Phi Long thấy đạo đồng chưa đầy hai mươi tuổi, mới kêu là "tiểu ca", tự
nghĩ mình nói vậy là lịch sự, nào ngờ anh ta nổi giận, nói mình tuổi tác còn hơn ông cố, ông sơ của cô. Nghe giọng phách lối đó, Phi Long bất
giác cất tiếng cười vang, nói :
- Tiểu ca, anh nói sai rồi. Hãy nghe tôi nói thế này mới trúng.
Anh có biết tôi hơn tuổi bà cố nội anh không ? Hà hà. quả là tức cười!
Phi Long nói vậy là tính từ lúc cô bắt đầu tu luyện đến khi biến thành hình rồng, ít nhất cũng là hai ngàn năm. Nhưng đối với người
thường, thật tình hai người chỉ chừng mười bảy, mười tám tuổi thôi. Đạo
đồng không hiểu chỗ lắt léo đó, cũng cho là Phi Long khoác lác, cất
tiếng cười hô hố :
- Thiên hạ đời nay quả là có hạng người không biết phân biệt lớn nhỏ, có thứ con gái ngông cuồng không biết tiến thoái. Đừng có chạy !
Hãy nếm thử một mũi kích của ta đây !
Nói rồi cầm kích, nhắm mặt Phi Long đâm liền. Thấy đạo đồng tấn
công đột ngột, Phi Long không nhịn được nữa, đưa kiếm lên đỡ. Hai người ở bên đường cái dưới chân núi, đánh nhau tưng bừng. Vừa mới giao thủ, hai bên đều nhận ra đối thủ của mình có bản lãnh, đều ngạc nhiên. chẳng dám khinh địch, đều dốc toàn lực ra chiến đấu. Đấu qua đấu lại, đã được hơn mười hiệp, đạo đồng đột nhiên nổi hung, tung mình nhảy lên giữa không
trung, hét to :
- Tiểu yêu kia, hãy coi bảo bối của ông cố ngươi đây !
Phi Long nhìn xem, thấy đó là một hạt hồng châu, chạy vòng vòng
giữa không trung. Giây lát, có muôn đạo hồng quang nhắm Phi Long đánh
xuống. Rồi Phi Long thấy hồng quang vây quanh mình cô, nóng như lửa,
chịu không nổi. Cô tức mình, hét lên :
- Giỏi cho tên tiểu tử, dám giỡn mặt bà nội ngươi hả ? Ngươi có bảo bối, người khác lại không có hay sao ?
Vừa nói vừa há miệng phun ra một hạt châu. Tức thì, khắp trời,
hai đạo hồng quang và kim quang giao đấu nhau. Hai luồng sáng đó bên
tới, bên lui, lấp la lấp lánh. Bấy giờ đang lúc giữa trưa, mặt trời đang chiếu sáng mãnh liệt, mà ánh mặt trời dường như bị hai đạo hồng quang
và kim quang che lấp cả. Dân chúng kinh hãi quá chừng, nhà nào nhà nấy
đóng chặt cửa, chẳng dám ló mặt ra.
Phi Long và đạo đồng chống đỡ nhau suốt một canh giờ, không phân thắng bại. Phi Long suy nghĩ, không hiểu viên hồng châu của đạo đồng là thứ gì, mà có thể chiến đấu ngang ngửa với long đan của cô, mới nghĩ
thầm : "Chi bằng dùng phép thuật, đoạt lấy hạt châu kia vào trong tay,
một là có thể đánh bại đạo đồng, hai là có đủ cặp long châu, những lúc
cao hứng đem ra so sánh". Nghĩ rồi, miệng niệm chân ngôn, tay đưa ra
vẫy, quả nhiên viên hồng châu rơi ngay vào tay, mà đạo hồng quang ở giữa không trung cũng dần dần tan đi. Phi Long đang lúc vui sướng, bỗng nhận thấy kim quang do cô phát ra cũng nhỏ dần như sợi tơ, rồi biến mất. Cô
kinh hãi quá chừng, quay nhìn lại, thì ra long đan của cô đã nằm gọn
trong tay đạo đồng. Thật tức cười, té ra hai người đã hoán đổi hạt châu
cho nhau.
Tuy nói là hai bên bất phân thắng bại, nhưng vật nào có chủ nấy, người khác làm sao sử dụng ? Vả lại báu vật này là do tinh khí, hồn
phách của chủ nhân tạo nên, có thể nói người tức là đan châu, đan châu
tức là người, có thể biến hóa lớn nhỏ tùy ý. Nếu đem đổi cho người khác, làm gì có hiệu lực ?
Bấy giờ, hai người cùng hoang mang, ân hận. Bỗng đạo đồng lại
nổi tính hung, lắc mình một cái, biến thành một con rồng to lớn, tử đầu
tới đuôi có thể dài tới ba mươi dặm, hai mắt đen long lanh, nhìn Phi
Long chăm chú, miệng há to như bát máu, nhắm phía Phi Long bay xuống.
Phi Long bấy giờ mới hiểu đạo đồng và cô vốn là đồng đạo. Cô vội lắc
mình một cái, biến thành con rồng cực kỳ to lớn. Hai rồng uốn khúc, cùng thi triển tài năng, khiến bầu trời xanh lúc tối lúc sáng. Chúng sinh
chốn hạ giới càng thêm táng đảm kinh hồn, nhà nhà đóng cửa, thắp hương
khấn vái, người người thì thụp lễ bái.
Hai con rồng gây nên một trường ác đấu, con nào cũng tìm cách
đoạt lại long đan đã dầy công tu luyện, nay bỗng để mất. Thể gian tương
truyền, gọi đây là cảnh "hai rồng cướp hạt châu đã thành điển tích.
Hai rồng khổ chiến suất một buổi, càng đánh càng hăng, không bên nào chịu bãi chiến. Hơn nữa, chúng càng đánh càng lên cao dần, đã qua
khỏi trung giới, tiến lên lên trời, gặp đúng lúc Ngọc đế lên điện Linh
Tiêu, cùng nhiều tiên quan bàn về việc công trên Thiên tào. Trước hết,
thấy hai đạo hổng quang, kim quang xông thẳng lên mây, mọi người cảm
thấy kỳ quái. Sau đó, hai luồng sáng tan dần, bỗng có một mùi hôi tanh
xông vào mũi, Ngọc đế kinh nghi, mới hỏi chúng tiên :
- Điềm gì thế này ? Tại sao có mùi hôi tanh đó ? Trẫm là chúa
trên trời, thống trị các vị chân tiên ba cõi, tại sao lại có thứ yêu khí đó xông thẳng lên bảo điện của trẫm ? Các khanh mau xuống điều tra cho
rõ, trở vô bẩm tấu, để sai binh tướng tới tru diệt.
Có Thái Bạch kim tinh Lý Trường Canh rời ban phủ phục, tình nguyện đi điều tra yêu nhân, sẽ về bẩm liền. Ngọc đế chấp thuận.
Lý Trường Canh vâng ngọc chỉ, ra khỏi cổng trời phía Nam, vén
mây ngó xuống, thấy hai nghiệt long đang đánh nhau tưng bừng, cả hai đều long vẩy, rách giáp, vỡ đầu chảy máu. Chúng không rượt đuổi nhau, xuống dần dần, mà trái lại càng lúc càng lên cao, làm náo loạn cả lên, rượt
nhau tới thẳng bên ngoài Nam thiên môn. Lý Trường Canh liền chống kiếm,
hét to lên :
- Nghiệt súc không được vô lễ ! Các ngươi hãy ngẩng đầu ngó xem, đây là đâu ? Họ có thể dung túng cho các ngươi hung hăng như vậy sao ?
Còn không mau lui xuống ?
Hai rồng nghe vậy đều kinh ngạc, tạm ngừng cuộc chiến, ngửng đầu lên, thấy một đạo sĩ già đứng trên mây, lớn tiếng trách mắng. Hai rồng
xưa nay chưa từng lên tới thiên đình. Thấy trong mây mù ẩn hiện lâu đài, cung điện, chúng không biết đó là chỗ ở của vị quốc vương nào, cũng
chẳng tỏ vẻ sợ sệt cho lắm. Lại thấy Lý Trường Canh nói năng vô lễ,
chúng liền nổi giận, nói :
Lão nô tài, sao lão dám vô lễ mắng người ? Chúng ta đánh lộn thì can gì tới lão ? Tại sao lão can thiệp tới chuyện không phải của mình ? Thật đáng giận thay ! Lão đã mở miệng thốt ra những câu cuồng ngôn như
thế, chúng ta phải thanh toán lão già ngu xuẩn này trước, sau mới tiếp
tục phân tranh cao thấp.
Không đợi cho Lý Trường Canh phân biện, hai rồng nhắm hướng Nam
thiên môn bay tới Lý Trường canh hoảng hồn, quay mình bỏ chạy, trở về
bảo điện, bẩm tấu :
- Hạ giới có hai con yêu long tạo phản, nay đang đánh tới bào điện ! Xin bệ hạ mau mau phát binh phòng thủ.
Ngọc đế kinh ngạc, nói :
- Yêu long ở đâu ? Sao trước nay chưa hề nghe nói tới ? Nay phải tuyên triệu người nào tới trừ yêu ?
Nói chưa dứt lời, đã nghe một trận cuồng phong nổi lên trước
điện, hai con nghiệt long chẳng biết trời cao đất dầy là gì, đùng đùng
bay tới, cùng hô to lên :
- Mau đem lão già nộp cho chúng ta, chúng ta tha chết cho dân cả nước ? Nếu không, chúng ta đánh thẳng vào, chỉ trong ba khắc dân chúng
cả nước phải chết sạch !
Ngọc đế nghe vậy, vội nói :
- Yêu long đã tới, mau kêu các tướng giữ thiên môn đóng chặt
cổng lại. Mặt khác, gọi cháu ta là thần Nhị Lang mau kéo thiên binh tới
trừ yêu.
Lý Trường Canh vội phụng chỉ tới Quán Khẩu vời Nhị Lang, cùng
bốn tướng Đặng, Tân, Trương, Đào vác binh khí tới đánh rồng. Hai rồng
nổi giận, trổ hết thần lực 1 , đầu đập vào sân điện, đuôi đánh vào thiên môn (cổng trời), thân rồng
mỗi lần uốn cong, đánh bật bốn tường ra xa vài trăm dặm. Ngọc đế cùng
các vị tiên quan kinh hãi, vội tránh vào hậu điện. Chỉ nghe một tiếng
như trời long đất lở, hai rồng đã đánh sập một góc điện, những khí cụ
bày biện trên điện bị xô ngã lăn lông lốc, nát tan tành. Ngọc đế bất
giác nổi cơn lôi đình, nói :
- Trẫm là chúa trên trời. thống lĩnh văn võ vạn tiên, nay bị yêu long tạo phản, dám đánh thẳng lên bảo điện, hủy hoại điện đình, mà
không thấy người nào chia lo cùng trẫm, há chẳng thẹn chết hay sao?
Câu nói thốt ra, cả ban tiên quan đứng hầu đều đỏ mặt, cấm khẩu, nhìn nhau không nói một câu. Trong lúc đó, ở bên ngoài, hai rồng càng
hung hăng, quậy phá, sắp sửa bay vào hậu điện. Đúng lúc đó có tám đại
tiên quan, tay chân thân tín của Ngọc đế, ra tới tiền điện, hét to lên
rằng :
- Hai con rồng kia, các ngươi xuất thân từ đâu? Làm sao đắc đạo? Vì lý do gì mà làm phản thiên đình ? Mau nói rõ ra ! Phải biết chỗ này
là điện Thông Minh, chỗ ở của Ngọc đế, sao có thể cho phép các ngươi làm điều ngông cuồng như thế ? Nay Ngọc đế có chỉ ban xuống : Thương các
ngươi tu hành chẳng phải dễ dàng gì, nếu các ngươi biết hối hận, phục
tội, có thể tha thứ một vài phần ! Nếu cứ cuồng vọng chấp mê, e rằng một khi thiên binh tới đây, các ngươi sẽ tan xương nát thịt, chẳng uổng phí ngàn năm tu hành hay sao ?
Hai rồng nghe vậy mới biết chỗ này là Thiên tào Linh phủ, họa
này gây ra thật không nhỏ. Chúng không biết làm sao, đành mở miệng nói
ra tiếng người, trần tình lý do vì sao đã gây náo loạn : chỉ vì hận lão
đạo khi không chửi mắng, làm nhục, không thể cam lòng, nên mới hợp sức
nhau lại, đòi bắt cho được lão đạo, đem dìm xuống biển Đông, làm mồi cho cá tôm. Nào ngờ lão đạo vào tới bên trong, không thấy ra nữa, nên chúng tôi mới tức giận, gây chuyện náo loạn. Thật tình chúng tôi không hề
biết chỗ này là bảo điện của Ngọc đế. Nay đã biết lỗi, không dám làm càn nữa, thỉnh cầu các đại tiên nói giúp chúng tôi, xin Ngọc đế thương tình chúng tôi không biết gì, mà tha cho tội lỗi quá lớn !
Nhưng chúng giấu kỹ, không chịu nói rõ xuất thân từ đâu, tu đạo
đã được bao nhiêu năm, và hiện đang tiềm thân chỗ nào. Tiên quan nghe
chúng nói, tỏ lòng khoan dung, trở về tâu lại với Ngọc đế. Ngọc đế nói :
- Hễ là người tu đạo ắt phải có sư phụ, sư phụ của hai súc sinh
này là ai ? Hay hỏi cho rõ ! Trẫm sẽ triệu sư phụ chúng về đây, trị tội
không biết dạy học trò.
Lúc tám tiên ra truyền dụ, không ngờ hai rồng đã biết mình đắc
tội với trời không dám nán lại nữa, trốn xuống hạ giới lúc nào rồi.
Ngọc đế lại ra điện, triệu tiên quan các cấp, bàn chuyện sau
này, và sửa sang lại cung điện. Liền có Lý Trường Canh đưa Quán Khẩu Nhị Lang tới dẫn theo toàn bộ binh tướng đến nghe lệnh. Nhị Lang diện tấu
Ngọc đế :
- Dưới quyền cai quản của vi thần, có lão long thành yêu, hôm
trước bỗng thi thố yêu thuật, dời một trái núi đất tới, đè xuống mặt
biển ở Quán Khẩu 2 , biến mặt nước thành đất liền, tranh công với tạo hóa. Thần đang tính
phát binh đi tróc nã, không ngờ lão long đã bỏ trốn từ trước mất rồi.
Hiện nay thần vâng chiếu chỉ đi bắt nghiệt long, nhưng không biết đó có
phải con yêu ở Quán Khẩu hay không.
Ngọc đế tỏ ý hài lòng, ngỏ lời úy lạo thần Nhị Lang, sai đem
ngay toàn bộ thiên binh, xuống hạ giới đánh kẻ phản nghịch. Nhị Lang
vâng chỉ, đi liền.
Ngọc đế thấy một góc điện bị sập, mấy cây cột chống nghiêng đi,
nhiều báu vật là những vật tiến cống của chín châu, bốn biển, bị hai con rồng phá nát, chẳng còn hình thù gì, ngài tỏ ý không vui hỏi Lý Trường
Canh.
- Trẫm là chúa khắp vòm trời, là thủ lãnh của vạn tiên. Trên
thiên đình cũng có ít nhiều kẻ tài năng xuất chúng, pháp thuật tinh
thông, tại sao để hai con yêu hoành hành, không chút kiêng kị, chẳng
khác gì vào chỗ không người ? Có thể nào tiên quan đầy triểu mà không
một ai đẩy lui nổi hai con tiểu yêu đó ? Cứ tình hình này, về sau những
súc sinh ở hạ giới, có đôi chút bản lãnh, đều có thể hoành hành, không
coi kỷ cương ra gì. Thậm chí Thông Minh bảo điện của trẫm cũng có thể bị yêu nhân, ma quỉ phá hoại tan tành, một mảnh ngói cũng không còn, còn
ra thể thống gì nữa chứ ? Các kẻ sĩ khắp ba cõi sẽ coi trẫm là một Ngọc
đế hữu danh vô thực hay sao ? Các khanh có cách gì giữ cho thiên đình
yên ổn, ngọc điện vững vàng, cứ nói thẳng, chẳng cần giấu giếm. Lý
Trường Canh xuất ban, tâu :
- Trị lâu ắt loạn, loạn thì tai kiếp nẩy sinh. Việc trị loạn, an nguy đều có số định trước. Vi thần trước đây ở cung Bát Cảnh 3 có nghe Lão Quân cùng Nguyên Thủy bàn về tai kiếp. Tổ sư từng nói rằng năm nay, điện Thông Minh sẽ có tai biến nhỏ. Vi thẩn nghĩ thầm :
"Thượng đế lãnh đạo vạn tiên, chủ trì kiếp vận, thản hoặc có tai biến,
làm sao xảy tới cho điện Thông Minh chứ ?". Vì thế thần cười thầm hai vị tiên trưởng nói sai, không thể có chuyện đó nên thần không nghĩ tới
nữa. Không dè hôm nay xảy ra tai họa do nghiệt long gây ra, đúng như lời hai vị tiên đã nói. Điều đó cho thấy vấn đề kiếp vận, tuy thánh nhân,
thượng tiên biết trước, cũng không tránh khỏi. Thần lại nghe nói Lão
Quân đã dự biết trước, chẳng bao lâu hạ giới sẽ có đại họa hồng thủy,
người và súc vật chết đuối lên tới ức vạn. Cũng may có thánh nhân ứng
vận mà sinh ra đời, để làm nên sự nghiệp trị thủy. Bấy giờ, sông nước và đất liền mới phân ranh giới rạch ròi. Việc trên đất liền, tự có thánh
quân lo liệu, việc dưới nước phải có hai thần long có tài có thuật, mới
chế trị được. Vì thế Lão Quân tổ sư mới phái hai đại đệ tử, là Hỏa Long
và Phiếu Diểu chân nhân, thu thập và phổ độ cho hai chân long, tiềm phục dưới đáy nước, để đợi thời ứng chiếu.
Lý Trường Canh lại nói tiếp :
Hai con rồng này, một đực một cái, còn có duyên số với nhau,
trong tương lai phối hợp thành vợ chồng, diên trì dòng giống rồng, để
làm chủ các biển lớn, nhỏ, ở vùng Tây Bắc và Đông Nam, giúp đỡ vua chúa, thụ mệnh ở trời, giữ cho bốn biển bình yên, khiến yêu tinh phải lẩn
trốn, các loài tôm cá được sống yên. Hai con quái vừa rồi có bản lãnh
rất cao, chẳng phải thứ rồng tầm thường, không chút đạo hạnh. Nhưng chưa rõ chúng có đúng là thần long hay không ? Việc này vô cùng trọng đại,
muốn biết rõ đầu đuôi, thần thiết nghĩ phải tới hỏi lại Lão Quân tổ sư
mới xong.
Ngọc đế nói :
- Tuy nói vậy, nhưng trẫm cho rằng hai con rồng đã được đồ đệ
của Lão Quân độ cho, đợi chiếu trị thủy, thì chúng phải cung kính, cẩn
thận, chuẩn bị ứng chiến mới đúng, có đâu dám làm chuyện xằng bậy như
thế ? Hai con rồng này đã phạm tội lớn lao như thế, làm sao có thể lục
dụng ? Há chẳng khiến quần tiên trên trời cười trẫm thưởng phạt bất minh hay sao ?
Trường Canh lại tâu :
- Lão Quân là tổ của chúng tiên, hai vị chân nhãn Hỏa Long,
phiếu Diểu là kim tiên trên thượng giới. Mấy vị này ắt rõ nhân quả trong việc này. Vi thần xin tức khắc tới hỏi cho rõ, sẽ về bẩm lại.
Ngọc đế chấp thuận cho đi liền, nhưng nói thêm :
- Trị loạn, an nguy tuy có liên hệ với kiếp vận, nhưng lục dụng
tiền tài lại là trách nhiệm của vua chúa. Trẫm xem các bề tôi thân tín
phần lớn không có tài ứng biến. Từ nay về sau, để tài bồi nhân tài, lục
dụng hiền sĩ, trăm nhờ khanh hỏi qua ý Lão Quân, nhờ ngài tiến cử cho
những người làm rường cột của triều đình.
Lý Trường Canh nhận lệnh, ra khỏi điện, cưỡi mây tới cung Bát
Cảnh. Tới nơi, hạ thấp đám mây xuống, ngắm nhìn, thấy tình hình Bát Cảnh cung khác xa điện Thông Minh: u nhã phi thường, trang nghiêm khó sánh.
Bên ngoài cung, nhiều loài kỳ hoa dị thảo, chim chóc sặc sỡ, khác xa
nhau, ngắm mãi không chán mắt.
Trường Canh mắc có ngọc chỉ, không dám tham luyến cảnh sắc, vội
rảo bước tiến vào. Vừa tới trước cửa cung, liền có Bạch Hạc đồng tử
nghênh tiếp, cười bảo :
- Tổ sư sớm biết có lão đạo sĩ này tới đây.
Trường Canh mắng :
Nghiệt súc, không được vô lễ ! Mau vào thông báo, nói có ta cầu kiến tổ sư gia.
Đồng tử thấy Trường Canh mắng là nghiệt súc, liền lắc đầu nói:
ông là cái thứ gì mà mắng người ta là nghiệt súc ? Tôi thấy ông là kẻ vô tài bất tướng, sém chút nữa để liên lụy cho Ngọc đế, không được an tọa. Vừa mới được an nhàn, đã lên mặt mắng người hả ? ông có giỏi cứ tự động tiến vào gặp tổ sư của tôi, cần gì phải nhờ thằng nghiệt súc này thông
báo ?
Nói rồi, bực tức ngồi xuống một tảng đá, chúm miệng gọi chim.
Tức thì, cả đàn chim cùng bay tới, có con hồng, có con xanh, có
con đen, con trắng, có con to, có con nhỏ, có chim trống, có chim mái…
đủ cả tụ tập chung quanh đồng tử. Đồng tử đùa giỡn với mấy con chim,
không thèm ngó ngàng tới Lý Trường Canh. Trường Canh đứng nhìn một hồi,
bất giác cười thầm :
- Ta thấy thằng bé này không biết đạo lý gì cả ! Nay là lúc cần
nhờ cậy tới nó, đành phải xuống nước năn nỉ vậy. Đợi lát nữa gặp tổ sư
xong, ta sẽ cho nó biết tay !
Tức thì tiến lên một bước, nở nụ cười, nói :
- Này lão đệ, giỡn chơi thì giỡn chơi, công việc vẫn là công
việc. Chú có biết ta đến đây lần này là vì việc gì không ? Là Ngọc đế có chỉ, sai ta tới thỉnh giáo tổ sư đó. Để lầm lỡ việc, đành rằng ta chịu
tội, nhưng tổ sư biết được, chú cũng ăn đòn đó. Hảo lão đệ mau vào thông báo giùm ta đi ! Đừng ở đó mà nô giỡn nữa !
Đồng tử nghe vậy, "Phì !" một tiếng. nói :
- Ông đừng đem Ngọc đế của ông ra mà dọa người. Ở đây, tôi chỉ
biết có tổ sư thôi. Ông muốn gặp tổ sư, cũng phải biết mua chuộc chút
cảm tình của tôi chứ ! Tôi mà không thông báo, dù cho Ngọc đế đích thân
tới đây cũng không gặp được tổ sư, huống nữa là ông !
Trường Canh nghĩ thầm : – "Thằng bé này lại nói nhăng rồi ! Mày
cứ ở đó mà bê trễ, tổ sư biết được, đố tránh khỏi ăn đòn ! Nhưng nay ta
đang cần tới nó, lại không thể để mất thời giờ, đành phải xuống nước
vậy". Nghĩ rồi, chắp tay vái đồng tử, nói :
- Lão đệ bớt giận, ta xin bồi tội, được không ?
Đồng tử nở một nụ cười, nói :
- Chưa thấy ai như ông này, đường gần không muốn lại muốn đường xa. Thôi, tôi cũng thương tình, vào thông báo cho ông.
Nói rồi đứng dậy, vẫy tay một cái, đàn chim liền tản đi bốn
phía, tiểu đồng cũng lật đật tiến vào trong cung. Chạy lát lại trở ta,
ngoắt tay cho Trường Canh, bảo :
- Ông vào đi, tổ sư đang đợi đấy t
Lý Trường Canh sửa lại quần áo, theo tiểu đồng vào gặp Lão Quân, sụp xuống lạy. Lão Quân dạy đứng lên, nói :
- Có phải ông tới để điều tra về hai con nghiệt long không ?
Lý Trường Canh truyền đạt ý chỉ của Ngọc đế. Lão Quân lại cười, bảo :
- Đúng là ta đã phái người đi thâu độ hai con nghiệt long đó.
Trước hết phải cho chúng có được một thân người, sau đó mới có thể liệt
vào tiên ban. Khổ nỗi chúng, dã tính chưa thuần, lễ nghi chẳng tập, lại
chưa hề biết điện Linh Tiêu ở chỗ nào, nên mới gây nên họa. Cũng bởi ông nói năng không khéo, chọc giận tới chúng, chúng mới gây náo loạn. Chung qui cũng là có số định trước, Ngọc đế nhân dịp này cũng nên bớt giận,
đừng để ý tới kiếp nạn nhỏ nhoi này nữa. Việc đã qua, bất tất nhắc tới.
Hiện tại cần phải cho chúng có thời gian để kiến công lập nghiệp, còn
tội nghiệt của chúng, trong tương lai không tránh khỏi điều báo ứng.
Chuyện lúc đó, ta không tiện đoán trước, ông hãy về phục chỉ cùng Ngọc
đế.
Lý Trường Canh lại hỏi tới chuyện Ngọc đế, vì sao con rồng quậy
phá, các vị tiên ở Thiên phủ không ai thu phục được chúng, khiến ngài
không vui, có ý muốn xin tổ sư phái các đồ đệ có đức hạnh, thần đạo, tới giúp việc triều chính, bảo vệ thiên đình. Lão quân nói :
- Các Vị tiên làm môn hạ của ta đều có chức vụ cả rồi. Vả lại họ cùng Ngọc đế không có duyên, nên không thể ở bên cạnh giúp dập. Vả lại, gần bên Ngọc đế, có không ít người tài đức, nên chẳng cần bàn tới việc
này. Ta đang tính giúp Ngọc đế một việc khác : trong vòng ba ngàn năm,
phải liên tục thâu thập tám vị đại kim tiên. Trong số này, có người đã
ra đời rồi, chẳng qua chưa thành nhân thể mà thôi. Sau này, ta phải lục
tục phái người thâu độ, cho thành chính quả. Các ông cũng nên tùy thời,
tùy việc mà nghe ta hướng dẫn, cho chúng ở Thiên phủ, hoặc ở nhân gian,
nâng đỡ chúng, tiếp nối nhau thành đạo. Đó cũng là các ông đã góp một
phần công quả lớn vậy.
Lý Trường Canh khấu đầu bái tạ, từ biệt Lào Quân, trở về thiên cung phục chỉ.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT