Vụ án buôn lậu đã kết thúc, phiên tòa trung tuần tháng mười một đã tuyên án Ngụy Quang Hùng mười lăm năm khổ sai, dì Tuyết bẩy năm tù ở. Báo chí chỉ tường thuật bấy nhiêu nên tôi không rõ thằng Kiệt ra saỏ Riêng về số tiền dì Tuyết đoạt của cha dĩ nhiên là không làm sao thu hồi lại được. Tôi cũng không lấy thế làm buồn. Tất cả công việc chăm sóc cho cha chiếm trọn ngày dài của tôi, tôi không rảnh rỗi nhiều để nghĩ ngợi về chuyện đó.
Công việc của tôi càng ngày càng mệt nhọc, từ đầu tháng mười một, bệnh cha trở nặng đến độ cứng lưỡi, người không nói được nữạ Mỗi lần tức bực chuyện gì, hay định tâm sự điều chi với tôi không được, người chỉ uất ức tròn xoe mắt giận nhìn tôi trông thấy tộị
Mỗi ngày cận kề bên giường bệnh, nhìn sự sống tàn tạ theo thời gian, tôi bắt đầu cảm nhận sự khốn khổ của đờị Tôi không nhẫn tâm nhìn cha uất hận. Đời sống kéo dài mãi trong trạng thái này thì thật là tàn nhẫn.
Cuối tháng mười một, cha ôm chỉ còn da bọc xương, đôi mắt thật sâu, cả thân hình chỉ còn là một xác thân của người đói lâu ngàỵ Hắc báo Lục Chấn Hoa, người đã từng làm nổi phong ba trên chiến trường, người đã từng uy danh lừng lẫy, bây giờ lại bất động nằm chờ chết!
Nếu đường cùng của đời sống mà phải trải qua giai đoạn này thì thật tàn nhẫn. ý thức và tư tưởng trở thành một kẻ thù cay nghiệt, chính nó đã hành hạ cha nhiều quá. Suốt ngày tôi chỉ nhìn thấy cha hết xoe tròn mắt là lại thở dàị Phải chăng người đang hồi tưởng về chuỗi ngày thơ ấy mộng mở hồi tưởng về thời thanh niên vùng vẫỷ Hoặc những khốn khổ của tuổi già? đời sống quả thật chỉ là một cái nợ khốn nạn....
Một hôm, tôi ngồi cạnh giường cha đọc quyển “Cướp bể” khi tôi đọc hết cốt truyện đột nhiên từ nhân vật trong truyện tôi liên tưởng đến hình ảnh của cha, một con người từng vang danh một cõi, cứng đầu chống trả với bao nhiêu trở ngại trên đời, nhưng vẫn chịu thua trước định mệnh.
Có lần mắt cha xoe tròn, tôi tưởng người cần nước nên mang ly nước lọc đến, nhưng mắt cha lộ vẻ giận dữ, tôi biết mình đã lầm cúi xuống hỏi cha:
- Cha cần gì?
Cặp mắt cha chớp nhanh, cha định nói gì với tôi, tôi cố gắng tìm hiểụ Nhưng khoảng cách giữa một người nói được và một người không nói được là giòng sông rộng. Tư tưởng không thể bắc cầu cảm thông.
- Cha có điều gì buồn hay khó chịủ
Mắt cha trợn trừng lên, sự á khẩu làm cho người bực tức, tôi chau mày, hỏi tiếp:
- Cha muốn biết tình hình bên ngoài à? để con kể cho cha nghe nhé!
Thế là tôi đem tất cả những chuyện mình biết, từ chuyện dì Tuyết bị kêu án bẩy năm, chuyện Mộng Bình đã khỏi bệnh, Hảo vừa học vừa làm... Ngọai trừ những chuyện buồn, như nhà đã bán, Thư Hoàn đã xa xôi... còn tôi kể hết cho cha nghe, nhưng không hiểu sao khi tôi ngừng kể, mắt cha vẫn xoe tròn, người có vẻ chưa hài lòng.
Dừng bên cạnh giường, yên lặng nhìn chạ Người định nói gì với tôỉ một giọt nước mắt ở ven mị Tôi bàng hoàng. Không, tôi đã lầm, làm gì có chuyện đó. Hắc Báo Lục Chấn Hoa không bao giờ khóc được! Tôi xúc động gọi:
- Cha!
Cha mở mắt, đôi mắt lấp lánh qua màn lệ, đôi mắt vẫn đẹp! đôi mắt của Hảo cho biết mắt cha buổi thiếu thờị Bức tường thành ngăn cách không còn tôi bắt đầu thấy mình gần gũi cha hơn.
Buổi tối, mang thân xác mệt mỏi trở về nhà vừa bước cổng, tôi đã nghe tiếng đàn vọng rạ Tiếng đàn piano! Nhưng những âm thanh rời rạc không phải của mẹ. Tôi gõ mạnh cửa, người ra mở là Phương Dụ Một sự ngạc nhiên lạ.
- Lâu quá không thấy mày đến chơi!
Phương Du cười, chúng tôi bước lên thềm, Phương Du tựa lưng vào thành đàn, nói:
- Y Bình, chắc mày ngạc nhiên lắm khi biết tao đã trở thành nữ tu!
Tôi ngạc nhiên:
- Thật à?
- Vâng, chúa nhật sau, tại nhà thờ ở đường Tân Sanh Nam, tao sẽ được phép rửa tội, mày đến với tao nhé!
- Mày điên rồi, Phương Du ạ!
- Không chắc!
- Còn vấn đề học.
- Tại sao vậỷ
- Sống trên đời ta phải chọn cho mình một con đường, đúng không? Tao đã chọn và cảm thấy rất hài lòng về con đường mình chọn. Từ đây sẽ được bình yên không còn phải buồn rầu, ghen tức, đau khổ vì tham vọng nữạ
Tôi hét lớn:
- Mày đi tu chẳng phải vì tin đạo, mà là vì muốn trốn thoát muốn che đậy một quả tim đang nổi loạn của màỵ
- Có lẽ thế!
Tôi nắm lấy tay bạn, xúc động:
- Phương Du, tao nghĩ đó đâu phải là một giải pháp tốt đâủ
- Theo mày thì thế nào mới là giải pháp tốt?
Tôi cứng mồm. Đời sống trống rỗng con người sinh ra là cô đơn, tôi làm sao có thể giải quyết được vấn đề quan trọng thế chứ?
- Tao cũng không biết!
Tôi đau đớn thú nhận, Phương Du hỏi tiếp:
- Mày lúc này cũng nghĩ rằng mày chín chắn hơn người, thế tao hỏi mày, việc của mày, mày đã giải quyết xong chưả
Tôi lắc đầu, Phương Du nói:
- Mày chỉ giỏi làm cho việc trở nên rối rắm thêm thôi
- Biết đâu mày chẳng như taỏ
Phương Du cười, tôi tiếp:
- Phương Du, tao nghĩ mày không nên hành động như vậy, hãy tiếp tục hết bậc đại học!..
- Ở đại học, tao sẽ được thêm cái gì?
Tôi nóng mũi:
- Thế còn ở tu viện, mày sẽ có thêm gì chứ? Trong khi mày chỉ là một đứa thất tình...
- Đó là vấn đề xa xưa rồị. Bây giờ tao đã hiểu được chân lý của đờị
- Tao dám chắc ở tu viện chỉ tổ....
Tôi chưa kịp nói hết câu, Phương Du đã kêu lên:
- Y Bình!
Tôi nhìn nó, tôi chợt hiểụ Không còn cách nào để thay đổi ý chí của Phương Du, một chút yên lặng, tôi nắm lấy tay bạn, nói:
- Tao mong mày sẽ sung sướng...
- Tao cũng cầu mong mày được như vậỵ
Phương Du nói, chúng tôi nhìn nhau cườị Và tôi cũng hiểu thêm là kể từ giờ phút này, không bao giờ chúng tôi tìm được nguồn vui nữạ Chiếc lưới đã tung ra, đã vây chặt và không bao giờ chúng tôi quên lãng được buồn phiền.
Sáng hôm sau đến bệnh viện, trên đường đi tôi cứ mãi nghĩ đến Phương Dụ Tại sao lại bỏ dở chương trình đại học để đi làm nữ tủ Rồi lại nghĩ đến mình, nghĩ đến cha, lòng bàng hoàng với bao nhiêu sầu khổ. Bước vào phòng, tôi vẫn nghĩ miên man, khi đến trước giường cha nằm, không khí xa lạ làm tôi ngơ ngác. Chiếc giường cha nằm hơn bốn tháng, hôm nay sao lại trống vắng thế nàỵ
- Chào cô!
Một cô y tá trẻ bước đến, đặt tay lên vai tôi như một an ủị Tôi vẫn đứng bất động, đầu óc trống rỗng lạ thường
- Cô Bình, cô đừng buồn, dù thế nào đi nữa thì chuyện cũng đã qua!
Lời của cô y tá như gió thoảng bên tai, dù thế nào đi nữa, chuyện gì đến thì cũng phải đến. Cha đâủ Chiếc giường trống trơn thế nàỷ Tôi đã hiểụ Nó đã đến, và chả Cha đã đi hết quãng đường đời, cha phải ra đi!
Tôi đứng yên, cô y tá vẫn vỗ về.
- Cô Bình à!
Tôi lắc đầu, tôi đã ý thức được sự thật, cắn môi, tôi nghe giọng nói mình trở nên xa lạ.
- Cha tôi đi lúc nào vậy cổ
- Ba giờ khuya hôm rồi, người đi thật yên.
Có thật như vậy không? Làm sao biết được cha ra đi rất bình thản. Trong lúc người sắp lâm chung, làm gì có người hiểu được người đã đi không đau đớn chứ? Nước mắt lăn chảy qua mi, làm mờ cả mắt, tôi yên lặng bước tớị Bây giờ, giường đã thay nệm thay chăn mới, nhưng tôi vẫn có cảm giác như cha vẫn còn nằm trên ấỵ Ngồi xuống cạnh giường, đưa tay sờ nhẹ lên gốị Gối chăn lạnh lùng, tôi khẽ gọi:
- Cha ơi, cha!
Ba tiếng cha ơi, cha, vừa thoát ra khỏi miệng là tôi không ngăn được sự xúc động nữa, tôi khóc to lên, bao nhiêu ẩn ức từ lâu trong người khoát ra mắt. Lần đầu tiên trong đời tôi mới cảm thấy mến cha, mời cảm thấy mất cha là cả một sự mất mát to lớn. Không phải chỉ khóc cho cha thôi mà còn khóc cho nỗi buồn của mình, cha bỏ tôi ra đi, Thư Hoàn với mối tình đổ vỡ, cái chết của Như Bình... Tất cả như một bản án trên vai:
Tôi khóc mãi, tôi muốn khóc mãi, hình như tiếng khóc của tôi sẽ không bao giờ dứt. Bây giờ thì... không hiểu sao tôi lại muốn cha lên tiếng, chỉ cần một, hai câu thôi là tôi mãn nguyện rồi... Tôi muốn có cơ hội, không phải cần đến cơ hội nữạ mà ngay bây giờ nếu cha sống lại tôi sẽ ôm chầm lấy người tuyên bố là tôi yêu người, tôi không còn hận người nữạ
- Cô Bình, dù sao người đã chết rồi, khóc cũng không làm sao sống lại được, cô đừng buồn quá rồi sinh bệnh nữa thì khổ.
Khóc không ích lợi gì, tôi biết.. Bây giờ dù có hối hận thế nào đi nữa cũng vô ích. Khóc tuy chẳng ích lợi gì, nhưng nó có thể làm cho tôi vơi bớt bao nhiêu sầu khổ, bao nhiêu âu lọ Nhờ đến ngày qua, nhớ đến hình ảnh cha muốn nói với tôi mà thốt chẳng nên lời, tim tôi đau nhóị Cha định nói gì với tôỉ Tại sao suốt khoảng thời gian dài mà tôi vẫn chẳng hiểu được ngườỉ Quẹt ngang nước mắt, tôi hỏi cô y tá:
- Tôi có thể nhìn mặt cha tôi lần cuối không?
Khi cô y tá đưa tôi đến khu nhà trệt, tôi nghe tiếng thở dài của bệnh nhân cùng phòng cha:
- Tội nghiệp, con bé có hiếu thật!
Một con bé có hiếủ Đúng thế không? Quả thật là chuyện hoang đường nhục nhã.
Cha nằm yên trong nhà xác, gương mặt lạnh, bình thản của người chẳng bận tâm với đờị Ngày hôm qua, đôi mắt còn xoe tròn nhìn tôị Nhưng hôm nay, tất cả chẳng còn gì nữạ Chết là hết, một lần tàn lụi khổ đau, không còn biết buồn vui sầu khổ, nằm trơ như đá, mặc ai muốn làm gì thì làm. Dục vọng danh tiếng lẫy lừng rồi cũng tan theo tro, theo đất.
Tôi đứng bất động, vị y tá lật tấm vải, đậy xác cha lại, rồi dìu tôi ra khỏi phòng. Nước mắt đã cạn, tôi xuống lầu đến phòng quản lý thanh toán tiền phòng và tiền thuốc còn lại của chạ
Trả tiền xong, túi tôi chỉ còn vỏn vẹn hơn mười ngàn. Không hiểu có đủ để làm đám táng không. Mẹ sau khi hay tin cha mất, vẫn giữ được yên lặng. Suốt một đời sầu khổ vì chồng, sự ra đi kia chắc chắn phải khiến người buồn phiền.
Buổi tối, tôi ngồi trong bóng đêm thổn thức:
- Cha ơi! cha!
Suốt đêm dài không ngủ tôi buồn thật nhiều trong nỗi ăn năn. Sau nhiều giờ suy tính, tôi quyết định sẽ chôn cha bên cạnh mộ Như Bình.
Hôm cử hành lễ mai táng, tôi đăng một cáo phó nhỏ trên báọ Suốt một đời vùng vẫy, tôi nghĩ là người thù của cha sẽ nhiều hơn là bạn, chắc chắn không ai chia buồn với người, ngoài những người trong gia đình. Vì vậy, tôi định sẽ không làm lễ theo nghi thức cũ, chỉ cho đăng một cáo phó nhỏ thông báo ngày giờ và địa điểm hành lễ, đồng thời viết một lá thư vắn tắt cho Hảo là được.
Đó là những ngày cuối của tháng mười một, gió lạnh như cắt dạ Đứng trước mộ nhìn quanh quả nhiên chỉ có mẹ con tôi bên mộ, người sống là cả một thời vàng son, nhưng chết đi rồi chỉ còn một nấm mồ vàng đất vụn.
Đứng một lúc Hảo và Mộng Bình đến, lâu lắm rồi không gặp cô bé, bây giờ gặp lại, cô ta có vẻ trưởng thành hơn, trầm lặng hơn. Hảo và Mộng Bình đều không mặc áo tang, đến bên tôi, Hảo nói:
- Được tin trễ quá không may áo tang kịp.
Mắt tôi ướt đi:
- Thôi cần gì, miễn có lòng là được cần gì cái hình thức. Chỉ tội một điều là cha chết buồn quá, không một ai đến đưa tiễn.
Mộng Bình đứng đấy, mắt thâm quầng, nét mặt xanh xaọ Tôi muốn nói chuyện với cô bé, nhưng nó đã quay về phía khác. Nấm mồ của Như Bình bên cạnh, giờ đã xanh cỏ. Mộng Bình đang hận tôi, tôi biết! nhưng.. Tôi chỉ yên lặng.
Mẹ là người đầu tiên ném hòn đất xuống mộ. Bốn tháng trước chúng tôi đã mai táng Như Bình bây giờ đến phiên chạ Đất vô tình vùi chôn cuộc đời tài hoạ Chúng tôi đứng đấy yên lặng. Giọt nước mắt đầu tiên rơi xuống mộ, không hiểu đó là của tôi hay của mẹ. Có điều tôi hiểu là mẹ đang thổn thức.
Mộ đã đắp xong, một đời người đã trôi quạ Kề vai mẹ định bước về nhà, nhưng mới đi được mấy bước, là tôi chùn chân lạị Trước mắt tôi dưới gốc cây đa, một bóng người trong bộ y phục đen đang đứng yên như tượng đồng. Đôi chân tôi đột nhiên như rã rời, cánh tay trên vai mẹ nhẹ buông thõng xuống như chiếc máy tôi bước về phía chàng.
- Anh Hoàn, không ngờ anh cũng đến.
Tôi run giọng nói, chàng nhìn tôi:
- Đọc báo hay tin...
- Thế mà tôi cứ tưởng anh đã xuất ngoại rồi!
- Thủ tục bị chậm trễ nên tôi chưa đi được.
Giọng chàng nhạt nhẽo như người xa lạ.
- Thế bao giờ mới đị
- Mười lăm tháng saụ
- Bằng phi cơ à?
- Vâng.
Tôi cắn nhẹ môi, không còn gì để nói thêm một phút yên lặng.
- Như thế có kịp niên học không?
- Không kịp, nhưng tôi định đi làm nửa năm để kiếm thêm sở phí đến đầu niên học sau vào học cũng không trễ gì.
Tôi gật gù không hỏi thêm. Mẹ đến bên cạnh lúc nào không hay, người nhìn Hoàn, run giọng.
- Thư Hoàn trước khi đi nhớ đến nhà tôi chơi, để chúng tôi làm bữa tiệc nhỏ tiễn chân.
Hoàn khách sáo:
- Cám ơn bác, tôi nghĩ là khỏi cần phải nhọc lòng bác như vậỵ
Mẹ nài ép:
- Chìu tôi một lần cuối đi mà.
- Thật tiếc... Hoàn nói, nhưng mắt chàng đăm đăm nhìn về phía mộ của Như Bình.
Tôi hiểu mẹ đang cố gắng giúp tôi nối lại cuộc tình, nhưng chuyện đã qua rồị. Bây giờ giữa tôi với Thư Hoàn không còn một liên hệ tình cảm nào nữạ Chuyện cũ như khói mây đã tan rồị Bóng hình của Như Bình là cả một giòng sông ngăn cách, tôi buồn buồn nhìn Hoàn. Dáng dấp tiều tụy của chàng như nhắc nhở tôi những ngày vui đã qua, những nụ hôn nồng cháy đã hết. Mẹ vẫn còn đứng đấy, tôi hiểu người sắp làm một thí nghiệm cuối cùng, tôi không muốn để cảnh ngỡ ngàng tái diễn, nên vội nói:
- Thôi chào anh, có lẽ ngày anh lên đường, tôi không thể tiễn được, vậy sẵn đây xin có lời cầu chúc cho anh gặp nhiều may mắn.
- Cám ơn Y Bình
- Mong rằng sau này... Tôi nghẹn lời - chúng ta còn gặp lại nhaụ
Đôi môi Hoàn run run:
- Tôi nghĩ rằng, chắc chắn sẽ có ngày đó.
Thế à? ngày dó sẽ ra saỏ Thư Hoàn từ ngoài nước trở về đùm đề vợ con. Còn tôỉ tôi có được một mái ấm gia đình chăng? Mắt tôi mờ lệ, tôi không dám nhìn thẳng vào mặt chàng nữạ
- Thôi chào anh.
- Chào bác, chào Y Bình.
Giọng nói chàng thật nhẹ, tôi tưởng chừng như gió thoảng bên taị Kề vai mẹ tôi bước nhanh như trốn chạỵ Hình như Hảo đang bắt tay Thư Hoàn. đôi bạn lâu ngày xa nhau, sau bao nhiêu phiền muộn, tình bằng hữu rồi sẽ nối lại như xưa chăng? Mặc, tôi không cần biết, tôi cần phải trốn lánh mọi sự Gió thu lạnh cóng, những chiếc lá vàng rơi lững lờ. Rồi đây cha tôi sẽ cô độc nơi hiu quạnh nàỵ
Xe vẫn còn đợi dưới chân đồị Mẹ bước vào trước, tôi vẫn còn ngoái cổ lại nhìn lên đồi, Hảo và Mộng Bình đi xuống theọ Hoàn đâu chẳng thấỵ Khi đến gần tôi, Hảo nói:
- Rất tiếc là tôi không giúp gì được cho chị.
Tôi hiểu hắn muốn ám chỉ về việc chuẩn bị đám táng, nên vội nói:
- Không có chi cả! Hảo ạ, tôi cũng không làm gì cho rườm rà. Người chết đi rồi là kể như không còn gì nữa, có làm rầm rộ cũng thế thôị
- Vâng.
Hảo đáp, tôi hỏị
- Dì Tuyết bây giờ ra saỏ
- Vẫn còn kẹt trong tù, thằng Kiệt thì vẫn còn nằm ở cô nhi viện, tôi không biết làm sao hơn được.
Tôi gật đầu:
- Thôi chào anh.
Hảo vừa quay đi thì Mộng Bình bước tới, cô bé nói với tôi với tất cả sự hằn học.
- Y Bình, cô vừa ý chưả Cô sung sướng lắm thì phảỉ Nhà chúng tôi tan nát, mẹ tôi bị đuổi đi, cha tôi chết, tôi nghĩ là cô đã thành công. Cô đừng tưởng rằng tôi không biết ai là người đã cung cấp tài liệu cho cảnh sát để đưa mẹ tôi vào tù, cho em tôi phải vô cô nhi viện... Cô độc lắm, tôi biết! Cô tàn nhẫn lắm chỉ trong vòng một năm mà cô đã khiến cho gia đình chúng tôi bị tan nát, chúng tôi phải bơ vơ không nơi nương tựạ Tôi khác với anh tôi, tôi không bao giờ cúi đầu chấp nhận định mệnh, cô nên nhớ là ân trả ân và oán bao giờ cũng trả oán. Cho cô biết tôi không dễ dàng bỏ qua đâu, tôi sẽ trả thù... Cô phải đề phòng, trước khi chết tôi phải trả mối thù này, bây giờ chưa được, nhưng sẽ có ngày đó.
Hảo kéo Mộng Bình lên xe:
- Thôi đi em!
Mộng Bình vừa đi vừa quay đầu lại nguyền rủa thậm tệ.
- Y Bình! cô là con quỷ, là rắn độc! tôi sẽ không bao giờ tha thứ cô, nếu có chết đi hồn tôi cũng sẽ mãi theo báo thù cô... cô đừng tưởng rằng dễ hiếp đáp con này, cô ráng chống mắt mà xem.
Họ đã bước vào xe, những bánh xe lăn dài, nhưng khuôn mặt thù hằn của Mộng Bình vẫn còn ngoái lại nhìn tôị Những lớp bụi mù cuốn lên, những lời nguyền rủa vẫn chưa tan.
- Y Bình, cô nên nhớ là món nợ giữa chúng ta chưa thanh toán đâu, bàn tay vấy máu của cô rồi sẽ có ngày đền tội!
Xe họ đã khuất xa, tôi mới lên xe, trên đường sự yên lặng vây phủ nặng nề. Những lời nguyền của Mộng Bình mẹ đã nghe rõ cả.
Tôi bàng hoàng nhìn qua khung kính, lớp bụi mù che khuất mọi vật “Món nợ giữa chúng ta chưa thanh toán” Mối thù sẽ kéo dài đến bao giờ? một ngàỷ một tháng hay một năm? “Bàn tay vấy máu của cô” Tay tôi vấy máu thật saỏ Tôi đã làm gì mà đến nỗi ghê gớm thế?
Mẹ đặt tay lên tay tôi, người quay lại chăm chú nhìn vào mắt tôị Khuôn mặt mẹ trông thật hòa nhã. Trái tim của mẹ với lòng khoan dung như thế thì làm gì có thù hận? Tôi quay mặt đi, đột nhiên tôi thấy mình yếu đuối như trẻ thợ
- Mẹ, con mong mình sẽ dược bình yên như Như Bình.
Mẹ xiết chặt tay tôi, người không nói gì cả.
Về đến nhà, bước vào phòng tôi thấy chú Bi Bi đang nằm trước đàn đưa đôi mắt biếc nhìn tôi, con chó gợi nhớ Như Bình! Tôi ngồi xuống... Như Bình, Mộng Bình, Y Bình... Tên chúng tôi liên hệ nhau như một định mệnh, giòng máu chảy đều trong châu thân.. “Món nợ chúng ta chưa thanh toán xong”... Tôi rùng mình... Giữa tôi và Mộng Bình dù sao cũng còn nửa giòng máu giống nhau!
Hàng chữ trên nắp đàn đập mạnh vào mắt:
”Cho con gái yêu thương của tôi
LỤC CHẤN HOA”
Tôi đưa tay sờ nhẹ hàng chữ nổi “con gái yêu quí” tựa đầu lên nắp đàn. Nắp đàn cứng lạnh. Nhắm mắt lại, tôi khẽ gọi:
- Cha ơi! cha ơi!
Nhưng bây giờ cha có nghe được con gọi không?
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT