Sài Nguyên Lộc và Đỗ Chấn Anh về Túy Lộ Cư gặp Tế Điên. Tế Điên nói:
- Chà, cực khổ hai vị quá!
Sài Nguyên Lộc nói:
- Thánh tăng cứ yên tâm! Tôi đã gởi gấm hết ở Hình Bộ rồi.
- Vậy thì tốt quá! Hai vị ngồi xuống đây uống rượu đi!
Sài Nguyên Lộc, Đỗ Chấn Anh ngồi xuống, uống vài chén rượu bèn hỏi:
- Thánh tăng, chúng ta đi biện án ở đâu?
- Uống rượu đã, vội gì! Lát nữa đây ta có cách.
Sài, Đỗ, Lôi, Mã bốn vị Ban đầu lòng gấp như lửa đốt, hận chẳng có thể đi bắt giặc ngay để hoàn thành vụ án. Tế Điên lại không có vẻ gì vội vã, cứ một lát một bầu rượu, cạn chén này rót tiếp chén khác. Bốn vị Ban đầu nói:
- Bạch Thánh tăng, xin lão nhân gia từ bi, từ bi cho.
- Có chuyện gì gấp đâu? Uống rượu xong rồi sẽ tính.
Bốn người muốn gấp cũng không được nào! Uống tới uống lui cho tới đỏ đèn, Tế Điên mới nói:
- Thôi chúng ta đi nè!
Bốn vị Ban đầu tính tiền xong, Sài đầu nói:
- Bạch Thánh tăng, hồi nãy đi gởi gấm các ban ở Hình Bộ hết 200 lượng bạc, để lại cho bốn anh em đó hết 100 lượng, còn lại 200 lượng xin gởi lại lão nhân gia đây.
- Ta không cần, bốn vị cứ chia nhau xài đi, tùy tiện mua sắm áo quần gì thì sắm.
Bốn vị Ban đầu không chịu lấy, Hòa thượng nhất định không nhận . Bốn người mới tạ Ơn Tế Công rồi cùng kéo nhau ra khỏi quán rượu. Tế Điên nói:
- Bốn vị Ban đầu hãy đi theo ta.
Sài đầu hỏi:
- Đi đâu?
- Cứ đi, đừng hỏi. Hòa thượng ta có cách, bảo đảm là hễ đưa tay ra là chộp dính ngay mà.
Bốn vị Ban đầu biết Tế Công là người có tài tiên tri nên cứ lẳng lặng theo sau. Đến một ngõ hẻm chính là ngõ hẻm và Câu Lan viện, thấy treo một đèn lớn. Tế Điên hỏi:
- Bốn vị Ơi, đây là đâu vậy?
Sài đầu nói:
- Sư phó không phải biết mà cố hỏi à? Đây là Ngự Câu Lan viện.
Tại sao có tên là Ngự Câu Lan viện? Nguyên vào triều Tống, các kỷ nữ ở Câu Lan viện này đều là con cái của đại thần, hoạn quan phạm tội, gia sản bị tịch biên, các cô nương tiểu thơ bị sung vào viện Câu Lan làm nghề ca hát. Cho nên gọi nơi ấy là Ngự Câu Lan viện, giống như Ngự Tiền Đương Sai vậy.
Tế Điên đến trước viện Câu Lan cố ý hỏi bọn Sài Nguyên Lộc:
- Đây là đâu?
Sài Nguyên Lộc nói:
- Đây là Câu Lan viện.
- Bốn vị vào đây đi, Hòa thượng ta hôm nay muốn "mở mắt" chút xíu.
- Vô đó làm gì? Sài Nguyên Lộc hỏi.
- Đừng có hỏi.
Bốn vị Ban đầu nghe nói thế mới rõ, bèn đi vào trong. Tế Điên trông thấy trên cửa lớn có gắn đôi liễn đề là:
Canh một vừa tàn, xô chén đổi ly bao khoái lạc,
Canh ba gà gáy, người lìa tiền hết vắng như không.
Đôi liễn này nguyên của một vị ăn chơi phóng khoáng bỏ tiền ra thuê viết. Trên bức hoành ngang đề bốn chữ "Tình vàng ý bạc". Tế Điên đi theo bốn vị Ban đầu vào cửa lớn thấy đối diện là bức tranh vẽ một bàn cờ, bên trên có người đề bốn câu thơ:
Hạ giới thần tiên, thượng giới không,
Người nghèo nhờ cậy quý nhơn đong,
Lan phòng tối tối thay người mới,
Chớp mắt sao di đổi khách phòng.
Trên đầu bức tranh vách lại để một chậu cá trồng hoa sen. Bốn vị Ban đầu cùng Tế Điên bước vào, mấy phổ ky gác cửa phòng thấy người quen mới nói:
- Các vị Ban đầu, hôm nay sao quý vị rảnh việc mà tới đây? Hay có việc gì thế?
Sài đầu nói:
- Không việc chi! Tới đây chơi thôi mà.
Nói rồi đi thẳng vào bên trong. Viện này là bốn hợp phòng. Bắc thượng phòng có năm gian, nhà Nam cũng năm gian, Đông Tây phối phòng đều có ba gian. Vừa vào trong viện thì mụ tào kê từ trong đi ra. Tế Điên nhìn thấy người này trạc hơn 30 tuổi, ăn diện rất đẹp đẽ. Thiệt là:
Cánh phượng lung linh món tóc mai,
Tai ngọc đong đưa thêm hòa hà,i
Son phấn phớt hồng tăng nét đẹp,
Phong lư in đậm thiếu niên tài.
Mụ tào kê nói:
- Ái chà, các vị Ban đầu từ đâu đến đây? Xin rước lên thượng phòng.
Nói rồi vén rèm cùng vào nhà trong. Tế Điên để ý thấy ngay giữa phòng treo một bức họa thiếu nữ bán thân, bên trên có người đề thơ:
Trăm nét đan thanh vẻ mỹ miều,
Toàn thân chẳng họa, họa ngang eo,
Tiếc rằng màu sắc còn non vụng,
Không dục khách xuân đến lạc kiều.
Dưới ký tên: "Tích hoa chủ nhân đề".
Trong phòng rất sạch sẽ, bàn ghế toàn loại danh mộc, chạm trổ rất công phụ Mọi người vừa ngồi xuống xong có vú em đưa nước trà tới. Mụ tài kê nói:
- Các vị Ban đầu này, hôm nay sao quý vị rảnh mà đến đây?
Sài đầu nói:
- Không có việc chi, tới đây ngồi quấy rầy chút vậy mà!
- Các vị Ban đầu sao nói như vậy? Chúng tôi mời các vị còn không tới nữa mà. Còn vị đại sư phó đây là người xuất gia, tại sao cũng đến chỗ của chúng tôi vậy?
Tế Điên nói:
- Người xuất gia nếu tính theo nồi gạo thì đâu có khác gì người tại gia đâu!
- Đại sư phó ở chùa nào?
- Ta ở chùa Hoàng Liên, hẻm Thủ mã Thái, ta tên là Khổ Hạp.
Bọn Sài đầu cười hô hố. Đang nói tới đó thì từ bên ngoài phòng có tiếng hô:
- Hai vị đại gia đã đến!
Mụ tào kê ứng tiếng đáp rồi chạy ra, nói:
- Hai vị thái gia đến thì rước vào Tây viện đi.
Mấy vị Ban đầu nhìn ra thấy người đi trước đầu đội khăn tráng sĩ sáu múi bằng đoạn màu phấn lăng, bên trên gắn sáu miếng kiếng, phía trước gắn một trái cầu nhung trắng lắc lư, mình mặc tiễn tụ bào cùng màu phấn lăng, trên áo thêu ba giỏ hoa mẫu đơn, chạy kim tuyến cùng khắp, lưng buộc dây loan đái năm màu, chiếc quần đơn phủ trên đôi giày đế mỏng, bên ngoài khoác thêm chiếc áo choàng anh hùng cùng màu phấn lăng thêu chi chít những hoa. Người này mặt như tờ giấy trắng, hai đạo chân mày trên đôi mắt ba góc, trán đầy vết nhăn với chiếc miệng hộ Người đi sau mình mặc áo chẽn thúy lam, dáng vẻ như tráng sĩ, mặt màu vàng nhạt, mày to mắt tròn, hai người này quần áo rất mới. Kế nghe hai người nói:
- Hồi nãy tôi ở quán rượu kêu người đến rước, sao không chịu đi?
Mụ tào kê nói:
- Hai vị thái gia đừng giận! Vừa rồi kiệu đến rước em nó không có ở nhà. Trên thuyền có một vị Kim công tử kêu đi rồi. Nếu có ở nhà đâu dám không đỉ Hai vị đại thái gia không phải là người ngoài, xin thông cảm cho!
Hai người kia vừa muốn đi ra sau viện, Tế Điên nói:
- Bốn vị Ban đầu, đừng để cho hai tên giặc đó chạy!
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT