Dương Kiên đã dùng chiến lược "tiên Nam hậu Bắc" (Nam trước Bắc sau), hy vọng sau khi xuống phía nam tiêu diệt nhà Trần, thì sẽ chế phục hoàn
toàn được Đột Quyết. Nhưng không ngờ đúng lúc Dương Kiên xuống phía nam
đánh quân Trần thì các binh sĩ của Đột Quyết thay đổi quan niệm, họ chỉ
cần tiền bạc, vật chất chứ chẳng đoái hoài gì tới đất đai, lời thề phải
báo thù cho nhà Bắc Chu, nay lật ngược sang triều Tùy. Phải đối mặt với
binh mã lớn mạnh của Đột Quyết, triều Tùy đã sử dụng hết lực lượng mà
không có cách nào ngăn nổi quân Đột Quyết tràn xuống phía nam. Chính
quyền triều Tùy đã vô cùng nguy cấp như trứng để đầu đẳng, thế là Dương
Kiên quyết định thay đổi chiến lược "tiên Nam hậu Bắc", thành "tiên Bắc
hậu Nam", bảo đảm cái gốc của đất nước mình.
Thế nhưng, chính
quyền mới cần nuôi dưỡng cùng dân, dân tộc Đột Quyết lớn mạnh cũng cần
phải được chế phục lại kịp thời. Chiến lược "tiên Bắc hậu Nam" cụ thể đã được thi hành như thế nào? Dương Kiên phải cực nhọc, lao tâm khổ tứ,
khó khăn lắm mới có được chính sách tuyệt như thế.
Lúc này, đại
tướng Trường Tôn Thạnh phụng mệnh đi sứ đã lâu nay trở về Trường An.
Trường Tôn Thạnh rất chú ý đến tình hình diễn biến nội bộ của Đột Quyết
và tính con người, đất nước, địa lý của Sơn Xuyên, liền trình lên Tùy
Văn Đế một mưu kế "lợi dụng mâu thuẫn giữa các dân tộc để tiêu diệt lực
lượng". Tùy Văn Đế phân tích thấu triệt, hợp tình hợp lý nên cứ dựa vào
đó mà làm.
Thế nhưng, từ sau khi Đà Bát Khả hãn qua đời, vì
tranh giành ngôi vị, cho nên giữa những người em, con trai và mấy người
cháu của Đà Bát đã xảy ra một cuộc đọ sức gấp rút. Trước tiên là người
con của Đà Bát, tên Am La thừa kế ngôi hãn, cháu của Khả hãn là Đại La
ngược lại không bằng lòng nên rêu rao tiếng xấu. Tiếp đó Am La lại bị ép phải nhường ngôi cho một người cháu họ khác tên gọi Nhiếp Đồ nên trong
lòng không cam. Nhiếp Đồ ngược lại chẳng thèm bàn bạc liền tự xưng là Sa Bát Lược Khả hãn, giáng Am La thành Khả hãn thứ hai. Sau khi Đại La
không chịu nghe theo thì liền bàn bạc đưa ra A Ba Khả hãn. Nhiếp Đồ dứt
khoát làm theo ân huệ, trao mũ của Đạt Đầu Khả hãn cho Điểm Quyết, người em của Đà Bát một thực lực hùng hậu. Thế nhưng ngôi Khả hãn này phân
chia thành bốn mặt, Sa Bát Lược ở giữa vỗ tay tán thưởng, chế ngự điều
khiển cũng đã tập trung được. Còn kế sách mà Trường Tôn Thạnh đưa ra
"lấy mâu thuẫn nội bộ giữa các dân tộc để tiêu diệt lực lượng" chính là
muốn phá vỡ cái cục diện ổn đinh trước mắt này, khiến cho sự bất đồng,
rạn nứt vốn có giữa họ lộ hằn ra, thông qua sự tàn sát, giao chiến trong nội bộ dân tộc Đột Quyết để tự làm hao mòn thực lực của mình, từ đó
không cần đánh cũng thắng.
Thế là Tùy Văn Đế sai Thái bộc Nguyên Huy mang lễ vật đi sứ sang Tân Cương, kết giao với Đạt Đầu Khả hãn. Đạt Đầu Khả hãn rất đỗi vui mừng, sau khi nhận được lễ vật liền sai sứ thần bái tạ. Đạt Đầu Khả hãn ở Tân Cương là chú của Sa Bát Lược, có lực
lượng mạnh nhất. Triều Tùy kết giao với Đạt Đầu, chắc chắn thực lực tổng thể của dân tộc Đột Quyết sẽ yếu đi một nửa.
Tùy Văn Đế thu
nhận Trưởng Tôn Thạnh là tướng quân, rồi nhờ Đột Lợi Thiết thống lĩnh
các nước Hề, Lập, Khiết Đan (Thiết tức là nguyên soái). Đột Lợi Thiết là em của Sa Bát Lược, vì là họ hàng tình nghĩa, có hiềm ngầm xem xét ngôi vị hãn ấy mà có vẻ kiêng sợ Sa Bát Lược. Đột Lợi Thiết và Trường Tôn
Thạnh vốn đã có giao tình từ trước, lúc này gặp mặt, được Trường Tôn
Thạnh dẫn dắt, liền âm thầm phụ giúp triều Tùy. Triều Tùy sẽ lập tức
tránh được đại họa Đông Bắc.
Năm 582, Sa Bát Lược cuối cùng cũng đã hiểu được đối với những thành quả và kế sách của triều Tùy, mệnh
lệnh tập trung toàn bộ ở Khả hãn, có khoảng hơn 40 vạn binh mã xuống
phía nam quấy nhiễu: Binh mã của Đột Quyết ngày ngàn dặm. Sa Bát Lược
muốn cố gắng nhưng thấy được tình cảm của triều Tùy và Đạt Đầu Khả hãn
nên tự mang binh mã mà đi. Trường Tôn Thạnh nhân cơ hội này Tuyên bố một câu. "Chính sự liên kết nối liền giữa Đạt Đầu và triều Tùy đã phá vỡ
nha trướng của Sa Bát Lược." Sa Bát Lược cũng thấy người và ngựa đã giảm đi quá nửa lo sợ vội vàng điều binh không tấn công mà chỉ phản công. Từ đó, Sa Bát Lược tăng thêm vẻ kiêng kỵ đối với Đạt Đầu và mấy Khả hãn
của ông ta, sự nghi kỵ dần dần cũng hóa thành chiến tranh.
Thực
lực của Đột Quyết bị tiêu hao và suy yếu. Triều Tùy dần dần đã phản kích lại lực lượng quấy nhiễu của Đột Quyết. Trong một lần phản kích vào
cuối năm 583, phía Đột Quyết chỉ có Sa Bát Lược và lực lượng nhỏ yếu của A Ba Khả hãn ứng chiến. Sa Bát Lược đại bại, A Ba cũng lần thắng lần
thua. Trưởng Tôn Thạnh liền phái một nhà biện sĩ đuổi A Ba và nói rằng:
"Sa Bát Lược xuống phía nam, mỗi lần đánh là một lần thắng, vì thế dân
chúng có lòng tôn kính. Binh mã và địa vị của anh cũng ngang với Sa Bát
Lược, thế mà lần đầu tới đã bị bại trận, dân chúng Đột Quyết cho thế là
điều thật xấu hổ, làm sao một tướng lĩnh có thể dễ bại trận như vậy? Tới lúc đó Sa Bát Lược sẽ nhân cơ hội mà thực hiện nguyện vọng ấp ủ từ lâu
giành lấy nha trướng của anh. Mối liên hợp hiện nay giữa Đạt Đầu Khả hãn và triều Tùy, đến Sa Bát Lược cũng đành bó tay mà thôi. Tại sao anh
không cùng triều Tùy liên kết với Đạt Đầu đó chẳng phải là kế sách tuyệt vời hay sao . " A Ba tin và cho rằng đúng nên lập tức đồng ý ngay.
Sa Bát Lược vốn đã mang hận trong lòng, biết A Ba là cận thần của triều
Tùy, liền tức giận đem quân đánh phá giành lấy nha trướng của A Ba và
đem cha, mẹ, vợ con của A Ba giết sạch. A Ba không gia đình vội đến Đạt
Đầu mượn 100.000 binh lính, đi tìm Sa Bát Lược đòi mạng. Đội quân nào
nặng căm hờn đội quân ấy tất sẽ thắng, Sa Bát Lược bị đánh lại tơi bời. A Ba giành được thắng lợi, hăng hái muốn giúp nước, không lâu sau đã mở
mang dựng lên một Tây Đột Quyết rộng lớn, lực lượng vượt xa Sa Bát Lược
và Đạt Đầu.
Trong cuộc chiến hỗn loạn có quy mô của nội bộ Đột
Quyết, các bên đều sai sứ thần đến Trường An xin cứu viện cầu hòa, Tùy
Văn Đế ngược lại nhất mực không đồng ý, để họ tự mình giết mình đưa tới
một xã hội hỗn loạn. Cho tới lúc các bên tranh nhau tinh thần rệu rã,
sức lực kiệt quệ, hơn nữa phe phái mới A Ba xuất hiện, áp đảo lực lượng
Sa Bát Lược và Đạt Đầu lời cầu cứu khẩn thiết của Sa Bát Lược mới được
Văn Đế đồng ý, phái binh giúp đỡ Sa Bát Lược tấn công lại A Ba Khả hãn.
Từ đó mà duy trì trạng thái cân bằng liên kết tương hỗ của Sa Bát Lược,
Đạt Đầu và A Ba, lại khiến cho Sa Bát Lược cam tâm tình nguyện quy hàng.
Từ đó, Đột Quyết nằm dưới sự áp chế của triều Tùy, các bộ tộc hàng năm phải cống hiến cho triều Tùy, liên tục không ngừng.
Hán Vũ Đế tiến công lên Bắc tiêu diệt tộc Hung Nô, dụng binh hơn 10 năm,
phải trả cái giá quá cao. Tùy Văn Đế lại dùng kế sách "lấy mâu thuẫn nội bộ giữa các lực lượng để tiêu diệt lực lượng", hầu như chẳng cần động
binh mà trong hai, ba năm đã đánh bại Đột Quyết. Có thể thấy rằng kế
sách đó về mặt quân sự quả là một kế sách tuyệt diệu.
Trong buôn bán thương trường tuy so với vấn đề quân sự thì không giống nhau, nhưng kế sách "dùng mâu thuẫn nội bộ để tiêu diệt lực lượng" ngược lại có sự
cộng thông giữa hai ngành. Trong kinh doanh, sử dụng kế này chính là
khiến đối thủ một phân thành nhiều, hoặc là cố ý tìm thêm mấy đối thủ,
sau đó tạo ra không khí tranh giành, khiến cho sự ngờ vực hiềm khích
giữa các đối thủ trong cuộc cạnh tranh không ngừng được lan ra, từ đó mà lực lượng đối thủ này tiêu hao lực lượng đối thủ kia, nên cứ ngồi chẳng cần đánh cũng giành được hiệu quả thắng lợi gấp mấy lần.
ABC,
NBC, CBS là ba đài truyền hình lớn của Mỹ. Trước khi Olympic khai mạc ở
Maxcơva, nhân viên hành chính cấp cao của ba đài truyền hình lớn này
được mời tới Liên Xô. Trong cuộc gặp mặt, họ mới biết Liên Xô đưa giá
cho quyền truyền hình thế vận hội lên tới 2,1 tỉ đô- la, hơn nữa lại
tiền mặt. Theo logic bình thường thì không có cách nào tính toán được
chi phí loại hình này.
Sau khi đưa ra tình hình như vậy. Liên Xô cổ vũ cho ba đài truyền hình đưa ra giá cả. Đại diện của ba đài truyền
hình này đều được mời tới thủ đô của Liên Xô. Rất tự nhiên, họ như chiếc thuyền đấu sĩ La Mã, bị rơi vào cảnh phải thi thố trên thương trường.
Người Mỹ tuyệt nhiên không phải kẻ ngốc, giám đốc tin tức thể thao ABC
nói rằng: "Người Liên Xô đem chúng tôi làm thành ba con giống như con dế mèn đựng trong bình, sau khi chiến tranh kết thúc, hai con bại trận sẽ
chết còn con thắng trận vì đói khát cũng chết luôn".
Tuy không
phải ngu ngốc, nhưng trước tình thế như vậy thì bản thân mình cũng không khống chế được mình rồi. Mức giá tiêu chuẩn của ba đài truyền hình được đưa ra lần lượt: NBC là 70.000 đô la, CBS là 71.000 đô la và ABC là
73.000 đô la.
Mọi người đều cho rằng ABC giành được quyền truyền hình. Không ngờ Đài truyền hình CBS nhờ chuyên gia Paker tới Maxcơva
nói rõ ý nguyện đưa giá cao để giành được quyền truyền hình.
Mọi người đều cho rằng CBS mới chính là người thắng cuộc. Liên Xô lại đột
nhiên tuyên bố quyền truyền hình Thế vận hội đã thuộc về công ty mậu
dịch của Mỹ có tên là Satra. Công ty Satra nằm ở thành phố New York,
tuyệt nhiên không phải là nhà trung gian mà trực tiếp nhận được từ một
tổ chức Liên Xô điều khiển.
Sau đó, Liên Xô mượn công ty Satra
để làm cầu nối, lại khuyên để cho nhà trung gian Paker dắt mối, một lần
nữa làm cho các đài truyền hình đấu vật với nhau như những dũng sĩ La
Mã, cuộc truy đuổi khiến bọn họ bị tiêu hao lực lượng vô kể.
Sau cùng, Paker dâng cho cơ hội này tới NBC, dưới sự mê hoặc bằng những lời đường mật, NBC lại chóng mặt quay đầu tới Maxcơva, họ khốn khổ chạy đôn chạy đáo tới mức ngạt thở tàn hơi, chân tay mỏi nhừ thì mới được quyền
tiếp nhận "phần thưởng chiến thắng. NBC phải tốn 870.000 đô la Mỹ để
được đưa tin về Thế vận hội, ngoài ra còn tốn các chi phí khác cho công
ty Satra và Paker... tổng cộng khoảng 100.000 đô la.
NBC rốt
cuộc đã đánh bại các đài truyền hình khác, đứng trên ngai vàng của sự
thắng lợi. Nhưng trong con mắt của những người hiểu biết thì kẻ thắng
lợi chính là Liên Xô. Họ đã áp dụng kế "lợi dụng mâu thuẫn nội bộ để
tiêu diệt lực lượng . Người Liên Xô đã thu lời từ bọn họ 2,1 triệu đô
la. Vốn dĩ họ chỉ hy vọng đạt được 600.000 - 700.000 đô la. Từ việc
không có thực, họ đã tạo ra đầu mối để gây nên cuộc hỗn chiến giữa các
đối thủ, dần dà loại bỏ từng người một. Kế sách của Liên Xô quả là tuyệt hảo.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT