Cuối tháng giêng, Hãn Thanh tức Hận Thiên để lại một phong thư tạ lỗi với lão Hầu gia, rồi âm thầm lên đường đi Trực Cô. Chàng tin rằng Hải Hà Tiên Tử mới là kẻ thù đích thực. Hơn nữa Lăng Đăng Hồng Nhan Chúc Tây Sương cũng là người đáng phải đền tội.

Theo lời kể của Tăng phu nhân Cung chủ phu nhân Vạn Hoa Cung thì năm xưa, Chúc Tây Sương nhân lúc tiệc thôi nôi vừa tàn, bỏ xuân dược vào trà, cho Bạch Y Hầu uống, rồi gầy cuộc ái ân trong thư phòng. Mụ biết chắc Phùng Lệ Phi không thấy trượng phu đâu sẽ đi tìm. Quả nhiên, độc kế thành công, Mông Diện La Sát đến nơi chứng kiến cảnh tượng phượng đảo loan điên, nổi giận bỏ đi.

Bạch Y Hầu ngủ đến sáng mới tỉnh giấc, không nhớ gì chuyện đêm qua, tưởng thê tử bị bắt cóc nên đi tìm, và sa vào tay Vạn Hoa Cung. Lần này cũng chính bàn tay Chúc Tây Sương hạ thủ bằng mê dược.

Nhắc lại, lão Hầu gia thấy cháu đích tôn đi mất, lòng vô cùng lo lắng, cho gọi Nhất Bất Thông Chu Minh đến. Họ Chu gãi đầu suy nghĩ rồi nói:

- Lão bá! Vãn bối cho rằng Tiểu Hầu Gia đã đi Hà Bắc để tìm Lãng Đãng Hồng Nhan. Chúng ta cứ cho người kiểm tra các cửa thành sẽ rõ.

Đám môn nhân nhà Mộ Dung lập tức được lệnh bủa ra điều tra. Quả thực Tiểu Hầu Gia đã ra bằng cửa Đông thành, đi về hướng Trịnh Châu.

Mộ Dung Cẩn liền chọn ra năm mươi kiếm thủ hạng nhất, bắt Nhất Bất Thông đưa họ đi theo để hỗ trợ cháu cưng của mình.

Để khích lệ lòng người, lão Hầu gia thưởng trước cho mỗi môn nhân ngàn lượng bạc, ai cũng hoan hỉ, thề sẽ xả thân vì Tiểu Hầu Gia (Tác giả xin nói sơ qua về lai lịch của giòng họ Mộ Dung. Cái tên Mộ Dung nghe đẹp đẽ và êm tai nhưng lại không phải là người Hán chính gốc Cửu Châu. Họ chính là một chi phái của rợ Tiên Ty, xuất xứ từ vùng núi Tiên Ty ở Nội Mông. Đầu thời Đông Hán, chi phái Mộ Dungcòn gọi là Thổ Cốc hồn từ miền tây Liêu Minh ngày nay, di chuyển sang phía tây, đến vùng ém Sơn, Nội Mông. Kế đó lại dời đến giữa vùng Cam Túc, Thanh Hải. Trải qua hơn ba trăm năm, sau khi bị Thổ Phồn tiêu diệt, phần lớn người Mộ Dung lưu tán khắp nơi và bị đồng hóa thành người Hán) Do vậy, khi cao tổ của lão Hầu gia Mộ Dung Cẩn dựng được sự nghiệp thì có rất nhiều người đồng tộc đến nương tựa. Đám môn nhân này là cháu chắt của những người ấy nên hết dạ trung thành với lão Hầu Gia. Người Tiên Ty mang cả một phần huyết thống hung nô, tính tình cương trực, dũng cảm, không biết sợ chết là gì. Ngoài kiếm pháp, họ còn giỏi cả thuật kỵ mã và xạ tiễn.

Nhất Bất Thông cũng lo lắng cho Hãn Thanh, liền đốc thúc đám kiếm thủ Mộ Dung phi nước đại. Nhưng cước trình của quái mã rất nhanh nên họ khó mà bắt kịp được.

Trở lại với Hãn Thanh, quả thực là đang đi đến Trịnh Châu, rồi từ đấy ngược lên hướng Bắc.

Kể từ nay mong độc giả làm quen với cái tên mới của Hận Thiên. Thực ra, chính bản thân chàng trai cũng lạ lẫm với bốn chữ Mộ Dung Hãn Thanh.

Chàng đã mang tên Nam Cung Hận Thiên suốt mười tám năm ròng, giờ phải thay tên đổi họ, lòng thoáng bâng khuâng, tưởng như đánh mất một vật gì thân thiết.

Hãn Thanh có nghĩa đen là mồ hôi của tre xanh, nghĩa bóng là sử sách.

Người xưa chép sử vào thẻ tre nên trong bài thơ Qua Sông Linh Đinh, Văn Thiên Từơng thời Nam Tống đã có hai câu thơ:

Nhân Sinh tự cổ Thùy Vô Tử Kưu thủ đan tâm chiếu Hãn Thanh!

Dịch thơ:

Người đời sau trứơc ai không chết.

Cốt để lòng son rạng sử xanh.

Lão hầu gia Mộ Dung Cẩn đặt cho cháu nội đích tôn cái tên Hãn Thanh, ý mong mỏi chàng sẽ khiến danh tiếng họ Mộ Dung lưu danh sử sách.

"Chim có tổ, người có tông" Hận Thiên đành phải trở lại là Hãn Thanh.

Là đồng thời phải chấp nhận thân phận Tiểu Hầu Gia.

Nhưng do chịu ảnh hưởng của Bất Biệt Cư Sĩ, Hãn Thanh xem danh lợi như phù vân, vẫn áo vải thô, tóc búi suông, chẳng có kim khôi tượng trưng cho chức tước. Trưa hôm sau, Hãn Thanh đến Trịnh Châu. Chàng đủ thời gian vượt Hoàng Hà vào buổi chiều nên ghé vào phạn điếm dùng cơm. Lần đầu xuất đạo, Hãn Thanh chỉ dựa vào kinh nghiệm của mẫu thân mà phiêu bạt.

Chàng tìm kiếm Túy Tiên Lâu, vì ngày xưa Mông Diện La Sát đã từng ghé qua.

Phùng Nương là người sánh ăn, thích thưởng thức những món ngon vật lạ các nơi. Đến đâu bà cũng chọn những món đặc biệt của địa phương ấy. Vô tình Hãn Thanh lại trở thành người lịch duyệt.

Chàng gọi vài món và một bầu rượu nhỏ. Sau khi giết được Hồng Phát Ma Quân, trả thù cho thân mẫu, lòng Hãn Thanh thư thái hơn trước. Mười mấy năm xem Bạch Y Hầu Mộ Dung Thiên là cừu nhân, đột nhiên phải gọi là cha, làm sao chàng có cảm tình ngay với lão được? Nhưng phận làm con, chàng phải tìm cho được Lãng Đãng Hồng Nhan và Hải Hà Tiên Tử.

Đoạn hạ du sông Hoàng Hà được xem như thuộc miền Hoa Bắc. Tuy khí hậu ở đất Trịnh Châu này có ấm hơn Sơn Tây một chút, nhưng vào thời điểm đầu tháng hai, tuyết vẫn còn rơi lất phất từng hạt nhỏ như hoa ngâu. Mặt trời xuân chỉ nhạt nhòa. Dù đã gần đúng Ngọ.

Trịnh Châu nằm trên đường trục chính Bắc Nam, nên lượng người ngựa qua lại rất đông. Dần dần, Túy Tiên Lâu chật ních người, và có khá nhiều khách võ lâm. Một số nhận ra Tiểu Hầu Gia nhà Mộ Dung, kính cẩn chào hỏi.

Hãn Thanh gượng cười đáp lễ. Thấy mặt chàng buồn rười rượi, họ không dám đến ngồi chung bàn.

Giang hồ cũng có qui củ, bề bậc riêng của nó. Chẳng phải ai cũng có thể mạo muội ngồi ngang hàng của hậu duệ Bạch Y Hầu.

Tiếng yến oanh ríu rít trên những tàng cây trong vườn quanh tửu lầu càng khiến Hãn Thanh nhớ Tiểu Thuần vô hạn. Chàng miên man tưởng nhớ, vô tình nâng chén liên tục, uống hết hai cân rượu phần thượng hạng mà không hay biết. Men rượu thấm vào huyết quản, cơ thể lâng lâng và nỗi sầu trong dạ cũng bốc cao. Hãn Thanh ngà say, buột miệng ngâm nho nhỏ:

Chi Thượng Lưu oanh Hoà Lệ Văn.

Tân Đề ngân gián Cựu đề ngân.

Nhất Xuân ngư nhạn vô tiêu tức, Thiên lý quan san đáo mộng hồn.

Vô nhất ngữ. Đối phương tôn.

An trường đoạn đáo hoàng hôn.

Phủ năng chích đắc đăng nhi liễn.

Vũ đã lê hoa thấm bế môn.

(Dịch thơ):

Nghe tiếng oanh ca lệ nhỏ ròng Lệ nay dồn với lệ xưa đông Một xuân chim cá không tin tức Nghìn dăm chiêm bao mong gặp hồn Ngồi lặng lẽ, nhấp chén nồng Nỗi sầu phơi trải đến hoàng hôn Vừa lúc chong đèn cửa cài kín Hoa lê tầm tã trận mưa thôn.

Đây là một bài từ theo điệu Già Cô Thiên của Hoàng Hải Tiên Sinh Tần Quán thời Bắc Tống. Năm năm học nghệ với Bất Biệt Cư Sĩ, Hãn Thanh đã quen với thi phú, thường củng ân sư ngâm vịnh. Cao Hán Ngọc không muốn đồ đệ cưng của mình chỉ là một kẻ võ biền thô lỗ nên đã khuyến khích chàng tìm hiểu thi thơ, từ phú. Hãn Thanh ngâm rất khẽ, nào ngờ lại có người nghe được mà tán thưởng:

- Không ngờ hậu duệ của Mộ Dung Thiên lại là một bậc tao nhân mặc khách.

Giọng nói của người ấy vang như sấm rền khiến ai cũng phải giật bắn mình. Hãn Thanh quay về hướng ấy, phát hiện một lão nhân râu tóc bạc phơ mặc đạo bào trắng thêu hình Thái Cực thân hình nhỏ bé. Mặt lão đỏ rực như gà chọi, mắt lộ, mũi lân, môi mỏng.

Đám hào khách trong quán xì xầm:

- Tây Nhạc lão quái Hàn Thế Đức.

Lúc này, lão đạo sĩ đã đến bên bàn Hãn Thanh, đứng nhìn chàng gật gù, tỏ vẻ hài lòng:

- Cốt cách, dung mạo thế này bảo sao con tiểu nha đầu Hồng Hương không ốm nặng vì tương tư?

Hãn Thanh thủ lễ, đứng lên vòng tay:

- Vãn bối xin bái kiến Chân nhân!

(Núi Hoa Sơn vốn là cứ địa của một chi phái Toàn Chân, do Lục Tử Hách Đại Thông sáng lập, còn Tây Nhạc lão quái lại là đệ tử của chi Phi Long Môn chủ Khưu Xứ Cơ. Khi phái Long Môn mai một thì Hoa Sơn vẫn trường tồn. Vì vậy, Hàn Thế Đức đến tu luyện một trong năm đỉnh núi của rặng Hoa Sơng, nổi danh Tây Nhạc lão quái. Thực ra lão có hiệu là Động Thiên Chân Nhân).

Hàn lão quái nghiêm giọng:

- Mộ Dung tiểu tử! Đồ đệ yêu của bần đạo, Hà Hồng Hương, là một giai nhân sắc nước hương trời, bộ ngươi đui mù hay sao mà không chịu lấy? Mau theo ta về Tinh Châu để bàn bạc việc cưới hỏi!

Thực khách xôn xao việc Viên Nguyệt Hằng Nga Hà Hồng Hương lại nặng tình với Tiểu Hầu Gia, mà bị chàng chê bỏ.

Hãn Thanh nghe giọng điệu ngang ngược, bức người của lão quái, uất ức đáp:

- Tại hạ cũng biết Hà tiểu thư là nữ nhân hiếm có, nhưng lòng này chẳng hề có tình cảm với nàng, sao có thể khiêm cưỡng được? Chẳng lẽ chân nhân muốn bức hôn?

Tây Nhạc lão quái cười hô hố:

- Bần đạo là người chỉ biết làm theo ý mình, bất chấp lòng dạ người khác.

Ngươi khôn hồn thì mau mau tuân lệnh.

Hãn Thanh thắc mắc:

- Nếu tại hạ không đi thì sao?

Hàn lão quái cười nhạt:

- Tiểu tử tưởng giết được Hồng Phát Ma Quân là có thể lên mặt với ta hay sao? Chẳng qua, ngươi đắc thủ cũng nhờ sự hỗ trợ của lão Hầu Gia, và thủ đoạn ám toán mà thôi.

Hãn Thanh giật mình suy nghĩ, không hiểu vì sao lão đạo sĩ này lại biết rõ nội tình cuộc chiến hôm ấy? Bọn môn nhân nhà Mộ Dung tuyệt đối chẳng bao giờ tiết lộ ra ngoài.

Đám hào khách võ lâm ồ lên, hàm ý chê bai Tiểu Hầu Gia thiếu quang minh chính đại.

Hãn Thanh nhớ đến lời kể của nghĩa phụ Nam Nhạc Nhất tà, hiểu rằng sự việc này có liên quan đến Hải Hà Tiên Tử. Chàng điềm nhiên đáp:

- Tiên mẫu là Mông Diện La Sát, nổi tiếng võ lâm về thủ pháp Sách Hồn Phi Tiễn. Tại hạ là con, dùng chính vũ khí ấy mà báo thù, xin hỏi sai ở chỗ nào?

Thực khách nghe có lý, gật gù tán thưởng. Trong võ lâm có khá nhiều người thành danh bằng công phu ám khí. Khi giao đấu với họ, đối phương phải đề phòng, không thể gọi là ám toán được.

Tây Nhạc lão quái cứng họng, gầm lên:

- Đừng xảo ngôn! Ta chẳng xem mấy mũi Sách Hồn Tiễn kia ra gì cả!

Mông Diện La Sát là cái thá gì.

Nghe lão khinh miệt thân mẫu của mình, sát khí phủ mờ gương mặt tuấn tú, Hãn Thanh gằn giọng:

- Lão cứ bước ra ngoài sân, ta sẽ cho nếm mùi Sách Hồn Tiễn.

Hàn lão quái cười hăng hắc:

- Tốt lắm! Bần đạo mà không bắt sống được ngươi thì không đáng là Ngũ Nhạc Đại Kỳ Nhân.

Hãn Thanh mỉa mai:

- Một kẻ núp váy đàn bà như lão có tư cách gì mà nhận danh hiệu Đại Kỳ Nhân?

Hàn Thế Đức biến sắc:

- Sao ngươi dám nói vậy?

Hãn Thanh cười rộ:

- Tại hạ còn biết người đàn bà kia là Hải Hà Tiên Tử Mai Thanh Phố, lão chối cãi được chăng?

Hàn lão quái giận dữ hỏi:

- Ai đã tiết lộ việc này?

Hãn Thanh nghĩ đến an nguy của nghĩa phụ liền đáp khéo:

- Đồ đệ của Bất Biệt Cư Sĩ chẳng lẽ lại không biết chuyện cỏn con này?

Tây Nhạc lão quái chấn động:

- Té ra Cao Hán Ngọc còn sống sao?

Hãn Thanh nghiêm giọng:

- Lão hãy về bẩm báo với Hải Hà Tiên Tử rằng gia sư đã tiên đoán việc mụ ta tái xuất. Lần này người sẽ chặt nốt cánh tay còn lại của mụ.

Đám hào khách hân hoan, không ngờ lại nghe được một bí mật động trời. Họ bắt đầu nhìn Tây Nhạc lão quái bằng con mắt khác.

Hàn Chân Nhân hổ thẹn đến run người, gầm lên:

- Ngươi đã nói quá nhiều nên không còn đường sống nữa.

Dứt lời lão vung chưởng đánh liền. Cửu ém Thần Chưởng tuy phát ra nhẹ nhàng êm thấm nhưng lại độc ác phi thường. Hãn Thanh không đón chiêu, tung mình qua lan can. Rơi xuống sân gạch rộng rãi.

Tây Nhạc lão quái lập tức lướt theo, từ trên cao giáng xuống tám đạo chưởng kình mãnh liệt. Hãn Thanh tự biết mình công lực thua kém, nên đảo bước tránh chiêu.

Pho Cửu Cung Mê Bộ này chính là tuyệt học của Bất Biệt Cư Sĩ truyền cho Vũ Di Tiên Nương, nên cực kỳ ảo diệu, giúp chàng dễ dàng thoát khỏi phạm vi khống chế của chưởng kia.

Chưởng phong đánh hụt mục tiêu vào mặt sân gạch, vang lên tiếng nổ kinh hồn, đập vỡ những viên gạch và ấn chúng lún xuống.

Thực khách đã kéo cả ra lan can quan chiến, thấy uy lực của Cửu ém Thần Chưởng, thầm lo lắng cho Tiểu Hầu Gia.

Hãn Thanh vẫn điềm nhiên nắm chặt chuôi kiếm, dựng đứng trước ngực, lướt theo phương vị của Cửu Cung, chờ cơ hội xuất thủ.

Thanh trường kiếm trên tay chàng chính là bảo vật gia truyền của dòng họ Mộ Dung. Lão hộ pháp Vạn Hoa Cung đã đem về Hầu Phủ khi giả làm Bạch Y Hầu. Theo gia qui, thanh Hầu Tước Kiếm này đương nhiên thuộc về Tiểu Hầu Gia Mộ Dung Hãn Thanh.

Chàng đã dùng nó để chiến đấu với Hồng Phát Ma Quân, và giờ đây mang theo bên mình. Sau lần đụng độ Phi Phủ trận của Phù Dung Hội, Hãn Thanh biết mình chưa đủ sức biến ngắn thành dài như sư phụ. Đối với Bất Biệt Cư Sĩ, trường đoản chẳng khác nhau.

Tây Nhạc lão quái xuất liền chín chiêu mà không đánh trúng đối phương, liền đổi đấu pháp, sử dụng hư chiêu nhiều hơn, để tiết kiệm khí lực.

Cửu ém Thần Chưởng lợi hại ở chỗ chưởng kình phát ra êm ái, khi đến gần thì đối thủ mới hay biết.

Nhưng Tây Nhạc lão quái quên mất rằng còn có những bông tuyết trong không gian chung quanh, giúp Hãn Thanh nhận ra hư thực. Chàng thấy lão vung chưởng mà màn mưa tuyết không xao động, liền rung kiếm lao vào như ánh chớp, dùng phép ngự kiếm xuất chiêu Sở Phách Nan Hồi ( Hồn nước Sở khó về ) Tây Nhạc lão quái biến sắc rút tay về vỗ liền sáu chưởng. Nhưng Hãn Thanh đã chiếm được tiên cơ, tranh thủ giây phút ngắn ngủi ấy mà nhập nội.

Kiếm kình xé nát chưởng phong dũng mãnh ập đến, dù hư lực của Cửu ém Thần Chưởng đã khiến Hãn Thanh thọ thương. Công phu Thiên Ma Bách Luyện đã giúp chàng chịu đựng, vượt qua lưới chưởng, đâm thủng ngực đối phương.

Hàn lão quái kinh hoàng đảo bộ lùi nhanh. Vì vậy, vết thương không sâu.

Nhưng từ tay tả Hãn Thanh một mũi Sách Hồn Tiễn đã bay ra cắm vào đùi kẻ địch. Lão quái nghe vết thương tê dại, tung mình đào tẩu mất dạng.

Khách quan chiến reo hò như sấm dậy, hoan hô Tiểu Hầu Gia. Chàng trai mười chín tuổi này đã đả thương một trong Ngũ Đại Kỳ Nhân rất oanh liệt.

Hãn Thanh lau máu miệng, nuốt vội bốn viên linh đan, rồi ngồi xuống vận khí trị thương.

Hành động rất mạo hiểm vì ngay lúc này, nếu có kẻ tấn công thì chàng khó có thoát chết. Nhưng hàn khí của Cửu ém Thần Chưởng đã sắp lan vào đến tâm mạch, Hãn Thanh không thể chần chừ. Nhất nguyên chân khí trị được mọi chưởng thương, nhưng không được quá trễ.

Không may rằng quả thực có kẻ địch nhân dịp này mà lấy mạng Hãn Thanh. Từ ngoài tường vây có hai bóng người nhảy vào. Y phục của họ là thường dân nhưng thanh lưỡng nguyệt phủ trên tay đã tố cáo lai lịch Phù Dung Hội.

Chì cần nhìn ánh mắt đầy sát khí và nụ cười hiểm độc trên môi họ, đám thực khách cũng đoán ra ý định của hai sát thủ kia, lòng thầm lo lắng cho Tiểu Hầu Gia. Nhưng gây hấn với Phù Dung Hội là việc chẳng phải ai cũng dám làm.

Chỉ còn ba trượng nữa là tính mạng Hãn Thanh khó vãn hồi. Nào ngờ, trong tình thế chỉ mành treo chuông ấy, có người từ trên lan can lầu nhảy xuống, đứng cạnh Hãn Thanh, rút tiểu kiếm thủ thế.

Đó là một hán tử có thân hình tầm thước, áo lông cừu đen, nón rộng vành sùm sụp che kín nửa trên gương mặt. Thanh kiếm trên tay gã dài hơn bình thường độ một gang, và bản cũng nhỏ hơn.

Thanh danh của người võ lâm thường gắn liền với vũ khí. Vì vậy đám hào khách trên lầu ồ lên:

- Thương Tâm Kiếm én Khiếu Hồ!

Họ én là một tay độc hành đại đạo khét tiếng vùng Thiểm Bắc, tuổi gần bốn mươi, kiếm pháp cực kỳ độc ác, và cái tâm cũng tàn nhẫn vô song. Danh hiệu Thương Tâm Kiếm kia là do gã tự xưng trong những ngày xuất đạo không hiểu để ám chỉ cõi lòng tan nát của mình, hay hàm ý rằng kiếm của gã thường đâm thủng tim người khác?

Có thể là cả hai nghĩa vì đôi mắt Thương Tâm Kiếm chỉ còn có một con, và chân gã bị thọt, bước thấp bước cao. Hai điểm tàn phế ấy cộng với sắc diện lạnh như băng, đã nói lên rằng lòng gã mang nặng mối oan cừu với ai đó.

Giờ đây, từ dưới vành nón rộng, con mắt độc nhất của én Khiếu Hồ đang bắn ra những tia sát khí, nhìn bọn sát thủ Phù Dung.

Hai gã này đã biết tiếng Thương Tâm Kiếm, sinh lòng ái ngại, dừng bước.

Gã mé tả gằn giọng:

- én Khiếu Hồ! Mong các hạ hãy suy nghĩ kỹ trước khi can thiệp vào việc riêng của Phù Dung Hội.

Thương Tâm Kiếm cười nhạt:

- Tại hạ cũng đang có chuyện muốn thanh toán với gã tiểu tử này, và là người đến trước. Nhị vị muốn gì cũng phải chờ tại hạ giải quyết xong việc của mình cái đã.

Lời nói của họ én rất hợp lý, vì gã có mặt bên cạnh Hãn Thanh trước đối phương. Hai tên sát thủ nhìn nhau phân vân. Gã mé hữu lại nói:

- Nếu én các hạ cũng có ý muốn giết tiểu tử này thì bổn hội xin nhường ra tay trước.

Thương Tâm Kiếm thản nhiên đáp:

- Xin cảm tạ! Tại hạ chờ y hành công sẽ ra tay cũng không muộn.

Quần hào ồ lên, bàn tán xem họ én có oán thù gì với dòng họ Mộ Dung.

Phải chăng gã từng bị Bạch Y Hầu Mộ Dung Thiên biến thành tàn tật?

Hai gã Phù Dung bối rối:

- Võ công của Mộ Dung tiểu tử cao siêu quán thế, đã thương cả Tay Nhạc lão quái. Nếu để y hồi phục thì ai mà giết nổi?

Thương Tâm Kiếm gật gù:

- Tại hạ không có thói quen đánh lén, đành phải chịu vậy. Người kiếm sĩ thà chết chứ không muối mặt dùng thủ đoạn hạ lưu.

Thực khách vỗ tay tán thưởng nhân cách của họ én, ác cảm cũng giảm đi nhiều.

Hai tên kia giận tím mặt, thì thầm bàn tán, và một gã rút còi sắt thổi mạnh. ém thanh cao vút kia bay đi rất xa, có lẽ là để gọi tiếp viện.

Nửa khắc sau, có thêm mười tay búa nữa xuất hiện.Y phục của họ hỗn tạp, đủ mọi giới trong xã hội, thì ra họ đã cải dạng trà trộn vào dân thường mà hoạt động. Cán thanh Lưỡng Nguyệt Phủ gồm bốn đoạn ống đồng, có thể thu ngắn được để giấu kín trong áo. Nhất là thời tiết này, ai cũng khoác áo lông.

Một trong hai gã Phù Dung Hội bước đến trước đắc ý nói:

- én Khiếu Hồ! Giờ thì ngươi đã chịu lui ra chưa?

Thương Tâm Kiếm dường như ngán sợ vì phe đối phương quá động. Gã thở dài, tra kiếm vào vỏ, hai tay chống nạnh, lạnh lùng nói:

- Thôi được! Phù Dung Hội dùng số đông để thủ thắng, thì tại hạ cũng đành phải.

én Khiếu Hồ vừa nói đến đây thì hai tay gã bất ngờ vung ra. Sáu mũi liễu điệp phi đao cắm vào ngực bọn Phù Dung Hội. Họ én ra tay đột ngột, trong lúc đối phương tưởng gã đã bỏ cuộc nên kết quả mới mỹ mãn như vậy. Hơn nữa, Lưỡng Nguyệt Phủ khá nặng nề, khó mà phản ứng cho nhanh được.

Nửa quân số Phù Dung Hội bị loại khỏi vòng chiến, sáu gã còn lại gầm lên, vung búa tấn công. Thương Tâm Kiếm bình tĩnh múa kiếm che chở cho Hãn Thanh. Thanh kiếm của gã dài hơn Lưỡng Nguyệt Phủ nên rất có lợi thế.

Tuy chân khập khiễng nhưng bộ pháp khinh công của họ én rất linh hoạt, gã xoay quanh Hãn Thanh như chong chóng, liên tiếp tung ra những đợt tập kích. Sau vài lần như vậy, bọn sát thủ Phù Dung Hội đổi chiến thuật, cho ba tên cầm chân Thương Tâm Kiếm, số còn lại tấn công Hãn Thanh. Lúc này Tiểu Hầu Gia vẫn còn trong trạng thái vô ngã, không hề biết việc gì đang xảy ra.

én Khiếu Hồ phải vất vả lắm mới bảo toàn mạng sống cho Hãn Thanh.

Gã liên tiếp phóng ra những ngọn phi đao, uy hiếp ba gã phía sau, không cho chúng đến gần.

Nhưng rồi phi đao cũng hết, Thương Tâm Kiếm tuyệt vọng gầm vang như con thú bị thương, vung kiếm lao vào ba gã phía sau, cô chặng chúng lại.

Chiêu kiếm này nhanh như chớp giật, khiến đối phương sợ hãi lùi ngay. én Khiếu Hồ tung mình trở lại,tấn công bọn bên kia.

Lối đánh này rất hao tổn chân khí, chỉ vào lần như vậy là họ én kiệt lực, cước bộ không còn nhanh nhẹn nữa.

Lúc này, sáu gã Phù Dung Hội mới vận toàn lực xông vào. Sáu lưỡi búa loang loáng đan lưới trùm kín cả Thương Tâm Kiếm lẫn Hãn Thanh.

én Khiếu Hồ nghiến răng múa tít trường kiếm, quyết đổi mạng với đối phương rồi chết chung cùng người được mình bảo vệ.

Thực khách kinh hãi rú lên, tưởng sắp phải chứng kiến cảnh hai người bị tan xương nát thịt.

Nào ngờ, khi mũi kiếm của họ én vừa chạm vào lưỡi búa, phát ra những tiếng tinh tang, thì cả sáu tên bỗng khựng lại, ôm ngực rú lên thảm khốc, rồi ngã quị.

Đám người trên lan can mừng rỡ reo hò vang dội, hết lời tán thưởng kiếm pháp siêu phàm của én Khiếu Hồ. Nhưng thấy Tiểu Hầu Gia Mộ Dung Hãn Thanh đứng lên, họ mới biết mình lầm.

Hãn Thanh vòng tay nói với Thương Tâm Kiếm:

- ¢n cứu mạng của én các hạ, Thanh tôi xin ghi lòng tạc dạ..

Họ én không đáp, bước đến chỗ nhổ sáu mũi Sách Hồn Tiễn trên các tử thi, chăm chú xem xét rồi bước lại trao cho Hãn Thanh. Gã nghiêm giọng:

- Hai mươi năm trước, tại hạ nhờ một mũi Sách Hồn Tiễn này mà thoát chết và giết được kẻ đại cừu. Nay cứu được công tử, xem như món nợ với Mông Diện La Sát đã sòng phẳng, xin cáo biệt.

Hãn Thanh thấy thái độ lạnh nhạt của y, chẳng dám nói nhiều, chỉ cung kính tiễn đưa.

Ngay chiều hôm ấy, Hãn Thanh sang đến bờ Bắc Hoàng Hà, đi thêm ba chục dặm mới dừng chân nơi lữ quán ven đường.

Đêm ấy, chàng thao thức mãi, cuối cùng quyết định không đi Trực Cô nữa, mà sẽ trở lại núi Hằng Sơn. Sau trận đấu với Tây Nhạc lão quái Hàn Thế Đức, chàng tự hiểu rằng bản lĩnh của mình chưa đủ để tiêu diệt Hải Hà Tiên Tử Mai Thanh Phố. Trước đây, chàng rất tự hào, cho rằng mình đã tiếp thu hết sở học của ân sư, không hề sợ bất cứ ai. Chính vì vậy, chàng đã nói thác đi là được Cư Sĩ ban cho bửu bối để Nam Nhạc Nhất Tà yên tâm. Thực ra, Bất Biệt Cư Sĩ không hề tiên đoán được sự tái xuất của Mai Thanh Phố.

Hãn Thanh là người thông đạt liền chấp nhận gác mối thù lại vài năm, chờ đủ sức mới báo phục. Vả lại, chàng rất nhớ Tiểu Thuần, hy vọng khi bầu bạn với thi hài, sẽ được gặp lại nàng.

Sau khi đã có chủ ý, Hãn Thanh thư thái nhắm mắt ngủ say. Mờ sáng, chàng thức dậy, rời lữ điếm đi lên hướng Bắc. Đầu giờ Tỵ, Hãn Thanh đã đến ngã ba. Chàng rẽ trái đi Sơn Tây, quái mã phi nước đại, tốc độ nhanh như gió vì đường bằng phẳng và vắng vẻ.

Giữa giờ Ngọ, Hãn Thanh đã đi được vài chục dặm. Vùng đất này tuy vẫn thuộc Hà Nam, nhưng lại là chân của Cao Nguyên Sơn Tây, địa hình bắt đầu lên cao, đường quan đạo xuyên qua cánh rừng già rậm rạp.

Hãn Thanh cũng không muốn bị bọn Phù Dung Hội quấy rầy nên phóng ngựa rất nhanh để chúng không có thời gian bố trí mai phục.

Nhưng đã là oan gia thì thường hay chạm mặt. Ngay bìa rừng bên mé tả là hai mươi gã sát thủ cầm Lưỡng Nguyệt Phủ. Chúng không chờ đợi Hãn Thanh mà đang vây đánh một lão già râu tóc hoa râm. Trên người lão nhân áo vàng kia cũng đã có mấy vết thương đẫm máu, và trên mặt cỏ quanh lão rải rác mấy xác người áo xanh, có lẽ là thủ hạ của Hoàng Y lão giả, vì bọn Phù Dung Hội đều mặc áo đen.

Thanh tiêu sắt đen nhánh, dài như trường kiếm của lão già áo vàng kia rất lợi hại, ngang nhiên va chạm với búa thép, vang lên những tiếng ong ong ngân dài trong trẻo.

Hãn Thanh và Phù Dung Hội đã ở vào hai thế thủy hỏa bất tương dung.

Hơn nữa, dung mạo đoan chính của lão Hoàng Y kia chứng tỏ không phải là kẻ ác, đáng được giúp đỡ. Hãn Thanh liền tung mình rời yên ngựa, nhảy xổ vào hàng ngũ Phù Dung. Hai tay chàng rải liền tám mũi Sách Hồn Tiễn loại đủ tám tên ở vòng ngoài cùng. Đối với bọn ác độc này, Hãn Thanh chẳng hề khách sáo, câu nệ qui củ giang hồ.

Đòn tập kích sau lưng kia được nối tiếp bằng chiêu Võng Tảo Thiên Ngư, kiếm kình mở rộng theo hướng nằm ngang, đâm thủng ngực thêm bốn tên nữa.

Hãn Thanh muốn giữ kín hành tung nên quyết không tha mạng nào, xuất thủ vô cùng tàn nhẫn và mau lẹ.

Chiêu thứ ba, chàng chặt phăng cánh búa, tiện đứt yết hầu hai sát thủ, và tay tả xạ liền một mũi Sách Hồn Tiển vào gã thứ ba.

Bọn Phù Dung Hội chỉ còn có năm tên, bỏ Hoàng Y lão giả, xông vào tấn công kẻ mới đến. Chúng đau lòng trước cái chết của đồng đảng nên không còn biết sợ nữa.

Hãn Thanh ôm kiếm lao vào hai gã mé hữu, xuất chiêu Tùng Phong Trạch Liễu. Mũi kiếm điểm nhanh vào lưỡi búa đẩy lệch đi và xuyên qua khe hở mà chặt phăng hai thủ cấp.

Ba gã còn lại ập vào tấn công hậu tâm Hãn Thanh. Nào ngờ, thân hình chàng bốc lên cao như chiếc pháo thăng thiên, lộn người xuống mà hạ thủ.

Thanh trường kiếm vun vút xé không gian, hoá thành muôn ngàn kiếm ảnh mịt mờ, như mưa đổ. Tầm sát thương của chiêu Lạc Vũ Bình Sa này khá rộng nên hai gã sát thủ bị tiện nửa hộp sọ. Gã cuối cùng quay lưng đào tẩu, nhưng không thoát được mũi Sách Hồn Tiễn từ tay đối phương.

Hãn Thanh giết một hơi hơn hai chục mạng người, lòng cũng bất nhẫn thở dài thườn thượt, đi thu hồi lại những mũi Sách Hồn Tiễn phi tiễn.

Lúc này Hoàng Y Lão Giả cũng đã tự băng bó xong. Lão bước đến vòng tay nói:

- Lão phu là Thiết Địch Thần Y Bạch Nguyên Giáp, dám hỏi đại danh của thiếu hiệp?

Mông Diện La Sát Phùng Lệ Phi là người đàn bà có tâm lý vô cùng phức tạp, cực đoan. Lúc hành tẩu giang hồ, có khi bà ta giết người như ngoé, có khi bà lại hào hiệp ra tay tương trợ đồng đạo.

Tính cách mâu thuẫn cực đoan ấy đã khiến bà căm ghét trượng phu đến nỗi dạy con phải thù cha. Nhưng Hãn Thanh ngày mỗi lớn lên, trở thành người bà yêu quí nhất, khiến bà không còn giữ nguyên kế hoạch độc ác ban đầu, là để sau này cha con giết nhau.

Mông Diện La Sát tận tâm giáo dưỡng con thơ, chờ ngày trưởng thành, đưa về Lạc Dương, vạch mặt người chồng phóng đãng. Dân tộc Cao Sơn chủ trương một vợ một chồng nên ngoại tình là một tội rất lớn.

Chính vì vậy, Phùng Nương đã truyền cho Hãn Thanh những kinh nghiệm, kiến văn của mình. Giờ đây, nghe đối phương báo danh, chàng biết ngay lão là vị đại phu giỏi nhất võ lâm, Hãn Thanh vòng tay đáp:

- Vãn bối là Mộ Dung Hãn Thanh, xin bái kiến Bạch lão bá!

- Té ra là Tiểu Hầu Gia! Lão phu nghe giang hồ tuyền tụng đã lâu, không ngờ nay lại đựơc công tử cứu mạng.

Hãn Thanh hỏi lại:

- Vì sao lão bá lại có hiềm khích với Phù Dung Hội?

Họ Bạch thở dài đáp:

- Làm gì có hiềm khích. Phù Dung Hội định bắt sống lão phu để tra hỏi một báu vật liên thành thôi.

Hãn Thanh nghe vậy, không tiện thân cận với lão, vòng tay cáo từ:

- Vãn bối có việc gấp phải đi ngay.

Bạch Thần y mỉm cười:

- Công tử không muốn nghe lão phu nói về bảo vật kia sao?

Hãn Thanh chính sắc đáp:

- Đó là bí mật của lão bá, vãn bối chẳng nên biết làm gì.

Bạch lão lộ vẻ buồn rầu:

- Chắc gì lão phu đã toàn mạng khi về đến nhà, chẳng thà tiết lộ cho công tử biết, nhanh chân đoạt lấy kỳ trân kia, trước khi lão phu phải nói ra vì không chịu nổi đòn tra khảo.

Hãn Thanh khẳng khái nói:

- Vậy vãn bối sẽ hộ tống lão bá hồi gia. Xin hỏi quí trang tọa lạc tại địa phương nào?

Bạch lão mừng rỡ bảo:

- Bách Thảo sơn trang của lão phu ở dưới chân núi Phúc Sơn, gần ranh giới tỉnh Hà Nam, Sơn Tây. Nếu công tử đã có lòng đưa Phật đến tận Tây Thiên thì trước hết xin hãy chôn dùm xác của sáu gã đệ tử, rồi chúng ta lên đường.

Hãn Thanh vui vẻ làm theo ý Bạch Thần Y, tìm chỗ đất mềm đào nhanh một hố, bỏ cả sáu thử thi xuống vùi nông.

Chàng còn mang cả hai mươi xác của bọn Phù Dung Hội quăng vào rừng để khỏi chấn động bách tính đi đường.

Xong việc thì đã cuối giờ Mùi. Hãn Thanh nghe đói bụng liền gượng cười:

- Bạch lão bá! CHúng ta nên tìm chỗ ăn uống rồi hãy đi.

Bạch Thần Y móc lưng lấy ra một lọ sành, đưa cho chàng:

- Trong này có mười viên Tịnh Cốc Toàn Sinh đan. Ngoài tác dụng trị thương thần diệu, còn giúp người ta nhịn đói mà vẫn khoẻ mạnh. Đoạn đường này rất vắng vẻ, phải đi hơn bốn mươi dặm mới có quán xá. Công tử cứ nuốt một viên sẽ no cả ngày.

Hãn Thanh lấy ra một viên, đậy nắp định trả lại. Bạch Thần Y mỉm cười:

- Công tử cứ giữ lấy, lão phu còn rất nhiều. Giang hồ là chốn hiểm nghèo, sau này lỡ có bị thương tích, công tử chỉ cần bóp nát ra đắp vào là sẽ rất mau lành.

Hãn Thanh nói lời cảm tạ rồi mời họ Bạch cùng lên lưng quái mã. Ngựa của ông đã bị trúng tên chết sạch.

Đà nhi là linh vật khoẻ phi thường. Dù cõng hai người vẫn chạy rất nhẹ nhàng. Thiết Địch Thần Y khen ngợi:

- Con vật này được lai tạo giữa giống Huyết Hãn Thần Câu của nước Đại Uyển với loại Bạch Đà Mông Cổ, có được đặc tính ưu việt của cả loài ngựa và lạc đà.

Hãn Thanh thầm phục lão là người uyên bác. Thần y chuyển sang kể chuyện của mình:

- Hai mươi năm trước, lão phu chưa lập gia thất nên còn bôn tẩu giang hồ. Một hôm, đi ngang chân núi Cung Nam Sơn, gặp một lão nhân cổ quái bị độc xà cắn sắp chết, liền ra tay chữa trị. Sau khi thoát chết, ông ta bèn tặng cho lão phu một bức họa đồ đưa đến ém Dương Linh Cảnh, nơi mà trời đất giao hòa, sinh ra một loại kỳ trân hãn thế là Băng Hỏa Quả, ai ăn vào sẽ tăng tiến bốn mươi năm công lực.

Hãn Thanh nhân lúc lão đổi hơi, hỏi lại:

- Bạch lão bá! Vì sao người đến được chốn ấy trước tiên lại không hái linh quả, mà còn vẽ họa đồ để lại?

Bạch Thần Y mỉm cười:

- Báu vật của thiên địa đâu phải ai cũng lấy được. Linh Cảnh là nơi ém Dương tụ hội, có quỉ thần canh giữ, phải là người bổn mạng tôn quí mới qua được cửa. Trương Trọng Cảnh Đại Thần Y thời Đông Hán đến được ém Dương Linh Cảnh, nhìn thấy băng Hỏa Quả mà đành ôm hận quay về. Ông ta vẽ lại họa đồ, để lại cho con cháu, xem ai là người có phúc phận. Lão nhân cổ quái kia chính là hậu duệ của Trương thần y.

Hãn Thanh đọc sách rất nhiều nên biết lai lịch của Trương Trọng Cảnh.

Họ Trương là một danh y cuối thời Đông Hán, từng viết hai quyển Thương Hàn Luận và Kim Quỉ yến lược. Hai quyển y kinh kia đã trở thành báu vật trong nền y thuật Trung Hoa.

Chàng cười mát bảo:

- Nếu vậy thì vãn bối cũng đâu thể vào được Linh Cảnh!

Bạch Nguyên Giáp lắc đầu:

- Công tử mang thân phận Hầu Gia, khác hẳn thường nhân, có thể được quỉ thần nể mặt.

Hãn Thanh nhớ đến Quỉ hồn của Tiểu Thuần, im lặng không tranh cãi nữa. Bạch Thần Y bèn tiết lộ địa điểm cùa ém Dương Linh Cảnh và cách đi vào. Bản thân họ Bạch đã từng đến đấy nhưng không sao qua được cửa ải cuối cùng. Hãn Thanh ghi nhớ trong lòng, rồi hỏi lại:

- Việc lão bá biết đường đến linh địa rất bí mật, vì sao bọn Phù Dung Hội lại biết?

Bạch Thần Y chua xót nói:

- Công tử rất tinh minh. Bí mật này chỉ có lão phu và chuyết thê biết được thôi. Như vậy là chính nàng ta đã bán rẻ lão phu cho Phù Dung Hội. Lần này lão phu đi Trịnh Châu thăm bằng hữu cũng chỉ mình nàng ta rõ. Về đến Bách Thảo Sơn Trang, lão phu sẽ vạch mặt con tiện nhân ấy.

Hãn Thanh trầm ngâm suy nghĩ rất lâu, lo lắng cho tính mạng của thần y. Chàng dọ hỏi:

- Chẳng hay Bạch bá mẫu năm nay được bao nhiêu niên kỷ?

Bạch Nguyên Giáp ngượng ngùng đáp:

- Nàng ta mới ba mươi tám, thua lão phu đến hai mươi lăm tuổi.

Hãn Thanh mỉm cười:

- Phải chăng Bạch bá mẫu rất ít khi rời khỏi Bách Thảo Sơn Trang?

Chàng hỏi như vậy vì đoán rằng họ Bạch già cả mà có vợ trẻ đẹp tất sẽ giữ rịt lấy.

Bạch Thần Y thú nhận:

- Quả thực là nàng ta chẳng hề đi đâu cả trừ những lúc có lão phu đồng hành.

Hãn Thanh đủ hiểu rằng bà ta còn có một đồng đảng nữa trong trang.

Chàng vui vẻ bảo:

- Vãn bối muốn ở lại quí trang vài ngày để học hỏi thêm y thuật, liệu có được chăng?

Bạch lão hoan hỉ đáp:

- Công tử là ân nhân của lão phu, có ở cả đời cũng chẳng sao.

Cổ nhân có câu "nhân vô thập toàn". Bạch Nguyên Giáp tuy rất giỏi về y đạo nhưng lại chẳng hề có chút tâm cơ đối nhân xử thế. Hãn Thanh sợ lão mất mạng trong tay những kẻ phản bội nên quyết đến Bách Thảo Sơn Trang điều tra cho rõ ngọn ngành.

Chiều hôm sau, hai người về đến núi Phúc Sơn, Bách Thảo Sơn Trang nằm ngay chân núi hướng Đông. Có lẽ Thiết Địch Thần Y rất giàu nên bức tường vây quanh sơn trang cao đến hai trượng, và được xây bằng đá núi rất kiên cố. Nhà cửa trong ấy cũng đều dùng đá làm vật liệu chính, chỉ có tòa đại lâu hai tầng ở giữa là bằng gỗ.

Vừa về đến cổng, Bạch Thần Y đã hỏi hai gã gia đinh gác cửa:

- Phu nhân có trong nhà không?

Một gã cười đáp:

- Bẩm trang chủ có ạ!

Dường như Bạch lão không có ý định làm to chuyện, nên chẳng nói gì, đi thẳng vào mộc lâu. Hãn Thanh giao quái mã cho bọn gia đinh rồi cũng đi theo chủ nhân.

Tầng dưới của tòa mộc lâu chính là khách sảnh. Một người độ tuổi năm mươi, dung mạo anh tuấn, bước ra tươi cười chào đón:

- Tiểu đệ mừng sư huynh hồi trang!

Bạch Thần Y giới thiệu người ấy với Hãn Thanh:

- Mộ Dung công tử! Đây là Thẩm Khởi Vĩ, tiểu sư đệ của lão phu.

Hãn Thanh vòng tay xưng danh tánh. Họ Thẩm hân hoan nói:

- Cửu ngưỡng! Cửu ngưỡng! Uy danh của Tiểu Hầu gia lẫy lừng thiên hạ, không ngờ nay lại giá lâm chốn hủ lậu này.

Hãn Thanh quen lối sống đời sơn dã mộc mạc nên không có cảm tình với những kẻ hoa ngôn, xảo ngữ. Chàng sinh lòng cảnh giác, chỉ mỉm cười.Thẩm Khởi Vĩ mời hai người an tọa rồi gọi tỳ nữ pha trà. Bạch Thần Y nóng nảy bảo:

- Sư đệ mau vào hậu sảnh mời đại tẩu ra đây.

Họ Thẩm mau mắn đứng lên đi ngay. Lát sau lão trở ra với khay trà trên tay, vui vẻ bảo:

- ® tỳ nữ Tiểu Thanh nói rằng đại tẩu đang tắm, lát nữa sẽ lên ngay.

Lão đặt khay trà xuống, châm đầy ba chung, mời hai người uống. Hãn Thanh chưa kịp nâng chén thì nghe văng vẳng tiếng nói quen thuộc của Tiểu Thuần:

- Trong trà có mê dược!

Hãn Thanh toát mồ hôi, thức ngộ rằng Thẩm Khởi Vĩ chính là đồng đảng của Bạch Phu nhân. Chàng vươn tay điểm nhanh vào bốn huyệt trên ngực họ Thẩm, khiến lão trơ như tượng gỗ.

Bạch Nguyên Giáp ngơ ngác:

- Công tử làm gì vậy?

Chàng cười mát:

- Lão bá hãy xem trong chung trà kia có gì lạ hay không?

Thần Y nâng chung trà ngửi và nếm một hút. Lão kinh hãi nhổ ra ngay:

- Khốn nạn thật, đây là loại Nhuyễn Cân Tán của giới hắc đạo.

Hãn Thanh hỏi ngay:

- Lão bá còn ai là người có thể tin cậy được?

Bạch Thần Y buồn rầu nói:

- May ra đại đệ tử của lão phu vẫn giữ dạ trung thành. Y được lão phu nuôi dưỡng từ thuở ấu thơ.

Lão đứng lên, bước ra cửa sảnh gọi vang:

- Bạch Phương!

Lát sau, một hán tử tam tuần chạy đến ứng hầu:

- Sư phụ có điều chi phân phó?

Bạch Thần Y nghiêm giọng:

- Lòng dạ của ngươi đối với lão phu thế nào?

Bạch Phương thất kinh đáp:

- Đồ nhi được ân sư giáo dưỡng từ nhỏ, một lòng kính trọng người như từ phụ.

Thấy nét mặt y rất thành khẩn, Bạch lão dịu giọng:

- Nay Thẩm sư đệ cấu kết cùng sư nương ngươi hãm hại lão phu. Ngươi định thế nào?

Bạch Phương nghiến răng:

- Đệ tử đã phát hiện họ dan díu với nhau, nhưng thấy sư phụ quá ưu ái phu nhân nên chẳng dám nói ra. Nay sự việc đã đến nước này, đồ nhi cùng các đệ tử sẽ bắt hai người ấy cho sư phụ xử quyết.

Bạch Thần Y gật đầu:

- Vậy ngươi hãy báo động toàn trang, phong toa? cửa ra vào, rồi cùng lão phu vào hậu sảnh. Ai là vây cánh của bọn gian phu dâm phụ thì giết ngay!

Ba hôm sau, Hãn Thanh rời Bách Thảo Sơn Trang, tiếp tục đi sang đất Sơn Tây. Việc của Thiết Địch Thần Y đã giải quyết xong. Biết họ Bạch không đủ tàn nhẫn để hạ sát sư đệ và người đàn bà xinh đẹp, dâm đãng kia, chàng đã vung kiếm đâm chết cả hai. Hãn Thanh cũng thừa hưởng tính cực đoan của Mông Diện La Sát, Chàng rất căm hận những kẻ phản trắc nên hạ thủ không thương tiếc. Nếu chàng không quyết đoán như vậy, chắc chắn bạch Thần y sẽ tha cho họ, và trước sau gì cũng ngộ hại lần nữa.

Họ Bạch tuy đau lòng nhưng cũng thầm cảm ơn Hãn Thanh. Lão ân cần mời mọc chàng ở lại thêm vài ngày. Nhưng lòng chàng nóng như lửa đốt, chỉ muốn đi ngay Hằng Sơn để về với Tiểu Thuần, nên chỉ ở lại có ba ngày.

Đêm qua, Bạch Thần Y đã khuyên Hãn Thanh cải trang và gởi Quái mã lại Bách Thảo Sơn Trang, để tránh sự truy sát của Phù Dung Hội. Cũng như những kẻ đang dòm ngó đến tấm họa đồ Bồng Lai Đảo của họ Mộ Dung.

Chàng là người nối dõi duy nhất, nếu bị bắt thì lão Hầu Gia sẽ phải trao bản đồ ra để chuộc. Mộ Dung Cẩn dám hy sinh Mộ Dung Thiên vì còn có cháu nội.

Nay cháu nội lâm nguy, ông sẽ phải đầu hàng.

Hãn Thanh nghe hợp lý, liền nhận lấy hai chiếc mặt nạ da người và con tuấn mã của họ Bạch. Giờ đây, chàng có dung mạo của một hán tử tam tuần, mặt chất phác hiền lành.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play