm thêm
nhiều khách hàng mở tài khoản cố định lâu dài đồng thời còn tăng thêm
danh tiếng cho mình không? Bởi vậy, trên thực tế, Vương Bá Nguyên cũng
là tay cao thủ về dùng kế "mượn sức nhỏ để phá ngàn cân".
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT