Năm Trinh Quán thứ 3 (năm 629 sau Công nguyên), Đường Thái Tông khuyến
khích các quan dâng sớ bàn về cái hay dở của việc chính sự. Tướng trung
lang Thường Hà tuy không thạo chuyện viết lách nhưng cũng muốn viết một
bản tấu theo trào lưu chung, nên đã nhờ một người khách nghèo trong nhà
tên là Mã Chu viết hộ hơn 20 chuyện để tấu. Không ngờ cả hơn 20 chuyện
đều đánh trúng vào những tiêu cực thời đó, hơn nữa văn phong lại nho
nhã, xác đáng, lời văn ý nhị sâu xa.
Khi bản tấu đến tay Đường
Thái Tông, trong lúc đang hết lời khen ngợi bỗng nhiên Đường Thái Tông
nhận ra một điều kỳ lạ là: Thường Hà là con nhà võ, không thông thạo
việc viết lách thì sao có thể viết được một cách tài tình những điều to
tát đòi hỏi có tầm nhìn xa trông rộng đến vậy? Vì thế ông quyết hỏi cho
ra ngọn ngành. Thường Hà không còn cách nào khác đành phải nói ra việc
mình đã nhờ người khác. Đường Thái Tông chẳng những không nghĩ đến việc
trách Thường Hà làm chuyện gian dối, mà còn nói: "Mã Chu là một người
tài hoa hiếm có" và hạ chỉ cho vào triệu kiến.
Mã Chu vì lý do
đó cứ chần chừ không muốn đến, Đường Thái Tông thì sốt ruột không thể
chờ thêm nên đã liên tiếp bốn lần sai người đi giục. Cuối cùng thì văn
nhân cũng đến gặp Đường Thái Tông. Đường Thái Tông tiếp đãi với một thái độ khiêm tốn chứ tuyệt nhiên không có thái độ kiêu ngạo của một kẻ bề
trên.
Sau một hồi trò chuyện thân thiết, Mã Chu được cử ngay đến làm quan ở tỉnh Hạ Môn.
Mã Chu không cần lợi dụng quan hệ hôn nhân câu kết mưa cầu danh lợi để
tiến thân, cũng chẳng phải dùng tiền bạc để được ban ơn mà vẫn một bước
lên trời. Nhưng báo đền ơn nghĩa cũng là bản tính của một bậc văn nhân
nên sau khi đến nhậm chức, Mã Chu quả nhiên đã không phụ công sức của
Đường Thái Tông, dốc hết tâm trí, nỗ lực hết sức, cuối cùng làm đến chức trung thư lệnh.
Nếu chỉ nhìn sơ qua thì sự may mắn của Mã Chu
trong đường công danh là lạ lùng và ngẫu nhiên. Song thực ra vì sự thái
bình của Trinh Quán, Đường Thái Tông luôn luôn cầu hiền tài, chú ý đến
sự xuất hiện của nhân tài nên "nhiệm hiền mà trị" là phương châm chính
trị lớn thời đó. Mã Chu là người có tài "phò vua" lại gặp được Đường
Thái Tông là người biết trọng dụng nhân tài, hơn nữa lại ở vào thời buổi hiếm nhân tài nên việc gáy một tiếng làm tất cả mọi người kinh ngạc là
điều tất nhiên. Ngay từ khi mới lên ngôi, Đường Thái Tông đã ra lệnh cho các đại thần phải tiến cử người hiền tài. Nhưng mấy tháng trôi qua mà
không thấy Thượng thư Phong Đức Di tiến cử được người nào. Đường Thái
Tông không giấu nổi vẻ sốt ruột muốn tìm hiền tài nên đã nổi giận cách
chức Phong Đức Di, chức tể tướng bị bỏ trống. Phong Đức Di đã cố gắng
biện giải: "Không phải là hạ thần không gắng sức đi tìm mà quả thực là
do thiên hạ thiếu bậc kỳ tài". Đường Thái Tông càng tức giận: "Vậy các
bậc quân vương trước đây lôi kéo được người tài là do mượn của các triều đại khác ư? Tự mình không cố sức tìm kiếm nhân tài lại còn đổ cho bao
bậc hiền tài trong thiên hạ sao?".
Kế "Cầu hiền nhược khát, duy
tài thị cử" là mưu kế của những người có chí lớn, còn người suốt ngày
chỉ sợ người khác đoạt mất vị trí của mình như Phong Đức Di thì sao có
thể nghĩ ra và sử dụng được. Nền chính tri của Trinh Quán ngoài "trọng
nông dưỡng dân" ra thì nội dung chủ yếu, quan trọng nhất là "nhiệm hiền
mà tri", "cầu hiền nhược khát, duy tài thị cử". Vương Bàn Sơn đã từng
nói: "Đời nhà Đường có nhiều bề tôi giỏi nhất, kể cả đời Hán trước đó
lẫn đời Tống sau này đều không sánh kịp thời kỳ Trinh Quán, Đường Thái
Tông luôn tạo điều kiện cho người hiền tài, không kể là quan lại hay dân thường, dù chỉ là người mới biết hay đã biết từ lâu, là người Hán hay
người Di, chi cần có tài thì Đường Thái Tông đều cố gắng để lôi kéo được người đó về bên mình. Trong những năm Trinh Quán có thể gọi là niên đại của nhân tài. Nền chính trị của Trinh Quán nên nói là do tất cả những
quần thần có tài cùng khai sáng nên. Đương nhiên cũng có thể nói đó là
kết quả chính sách "cầu hiền nhược khát, duy tài thị cử" của Đường Thái
Tông.
Người muốn làm được việc đại sự thì phải biết coi nhân tài là việc chính yếu. Việc trị quốc an bang đã vậy, sự cạnh tranh trên
thương trường cũng thế. Không ý thức được về nhân tài, không dùng kế
"cầu hiền nhược khát, duy tài thị cử" thì ngay cả các công ty lớn không
sớm thì muộn cũng sẽ phá sản. Công ty Ford để có được một nhân tài sẵn
sàng mua cả công ty mà người đó đang làm việc, Shitafiphu không chút do
dự gạt bỏ người nhà để mời một người ngoài ngẫu nhiên quen biết làm giám đốc điều hành, ông chủ hãng Panasonic thì không cho người nhà làm tổng
giám đốc, các công ty Singapore đã từng trả 100.000 đola Singapore tiền
lương để tuyển giám đốc, Akeka thì nhờ có nhân tài thu hút từ công ty
Ford sang mà liên tiếp thành công. Hành động của những người có máu mặt
trong giới thương nhân cũng đều xuất phát từ kế sách "cầu hiền nhược
khát, duy tài thị cử". Dưới đây là tình hình thực tế của cuộc chiến
giành giật sinh viên trong giới thương gia Nhật Bản, qua đó có thể thấy
giá trị sử dụng phổ biến của kế "cầu hiền nhược khát, duy tài thị cử".
Nhật Bản rất thiếu những người tài giỏi thực sự, bình quân mỗi khóa sinh
viên tốt nghiệp có hơn 2,7 vị trí để họ chọn lựa. Do đó, hàng năm cứ đến trước kỳ sinh viên tốt nghiệp là giữa các công ty Nhật Bản lại diễn ra
"cuộc chiến giành giật sinh viên" hết sức gay gắt.
Chiến thuật
truyền thống trong cuộc chiến giành giật đó là các vật phẩm tuyên truyền giới thiệu về tình hình của các công ty được gửi qua đường bưu điện cho các sinh viên. Các vật tuyên truyền thường không viết tên và địa chỉ
người nhận, mà do nhân viên bưu điện nhét vào các thùng thư của sinh
viên. Số lượng các vật phẩm tuyên truyền nhiều đến mức làm người ta kinh ngạc. Theo thống kê, ở các trường là khoảng 2 triệu, chỉ trong vòng mấy tháng mỗi người đã nhận được số vật phẩm tuyên truyền có thể chứa đầy
ba, bốn thùng giấy to.
Sau này, một số công ty còn cải tiến
"chiến thuật", trong các bưu kiện gửi cho sinh viên còn có một thẻ điện
thoại trị giá 500 yên Nhật, người nhận có thể dùng thẻ đó gọi điện thoại miễn phí. Cũng có những công ty làm lịch treo tường, lịch bàn để làm
vật phẩm tuyên truyền, làm như vậy thì các sinh viên sẽ treo lên cao
hoặc đặt trên bàn, mỗi ngày nhìn qua vài lần thì tự dưng vô hình trung
đã làm cho họ biết đến công ty ngày càng nhiều hơn, tăng thêm sức hấp
dẫn của công ty đối với sinh viên.
Công ty đường sắt Nhật Bản đã tặng các sinh viên những chiếc băng đĩa rất đẹp mà nội dung chủ yếu là
hướng người ta về tình hình của công ty: Những nhân viên trẻ trung mặc
đồng phục, ngồi máy bay, tàu hỏa đi nghỉ mát, tham quan các thắng cảnh ở Anh, Tây Ban Nha. Từ năm 1992 đến nay, công ty đã gửi các băng đĩa này
cho 100.000 sinh viên, tiêu tốn 500 triệu yên Nhật.
Một số công
ty còn có những cách làm rất đặc biệt là thường cử những nhân viên mới
làm việc được một, hai năm quay lại trường cũ thiết lập các quan hệ, làm quen, kết bạn với sinh viên trong trường, phát tài liệu tuyên truyền về công ty, quảng cáo về ưu điểm của công ty và đã giành được nhiều thiện
cảm của sinh viên. "Cuộc chiến" càng ngày càng quyết liệt, "chiến thuật" thì ngày càng đa dạng, duy chỉ có tôn chỉ của kế sách "cầu hiền nhược
khát, duy tài thị cử" thì không có gì thay đổi.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT