Một ngày của năm đầu Trinh Quán (năm 627) Đường Thái Tông Lý Thế Dân bắt được một con chim ưng nhỏ rất đẹp, ông vô cùng vui thích sai người mang đậu đến cho con chim ăn. Đột nhiên, Ngụy Trưng tiến đến xin tấu việc,
sợ Ngụy Trưng quở trách mình vì vui chơi mà quên chí lớn, ông vội vàng
giấu con chim vào ống tay áo, Ngụy Trưng làm ra vẻ không nhìn thấy,
ngược lại còn cố ý nói dài dòng và nhiều, nói mãi không nghỉ. Đợi đến
khi Ngụy Trưng thoái lui Đường Thái Tông mới dám lôi con chim ra, nào
ngờ nó đã bị chết ngạt từ bao giờ. Lại một lần khác Ngụy Trưng đi giải
quyết công việc ở bên ngoài, quay về cung ông ta nói với Lý Thế Dân
"Nghe nói bệ hạ đi ra ngoài tuần sát, trang bị rất khoa trương và bố trí rất náo nhiệt, tại sao không từ tốn gọn nhẹ thôi?". Đường Thái Tông
cười đáp: "Tiến ra trận đều có tính toán, nào ngờ khanh còn đến khuyên
nhủ trẫm, vì vậy dứt khoát khanh phải khuyên can trẫm gạt bỏ những ý
nghĩ đó trước đi...". Ngụy Trưng là một hiền thần xuất sắc, kiệt xuất
trong niên giám Trinh Quán, trong vài năm ngắn ngủi có khoảng 200 vụ
việc được ông ta can gián và tiến cử. Đa số các vụ việc đó được Đường
Thái Tông chấp thuận sử dụng.
Ngụy Trưng tuy có danh, nhưng
những đại thần dám nói những lời trung thực và thẳng thắn khuyên can thì chỉ có mình Ngụy Trưng. Những năm Trinh Quán, quân vương và đại thần
cùng bàn việc nước, tiến dâng những việc nghĩa và nói lời trung thực trở thành phong trào. Đây là một cảnh sắc đặc biệt trong "vũ đài chính trị
thời xã hội phong kiến và cũng là một phương diện quan trọng trong vũ
đài chính trị Trinh Quán" vào những năm đầu thời Đường, dẫn dắt được sự
chú ý của mọi người. Ví như Vương Khuê, Lưu Ký, Trương Huyền Tố, Chử
Toại Long, Đỗ Như Hối thậm chí cả Trưởng Tôn hoàng hậu ... đều là những
người dám tiến cử lời can gián.
Vương Khuê được phong làm Thị
trung. Có một lần vào yết kiến, ông ta thấy thị nữ đứng hầu cạnh Lý Thế
Dân. Ông trông cô ta rất quen mặt và cố ý trừng mắt nhìn cô gái. Lý Thế
Dân đành phải nói với ông: "Cô ta là thiếp của Lư Giang Vương Lý Hoãn,
Lý Hoãn nghe nói cô ta rất đẹp nên đã giết chồng cô ta và cướp về làm
vợ". Vương Khuê cố ý hỏi: "Bệ hạ cho rằng hành vi của Lý Hoãn là đúng
hay sai?". Lý Thế Dân đáp: "Giết người rồi cướp vợ người ta, đương nhiên là chuyện trái đạo lý, hà tất gì khanh phải hỏi?". Vương Khuê nói "Thần nghe nói Tề Hoàn Công có hỏi các bô lão nước Quắc tại sao nước Quắc bị
thất bại. Các phụ lão đã nói vì quốc vương của họ không trọng nhân tài,
hiền tài và không loại bỏ gian thần. Nếu như hôm nay bệ hạ thu nạp tì
thiếp của Lư Giang Vương, thần xin thánh thượng xem lại cách làm của Lý
Hoãn, nếu không sẽ giẫm lên vết xe cũ" .
Lý Thế Dân kinh ngạc
nói: "Há chẳng phải khanh đến nhắc nhở trẫm không nên bao che cho hành
vi xấu" . Đợi khi Vương Khuê đi khỏi Lý Thế Dân gả cô gái đó đi.
Tháng 3 năm Trinh Quán thứ 6, một lần sau khi bãi triều, Đường Thái Tông tức
giận nói: "Có ngày trẫm phải giết chết Điền Xả Uông". Trưởng Tôn hoàng
hậu vội vàng hỏi Điền Xả Uông là ai, Đường Thái Tông đáp "Hắn chính là
Ngụy Trưng! Hắn suốt ngày ở bên cạnh trẫm nói nhiều, còn ở trên đại
triều thì o ép trẫm, trẫm phải giết chết hắn ta, mới hả được mối hận
trong lòng". Nghe hoàng thượng nói vậy, bà ta sợ hãi thất kinh, vội vàng thoái lui. Một lúc sau, bà ta thay quần áo mặc trong những ngày lễ và
quỳ trước mặt Đường Thái Tông khuyên: "Thiếp nghe nói quân vương anh
minh tất có đại thần trung trực. Triều đình ta có Ngụy Trưng trung thực
như vậy thì bệ hạ là người vô cùng anh minh". Đường Thái Tông nghe xong, lập tức chuyển giận thành vui.
Việc tiếp nạp lời can gián là
một phong trào hưng thịnh ở những năm Trinh Quán. Thời đó nếu kể ở tầng
lớp trên từ Tể tướng cho đến khanh sứ, tầng lớp dưới từ quan huyện cho
đến tiểu sứ, lớp già về lớp trẻ lên, thậm chí các phi tần trong cung...
đều thẳng thắn nói những điều mình dám nghĩ. Mọi người còn hỏi: "Vì sao
trong lịch sử chỉ có những năm Trinh Quán xuất hiện cục diện anh minh
như vậy?".
Điều này không thể không quy công lao cho Đường Thái
Tông đã dùng kế "tiếp nạp lời can gián". Ngụy Trưng có câu nói rất hay:
(Bệ hạ chỉ dẫn thần nói những lời trung thực thì quần thần mới dám nói.
Nếu như bệ hạ không phải là người tiếp nạp những lời can gián, quần thần đâu dám bị lụy, như thế khác gì lấy trứng chọi đá".
Sở dĩ dùng
kế "tiếp nạp lời can gián" là do ông ta biết phối hợp những kiến giải
thấu triệt. Ông vô cùng tâm đắc với câu nói: "Khiêm tốn nghe lời anh
minh, kiên nhẫn nghe lời nói quanh co". Có một lần ông ta mang chiếc
cung "10 trượng" cho các thợ thủ công xem. Nào ngờ khi bọn họ nói chiếc
cung này tâm gỗ không thẳng, mạch nghiêng, không song song với dây cung. Đường Thái Tông cảm thán nói: "Trẫm ngồi ở ngôi vị hoàng đế, không cách gì nhìn được những sự việc nhỏ trong thiên hạ. Các khanh có mặt ở khắp
nơi thì giống như làm tai mắt cho trẫm, giúp trẫm nhận biết mọi chuyện".
Đường Thái Tông mưu sâu trí cao biết rằng nếu không dùng kế
"tiếp nạp lời can gián", tất khiến mình mê muội, cố chấp, khiến quốc gia bị náo loạn suy bại, do đó phải thiết thực dùng kế "tiếp nạp lời can
gián". Vì thế ông ta ra sức cố gắng tiếp nhận lời trung. Từ khi mới được lập làm thái tử, ông đã cho phép các quan tự do bàn luận mở rộng ý kiến và kiến nghị trị quốc. Sau khi đăng cơ, để đánh bại những ý kiến bảo
thủ của vài đại thần cố chấp, ông hòa đồng với mọi người tạo ra vẻ thân
thiện giữa đôi bên. Nhiều lần bàn bạc, có những lời quá thẳng thắn nghe
chói tai nhưng ông cũng không lộ vẻ bực bội ra ngoài.
Không chỉ
có vậy, ông còn thực hiện chế độ "mở rộng đường cho lời trung trực". Ông vẫn áp dụng chế độ "Sáu bộ ba tỉnh" từ triều Tùy, đồng thời ông còn cho phép một số quan lại có địa vị thấp lấy danh nghĩa là "tham dự triều
chính" để gia nhập vào quyết sách cao nhất. Quy định các việc quan trọng đều phải thông qua sự bàn bạc giữa các bộ, thông qua sự trù bị của Tể
tướng, nếu như đó là vấn đề thiết thực thì có thể làm xong rồi mới báo
cáo cho ông ta sau. Nếu như chiếu thư không ổn thỏa thì bất kỳ ai cũng
có thể vạch ra. Ông còn đặc biệt coi trọng những hiền quan, tuyển chọn
bọn họ và dám đưa những người kiệt xuất vào vị trí quan trọng.
Suy nghĩ sâu xa thì thấy được tính quan trọng của việc thu nạp lời can
gián, từ chế độ phương pháp đều bảo đảm cho việc thực thi thuận lợi việc "tiếp nạp lời can gián". Như vậy, trong vũ đài chính trị những năm
Trinh Quán đã xuất hiện cục diện "quần thần đồng tâm đồng đức, cùng trị
vì thiên hạ", cũng chính là tự nhiên như vậy.
Nhân tài và mưu
lược phi thường xuất chúng mà thuận theo lời can gián trung thực, người
làm chủ phải có lý trí và kiên nhẫn nghe lời can gián trung thực.
Ông quả xứng với tên gọi "Nhà chính trị gia kiệt xuất trong lịch sử Trung
Hoa". Cho đến hôm nay triết lý "kiên nhẫn khiêm tốn nghe lời anh minh"
luôn luôn trường tồn, vì vậy "tiếp nạp lời can gián" luôn luôn là mưu
lược hữu hiệu trong việc mở rộng sự nghiệp của các nhà doanh nghiệp. Kế
sách mà Đường Thái Tông áp dụng đáng là tấm gương sáng cho các nhà quản
lý học hỏi và làm theo.
Trong thực tế, không ít nhân tài có mưu
lược phi thường xuất chúng, các nhà quản lý khá thành công trên con
đường doanh nghiệp họ cũng sớm áp dụng kế sách "tiếp nạp lời can gián"
và giành được hiệu quả đáng mừng. Người sáng lập công ty Justanhas là
Justan cho rằng: Sự thành bại của xí nghiệp có quan hệ rất lớn tới việc
đề xuất ý kiến của các nhân viên. Cho đến hôm nay, công nhân viên của
công ty đã đề xuất được hơn 2 triệu ý kiến, trong đó có khoảng 7000 ý
kiến được thu nạp. Những ai dám đề xuất ý kiến đều được phần thưởng, mỗi năm đều vượt quá 1,5 triệu đô la. Một số ý kiến này đều có hiệu quả hữu hiệu đối với sự tăng giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản
phẩm cải tiến phương pháp sản xuất và đảm bảo chất lượng.
Công
ty cho rằng: đối với những công nhân viên đề xuất ý kiến mà chưa được
thu nạp cũng có thể đạt hai mục tiêu. Thứ nhất: Người quản lý cũng có
thể hiểu được nhân viên của mình nghĩ gì. Thứ hai: Thông qua việc đề
xuất ý kiến để tăng thêm mối quan tâm tới sự nghiệp của công ty, tăng
cường sự đồng tâm hiệp lực, thúc giục được tính trách nhiệm và tính tích cực của công nhân viên.
Để bảo đảm thuận lợi cho việc "tiếp nạp lời can gián", dẫn tới sự sắp xếp chu đáo. Bất kỳ ai cũng có thể đề
xuất ý kiến của mình, họ có thể viết thư rồi bỏ vào thùng thư góp ý. Nếu không muốn lộ tên tuổi, họ có thể dùng hình thức nặc danh, người có
trách nhiệm sẽ điều tra xem xét ý kiến đó đúng hay sai.
Công ty
Justanhas áp dụng kế "tiếp nạp lời can gián" do đó đạt thành quả rất
cao, hiện nay tại Mỹ có nhiều doanh nghiệp áp dụng phương sách này.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT