Nghe Lưu Văn Thông nhắc lại việc ở Lương Quan Đồn, Đoàn Sơn Phong lập tức mặt đỏ phừng vì rượu, tự nghĩ: "Việc này không ai hay biết, nghe nói Lưu Hỷ đem lời nói chơi của Lưu Tam báo cáo mà Lưu Tam cũng không hề hấn chị Tội gì mình phải thừa nhận chớ?". Nghĩ rồi bèn nói:

- Này Lưu hiền đệ, Việc ở Lương Quan Đồn của ta là việc gì?

- Muốn người đừng biết trừ phi mình đừng làm. Anh ở Lương Quan Đồn giết vợ của Lưu Hỷ, bộ tưởng không ai biết sao?

- Chú ăn nói bậy bạ không! Nếu biết thì chú làm sao?

- Hiện giờ có người muốn bắt anh, tôi đưa tin cho anh biết cho trọn tình bằng hữu.

- Trừ phi chú dẫn người ta tới bắt ta, ta mới ngán!

Ở bàn bên kia, Tế Điên la:

- Đúng phải đánh nhau thôi!

Nói rồi cầm chén rượu khua loong coong. Lập tức dưới lầu Vương Hùng, Lý Báo và các quan binh đều hô:

- Bắt nó, bắt nó!

Vương Hùng, Lý Báo vừa lên đến cầu thang lầu, Tế Điên dùng định thân pháp giữ cứng họ lại. Đoàn Sơn Phong thấy tình thế không xong bèn đá chiếc bàn lật ngang, nắm lấy chân bàn nhắm ngay Lưu Văn Thông đánh tới. Lưu VănThông vội rút đơn tiên tử trong áo choàng ra đón đỡ. Phổ ky thấy vậy chạy trốn, quên mất là cầu thang nên ngã lăn long lóc xuống lầu. Tế Điên kêu lớn:

- Không xong rồi đa!

Rồi đội bàn bát tiên chạy nhầu. Đoàn Sơn Phong cầm chân bàn bát tiên đánh với Lưu Văn Thông, Tế Điên đội bàn nhào tới, bèn đánh trúng ngay bàn bát tiên, Lưu Văn Thông thừa dịp cầm roi đánh ngay Đoàn Sơn Phong, Tế Điên cứ bám theo riết bất kể. Đoàn Sơn Phong thấy bốn phía la hét:

- Bắt Đoàn Sơn Phong! Đừng để chạy thoát.

Đoàn Sơn Phong nghĩ bụng: "Trong 36 chước, chạy là hơn hết!". Nghĩ rồi bèn né người chạy lại chui qua cửa sổ nhảy xuống lầu. Lưu Văn Thông không biết thuật phi thiềm tẩu bích, la:

- Muốn chạy hả?

Tế Điên la:

- Chạy không được đâu!

Đoàn Sơn Phong nhảy qua cửa sổ xuống lầu, Tế Điên cũng lật đật nhảy xuống theo, trúng ngay trên người Đoàn Sơn Phong, đè hắn té ngửa, quan binh vây lại bắt hắn trói chặt. Tế Điên nói:

- Ngươi ôm lưng ta, đụng phải đùi ta đau điếng đây nè!

Nói rồi đứng dậy bỏ đi mất. Lúc đó Vương Hùng, Lý Báo mới cục cựa được, cùng với Lưu Văn Thông chạy xuống lầu đưa Đoàn Sơn Phong về nha môn. Về đến huyện Tiêu Sơn, quan huyện lập tức thăng đường. Vương Hùng, Lý Báo một lát sau dẫn Đoàn Sơn Phong vào. Quan huyện hỏi:

- Làm sao mà bắt được thế?

Vương Hùng cũng không dấu diếm, nói rồi đi mời Lưu Văn Thông giúp đỡ như thế nào, gặp ông Hòa thượng kiếc giúp đỡ như thế nào, tình thật trình lại. Quan huyện hỏi:

- Ông Hòa thượng đó hình dáng ra sao?

Nghe Vương Hùng tả lại, quan huyện càng hiểu rõ. Lập tức truyền đưa Đoàn Sơn Phong vào. Quan huyện hỏi:

- Đoàn Sơn Phong, tại sao mi giết vợ Lưu hỷ ở Lương Quan Đồn thế?

Đoàn Sơn thưa:

- Bẩm lão gia, tiểu nhơn đâu có biết gì!

Quan huyện nổi giận phừng phừng, nói:

- Đại khái là hỏi miệng trơn ngươi không chịu cung khai, phải chờ nếm mùi kềm kẹp đây mà!

Quan huyện lập tức sai đem kềm kẹp bày ra. Ba cây gậy là tổ của năm hình phạt được đem ra trước đại đường. Đoàn Sơn Phong thấy hình cụ, lật đật nói:

- Xin lão gia chớ có động hình, tôi xin cung khai tất cả: Vợ Lưu Hỷ nhơn vì không thuận ý gian dâm nên bị tôi giết chết. Xin lão gia ra ơn xét giảm cho.

Quan huyện nghe xong, gật gật đầu, truyền đem Đoàn Sơn Phong đóng trăn giam vào ngục. Lại kêu Lưu Văn Thông lên để cho biết mặt và dặn Lý Báo, Vương Hùng đem 100 lượng bạc thưởng cho Lưu Văn Thông. Lưu Văn Thông không nhận. Vương Hùng, Lý Báo nói:

- Huynh trưởng đừng từ chối, lão gia thưởng cho anh đó!

Lưu Văn Thông nói:

- Số đó nên làm vầy nhé! Đem 20 lượng chia cho các vị quan binh, công họ cực khổ trong việc này, 20 lượng chia cho các khoái thủ của nha môn, phần hai chú mỗi người 20 lượng, còn lại 20 lượng đưa cho các cai ngục giam giữ Đoàn Sơn Phong, dặn họ đừng hành hạ anh ấy để ta trọn đạo hữu với nhau.

- Thế thì được! Vương Hùng nói.

Đang nói tới đó, bỗng nghe quan huyện đòi Vương Hùng, Lý Báo vào truyền lịnh:

- Hai người hãy mau đi tìm gấp ông Hòa thượng kiếc giúp đỡ vụ án này cho tạ Tìm được, ta thưởng mỗi người 10 lượng bạc, còn tìm không ra ta sẽ phạt mỗi người 40 bảng đấy.

Vương Hùng, Lý Báo lãnh lịnh lui ra, nghĩ bụng: "Tìm ở đâu bây giờ?". Tuy vậy cũng tức tốc sai thủ hạ đi tìm ông Hòa thượng kiếc. Giây lát sau, thủ hạ trói về ba, bốn ông Hòa thượng nghèo đều là những người đi hóa duyên, có người cầm mõ, có người cầm trống, đủ thứ! Vương Hùng thấy vậy nói:

- Không phải mấy ông này đâu! Thả người ta ra!

Hét xong, Vương Hùng, Lý Báo cùng nhau đi tìm ông Hòa thượng kiếc. Tế Điên đi đâu? Nguyên sau khi giúp Lưu Văn Thông bắt Đoàn Sơn Phong xong bèn bỏ đi. Đang đi tới trước, bỗng thấy trước mặt có một cỗ kiệu hoa đi về phía Tây, bèn án linh quan vỗ tay ba cái, miệng niệm "A Di Đà Phật", và nói:

- Gặp việc này Hòa thượng ta đâu thể bỏ qua!

(Trong sách gọi tiết mục này là "Xảo đoán thùy kim phiến", nghĩa là: Khéo đoán quạt vàng rơi).

Tế Điên đang đi, thấy trước mặt có một vị văn sinh công tử nét mặt buồn hiu đang ôm một đứa bé. Trên đầu quấn một chiếc khăn văn sinh cháy lỗ chỗ, dải thêu còn thừa một nửa, áo choàng văn sinh trên mình vá chằm vá đụp năm bảy chỗ. Xem bộ tướng người này mỗi bước vung tay tơ hồ như bụng chứa hai bồ, học suốt năm xe. Nguyên người này họ Lý tên Văn Long, nguyên là thần đồng của huyện Tiêu Sơn, 14 tuổi đã vào nhà Giám học, nhà rất hào phú. Cha mẹ mất sớm, cưới vợ họ Trịnh cũng là con gái dòng quan. Cũng vì cha mẹ đều mất cả nên nhà cậu mợ cho gả sớm. Nàng này từ nhỏ đã từng học hỏi, biết chút ít chữ nghĩa, tâm tánh rất hiền. Sau khi về nhà chồng, gặp Lý Văn Long là người chỉ biết đọc sách mà chẳng biết kinh doanh, ngồi không ăn mãi núi cũng phải tiêu. Gia đình suy sụp, mỗi ngày một thêm! Đến chừng trên không miếng ngói che thân, dưới không miếng đất cằm dùi, ăn bữa no lo bữa đói mà Trịnh thị không chút oán than! Không cách gì để sống, Lý Văn Long đi ra bán chữ, có được mấy đồng tiền vợ chồng mua được ít gạo, hàng ngày ăn cháo với dưa muối qua bữa, khổ không thể tả.

Hai vợ chồng sanh được một đứa con, năm nay đã ba tuổi mà mới a a học nói, cũng chưa ăn cơm được. Một hôm Lý Văn Long đi ra đã nữa ngày mà không bán được một tiền nào cả, trong nhà gạo không còn một hột, củi không có một bó, chờ tiền về ăn cơm. Lý Văn Long nghĩ bụng: "Tiệm bán gạo trên đường lớn mới khai trương, mình đưa mình một liễn đối, được vài điếu tiền có thể cơm gạo bữa nay". Nghĩ rồi Lý Văn Long đến trước tiệm gạo nói:

- Kính chào ông chưởng quỹ! Hôm nay mừng ngày khai trương, tôi xin đưa đến một đôi liễn đối.

Chưởng quỹ lật đật nói:

- Tiên sinh đừng viết! Để tôi đưa tiên sinh một văn tiền uống trà.

- Chưởng quỹ nè! Một văn tiền tôi làm sao lấy được?

- Nè, tiên sinh đừng coi thường một văn đấy nhé! Mua một cân lương thực, chưa chắc kiếm được một văn đâu nghe!

Lý Văn Long nghe nói thẹn đỏ mặt, không cầm tiền, đi về một nước. Về đến nhà, Lý Văn Long nói với vợ:

Hôm nay bán không có tiền, nàng hãy sang nhà bà Vương ở cách vách mượn 2, 3 trăm tiền về ăn no một bữa, ngày mai ta bán được tiền sẽ hoàn lại cho bà ta.

Trịnh thị đến nhà bà Vương nói:

- Thưa cô, cô có tiền cho cháu mượn 2, 3 trăm văn, bữa nay chồng cháu bán không có tiền, ngày mai có tiền cháu xin trả lại cô.

Con ơi, từ trước tới nay con chưa hề mượn tiền cô, hôm nay đúng lúc trong nhà một tiền cũng không có, lát nữa con của cô về đưa tiền, cô sẽ con mượn.

Trịnh thị trở về nhà, nói:

- Quan nhơn ơi, cô Vương không có tiền.

Lý Văn Long nghe nói, sặc lên một tiếng, than:

- Anh hùng chí lớn đội đá vá trời, không thể tránh được cái nợ đói lạnh! Người ta sống trên đời, đều là bị hại và ba bịnh này. Anh hùng đến nước đó, cũng phải là anh hùng!

Đương than thở như vậy, Lý Văn Long bỗng nghe có tiếng gõ cửa, bèn bước ra xem, thấy trước mặt mình một người phục sức kiểu người buôn bán. Người ấy nói:

- Tôi là người ở tiệm bán lụa Đức Mậu tại đường lớn, ông chủ chúng tôi muốn viết thư cho bạn. Thơ cho người làm quan phải có văn chương mới được, mà trong tiệm chúng tôi không ai viết được. Biết tiên sinh là bậc cao tài, đặc biệt xin tiên sinh hươi bút một phen. Đại khái là ông chủ chúng tôi muốn đưa tiên sinh vài ba lượng bút phí, không biết tiên sinh có rảnh để giúp cho không?

Lý Văn Long đáp lia lịa:

- Có rảnh, có rảnh chớ! Xin tôn giá chờ một lát để tôi vào lấy túi đựng bút.

Vào trong, Lý Văn Long nói với vợ:

- Nàng ơi, nàng hãy ở nhà đợi ta đến tiệm lụa viết thư cho họ, ta đi một lát đem tiền về chúng ta ăn cơm.

Trịnh thị đóng cửa. Lý Văn Long theo người ấy đến tiệm lụa Đức Mậu. Vừa đến tiệm, mọi người cùng nói:

- Tiên sinh à, xin mời ngồi! Ông chủ chúng tôi một lát sẽ ra.

Lý Văn Long ngồi xuống, người nhà đem trà mời. Lý Văn Long thấy trà quá đậm mà mình không có chi trong bụng nên không dám uống, sợ uống vào hư hỏa bốc lên, cơn đói càng cồn cào khó chịu. Đợi tới đợi lui mãi, mặt trời đã ngã về Tây mà ông chủ vẫn chưa đến sốt cả ruột, mới hỏi người làm:

- Sao quý chủ nhân bây giờ chưa thấy đến?

- Một lát sẽ đến mà!

Lại chờ đợi nữa! Đợi đến trời tối. Mọi người trong tiệm ăn cơm tối, mời Lý Văn Long cùng ăn. Lý Văn Long nói:

- Mời quý vị cứ dùng!

Rồi nhìn mọi người ăn uống. Đợi mãi cho đến khi ông chủ đến chuyện vãn thù tiếp bạn bè; chừng bạn bè về rồi, ông chủ mới ra nói:

- Nhọc lòng tiên sinh quá! Trước đây tôi định viết thơ, nhưng vừa rồi anh bạn đưa tin đến, nên không cần phải viết nữa. Để đốt đèn đưa tiên sinh về, ngày khác xin lại cám ơn.

Lý Văn Long nhịn đói cả ngày mà thơ cũng không được viết, chẳng lẽ làm khó dễ người tả Không còn cách nào hơn là cầm đèn lủi thủi trở về nhà. Nghe gõ cửa, Trịnh thị chạy ra mở cửa, nói:

- Quan nhơn đã về đó à? Tôi chờ quan nhơn về ăn cơm đây.

Lý Văn Long nghe nói, ngạc nhiên:

- Hồi nãy không có một hột gạo mà sao bây giờ lại có cơm?

- Hồi nãy quan nhơn đi rồi, cô Vương đem cho mượn 300 tiền, tôi nấu ngay một nồi cháo.

- Thế thì tốt, tốt quá!

Nói rồi đi vào trong nhà dùng bữa. Trịnh thị hỏi:

- Quan nhơn đi viết thư như thế nào?

- Vận khí của mình đến hồi xui xẻo! Ta đợi đến đỏ đèn mà người ta mới báo là không viết thơ.

Nói xong cúi xuống ăn uống. Ăn xong ra phía sau định đi cầu, vừa ngồi nghe ở sau có người vỗ cửa và nói:

- Nàng ơi, có ta đến đây! Không phải là nàng nói chồng mình đi viết thơ cho người ta sao? Ta đến đây thăm thử. Nàng hãy mau mở cửa đi!

Lý Văn Long nghe nói giận quá đứng rột dậy, mở cửa hét:

- Hay cho thằng ăn trộm này!

Người kia quay đầu bỏ chạy mất, trong tay áo rơi ra một vật. Lý Văn Long lượm đem về nhà, mở ra xem, giận đến xám mặt lại.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play