Nhạc Dương là một thị trấn lớn nhất, nằm giữa tỉnh Hồ Nam, có hai đường thủy bộ giao biên, nên sự đi lại rất dễ dàng. Do đó,
nhưng tao nhân mặc khách cũng như các hào kiệt giang hồ thường tụ hội
làm chỗ hẹn hò.
Bấy giờ vào tiết thu phân, vùng này giá lạnh, hoa tuyết rơi lả tả, gió bấc thổi từng cơn, khách giang hồ lại được dịp
quây quần trong quán rợu, làm cho tửu điếm Nhạc Dương náo nức cả ngày
đêm.
Hôm đó, vào một buổi chiều, đèn trong tửu lầu cha sáng tỏ
thì có một chàng trai tuấn tú, ăn bận theo lối nho sinh, ghé vào kêu
điếm nhị lấy rợu ra uống. Thanh niên nầy, chính là Lâm Viết Hùng, chàng
vừa rời khỏi Hoa Phong Sơn, dấn thân vào giang hồ để tìm thù rử hận.
ý nghĩ đầu tiên của chàng là dò xét tên phản đồ nơi Huyền Cung Môn để
giải kết mối cừu hận của sư phụ chàng. Sau đó, chàng sẽ tìm kẻ gia thù
để báo oán.
Sau khi chọn một chiếc bàn nơi góc lầu, chàng dõi mắt quan sát khắp nơi, thấy thực khách giờ này khá đông đảo, trai thanh gái lịch ngồi xúm xít trước hiên lầu truyện trò ầm ĩ.
Chàng thắc mắc nhủ thầm :
- Trời lạnh như thế nầy tại sao họ không vào trong cho ấm, chen nhau làm gì ngoài hiên?
Tên tửu bảo vừa đi ngang, như hiểu ý chàng, cúi mặt nói nhỏ :
- Nếu Công tử cha đói lắm. Xin mời công tử ra hiên lầu ngắm phong cảnh
Động Đình Hồ. Về mùa ma, cảnh đẹp của Động Đình Hồ không sao tả nổi.
Lâm Viết Hùng đã từng nghe phụ thân chàng nói lại lúc chàng còn nhỏ về
phong cảnh Động Đình Hồ. Nhưng mãi đến nay, chàng mới có dịp đến đây, lẽ nào bỏ qua rất uổng.
Chàng đứng dậy, bước ra hiên lầu.
Nhưng vừa ló đầu ra, chàng bắt gặp đôi mắt rực hào quang nhìn chàng như hai
luồng điện. Nhìn kỹ thì đó là một lão nhân sắc mặt hồng hào, râu dài và
trắng, ăn mặc theo lối đạo sĩ, dáng điệu uy nghi quắc thước.
Biết đó là một võ lâm giang hồ, nhưng vì mới dấn bước giang hồ, trên đường
hành hiệp, chàng không muốn để lộ tung tích sớm, nên vội né mình sang
một bên đi về phía khác.
Trong góc hiên lầu, có một chú ăn mày nhỏ đang ngồi trước đĩa thịt gà nóng, bốc hơi nghi ngút.
- Là đứa bé ăn xin ! Giang hồ vẫn gọi tiểu đệ như thế !
- Nhưng tại hạ muốn rõ quí danh !
- Mạnh Cứng !
- Mạnh Cứng ?
- Tại sao lại ngạc nhiên ?
Lâm Viết Hùng ngơ ngác ! Chàng mới xa cách giang hồ ba tháng, tại sao có chuyện đổi thay như vậy ?
Chàng còn nhớ Mạnh Cứng trước kia là sư đệ của cô gái Xuân Chờ, người
mà chàng rất có cảm tình. Tại sao hôm nay trở thành một cậu bé ăn xin.
Tuy bên ngoài ăn mặc rách rới, nhem nhuốc, nhưng nhìn kỹ bên trong chú bé
không có gì đổi khác, mà da mặt hồng hào, đôi mắt sáng quắc, tỏ ra công
phu võ học của hắn không phải tầm thường.
Bỗng Mạnh Cứng nhìn sững vào chàng rồi “á” lên một tiếng. Lâm Viết Hùng vội đưa tay bịt miệng hắn, hỏi nhỏ :
- Cái gì thế ?
Mạnh Cứng trừng trừng nhìn chàng :
- Ngươi là đồ đệ của Quỉ Tháp Lão Ma.
- Như vậy có gì mà ngươi kinh ngạc ?
- Ngươi không biết rằng hiện nay giang hồ võ lâm đã hay tin ngươi cùng
Quỉ Tháp Lão Ma bỏ ngôi Cổ Tháp, rời Hoa Phong đỉnh dấn thân vào giang
hồ tiếp tục những cuộc thảm sát sao ? Điều nầy rất quan trọng, Giang Hồ
đang mở đại hội Liên Công đê?
diệt trừ sư phụ của ngươi đấy.
Lâm Viết Hùng nghe nói thở dài, hỏi :
- Ai đã đồn đại như vậy ?
- Tứ Quái Võ Lâm !
Lâm Viết Hùng chợt hiểu ra ! Chàng không ngườ Tứ Quái đã nuôi cừu hận với
thầy trò chàng và hành động ác độc như vậy. Chàng cảm thấy bắt đầu lo
ngại.
Mạnh Cứng nói tiếp :
- Riêng ta với ngươi còn một lời giao kết cha thành toàn.
Lâm Viết Hùng nhớ lại câu chuyện ở bờ hồ. Nhưng hiện nay đang mang nặng
tình cảm với cô gái Xuân Chờ, nên không muốn gây chuyện vơi Mạnh Cứng.
Chàng muốn làm thân với chú bé ăn xin nầy, khai thác tin tức võ lâm.
Chàng dịu giọng nói :
- Lời giao kết đó cha cần thực hiện vội.
- Tại sao ?
- Vì đó chỉ là việc nhỏ !
- Còn việc gì lớn hơn ?
- Tại hạ muốn rõ tại sao quí huynh lại cải dạng làm kẻ ăn xin ?
- Điều đó ta không thể nói với ngươi được.
- Tại Sao ?
- Rất dễ hiểu, vì ngươi chính là kẻ thù của ta, của sư môn ta.
Hai tiếng tử thù chẳng hiểu tại sao Lâm Viết Hùng có cảm giác như luồng kim khí đâm thẳng vào tim chàng. Chàng muốn hỏi thăm cô gái Xuân Chờ, nhưng biết chắc không thể nào nhờ vào chú ăn xin nầy được.
Đột nhiên, giữa lúc đó có tiếng nhạc ngựa reo vang từ góc đường hướng Đông vọng lại.
Số thực khách trên lầu đều hướng mắt về phía Động Đình Hồ. Lâm Viết Hùng
động tánh hiếu kỳ cũng thò đầu khỏi lan can nhìn xuống đường.
Một con tuấn mã phóng nước đại, từ góc đường hướng Đông nhanh về Động Đình
Hồ. Nháy mắt đã đến trước Nhạc Dương Lầu, rồi dừng lại.
Chàng nhìn kỹ người kỵ mã, thì thấy đó là một thiếu nữ, khi nhận ra, chàng buộc miệng “ồ” một tiếng.
Bỗng sau lưng chàng có tiếng gọi :
- Công tử, xin mời vào bàn dùng rợu, kẻo đồ ăn nguội mất.
Lâm Viết Hùng quay lại thì thấy tên tiểu nhị đã bày bình, chén trên chiếc bàn lúc nãy. Hắn mỉm cười nhìn chàng như muốn nói :
- Trang văn nhân nho nhã, chẳng ngườ cũng biết nhìn trộn giai nhân.
Lâm Viết Hùng theo chân tiểu nhị trở vào bàn.
Ngay lúc đó tiếng chân người khua động đến cửa thang lầu. Quang cảnh trên
lầu đột nhiên sáng sủa thêm, vì trông thấy một thiếu nữ trạc mời bảy
tuổi, hiện thân đến trước cầu thang.
Nàng thắc một bộ xiêm lụa
màu xanh lục, bên ngoài choàng một chiếc áo hồ cừu, mặt trắng như dồi
phấn, môi đỏ như thoa son, mắt xanh biếc, mũi hạnh, mày ngài, vóc hình
thon, ngực nở lưng ong, đôi chân tròn trịa và dài, thật là một thiếu nữ
nhan sắc diễm lệ.
Tuy nhiên, đi đôi với sắc đẹp ấy, mọi người
như cảm thấy nghẹt thở, vì nàng có mang trên lưng một thanh trường kiếm, tay hữu cầm một chiếc roi da, tay trái chống vào sờn, dáng điệu như một kẻ hung tàn bạo ngược.
Nàng vừa hiện thân, bọn điếm nhị đã khiếp vía, chạy lăng xăng, khiến mọi người đều nhìn sửng vào thiếu nữ không chớp mắt.
Thiếu nữ cao may hét :
- Các ngươi thật vô lễ ! Chẵng lẽ Nhạc Dương Lầu không tiếp đãi nữ khách sao ?
Giọng của thiếu nữ sang sảng, hàm chứa một công lực dồi dào, làm cho người
nghe phải đinh tai, nhức óc. Nhưng trong giọng nói lại có cái gì êm đềm
như oanh hót, thanh thoảng tiếng trêu buồn, khiến cùng một giọng nói mà
có cả cay đắng, ngọt bùi lẫn lộn. Thật lạ lùng !
Tên điếm nhị lấy lại bình tỉnh, đến gần thiếu nữ nói :
- Xin cô nương đừng giận ! Mời cô nương hãy sang bên nầy.
Hắn vừa nói vừa lấy khăn lau nhanh chiếc bàn, và mời thiếu nữ vào ngồi đối diện với chiếc bàn của Lâm Viết Hùng.
Thật là chuyện ngẫu nhiên.
Thiếu nữ không để ý đến thực khách xung quanh, ngang nhiên bảo tiểu nhị :
- Ngươi mau dọn cơm nước cho bổn cô nương dùng bữa tối, vì bổn cô nương còn phải thuê phòng ngủ tạm đêm nay.
Tên điếm nhị cười trả lễ, nói :
- Xin cô nương chớ lo, hãy dùng rợu cho ấm bụng đã, Nhạc Dương Lầu đã nổi tiếng là nơi ăn ngon ngủ kỷ thì đối với vị quan khách như cô nương
chẳng lẽ không làm hài lòng hay sao ?
Thiếu nữ nhoẻn một nu cười đẹp như đoá hoa hồng, cất tiếng trong trẻo, nói :
- Được lắm, ngươi khéo chiều khách đấy. Bổn cô nương sẽ chiều ý ngươi
thuê một gian phòng. à này, còn con ngựa, các ngươi lo chăm sóc tử tế.
Thức ăn và rợu dọn lên, thiếu nữ vừa trầm ngâm, vừa uống rợu Nơi bàn đối
diện, Lâm Viết Hùng đưa mắt dò xét nàng, nhưng thỉnh thoảng chàng bắt
gặp đôi mắt sáng quắc của thiếu nữ nhìn sang khiến chàng không dám ngẩng đầu lên, cứ cúi đầu xuống ăn uống luôn miệng.
Nhưng Lâm Viết
Hùng tửu lượng quá kém, chàng vừa uống được ba chung thì đôi má đỏ au
như hai quả hồng. ác hại thay, thiếu nữ vẫn không buông tha, đôi mắt
long lanh của nàng vẫn trừng trừng nhìn Lâm Viết Hùng không ngớt, bằng
những cái nhìn truyền cảm, như muốn cớp đảo hồn chàng vậy.
Lâm
Viết Hùng đã đỏ mặt vì rợu lại còn đỏ thêm vì thẹn thùng, sau cùng chàng phải gầm mặt xuống bàn, tránh đôi mắt trêu ghẹo của thiếu nữ.
Bỗng có tiếng nói từ xa vọng lại :
- Nữ khách quan ! Đừng đùa với trẻ con làm xốn mắt người xung quanh.
Đôi má hồng đào của hắn đâu chịu nổi ánh mắt trữ tình sôi bỏng của cô
nương, chả lẽ cô nương muốn dùng ánh mắt đâm thủng đôi má của hắn hay
sao ?
Giọng nói phát ra từ góc lầu, không ám chỉ một người nào,
nhưng thiếu nữ vốn thông minh, biết có kẻ đã chế riễu mình, đôi mày
thanh nhướng lên cao, ly rợu vỗ nhe.
xuống bàn phát ra một tiếng “cạch”.
Tức thì một chiếc đũa trên tay nàng bắn xẹt vào góc lầu như mũi tên, đâm vào miếng đùi gà của chú ăn mày nhỏ đang gặm.
Thật là một chuyện phi thường, không ai ngườ được sức phóng đũa nhanh nhẹn
của thiếu nữ. Nàng đã dùng một tuyệt học võ công phóng chiếc đũa như
phóng một mũi phi tiêu, không ai trông thấy kịp.
Lời chế riễu vừa rồi phát ra trong góc lầu cũng chính là do chú ăn mày nhỏ Mạnh Cứng.
Mạnh Cứng tái mặt trước hành động của thiếu nữ. Hắn thừa hiểu thiếu nữ chỉ
cảnh cáo hắn, chứ muống hại mạng hắn thì chiếc đũa ấy không phải găm vào miếng đùi gà, mà găm ngay vào cổ họng hắn rồi.
Tuy nhiên, với tánh hài hước, chú ăn mày lại dùng chiếc đũa ấy làm tay cầm, tiếp tục gặm đùi gà, và reo to :
- Cám ơn cô nương đã giúp cho kẻ ăn mày này một chiếc đũa.
Bị trêu cợt, thiếu nữ mắng :
- Oắt con ! Mày muốn bổn cô nương hoá kiếp mày sao ?
Câu nói cha dứt, một luồng chỉ phong xé gió đâm thẳng về phía chú nhỏ ăn mày.
Tiểu ăn mày la lên :
- Chu choa ! ái ái !
Nhanh như chớp hắn phóng mình lên xà nhà, một tay đeo tòn teng xà ngang, một tay vẫn cầm cái đùi gà nhai nhép miệng.
Luồng chỉ phóng của thiếu nữ không bắn trúng chú ăn mày nhỏ mà đâm thẳng vào
chiếc bàn đàng sau, tiếng gió veo véo. Mọi người kinh ngạc vì nơi bàn
này có bốn thực khách đang ngồi đối ẩm, ai cũng tưởng việc không lành đã xảy ra cho bốn thực khách nầy. Nhưng không ! Một lão nhân trong bốn
người thực khách đã dùng ly rợu tạt ngang, hoá giải ngay luồng chỉ phong của thiếu nữ.
Sự việc xảy đến nhanh như chớp, khiến ai trông thấy cũng phải rợn người và kinh ngạc.
Với người thường thì không thấy gì, nhưng đối với võ lâm giang hồ thì cái
tạt ly rợu của lão nhân vừa rồi chính là một công phu thượng thặng đã
dồn nội lực vào cái tạt ấy.
Thiếu nữ hướng về bốn lão nhân nơi góc lầu nói :
- A ! Bản cô nương không ngườ mạo phạm đến tứ lão tiền bối.
Thật vậy, bốn lão nhân nầy chính là bốn vị võ lâm tiền bối nay ẩn cư
không xuất hiện giang hồ. Nhưng vừa rồi, võ lâm gặp nạn sóng gió nên họ
cố tìm gặp nhau nhóm đại hội quần hùng tìm cách dẹp loạn.
Trước
đây năm mươi năm, danh hiệu Hải Thiên Tứ Hữu vang lừng trong hai đạo Hắc Bạch giang hồ. Họ là Bắc Ni, Đông Kiếm, Tây Chưởng, Nam Tiên.
Thiếu nữ vừa nói , đôi mắt nhìn sang bốn lão nhân sáng quắc.
Lão nhân mặt hồng không lưu ý đến tia mắt của thiếu nữ, thản nhiên nâng ly rợu, uống từng ngụm.
Trên xà nhà, tiếng cười hô hố của chú bé ăn mày vang lên.
Thiếu nữ giận tái mặt toan đứng dậy, thì bỗng nghe dưới thang lầu có tiếng chân người rầm rộ, chớp mắt, họ đã leo lên cầu thang.
Bọn nầy gồm có sáu người.
Dẫn đầu là một cụ già, râu phất phơ thân mình cao lớn, hai ngôi huyệt Thái
dương nho lên cao, đôi mắt sáng rực như điện, diện mạo oai phong lẫm
liệt, đúng là một hiệp khách giang hồ. Theo sau là một chàng trai ăn mặc theo kiểu nho sinh, mắt lồi miệng rộng, mũi hếch. Tuy trời lạnh, nhưng
gã cầm một cây quạt nan bằng giấy. Theo sau hai người nầy là bốn tên đại hán, mặt mũi hung dữ, dáng điệu rất xấc xược.
Cả sáu người vừa
lên đến sàn lầu, gã trung niên nho sinh quét đôi mắt sáng rực nhìn từng
người nơi tửu điếm. Bỗng hắn mím môi cười hóm hỉnh, bước thẳng đến trước mặt Lâm Viết Hùng.
Lâm Viết Hùng ngạc nhiên trố mắt nhìn sáu khách lạ, cố gắng tìm hiểu xem mình có quen biết gì với họ chăng?
Gã trung niên nho sinh hướng vào Lâm Viết Hùng nói :
- Tiểu hiệp ! Tệ Động chủ chúng tôi xin mời tiểu hiệp dời bước ngọc đến Hàn trang có việc cần.
Lâm Viết Hùng ngơ ngác, hỏi lại :
- Mời tôi ?
- Phải !
- Xin phép các hạ, quí Động chủ là ai vậy ?
- Tệ Động chủ là Thuần Vu Cốc Thanh.
- Thuần Vu Cốc Thanh?
- Phải !
- Thế thì các hạ đã lầm rồi ! Tại hạ với quí Động chủ cha từng quen biết.
Gã trung niên nho sinh cười lớn :
- Chúng tôi không thể lầm được.
Thiếu hiệp có phải là Lâm Viết Hùng chăng?
- Đúng vậy ?
- Như thế tại hạ lầm lẫn sao được.
Xin thiếu hiệp theo chúng tôi về Động, kẻo Động chủ chúng tôi nhọc lòng trông đợi.
Lâm Viết Hùng nghĩ ngợi một lúc, rồi nói :
- Qúi trang viện hiện ở đâu ?
- Cách Nhạc Dương thành về phía Đông mời dặm.
- Qúi Động chủ mời tại hạ có điều gì dạy bảo ?
Trung niên nho sinh trầm lặng giây phút rồi nghiêm giọng nói :
- Tại hạ không được rõ. Thiếu hiệp đến Hàn trang, tệ Động chủ sẽ nói rõ sau.
Lâm Viết Hùng lấy làm lạ ! Chàng mới vừa rời sư môn đến đây, cha có việc gì gây hấn trong giang hồ, tại sao có chuyện mời mọc lạ lùng như vậy. Cứ
nhìn vào thái độ của lão nhân và gã trung niên nho sinh thì rõ ràng họ
không phải là những kẻ tầm thường.
Chàng nghiêm giọng nói :
- Thôi được ! Phiền các hạ về tha lại với Động chủ, tại hạ sẽ đến quí
trang viện vào ngày mai. Hiện giờ trời sắp tối rồi, sương tuyết rơi đầy, tại hạ không quen dãi nắng dầm ma.
Chàng vừa từ chối thì lão nhân cao lớn cùng đi với trung niên nho sinh đã bước đến cất giọng oang oang nói :
- Tệ Động chủ mời ai thì nhất định không để kẻ ấy được trì hoãn. Xin thiếu hiệp lên đường ngay, đừng do dự không tiện.
Giọng nói của lão to đến nổi rền cả tửu lầu. Cái nhìn của lão đâm thẳng vào chàng như hai luồng điện.
Lâm Viết Hùng vốn tánh cao ngạo, há chịu để ai bức bách mình trước mặt
thiên hạ. G ương mặt đẹp của chàng xầm lại, chàng lạnh lùng đáp :
- Theo lời nói của lão nhân, nếu tại hạ không đi ngay bây giờ thì không được ư ?
Lão nhân mỉm cười :
- Thiếu hiệp nói rất đúng.
- Nếu tại hạ không đi thì sao ?
Lão nhân trầm giọng nói :
- Nếu thiếu hiệp không làm hài lòng Động chủ chúng tôi thì lão phu buộc phải đắc tội với thiếu hiệp.
Lâm Viết Hùng cau mày :
- Các người muốn dùng uy lực bức bách kẻ khác ?
- Đó là chuyện bất đắc dĩ.
Chàng nổi giận nói :
- Như vậy xin cứ thực hiện.
Chàng nói cha dứt, thì lão nhân đã v ơn hai ngón tay chĩa nhanh vào môn huyệt của Lâm Viết Hùng bằng một thủ pháp ảo diệu vô cùng.
Bỗng một tiếng hét nổi lên như hạc ré ngang trời, tiếp theo một đạo hào
quang xé gió bắn vào hai ngón tay của vị lão nhân, uy mảnh và nhanh
không thể tả.
Lão nhân trông thấy thất kinh, vội rút nhanh hai
ngón tay lại và xoè bàn tay đón bắt đạo hào quang. Ngỡ là ám khí độc,
nhưng khi lão nhân xoè tay ra xem thì đó chỉ là một chiếc đũa tre sơn
vàng. Tuy đón bắt dễ dàng, nhưng lão nhân cảm thấy bàn tay tê buốt,
khiến lão phải nhăn mặt, quắc mắt nhìn thiếu nữ quát to :
- Ngạnh đầu, ngươi là ai mà dám can thiệp vào chuyện của lão phu ?
Thiếu nữ cười khẫy, đáp :
- Bổn cô nương là ai các ngươi không cần tìm hiểu. Các người ỷ đông hiếp
yếu, ta thuận tay cảnh giác cho các ngươi biết. Nếu các ngươi không bằng lòng thì các ngươi làm gì được bổn cô nương chứ !
Lão nhân đôi
mày bạc nhướng lên sắc mặt hầm hầm, sẵn chiếc đũa tre trong tay, lão vận khí truyền vào, phóng trả về phía thiếu nữ. Chiếc đũa như mũi tên bắn
đi vun vút.
Thiếu nữ không chút sợ hãi, nàng chỉ mỉm cười, đưa
hai ngón tay trắng mịn lên, xoè ra kẹp lấy chiếc đũa một cách nhẹ nhàng, tuyệt đẹp.
Lâm Viết Hùng trông thấy tắc lởi khen thầm. Chàng không ngườ cô gái này có một bản lĩnh cao diệu như vậy.
Tuy nhiên, chàng không muốn vì chàng mà thiếu nữ này phải dính liếu vào
công việc gây hận thù với kẻ khác, nên chàng đứng dậy, bước đến trước
mặt thiếu nữ, nói :
- Đa tạ cô nương có lòng hào hiệp ! Nhưng việc này xin để mặc tại hạ gánh vác.
Đoạn chàng nói với trung niên nho sinh :
- Thôi được ! Ta bằng lòng đến Hàn trang ngay bây giờ.
Gã trung niên nho sinh được lời như cỡi mỡ trong lòng. Bao nhieu giận dữ đều tiêu tan mất. Hắn nói :
- Tốt lắm ! Xin mời thiếu hiệp dời bước.
Lâm Viết Hùng gọi tiểu nhị trả tiền rợu rồi theo gã trung niên nho sinh bước xuống thang lầu giữ bốn tên đại hán.
Riêng lão nhân trước khi ra đi còn tỏ vẽ hậm hực, nhìn thiếu nữ bằng cặp mắt
chói người. Thiếu nữ nhướng đôi mày liễu, cười ngạo nghễ, nói :
- Nếu ngươi còn uất hận, sau này thiếu gì cơ hội gặp nhau. Bổn cô nương chờ đợi có dịp tiếp ngươi vài chiêu.
- Được lắm !
Lão nhân vừa đáp vừa cười hăng hắc, rồi b ơn bả chạy theo đồng bọn.
Bấy giờ, bốn lão nhân ngồi uống rợu trong góc lầu mới lên tiếng gọi thiếu nữ, nói:
- Lý ngạnh đầu ! Hãy sang bên đây ngồi cho vui.
Thì ra thiếu nữ này đã từng quen biết với Hải Thiên Tứ Hữu bốn tiền bối võ lâm nầy. Xem thế, đủ biết sự nghiệp võ công và thân thế địa vị của
nàng không phải tầm thường.
Nàng miễn cưỡng lại ngồi gần Hải Thiên Tứ Hữu.
Một trong bốn lão nhân có sắc mặt hồng nhìn nàng nói :
- Người xa có nói :
“khi người đẹp giận g ương mặt rất đáng yêu”.
Thật vậy, thiếu nữ nầy càng tức giận, g ương mặt càng đẹp thêm lên.
Nàng phụng phịu :
- Lão bá trêu chọc hoài !
Lão nhân mặt hồng phá lên cười hi hi, nheo mắt nhìn nàng :
- Lý ngạnh đầu, ngươi khó tánh như vậy sao ?
Thiếu nữ gượng cười :
- Già chẳng lo yên phận còn muốn xoi mói việc người khác.
Tiếng mõ canh ngoài thành đã điểm hai hồi báo hiệu bước sang canh hai.
Trong toà nhà khách điếm Nhạc Dương, mọi người đều đã đi ngủ.
Nhưng chỉ là cái yên lặng bên ngoài. Nếu có ai để ý thì thấy phía sau hậu
viện xuất hiện một bóng người thon thon, vẹt cửa sổ nhảy phóc ra ngoài
như vệt khói mờ.
Xiêm y bị gió cuốn vào nhau phát ra tiếng phần phật. Chiếc bóng thon thon ấy hướng theo phía Đông chạy như bay biến.
Cha hết, chiếc bóng ấy vừa vượt qua độ một vài trượng, đằng sau hậu
viện khách điếm lại vọt ra một bóng đen to lớn. Bóng đen này cũng lao đi vun vút như cánh sao xẹt, đuổi theo bóng thon thon đàng trước.
Thoạt nhìn kẻ chạy người đuổi như hai cừu nhân thi triển khinh công. Tuy
nhiên, hai bóng ấy không phải ai xa lạ chính là vị thiếu nữ và vị lão
nhân mặt hồng. Cả hai đều có mặt trên Nhạc Dương Lầu lúc ban chiều.
Cách Nhạc Dương thành về phía Đông ba mươi dặm, có một khoảnh đất rộng hàng trăm mẩu, hai bên trúc mọc xanh rì.
Giữa khu rừng trúc nhà cửa san xát, lâu đài nguy nga. Đây là một trang viện ẩn trú của một vị võ lâm nức tiếng hào kiệt.
Bấy giờ vào cuối giờ hợi, tuyết giá không còn rơi đổ nữa, song sắc trời vẫn đục, gió rét ầm ĩ.
Thiếu nữ chạy đến ven rừng trúc, nàng bỗng nhún mình nhảy lên một cành cây cô?
thụ, đưa mắt nhìn vào trang viện quan sát.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT