“@#$%^&”

“&^%$#@!”

“Kétt…t…t. .”

“Cái gì thế?Vừa về nhà đã nghe tiếng cãi nhau.” Tôi làu bàu.

Hai chúng nó tự dưng yên lặng trong giây lát rồi la to:

“Ha ha, hàng về, hàng về…”

“Hàng gì?Chúng bây lảm nhảm cái gì vậy?” tôingạc nhiên.

“Thuốc chứ gì, còn thuốc không?Cho xin vài điếu.”

“Má, tưởng khỉ gì. Chỉ được cái trấn lột là giỏi.”tôi ném gói thuốc về phía 2 thằng nó.

Chúng nó bắt lấy, châm lửa rồi ngồi đó từ từ nhả khói, làm ra vẻ sung sướng lắm.

“Mà sao bọn bây vã thế?Rồi tại sao mới sáng sớm mà cãi nhau om sòm…”

“Mày hỏi thằng MC này nè…” OD bực dọc.

“Sao?”

“Mẹ nó, hôm qua đã bảo đi chợ thì nhớ mua giùm thuốc hộ cái. Vậy mà cũng quên.”

“Thì tao mua đồ ăn nhiều nên quên, vậy mà nó cứ sồn sồn lên, từ hôm qua đến giờ, mỗi lần nó lên cơn thèm là chửi…”

“Chưa hết. Mấy ngày mày đi, không ai nấu cơm, nó tự nhiên nổi hứng. Đã bảo cứ trứng chiên với canh nước biển là được, bày đặt vỗ ngực tự tin, nói là mới học được trên mạng mấy món mới, tay nghề lên lắm. Rốt cuộc toàn nấu ra mấy món như thức ăn cho chó vậy, còn bắt tao phải ăn hết nữa.”

“Thế thôi nhịn đi, từ nay bố đíu thèm nấu nữa.” thằng MC gắt lên.

“Thôi con van hai bố, yên lặng hút thuốc giùm, mới đi xa về mệt lại nghe hai bố tra tấn.”

“…”

“…”

Tôi ngồi phịch xuống ghế.

“OD, đưa tao điếu thuốc.”

“Này, bắt lấy…Mà sao rồi?Đi qua đó sao?”

“Cũng bình thường, chẳng sao cả. À, tao có mua cho 2 thằng bây 2 cái ống tẩu bằng sứ với gói thuốc lá sợi. Làm ơn sau này bớt trấn lột tao giùm.” Tôi mở ba lô đưa cho chúng nó.

“Hay hay…Để thử xem…”

“Ê, mấy bữa mày đi, cục nước đá có qua tìm vài lần. Bọn tao nói không biết mày đi đâu. Mà nhìn nó buồn lắm…”

“Ừ…”

Nhìn vào góc nhà, thấy chiếc dép sau cái lần đi biển với em, tôi phì cười. Chắc giờ cô mèo con của tôi đang tức giận lắm. Tưởng tượng ra khuôn mặt em lúc này, tôi cảm thấy nhớ em hơn bao giờ hết. Tôi vội đứng dậy, bước racửa.

“Mới về mà đi đâu thế?” thằng OD hỏi trong lúc vẫn còn loay hoay với cái ống tẩu.

“Đi có chút việc.”

“Không ăn cơm à?Tao sắp nấu cơm rồi.” thằng MC gọi với theo.

“Thôi, bọn bây ăn đi. Animal food tao không ăn được.”

“Mày…”

“Ha ha ha…”



Tới trước nhà em, tôi nhấn chuông cửa…

“Cậu tìm ai?”

Một người đàn bà khá lớn tuổi hé cửa hỏi tôi.

“Dạ, có Tiểu Vỹ ở nhà không ạ?”

“Cậu vào đi. Ông chủ, có bạn cô hai tìm.”

Tôi bước vào nhà thì bắt gặp 1 người đàn ông ngồi trên ghế sa lông đang pha trà. Đầu ông đã 2 thứ tóc, gương mặt hiền lành. Nhẽ nhấc cặp kính trắng, nhìn tôi môt lúc ông nói:

“Cậu ngồi đi.”

“Dạ.”

Tôi từ tốn ngồi xuống.

“Tôi là bố của Tiểu Vỹ. Cậu là gì của nó?”

“Dạ, là bạn.”

Đôi mắt ông như đang dò xét tôi.

“Chỉ là bạn thôi sao?”

“Dạ…”

Ông lẳng lặng tiếp tục công việc…Đây là lần đầu tiên tôi tận mắt chứng kiến từng bước trong công đoạn pha trà. Dù ngày xưa khu phố tôi ở cũng nhiều bậc lão làng có sở thíchnày nhưng lúc đó còn nhỏ, chỉ lo tung tăng chạy nhảy nên tôi nào có rảnh để xem. Nó thật cầu kì và phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mĩ từng chút, nếu là mình thì tôi nghĩ không có đủ kiên nhẫn để làm.

“Mời cậu uống trà.” Ông từ tốn đặt chén trà lên miếng lót nhỏ làm bằng gỗ rồi nói.

“Dạ, cháu cám ơn.”

Tôi đưa tay nâng chén trà rồi đưa lên miệng, từ từ uống.

“Cậu tên gì?”

“Dạ, Tử Lãng.”

“Người Hoa?Cậu là đồng liêu với tôi à?”

“Dạ không, cháu lớn lên ở Việt Nam, Ông bà ngoại cháu là người Quảng Đông.”

“Ừm, cậu thấy trà tôi pha thế nào?”

Ông khẽ gật đầu rồi, nhìn tôi với ánh mắt hiền hậu, trông ông cứ như bố tôi ngày xưa vậy, luôn từ tốn mà cũng thật nghiêm nghị.

“Dạ, không uống trà nhiếu nhưng cháu thấy là ngon lắm ạ.”

“Pha trà cũng như cuộc sống vậy, nếu nôn nóng thì sẽ không ngon.” Ông trầm tư nói.

Tôi đang không hiểu ông có ý gì, thì ông lại hỏi:

“Cậu thấy con gái tôi thế nào?”

“Dạ, cô ấy rất đẹp ạ…” Tôi ngập ngừng

“Ý tôi là nó chưa từng lạnh nhạt với cậu sao?”

“Dạ…lúc mới gặp, cô ấy khó gần lắm, nhưng dần dần thì cũng bớt.”

“Lúc trước nó không như vậy đâu…”

Ông nhấp 1 ngụm trà rồi tiếp lời…

“Hồi đó, nó là 1 con bé hiếu động, hay cười, tính tình lại thông minh lanh lợi nên ai cũng quý. Nó đi học được nhiều thầy cô, bạn bè quý mến lắm…”

Em đã từng như vậy sao?Tôi thầm nghĩ.

“Tại tôi, tôi đã làm nó trở nên như bây giờ…Tôi tự hào mình hiểu biết nhiều về trà đạo, đưa ra đạo lý nói với người ta. Vậy mà

bản thân tôi vẫn còn ngu muội. Tôi không biết là một hộp trà ngon, một bộ ấm đắt tiền thì dễ kiếm nhưng tâm hồn thư thái thì không dễ chút nào…” Mặt ông buồn bã.

“Gia đình của tôi ngày xưa rất êm ấm hạnh phúc, vợ hiền con ngoan. Mẹ của con bé là 1 người phụ nữ suốt đời lo cho chồng con. Bà ấy đã lặng lặng hi sinh biết bao nhiêu cho cáinhà này, để tôi an tâm lập nghiệp. Thế mà chình tay tôi lại phá nát tất cả. Đàn ông đúng là không biết đủ, tôi có tiền rồi thì ra ngoài ănchơi, cặp kè với mấy cô nhân tình trẻ đẹp, quên mất người vợ đồng cam cộng khổ với mình.

Năm Tiểu Vỹ lên 16, tôi nhớ như in cái ngày đó. Trên đường đón con bé tan học, mẹ nó bắt gặp tôi đang âu yếm với tình nhân, có lẽ vìquá sốc, bà lái xe vượt đèn đỏ đúng lúc có 1 chiếc xe tải đi qua. Tai nạn đó cướp mất người vợ yêu của tôi, người mẹ hiền của con bé.

Từ đó nó trở nên lầm lì, lạnh nhạt, ai hỏi gì cũng không nói, xa lánh tất cả mọi người. Mặc cho tôi dùng bao nhiêu cách, từ xin lỗi đến nuông chiều, nó vẫn không tha thứ cho tôi. Rồi lúc nó đủ tuổi, nó suốt ngày đi uống rượu, nhiều lúc nó trở về nhà mà nồng nặc hơi men, tôi thấy lòng mình đau xót. Vợ tôi mất, con gái là người thân duy nhất của tôi, là tất cả cuộc sống của tôi. Vậy mà nó coi tôi như kẻ thù, đó là quả báo. Suốt bao nhiêu năm nay, tôi chưa từng được uống 1 chén tràngon đúng nghĩa…Quả báo mà…”

Từ đôi mắt đã in hằng vết nhăn năm tháng của ông, nước mắt từ từ tuôn rơi. Ông cởi kính rồi ôm lấy mặt khóc như một đứa trẻ. Tôiđặt tay lên đôi vai đang run của ông, an ủi:

“Bác đừng buồn. Ai cũng phạm sai lầm mà, quan trọng là biết nhận ra điều đó. Cháu tin có ngày cô ấy cũng hiểu cho bác.”

Ông lau đi những giọt nước mắt rồi nhìn tôi:

“Cậu biết không?Bắt đầu từ năm trước, tôi thấy nó thỉnh thoảng hay cười một mình, tôi không biết chuyện gì. Rồi cái hôm đầu tiên mà nó đi không về nhà, cả đêm tôi không ngủ, chờ cửa nó. Đến sáng tôi thấy câu cõng nó về, giày dép túi xách của nó đâu mất hết, lạicòn bị trật chân. Lúc đó tôi muốn chạy ra mắng cậu 1 trận. Bất chợt tôi khựng lại khi nhìn thấy con bé mang 1 chiếc dép, khập khiễng bước vào nhà, miệng nở 1 nụ cười rấttươi, y như hồi mẹ nó còn vậy. Sau đó, tôi bắt gặp lâu lâu nó hay cầm chiếc dép đó, cười một mình. Tôi biết nó đang hạnh phúc, lòng tôi như thấy thanh thản hơn nhiều lắm.”

Đó là cái hôm mà chúng tôi ra biển gặp sao băng, rồi cùng ngắm mặt trời mọc, hôm ấy emtrật chân, rồi nằng nặc đòi tôi đưa cho chiếc dép của mình. Lúc này tôi cảm thấy thương em nhiều quá, tôi cũng hiểu tại sao nụ cười của em nhiều khi lại chất chứa nổi buồn…Tôinghiệp mèo con của tôi…

“Tôi biết nó thương cậu nhiều lắm. Mấy hôm nay nó tự dưng đóng cửa phòng, không chịu gặp ai, cứ ngồi khóc một mình. Tuy không biếtcậu với nó có chuyện gì, nhưng đời này tôi không mong gì nữa, tuổi đã cao, chỉ hi vọng con bé tìm được hạnh phúc. Mong cậu hiểu cho ông già này, đối xử với con gái tôi thật tốt, để sau này xuống dưới gặp lại mẹ nó tôi được bà tha thứ.”

“Bác yên tâm, cháu sẽ không để cho cô ấy chịu thêm một nỗi đau nào nữa đâu. Cháu sẽ chăm sóc, bảo vệ cho cô ấy.”

“Cám ơn cậu nhiều lắm.”

Ông run run xiết chặt lấy tay tôi, ánh mắt chất chứa niềm hạnh phúc

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play