Thật tuyệt diệu khi chồng
chết và sống đời tự do . Những ngày vui đã tới . Tuy đã sáu mươi nhưng
Võ Hậu còn phong độ lắm. Miệng bà còn nguyên và ăn ngon miệng hơn bao
giờ hết, người bà còn tràn trề nhựa sống. Tất cả đang chờ đợi bà ngự trị và hưởng thụ . Dĩ nhiên Võ Hậu không quên chuyện tìm người kế vị Cao
Tôn. Vấn đề là có nên lập Triết , người con thứ ba, làm vua hay không ?
Như đã biết, Triết có nhiều nét giống Thái Tôn hơn mấy người kia . Lúc
này chàng đã được hai mươi lăm tuổi.
Võ Hậu đắn đo mải không
biết nên lập chàng hay nên đảo chính ngay , để tự lên ngôi. Bà đã chán
công việc của một người phò tá, vợ vua hay mẹ vua cũng chưa thể đem lại
cho bà quyền uy tối thượng .
Quan Trung Thư Xá Nhân họ Bạch rất
ngạc nhiên khi thấy Võ Hậu chậm trễ trong việc lập người kế nghiệp. Theo thông lệ khi vua chết , phải có người thay thế nội trong một hai ngày.
Ông bèn vào triều nhắc nhở Võ Hậu.
Sau sáu ngày suy nghĩ kỹ càng và cảm thấy chưa nên làm mạnh, Võ Hậu đã nghe lời quan Trung Thư để tỏ ra tôn trọng luật .
Triết được phong làm vua sau khi Cao Tôn chết đã bảy ngày. Xem tình hình, vài người tiên đoán sẽ có sóng gió trong triều. Nhưng không ai ngờ triều
đình không gặp sóng gió mà gặp một cơn lốc nhanh và mạnh khôn tả .
Chưa đầy hai tháng sau -ngày 5.2.684- Triết bị Võ Hậu truất ngôi và bỏ vô ngục, sau đó bị biếm đi xa .
Dường như giữa Triết và quan Trung Thư họ Bạch đã có một trận đấu khẫu kịch
liệt . Triết thì muốn lập cha vợ làm Thị Trung, một trong những chức vụ
cao tột đỉnh trong triều , còn quan Trung Thư cực lực phản đối . Viện cớ rằng cha vợ Triết chưa từng giữ chức vụ quan trọng, thiếu kinh nghiệm
để làm Thị Trung .
Cuối cùng, Triết nói :
- Khanh đừng quên ta là Vua . Ta có quyền nhường cả giang sơn cho nhạc phụ ta nếu ta muốn .
Câu nói trong lúc bốc đồng này là cơ hội tốt để Võ Hậu truất ngôi Triết .
Chàng như một con nai tơ gặp đồng cỏ xanh nhởn nhơ đùa rỡn, đâu biết
rằng một mụ cọp đang rình rập vồ mồi.
Viên thị vệ trưởng được gọi vào cung để thực hiện một cuộc bố trí bí mật .
Sáng ngày mồng năm tháng hai năm 684, khắp cung điện đều có lính tráng canh
phòng rất nghiêm mật. Triều thần không hiểu chuyện gì, vẫn vào chầu như
thuờng lệ. Đến giờ lâm trào, mọi người đều ngạc nhiên khi thấy Võ Hậu
xuất hiện, dẫn theo vị Vua trẻ tuổi .
Triết vừa định bước lên
ngai thì quan Trung Thư cản chàng lại và rút trong tay áo ra một tờ
chiếu. Sau đó ông dõng dạc đọc cho mọi người nghe . Lúc đó quần thần mới biết Võ Hậu giáng Triết xuống làm Lư Lăng Vương và giam chàng trong
cung .
Một tên đội trưởng thị vệ tiến đến bắt giử chàng.
Quá tức giận, chàng la lớn :
- Buông ta ra ! Ta có tội gì ?
Võ Hậu lạnh lùng :
- Tội gì ư ? Tội của mi là dám tính chuyện đem giang sơn đặt vào tay cha vợ.
Trong lúc tức giận người ta có thể nói những câu thiếu suy nghĩ. Chàng cố gắng biện hộ , nhưng dĩ nhiên vô ích.
Sau năm mươi tư ngày làm Vua, chàng bị lính điệu đi một cách nhục nhã trước mặt quần thần. Chàng vừa bàng hoàng vừa tức giận. Một vị Vua lại có thể bị đối xử như vậy sao ?
Triết bị tạm thời giam giữ trong cung . Một tháng sau chàng được đưa ra Phong Châu . Cha vợ chàng cùng gia
quyến cũng bị đày xuống phía Nam .
Như đã nói đoạn trước, chú tôi là Hoàng tử Đán được phong làm vua vào tháng hai năm 681 và được đưa
vào hậu cung nghỉ mát cùng ba anh em tôi . Chúng tôi bị cấm bước chân ra khỏi cung điện. Sống lấu ngày nơi hậu cung , chúng tôi tập được tánh
nói thầm đủ cho nhau nghe . Chúng tôi thường lấm lét như kẻ phạm tội ,
được bà tôi ban cho được sống. Kể cả chú Đán, chúng tôi có thể bị giết
hay được phép tự treo cổ bất cứ lúc nào . Trông gương cha tôi và các bác tôi, chú Đán luôn luôn tỏ ra ngoan ngoãn dễ bảo . Trong suốt mười lăm
năm dài, tôi chẳng có dịp nào nhìn thấy đường phố Lạc Dương . Các diển
biến trong triều , chúng tôi cũng chỉ được nghe kể lại. Thỉnh thoảng có
người đến cho chúng tôi biết sắp có cách mạng, mới nghe thì rỡn tóc gáy
nhưng rồi cũng chẳng nước gì. Để tự vệ , chúng tôi thường an phận nơi
hậu cung và tự an ủi rằng tuy bị mấy đứa cháu của Võ Hậu mắng chửi đánh
đập, chúng tôi hay còn may mắn hơn nhiều người .
Một ý tưởng cầu sinh chua chát đã khiến Hoàng tử Đán phải làm bộ vừa câm, vừa điếc, vừa mù. Tuy chàng bị giữ trong cung nhưng lại ít nguy hiểm hơn là bị đày đi xa như trường hợp của Hiền. Khi không được phong làm vua, chẳng ai tổ
chức lễ đăng quang . Võ Hậu chỉ sai một người cháu tên là Võ Thừa Tự đem chiếu chỉ đến đọc, sắc phong chàng làm "Hoàng đế".
Ba tháng đầu
năm 684 là thởi kỳ biến động nhiều nhất. Quần chúng chưa hết xúc động về chuyện nọ, Võ Hậu đã dồn thêm chuyện kia . Trong một bài hịch, Lạc Tấn
Vương có nhắc tới chuyện này và kết tội Võ Hậu như sau : Mồ cha chưa
khô, những người con côi đã bị bạc đãi .
Thực ra mộ của Cao Tôn
chưa bắt đầu xây . Trong khi đó Hiền vẫn bị quản thúc tại Tứ Xuyên và
chàng đã xa gia đình hơn ba năm . Vì có tài chàng được Võ Hậu kiêng dè
nhất. Bà luôn luôn sợ rằng chàng có thể nỗi loạn, hay đúng ra làm trọng
tâm cho các cuộc khởi nghĩa, hoặc tìm cách liên lạc với Triết . Bà quyết định hành động trước để trừ hậu hoạn.
Ba ngày sau khi phế Triết, hay nói cách khác hai tháng sau khi Cao Tôn chết, Võ Hậu sai một tên
đội trưởng thị vệ đi Tứ Xuyên để giữ an ninh và bảo vệ Hiền. Khi đến
nơi, tên này nhốt Hiền vào trong một buồng kín rồi buộc chàng tự treo
cổ.
Trước khi chết, chàng viết một bài ca nhan đề Bài Ca Của Cây Dưa Chuột , còn lưu truyền đến ngày nay :
Cây dưa chuột sống nơi lầu ngọc
Trái đã già đem bọc hái chơi
Một lần hái, cây còn tươi,
Hai lần, cây héo còn vài lá xanh,
Ba lần, cây yếu mong manh,
Bốn lần, hết trái biến thành cây khô.
Hiển nhiên bài ca ám chỉ cái chết của Trung, Hoằng, và sự tù đày của Triết, Đán.
Khi tin Hiền tự sát về đến kinh đô . Võ Hậu tổ chức một lễ cầu siêu rất
trọng thể và ra lệnh cho cả nước để tang . Bà quy tất cả tội lỗi cho tên đội trưởng. Bà bảo hắn đã lơ là trong nhiệm vụ nên Hiền mới tự sát được . Bà giáng chức và đổi hắn đi xa . Nhưng chỉ nửa năm sau, Võ Hậu cho
gọi hắn về và cho phục chức cũ . Lúc đó mọi người mới vỡ lẽ.
Giờ
đây quyền hành đã hoàn toàn nằm trong tay Võ Hậu. Bà tha hồ tác yêu tác
quái để thoả mãn ý thích riêng tư . Những kẻ vô trách nhiệm không còn
nghĩ đến cơ nghiệp nhà Đường đều rất hoan nghênh chủ trương hưởng thụ
tối đa của bà. Bà hành động tham lam, vội vả như một tên ăn mày bỗng
dưng trở thành triệu phú.
Võ Hậu rất tin tưởng các lời chúc tụng
và các từ ngữ nghe có vẻ linh thiêng . Khi mọi người đều chúc sinh nhựt
vui vẻ thì chắc chắn buổi sinh nhựt sẽ vui vẻ.
Bà đổi tên Lạc
Dương ra thành nơi ở của Thượng đế . Hiển nhiên bà không con khiêm
nhượng một cách giả tạo như trước nữa. Quốc kỳ cùng đổi thành màu vàng
và đỏ chói trông có vẻ hợm hỉnh khác thường.
Võ Hậu còn xuống chiếu một lần nữa đổi tên các cơ cấu chính quyền để cho có vẻ văn hoa hơn .
Sau đây là tên mới của các cơ quan tối cao :
Văn phòng Môn Hạ Tỉnh ở phía trái Chánh điện được gọi là Loan điện .
Văn phòng Trung Thư Tỉnh ở bên phải Chánh điện được gọi là Phụng Lầu.
Thư viện hoàng gia được gọi là Kỳ Lân điện và Văn phòng Nội các được gọi là Bắc Cực điện.
Toàn là tên những lầu các nơi tiên cảnh của bà Tây Vương Mẫu. Võ Hậu rập theo để nâng địa vị mình gần với thần tiên hơn .
Tên của sáu Bộ cũng thay đổi theo :
Bộ Lại biến thành Bộ Thiên .
Bộ Hộ biến thành Bộ Địa .
Bộ Lễ, Binh ,Hình, Công biến thành Bộ : Xuân , Hạ , Thu , Đông.
Võ Hậu ngự lại trung tâm của vũ trụ như một nữ thần chúa của muôn loài. Võ Hậu có vẻ đắc ý lắm. Bà đã thực sự làm Vua và cần phải có thê thiếp như ai . Vấn đề đặt ra : thê thiếp của bà sẽ là đàn bà hay đàn ông ?
Vô hình chung đây là cơ hội để nhà sư điên được sủng ái và làm lũng đoạn
triều đình . Cuối cùng Võ Hậu đi đến chỗ nỗi tiếng về mặt dâm đãng hơn
là về mặt chính trị , trái hẳn với điều bà mơ ước.
Nhà sư điên, như đã nói ở đoạn đầu , tên là Hoài Nghĩa. Thực ra gã không phải là sư mà cũng chẳng có cái tên đẹp đẽ như vậy.
Gã nguyên là một tên mãi võ bán thuốc dạo trong hành Lạc Dương. Gã thường
biểu diễn sức mạnh và quyền cước để lôi cuốn đám dân ngu mua thuốc cao,
thuốc tễ của gã . Với thân hình cao lớn lực lưỡng , gã thích biểu diễn
thân thể trần truồng của mình và thuờng khoe khoang có tài làm cho đàn
bà điên đảo .
Qua sự giới thiệu của một tên thị nữ, gã được gặp
Công chúa Tiền Kim , rồi tới Công chúa Thái Bình. Sau khi biết rõ tài
năng của gã, Công chúa Thái Bình ân cần giới thiệu lại cho mẹ. Võ Hậu
rất mừng rỡ, cho vời gã vào ngay . Gã tên thiệt là Phong nhưng mọi người thuờng gọi là Bé Cưng, mặc dầu gã chẳng bé chút nào . Về sau tên gã
được đổi thành Hoài Nghĩa cho đỡ chướng.
Hai mẹ con Võ Hậu cùng
nhau hưởng thụ thú vui xác thịt với tên sư hổ mang , cũng như họ từng
cùng nhau mưu đồ những chuyện bất chính . Võ Hậu cảm thấy mình hoàn toàn lệ thuộc vào tên mãi võ. Bà không sống nỗi nếu thiếu gã . Bà thường
phải làm ngơ trước những hành động ngang ngược của gã . Tuy thiếu bản
chất của một người mẹ, Võ Hậu vẫn là một người đàn bà hoàn toàn mềm yếu
trước gã đàn ông tầm thường. Bao nhiều nghị lực chế ngự tình cảm, bao
nhiêu cứng rắn nghiêm khắc trong lãnh vực chính trị biến đâu mất hết ,
để nhường chỗ cho quị luỵ đam mê .
Hay cũng có thể Võ Hậu quan
niệm ngược lại. Có lẽ bà cho rằng các truy hoan này là một phần trong
đời sống xa hoa của bậc đế vương . Theo óc tưởng tượng phong phú của bà, các bậc thần tiên trên trời vẫn thường hưởng thụ các cuộc trác táng dâm loạn khi chiến thắng. Thêm vào đó bà lại nghe theo lời dẫn dụ mê hoặc
của nhà sư điên và đi đến chỗ tin tưởng rằng tất cả quần chúng đều coi
bà là hiện thân của một vị Phật, bà cho xây điện Thiên Đường cao hơn một trăm thước ở phía sau điện Thái Hoà cho tên mãi võ ở đó làm sư trưởng - như sẽ nói ở đoạn sau -
Trong suốt thời gian tằng tịu với nhà
sư, Võ Hậu luôn luôn bị ám ảnh bởi những tư tưởng vừa thấp hèn nhuốm mùi xác thịt trần tục , vừa cao cả đượm màu siêu thoát thiêng liêng . Những tư tưởng này giúp Võ Hậu tin tưởng và hứng khởi trong kế hoạch chính
trị của bà.
Bà tin minh là đức Phật tái sinh xuống trần để phán
xét người ngay kẻ gian - ai tin ở bà là ngay, ai không tin là gian-
Chính Võ Hậu cũng nhận ra rằng hình ảnh của Phật đã giúp triều đại bà
thành công.
Tự tin ở uy thế đối với Võ Hậu, sư Hoài Nghĩa không
cần thay đổi cách ăn mặc lôi thôi của mình. Gã có vẻ nghênh ngang tự đắc và thuờng là mối đe doạ đối với dân chúng tại kinh đô . Mỗi khi đi dạo
trong thành, gã thường chễm chệ trên lưng ngựa, có quân hầu đi mở đường. Vô phúc cho ai không tránh kịp , chắc chắn sẽ lãnh vài ngọn roi sắt vào đầu. Có lần gã đánh một vị quan Biện lý ngay giữa phố vì ông nãy từng
buộc tội gã.
Trong cung, gã được trọng đãi như một ông hoàng.
Gã được dùng ngựa của hoàng gia và mỗi khi thấy gã đi qua các quan trong
triều đều cung kính cúi đầu. Để lấy lòng gã, hai người cháu của Võ Hậu
là Thừa Tự và Tam Tư thuờng bợ đỡ gã một cách hèn hạ, giữ ngựa để cho gã leo lên hay bước xuống.
Có một lần gã sư hổ mang vào hoàng cung
bằng cửa Đoan Võ - dành riêng cho Vương hầu và các Công thần - gã nghênh ngang đi qua chỗ làm việc của Môn Hạ Tỉnh .
Quan Thị Trung họ
Tô là một vị Quốc công tuổi cao đức trọng thấy thế bước ra, nhưng gã vẫn tảng lờ như không thấy tiếp tục tiến vào .
Quan Thị Trung tức giận nói lớn :
- Sao mi dám vào đây, tên đầu trọc kia ! Mi vào đây để làm gì ?
Gã sư trợn mắt nhìn ông, rồi bằng một điệu bộ rất hài hước gã khoa tay múa chơn và thách thức :
- Muốn chơi nhau chăng ?
Giọng gã sặc mùi dao búa của bọn lưu manh .
Nhưng khôi hài hơn nữa, chiều hôm đó gã mang một bộ mặt sưng húp đi kiếm Võ
Hậu để mách , quan Thị Trung đã sai cận vệ tống cổ gã ra ngoài và một
cuộc ấu đả đã xảy ra . Sau khi chế ngự được gã, bọn cận vệ không quên
tặng gã mấy chục bạt tai .
Nghe chuyện này, Võ Hậu chỉ phá ra cười :
- Sao ái khanh lại đi lối cửa đó ? Lần sau ái khanh nhớ đi cửa phía Bắc .
Võ Hậu rất khôn ngoan, không đả động tới quan Thị Trung họ Tô , vì bà sợ
làm lớn chuyện chỉ tổ mang tiếng thêm . Vì Võ Hậu không muốn Hoài Nghĩa
bỏ bà trong cung một mình, hơn nữa bà sợ gã
ra ngoài nhiều sẽ làm lộ chuyện, bà giao cho hắn công tác xây cất cung điện và trông nom vườn thượng uyển.
Đã có lần Hoài Nghĩa khoe với Võ Hậu rằng gã rất giỏi về kiến trúc và có
thể xây cất nhà được, bà bèn bịa ra công việc để buộc chân gã trong cung .
Theo tục lệ cổ truyền, chỉ đàn bà hay hoạn quan mới được ra
vào nội cụng . Khi thấy Hoài Nghĩa ra vào khu vực đàn bà, mọi người đều
xầm xì bàn tán. Tuy gã là sư nhưng chưa hoạn.
Một pháp quan tên
là Vương Châu thấy gai mắt bèn dâng sớ xin thiến Hoài Nghĩa , nếu gã còn tiếp tục hiện diện tại nội cung, làm như vậy để bảo vệ tiết hạnh cho
các thị nữ và công nương trong cung .
Khi xem sớ , Võ Hậu cười ngất và thầm nghĩ vị Pháp quan này quả có óc khôi hài.
Một lần nữa Võ Hậu lại khôn ngoan ém nhẹm tờ sớ để mọi việc dần dần chìm vào quên lãng .
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT