Quả nhiên y tìm thấy có một trung niên văn sĩ, phẫm
thái khoan hòa ung dung lướt trên mặt nước nhanh như ngựa tế. Trong
loáng người ấy đã tiến sát cận be thuyền mình.
Trịnh Nghĩa không xiết kinh hãi chưa kịp mở lời thì Hoàng Dược Sư rướn mình thót một cái đã nhảy lên đầu thuyền.
Lúc này mọi người thấy rõ phân nửa phía dưới thân mình chìm
trong nước nhưng khi chàng nhãy lên sàn thuyền thì trừ ra hai chân có
vết ướt in trên ván thuyền ra, toàn thân từ trên tới dưới đều khô ráo
không có một giọt nước nào, mường tượng như một người từ trên từng không bước xuống vậy, khiến bọn giặc trong thuyền kinh sợ la ó ỏm tỏi !
Cầm Mao Hồ Trịnh Nghĩa khá có nhãn lực, y thấy ngay bản lĩnh cao siêu vượt bực của họ Hoàng, vì phàm con nhà võ, khinh công luyện đến
mức thân hình nhẹ như chiếc lá rơi, có thể nhãy lên lục bình để vượt qua sông, nhưng xa lắm cũng không thể quá chín hay mười trượng là cùng,
trên chân ít nhất phải có một vật nổi như khúc cây hay mảnh gỗ mới mượn
sức mà nổi trên mặt nước được.
Song le, Hoàng Dược Sư hoàn toàn không cần đến một vật gì có
tính chất nổi, mà vẫn lướt trên luồng sóng lớn hơn mười trượng ngoài,
nhãy lên thuyền giặc, môn công phu đặc kỳ ấy, không những chưa hề thấy
qua, mà cho đến nghe cũng chưa nghe đồn bao giờ !
Trinh Nghĩa làm gan hét lớn :
- Mi là yêu quái ở đâu, dám đến trước mặt lão gia thi thố tà thuật ?
Hoàng Dược Sư lạnh lùng nói :
- Phải, ta mới vừa dùng yêu pháp đây ! Nghe đồn Đông Hải Vương
gần đây làm ăn trên miền biển Triết Đông khá lắm, chuyến nào cũng gặp
gió lớn rất phát tài.
Vản sanh là kẻ lạc đệ cùng nho nhã chẳng gạo ăn, nên muốn mượn
Đông Hải Vương hai mươi vạn bạc, ngươi mau đưa ta đến Hắc Phong Đảo để
lấy bạc !
- Đưa cái đếnh mẹ nhà mi chớ đưa ! Mi cậy cái thế lực gì mà dám
đòi Đại trại chủ đến hai mươi vạn lượng bạc ? Có bản lĩnh gì hãy thi thố ra cho chúng ta thấy đi .
Lời hắn chưa kịp dứt thì Hoàng Dược Sư thoát một cái như biến, tiến sát đến nơi.
Trịnh Nghĩa cảm thấy trước mắt ảo loạn.
Tiếp theo đấy là hai tiếng "binh ! binh !" rồi có hai bóng người từ dưới ván thuyền tự nhiên tung bổng lên khỏi ngọn cột buồm như hai
trái khí cầu căng hơi.
Thì ra Hoàng Dược Sư nghe đến câu thứ hai của Trịnh Nghĩa, liền
thi thố môn võ công kỳ diệu của mình ra, áp dụng thuật "cầm nã ưng qua"
(móng ưng chộp bắt) chỉ thoắt mình một cái, mỗi tay đã chộp cứng sau
lưng một tên giặc biển tựa như ó xớt gà con, dở hỏng khỏi sàn thuyền,
dùng sức dồi mạnh một cái, hai tên cướp bể thân hình bị dồi lên cao ba
trượng bay vút hướng cột buồm, nếu rơi trở xuống ván thuyền chẳng tan
xương nát thịt thì ít nhất cũng dập gan bễ phổi chẳng còn, ngược bằng
rơi xuống biển thế nào cũng bị chấn động mê man, rối cũng chìm sâu dưới
đáy nước.
Kể cũng may là hai tên hải tặc khá lanh tay lẹ chân, gấp mà
không rối, với tay chộp được sợi giây buồm trên ngọn cột. Sợi thừng buồm ấy to bằng miệng chén, mà tài leo giây phăng thừng là một môn tuyệt kỷ
nghề nghiệp của bọn cướp bể, hai gã hải tặc liền níu cứng sợi thừng tòn
ten trên cao như hai con khỉ đột, mới khỏi rớt xuống thịt nát xương tan !
Nhưng vì trên ngọn cột buồm chót vót mấy trượng cao, muốn tuột
trở xuống không phải là chuyện dễ, hơn nữa gió biển ù ù đong đưa qua lại thật nguy hiểm vạn phần.
Cẩm Mao Hồ thấy Hoàng Dược Sư tự tiện dồi bọn thủ hạ mình lên
cao như vào chỗ không người, bất giác lửa giận bốc đồng, rút phăng thanh quỷ đầu đao sau lưng ra, dùng thức "Phách cuồng triều" (chém sóng dữ)
chém xả vào lưng kẻ địch.
Hoàng Dược Sư đối với tài nghệ non kém ấy đâu xem ra gì ? Miệng
"hừ ! " khan một tiếng. Ngón tay búng nhẹ nhàng lên sóng đao của tên
giặc bể, môn công phu Đàn Chỉ Thần Công của Hoàng Dược Sư lúc ở Hoa Sơn
luận kiếm, cao cường như Đoàn Hoàng Gia, Âu Dương Phong còn phải tránh
lui ba bước, huống hồ với tài nghệ nhái tép như Trịnh Nghĩa làm sao
đương cự nổi !
Một tiếng "coong !" thanh tao ngân lên, lưỡi đơn đao liền bật
khỏi tay bay thẳng xuống biển đánh tòm một tiếng, hổ khẩu tay của Trịnh
Nghĩa bị tét ra, máu tươi chảy xuống ròng ròng.
Trình Nghĩa như lửa cháy thêm dầu, khẽ rùn người rút ra một ngọn dao gâm sáng nhánh, nhãy bổ đến tấn công họ Hoàng.
Đào Hoa đảo chủ năm ngón tay giương ra, chộp nhẹ một cái, tay
trái đã túm lấy cổ áo y, nhấc bổng lên cao, tay phải vỗ lên mông tên
cướp một cái, miệng lại quát to :
- Đi này !
Trịnh Nghĩa lãnh trọn cái vả ấy vào đít văng đi băng băng bảy
tám trượng xa "rầm !" một tiếng, lao đầu vào tấm vách ghe, vì lao quá
mạnh, ván vách lại mỏng, cả bộ phận đầu tông qua vách ghe làm thủng một
lỗ khá to, chiếc đầu lọt tuốt vào bên trong, nhưng từ vai trở xuống, lại mắc kẹt bên ngoài, tựa như tội phạm đeo gông, chới với tay chân như
chim mắc bẫy, vùng vẫy mãi chẳng rút đầu ra được, vừa đau vừa nghẹt thở, y hốt hoảng kêu lên oai oái liên hồi.
Hoàng Dược Sư hiển lộng xong thần uy tuyệt kỹ ấy đã khiến bọn
giặc bể khiếp vía kinh hồn, trước sau chỉ hai lần động thủ, ném dồi gã
giặc văng tuốt lên trời, quăng tên đầu mục đầu xuyên qua ván thuyền, đấy là chỉ sơ sơ mấy hiệp, nếu như thật lòng ra tay thì bọn họ còn mong gì
sống sót.
Tên nào tên nầy khiếp sợ run lên cầm cập, mặc cho hai tên trên
cao, một tên dưới thấp la hét vang trời, bọn chúng chẳng một ai dám tiến ra trước.
Hoàng Dược Sư liên tiếp hừ nhạt mấy tiếng rồi cất giọng trầm lạnh nói :
- Tên nào chưa chịu phục, cứ việc đến đây quyết cơn thắng bại !
Bao nhiêu bọn giặc cỏ trên thuyền đều lấy mắt nhìn nhau, im thin thít chẳng hé răng một lời .
Đào Hoa đảo chủ cười khẩy và nói :
- Đồ chuột hùa vô dụng, bọn bây chẳng chịu đấu với ta thì ta tìm bọn bây mà xả hơi vậy !
Tiếng "vậy !" vừa dứt, bóng áo xanh đã thấp thoáng xông xáo vào
đám bọn cướp, người chàng lướt đến đâu là tiếng "bốp ! bịch" vang lên
theo đến đấy, trong khoảng khắc tất cả sáu mươi tên cướp trên thuyền đều bị Hoàng Dược Sư điểm huyệt chỏng vó quay lơ nằm ngổn ngang khắp sàn
thuyền.
Thanh toán xong số tặc đảng trên thuyền, Hoàng Dược Sư hả hê
cười dài một tiếng, đi đến vách thuyền, thấy Trịnh Nghĩa lúc lắc cái đầu giữa lỗ hổng, tay chân vùng vẫy bơi đạp lung tung vẫn không sao rút đầu ra được.
Hoàng Dược Sư tiến ra trước nhấc tay một chưởng "tắc ! tắc !"
mấy tiếng, vách mui đã bị chưởng lực chàng chẻ ra làm mấy mảnh, Trịnh
Nghĩa mới thoát ra được.
Y vừa định quỳ ngay dưới chân của Hoàng Dược Sư thì chàng đã quát lên như sấm :
- Mi cũng đi cho rồi !
Miệng quát, tay đã bấu cứng gã đầu mục, dồi mạnh lên trời.
Trịnh Nghĩa cùng chung số phận với hai gã thủ hạ trước, đằng vân giữa không trung.
Chẳng qua lần này Hoàng Dược Sư hơi có phần mạnh tay hơn lúc
trước nên thân hình của Trịnh Nghĩa bị tung lên cao khỏi ngọn cột xa
lắc.
Trịnh Nghĩa vội nhào người ở nửa không, níu cứng vào thanh cây
ngang trên ngọn cột, tòn ten như quả chuông bị treo ngược mới tránh được họa nát xương.
Cẩm Mao Hổ liền với hai chân quặt vào chân cộc buồm định ôm lấy cột tuột xuống.
Chẳng dè Hoàng Dược Sư ngẫng mặt lên hét lớn :
- Thằng giặc ! Giỏi xuống đây, ta sẽ lấy mạng chó của mi ngay !
Trịnh Nghĩa cả sợ vội lật người ngồi vắt vẻo trên cột đôi ngay, chẳng dám tuột xuống .
Hoàng Dược Sư cười như mèo gừ trong cổ họng, đoạn chộp lấy bốn
tên giặc biển dưới sàn thuyền dựng xốc dậy, giải huyệt cho bọn chúng và
quát lớn ra lịnh :
- Khôn hồn mau trương buồm quay lại chở ta đến Hắc Phong Đảo lập tức .
Bốn tên ăn cướp đâu dám cãi lời run lên phát rét riu ríu bò dậy, kẻ lái người chèo lăng xăng, căn buồm so lèo nhắm hướng Hắc Phong Đảo
trực chỉ, còn Hoàng Dược Sư oai phong lẫm lẫm đứng trước đầu thuyền nhìn bọn chúng lom lom như cọp chăn mồi.
Tình hình chiếc thuyền giặc lúc ấy thật đáng buồn cười, trên cột buồm thì lủng lẳng ba tên cướp lắc lư theo lượn sóng dồi, chực muốn rơi đầu xuống biển, trên sạp thuyền thì lổm chổm nằm ngữa nằm nghiêng trên
năm mươi tên giặc biển, chỉ có bốn tên là cử động được nhưng cậu nào
cũng mặt la mày lét sợ muốn đứng tim.
Không đầy thời gian một buổi cơm, thì Hắc Phong Đảo lồ lộ hiện ra trước mặt.
Bọn lâu la trên đảo có phận sự canh gác hải vọng đài thấy tình
hình trên thuyền tuần thảm não như thế, biết ngay xảy ra chuyện chẳng
lành vội vã phi báo với đại trại.
Hoàng Dược Sư tinh mắt thấy rõ mọi chuyện nhưng đâu thèm bận tâm để ý đến, mặc nhiên chỉ huy bốn tên giặc nhắm cho thuyền cập bờ, sau
đấy mới quát bảo bọn chúng :
- Ta vốn có ý cắt cái đầu chó của chúng bây ra, nhưng thấy chúng bây ngoan ngoãn phục tùng nên tạm thời gởi lại trên cổ cho đó mau cút
lên bờ bảo đại vương tiếp rước.
Bốn tên lâu la sợ đến hồn phi phách tán, vội nhãy lên bãi cát chạy thoát khỏi miệng cọp sớm lúc nào hay lúc nấy.
Lúc ấy trên bờ biển đã lố nhố một đoàn người từ xa đến gần, vì
hai tên Đại Vương đã nghe bộ hạ thông báo tin tức nên rầm rộ kéo binh
tôm tướng tép đến bờ biển đón lại.
Thốn Hải Trường Kình Trịnh Thiên Vân và Nhị trại chủ là Cửu Đầu
Ngân Ngao Võ Nguyên Khánh, sau khi Tam trại chủ Đào Tông Kĩnh bị Phùng
Hương Điệp đâm chết trong đêm động phòng và trốn đi.
Trịnh Thiên Văn giận dử nhãy lên choi choi giết chết ngay bốn
tên đầu mục có phận sự canh phòng trong đêm ấy, lại còn ra lịnh xử đòn
đám lâu la phụ trách phòng thủ, mỗi tên lãnh mười hèo đích đáng, sau đấy phái tất cả thuyền bè trên đảo phải cấp thời ra biển tìm Phùng Hương
Điệp đem về đảo, xả thân làm muôn đoạn để trả thù Tam trại chủ.
Nhưng biển cả thênh thang, biết trôi dạt về hướng nào, liên tiếp tìm luôn bảy tám ngày trời , cũng chẳng thấy một chút tông tích, cho là Phùng Hương Điệp, một cô gái yếu đuối , đơn thân với chiếc thuyền con,
trốn đâu cho được, mười phần đã lọt vào bụng cá hết mười.
Vừa mới ra lịnh đình chỉ công việc tìm kiếm lại thì nghe tin báo cáo có kẻ cướp đoạt thuyền của bổn đảo đang tiến gần Hắc Phong đảo.
Trịnh Thiên Vân, Võ Nguyên Khánh hai trại chủ bừng nổi giận, hét vang :
- Tên man rợ nào to gan đến thế ! Dám đến khiêu chiến với Hắc
Phong Đảo ! Phải bầm nó ra từng mảnh vụn, để thiên hạ giang hồ thấy rõ
thủ đoạn của Đông Hải Vương nầy !
Trịnh Thiên Vân cùng Võ Nguyên Khánh song song đến bờ biển, liền thấy ngay cảnh tượng bêu rếu trước mặt.
Trên đầu thuyền tuần của mình lủng lẳng ba người như xâu khô
mực, trên sạp thuyền ngổn ngang đám lâu la như bầy heo bị trói, lại có
một gã văn sĩ áo xanh đứng sững trước đầu thuyền, ngang nhiên ngạo mạn
chẳng chút sợ hãi.
Võ Nguyên Khánh quen nết thô bạo, bèn lớn tiếng quát :
- Quân ở đâu thế ! Sao dám đến Hắc Phong đảo này hung hăng .
Hoàng Dược Sư thấy đoàn giặc đông như kiến vẫn chẳng chút sợ hãi cất tiếng sang sảng đáp :
- Xin liệt vị hảo hán vậy ! Hoàng mỗ hôm nay đến bái viếng quí
trại, chẳng qua để xin chút tiền tiêu xài để tiêu ngặt, các vị đem ra
hai mươi vạn lượng bạc làm lễ tương kiến Hoàng mỗ, hoặc may lấy mắt từ
bi mà bỏ qua cho, bằng trái lại hôm nay họ Hoàng tôi đành đại khai sát
giới vậy ?
Nào ngờ tiếng chưởi vừa thoát ra khỏi miệng, môi chưa kịp ngậm
lại thì trước mắt lẹ như chớp bay đến một vật, chẳng sai chẳng lệch, đập trúng ngay răng cửa của y "cộp" một tiếng làm rơi cả về răng của y
xuống đất, mà đầu lưỡi lại còn lãnh thêm cả một vật lạ nữa.
Cửu Đài Ngân Ngao vội phun vật nọ ra xem thì thấy là một mũi kim vàng dài độ năm phân còn nhỏ hơn cả loại kim may áo thường, thế mà chỉ
vung vai một cái lại có thể búng ra đánh rơi hàm răng cứng chắc của
mình. Nếu dùng sức hơi mạnh sẽ xuyên vào mình kể như đi tuyệt !
Võ Nguyên Khánh tuy lỗ mãng hung bạo cũng tránh không khỏi thót ruột đứng tim.
Trịnh Thiên Vân đứng bên thấy vậy cũng kinh tâm táng đởm vì nếu
đối phương chẳng có bản lĩnh chân chính, làm sao lại có thể đoạt được
thuyền tuần, mà vượt biển đến đây ? Tuy dưới tay y có trên hai ngàn thủ
hạ, nhưng hơn phân nửa số đã được phái đi đánh cướp trên khắp mặt biển,
trên đảo chỉ còn lại độ trăm người, có bản lãnh kha khá thì chẳng còn
mấy người. Hơn nữa Tam trại chủ Đào Tông Kĩnh đã chết lại càng thiếu mất đi một tay giúp sức đắc lực.
Trịnh Thiên Vân hơi chột ý liền gọi lớn :
- Trong bốn bể đều là anh em cả ! Nếu tôn giá muốn có bạc để chi dụng, chúng tôi sẽ niệm tình phái võ lâm, giang hồ đồng nghiệp, hoặc ít nhiều quyết không chịu hẹp bụng tôn giá, chẳng qua là các hạ đòi hai
chục vạn lượng e rằng bức người thái quá.
"Thú cùng thì cắn bừa", tôn giá dù bản lảnh cao cường sợ e cũng quả bất địch chúng chăng ?
Lời vừa dứt, Hoàng Dược Sư đã tung mình, nhãy thóc một cái, đã lướt xa mấy trượng đáp nhẹ nhàng lên bải cát .
Bọn giặc liền reo hò tở mở, đao thương cử ra trước tua tủa sáng ngời.
Hoàng Dược Sư tưởng tượng như không nhìn thấy thế trận hào hùng
của bọn giặc, ung dung xông vào đoàn người, tức thì có hai tên lổ mãng
hung hãn nhứt trong bọn, chẳng nói chẳng rằng, hai ngọn đầu đao phân ra
hai phía chém vục ngay đầu của Hoàng Dược Sư.
Đào Hoa đảo chủ với chiếc tay áo rộng xùng xình, chẳng thấy
chàng nhấc tay, vương cánh thế nào mà hai ngọn đao của hai gã cướp văng
bổng lên trời rồi người chúng cũng bị bật lùi ra sau hai trượng.
Bọn cướp tất cả đều kinh mang khiếp vía.
Lúc ấy trên bãi cát có hơn mấy trăm tên giặc, đao thương côn
bổng lớp lớp như cánh rừng ma , nhưng Hoàng Dược Sư chẳng chút ngó ngàng tới, dửng dưng xông tưới vào rừng đao kiếm, bọn giặc không những chẳng
dám động đến chàng một sợi lông chân mà trái lại đổ xô tránh vẹt hai bên để nhường đường.
Trịnh Thiên Vân và Võ Nguyên Khánh thấy không xong liền la lớn :
- Tôn giá cho biết đại danh ?
Hoàng Dược Sư lạnh lùng nói :
- Tên tuổi của ta, thử bọn bị thịt như mi đâu xứng để hạch hỏi ! Mau đem hai chục vạn lượng bạc ra đây cho ta .
Hoàng Dược Sư nói chưa dứt lời, thì bỗng ánh sáng lạnh loé mắt
từ nơi tay của Nguyên Khánh bay ra mấy làn tơ bạc, xẹt thẳng vào người
họ Hoàng !
Mấy đường tơ bạc ấy chính là độc môn ám khí của Võ Nguyên Khánh, tên là "Trung mạng thần đinh", cộng có bảy mủi, dùng thuần gang luyện
thành, cả đinh dài độ một tấc.
Hình dáng rất lạ kỳ, đinh chia thành hai đoạn gập đôi lại, lúc
chẳng dùng đến cất vào trong một chiếc vòng sắt. Chiếc vòng tựa như
chiếc xuyến đeo tay của các phụ nữ, đeo dấu trong cườm tay, lúc dùng chỉ cần vung mạnh cánh tay, lò so tự nhiên bật ra, bảy mũi đinh sẽ từ trong tay áo bay ra lẹ như chớp, phân thành bảy phương vị khác nhau, bắn vào
các chỗ yếu của đối phương, bàn tay cùng năm ngón chẳng động đậy mà ám
khí đã bay ra rồi, nhanh chóng khó lường.
Những mũi đinh ấy được tẩm luyện trong một chất thuốc cực độc, gặp máu là bít cứng, lang độc mười phần.
Ngoài ra nó còn một đặc điểm nữa, là có thể bắn ra ở dưới nước
xa được hai trượng, ghim trúng vào người địch như chơi, đủ thấy lực độ
phóng ra mạnh dường nào !
Võ Nguyên Khánh dư hiểu là mình không sao đấu lại đối phương, bộ hạ trên đảo tuy đông, cũng chẳng làm được tích sự gì nên y mới xuất kỳ
bất ý tung ra bảy mủi Truy Hồn Thần Đinh, mạo hiểm cầu may để thủ thắng.
Song le Đào Hoa đảo chủ đâu phải là nhân vật tầm thường, chàng nhẹ phất chiếc tay áo vào khoảng không một cái và quát :
- Đa tạ trại chủ hậu thưởng, nhưng thẹn chẳng dám nhận !
Từ tay áo bay ta một luồng cương khí đẩy bật bảy mũi Truy mạng
thần đinh bay cắm vào bảy tên lâu la đứng cạnh đó chẳng lệch mủi nào.
Bảy tên cướp biển rú lên một tiếng "ối cha !" rồi ngã vật lộp bộp xuống đất lăng lộn rên la như bọng !
Võ Nguyên Khánh định ám toán người chẳng được, trái lại giết bộ
hạ của mình, những mũi đinh độc ấy độc tánh rất mãnh liệt, những tên bị
trúng đinh đau đớn la hét nghe thảm thương.
Hoàng Dược Sư trầm giọng thật lạnh lùng :
- Nhị trại chủ sử dụng ám khí khéo thật, nhưng tiếc vì những mủi ám khí ấy không có mắt, nên trở lại đâm lấy người nhà, mau đem thuốc ra cứu bọn họ kẻo chết oan rất uổng .
Võ Nguyên Khánh đỏ mặt tía tai, vội móc ra mấy gói giấy nhỏ, đưa cho hai thủ hạ đứng gần đấy :
- Khiêng bọn người bị thương về trại cứu chữa.
Hoàng Dược Sư lại nói tiếp :
- Nhị vị chủ trại nghĩ sao, với bản lĩnh như vậy, hai mươi vạn lượng bạc có đáng không ?
Trịnh Thiên Vân và Võ Nguyên Khánh vừa giận vừa sợ, dư hiểu là
dù có động viên tận nhân mã trong trại cũng chẳng làm gì được Hoàng Dược Sư.
Trịnh Thiên Vân tròn mắt đảo lia, đã nghĩ một diệu kế liền cười giả lả nói :
- Tôn giá muốn hai mươi vạn lượng bạc có gì mà chẳng được, tiền
tài nói trắng ra cũng đều là vật đánh cướp mà có lý đâu lại từ chối, để
mất đi một dịp kết giao bằng hữu. Thỉnh tôn giá vào thảo trại uống với
chúng tôi ba chén rượu nhạt rồi sẽ giao bạc sau !
Nói đoạn kín đáo lừ mắt ra dấu với Võ Nguyên Khánh.
Hoàng Dược Sư vốn là con người khôn ngoan minh mẫn, sớm đã biết
lòng bọn cướp bên ngoài ngọt ngào khách sáo mà trong dạ đã sẵn kế gươm
đao để ngầm hại chàng, nên cũng giả bộ cười đáp :
- Tốt tốt ! Trại chủ có lòng mời, Hoàng mỗ đâu dám chẳng vâng chúng ta cùng vào vậy .
Trịnh Thiên Vân hơi hổ thầm vội quay sang ra lệnh thủ hạ :
- Mau quét dọn Trung nghĩa đường sạch sẽ, bày tiệc rượu sẳn sàng.
Đám lâu la vâng mạng chạy như bay, hai gã chúa biển cũng cố dằn cơn phẫn uất dẫn Hoàng Dược Sư vào tòa thủy trại của mình.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT