HÔM SAU
THU ĐẾN NHÀ MÁY GIẤY xin thôi việc, lão Thịnh gù rất khách khí, nói:
- Tôi sẽ tính ngay giờ công cho cô, tự tay cô đưa về
cho bà Lí, để cô khỏi sốt ruột.
Đấy cũng là điều Thu quan tâm, nếu không sợ lão Thịnh
gù không tính công điểm thì Thu sẽ không tự đến xin thôi việc. Thu cầm tờ giấy
thống kê giờ làm, nói cảm ơn lão rồi rời ngay văn phòng của lão.
Thu muốn cám ơn Nhất, nhưng hôm ấy anh đi làm ca ngày,
đang ở trong phân xưởng, Thu nhắn lại với một người ở cùng phòng với Nhất. Dọc
đường Thu gặp Lưu, trường phòng tuyên truyền, Thu cũng cảm ơn và nhắc lại
chuyện của anh trai, Lưu hứa sẽ chú ý.
Về đến nhà, Thu vào bếp thổi cơm để em gái chơi với
Chung Cầm. Nấu xong cháo đỗ xanh, Thu nằm lên giường suy tư vẩn vơ. Thu lo vết
thương trên tay Ba, khẳng định vết thương rất sâu, nếu không có việc gì phải
khâu hai mũi. Về chuyện cơ chế máu đông chậm Thu không lo lắm, vì bác sĩ nói mẹ
Thu máu cũng khó đông, nói đấy là do “tiểu cầu giảm” chỉ cầm chạm nhẹ là máu có
thể ra, cho nên trên người mẹ thường xuyên có nhiều vết thương, bản thân Thu
cũng có hiện tượng đó, nhưng hình như cũng không nghiêm trọng.
Thu nhớ lại lúc Ba cứa vào tay, đến giờ vẫn còn sợ.
Không biết tại sao Ba lại nhanh tay đến vậy, vừa thấy anh lấy dao ra, chưa kịp
hỏi để làm gì thì anh đã cứa ngay vào tay. Thu cảm thấy hành động ấy của anh có
phần điên rồ, nhưng Thu muốn hiểu đấy là sự bức xúc nhất thời, không còn cách
nào để thuyết phục Thu đi bệnh viện nên mới có hạ sách như vậy.
Thu không dám nói với mẹ tối hôm qua Ba để tiền lại,
vì Thu có cảm giác mẹ biết chuyện Ba càng nhiều, phân tích càng nhiều chuyện
xấu. Nếu mẹ biết chuyện Ba để lại tiền, chắc chắn sẽ nói đấy là viên đạn bọc
đường, chút ơn huệ nhỏ nhoi.
Thu chỉ ở nhà một hôm, từ hôm sau Thu theo mẹ sang bên
kia sông dán phong bì. Lúc đầu mẹ không đồng ý để Thu đi, nói chân như vậy nên
ở nhà. Nhưng không hiểu vì sao mẹ lại thay đổi ý kiến, đưa Thu đến chỗ dán
phong bì. Mẹ chỉ hướng dẫn sơ qua, Thu biết làm ngay, làm rất nhanh. Nhưng ban
đại diện khu dân cư giao hàng có quy định, những người có lương hưu như mẹ chỉ
được làm đủ khoản bù lương, tức là về hưu tiền lương trừ bao nhiêu thì chỉ được
lĩnh bấy nhiêu, cho nên mẹ mỗi tháng chỉ được trên dưới mười bảy đồng.
Thu biết cách dán phong bì, biết nhận hàng trả hàng ở
đâu, Thu bảo mẹ ở nhà nghỉ, không cần phải đến ban đại diện khu dân cư. Thu
tính tooán nếu mẹ không theo đi làm thì Thu được tự do. Chờ Ba đến, Thu có thể
đi với anh ra bờ sông, có thể đi bơi, đến lúc ấy sẽ nói với mẹ rằng dán phong
bì ở ban đại diện khu dân cư. Hình như mẹ dò biết được tâm tư con gái, nhất
định đi và đem theo cô út. Ngày nào ba mẹ con cũng đi với nhau, đi dán phong
bì, cùng qua đò lúc mặt trời chưa lên cao, dán xong số phong bì của ngày hôm
ấy, ba mẹ con lại về.
Mẹ không nói đạo lí to tát với Thu, nhưng nghe ra rất
nghiêm, hoàn toàn là chiến thuật lấy người nói người. Ngay cả chuyện Thu và em
gái đi bơi ở sông, mẹ cũng đi theo, ngồi trên bờ xem hai chị em bơi. Buổi tối
đi hóng mát cũng theo từng bước, ba người ngồi trên bờ sông, mẹ ngồi giữa, tay
cầm quạt xua muỗi cho hai cô con gái. Có lúc Thu có cảm giác kỳ lạ hình như Ba
giống với Tôn Ngộ Không biến thành con muỗi, bay đến bên tai nói với Thu vài
câu, nhưng bị mẹ cầm quạt đuổi đi.
Đi đường Thu vẫn thích ngó ngang ngó dọc, muốn xem có
thấy Ba không. Thu biết bây giờ không còn cơ hội lên đi gặp Ba, nhưng vẫn hi
vọng gặp anh ở phố, thứ nhất chứng tỏ anh không quên Thu, thứ hai có thể trông
thấy anh để biết anh không có chuyện gì.
Vài lần đi ngoài đường Thu có cảm giác trông thấy anh,
hình như anh theo sau mọi người. Nhưng khi Thu tìm được cơ hôi, quay lại nhìn
thì không thấy, không biết vừa rồi hoa mắt hay anh thấy mẹ nên tránh đi.
Về sau, thầy Vương đến bảo Thu đi làm ở xưởng bao bì
hộp giấy, con trai thầy đi tuyển công nhân phụ động, thầy giới thiệu Thu. Thu
nghe tin ấy vô cùng kích động, nghĩ rằng thời cơ đã đến, có thể thooát khỏi sự
giám sát của mẹ. Không ngờ, mẹ không theo sát như hình với bóng, nhưng Thu vẫn
không được đi một mình, vì cùng đi lao động với Thu còn có Lí Hồng, con gái
thầy Lí ở trường trung học số Tám. Hồng nhỏ hơn Thu một tuổi, lần đầu tiên đi
lao động, thầy Lí nhờ Thu hàng ngày đưa Hồng đi về. Mẹ Thu như bắt được của,
thay Thu nhận lời ngay.
Được thầy Lí nhờ, hàng ngày Thu đưa Hồng đi về, hai cô
gái dọc đường có bạn, nói chuyện vui vẻ. Nhưng Thu vẫn lo, sợ gặp Ba trên phố,
anh thấy Thu đi với Hồng nên không dám gọi. Mấy lần Thu định thoát khỏi Hồng,
nhưng không tìm được lí do. Hơn nữa, mẹ dán phong bì đã có kinh nghiệm, hàng
ngày bà dán xong trước khi Thu tan ca, mẹ đứng ở bến đò hoặc cồng trường học
chờ Thu.
Lâu ngày, Thu trở nên tuyệt vọng, biết nghỉ hè không
mong được đi đâu, chỉ mong khai giảng, có thể được vào làm, sẽ có cơ hội được
đi một mình. Tháng Chín, nhà trường khai giảng, phải nửa tháng sau sở giáo dục
mới có quyết định cho Thu thế chỗ mẹ, Thu đi làm ngay, làm cấp dưỡng cho trường
trung học số Tám, tức là làm việc ngay tại nhà ăn trước mặt nhà Thu, chỉ cần
một bước chân là đến.
Ban ngày Thu làm việc ở nhà ăn, không thể đi đâu. Buổi
tối hết giờ làm việc thì mẹ cũng hết giờ. Bây giờ Chủ Nhật mẹ không đi làm, vì
ngày thường cũng không đủ việc làm, không cần phải đi làm thêm Chủ Nhật. Bạn
học của Thu phần lớn về nông thôn, muốn kiếm cớ đi chơi cũng không được.
Ngoài chuyện không được gặp Ba, cuộc sống hàng ngày
của Thu cũng như vừng nở hoa, khá dần lên. Việc vui đầu tiên là Thu được nhận
lương. Hôm ấy, ông Triệu, trưởng phòng tổng hợp đến gọi Thu đi lĩnh lương, ông
ta cười hì hì:>
- Cô Thu, cô đi làm sau ngày mười lăm, tháng Chín chỉ
được lĩnh nửa tháng lương thôi.
Thu nghe khẩu khí của ông Triệu có vẻ như xin lỗi,
nhưng Thu đã vui lắm rồi, gần cuối tháng mới đi làm, vậy mà trường cho nửa
tháng lương, coi như được hưởng lương khống mấy ngày.
Trước đây Thu có lần lĩnh lương hộ mẹ, lần nào cũng
nói đùa với ông Triệu, hỏi:
- Bác Triệu, vẫn chưa chuyển lương cho cháu à?
Ông Triệu rất tốt tính, chỉ cười:
- Rồi bác chuyển, rồi bác chuyển.
Lần này ông Triệu nói:
- Lúc nào cũng hỏi chuyển lương cho cháu chưa, cuối
cùng thì lần này chuyển cho cháu nhé.
Nói xong, ông đưa cho Thu cái phong bì, trong đó có
tiền lương, những gần mười lăm đồng, có thếm một tờ giấy nhỏ là phiếu lĩnh
thưởng của Thu. Thu cầm lên xem,đó ghi tên Thu. Thu nghĩ, từ nay về sau hàng
tháng mình được một tờ giấy như thế này, vui đến không ngủ nổi.
Thu đưa lương cho mẹ để mẹ chi dùng, tiết kiệm giúp
anh lấy vợ, ít ra mỗi lần lễ tết có tiền mua chút quà biếu bên nhà Á Dân. Bây
giờ Á Dân mua quà để anh đem đến nhà, nhưng lần nào bố Á Dân cũng vứt quà ra
cửa. Á Dân an ủi anh không sao đâu, rất nhiều nhà gái đều làm thế, bắt đầu
không bằng lòng cho con gái tìm người yêu, nhưng rồi nước chảy đá mòn, cuối
cùng cũng đồng ý.
Lời tiên đoán của Á Dân nhanh chóng trở thành hiện
thực, vì anh trai Thu được điều về thành phố K. Mẹ của Thu nói, việc anh được
điều về thành phố rất may mắn có sự giúp đỡ của Dị Cương, con gái cô giáo Trần
cảu trường tiểu học trực thuộc trường trung học số Tám. DỊ Cương lớn hơn anh
trai Thu vài tuổi, coi như “lứa thứ ba mới”, về tham gia sản xuất ở một đội sản
xuất thuộc huyện D, về sau được điều về làm công nhân ở một nhà máy ngay huyện
ấy.
Hồi ấy thanh niên trí thức thành phố K không muốn về
huyện D, một khi đã đến đấy thì không thể về lại thành phố. Huyện D là một
huyện nhỏ không thể so sánh với thành phố K. Ông đội trưởng đội sản xuất của Dị
Cương nói: “Lần này cô không về thì lần sau sẽ không đến lượt.” Dị Cương đành
phải về cái nhà máy kia. Cô làm việc một thời gian, không biết trên điều đi
điều lại thế nào đó, điều về làm việc ở cục vật tư huyện D, sau đấy từ cục vật
tư huyện D được điều đến làm việc tạm thời ở văn phòng điều động nhân lực huyện
D.
Cô giáo Trần mẹ của Dị Cương là bạn thân của mẹ Thu,
Dị Cương về văn phòng điều động nhân lực tất nhiên đã giúp anh trai Thu. Nhưng
văn phòng điều động nhân lực của huyện chỉ có thể gửi danh sách về đại đội sản
xuất. Danh sách điều động nhân công về đến văn phòng, Dị Cương có thể giúp đề
cử anh với người của nhà máy đến tuyển người, nhưng cũng không thể cưỡng ép.
Cho nên việc tuyển người ít nhất có liên quan ba phía: đội sản xuất, huyện
tuyển người và
Cũng không hiểu lần này tại sao lại thuận tiện cả ba
bên, anh trai Thu được điều về thành phố K, vào làm việc ở một doanh nghiệp
trực thuộc trung ương. Á Dân phấn khởi lắm, anh trai chưa đi làm lại gặp ngay
dịp nghỉ Tết, Á Dân mua lễ vật để anh mang đến biếu bố mẹ vợ tương lai.
Bố mẹ Á Dân không những thấy Tân được điều về thành
phố còn được vào làm một nhà máy lớn, nên không có ý kiến phản đối, lần này hai
ông bà không những không vứt lễ vật ra cửa còn giữ anh ở lại ăn cơm. Vậy là anh
trai Thu đã qua đợc kỳ thi chọn chàng rể, rất vinh dự trở thành “lao động khổ
sai” trong gia đình Á Dân, những việc nặng như mua gạo, mua củi đều giao cả cho
anh trai Thu.
Anh trai Thu cũng không dễ dàng kiếm được những việc
khổ sai ấy, cho nên áy làm rất vui vẻ. Có lúc đang ăn cơm, Á Dân gọi:
- Anh Tân, mẹ bảo anh đi mua than.
Anh nghe, không nói gì, bỏ đũa xuống. Mẹ thường nói
đùa với anh:
- Mẹ bảo con làm việc gì cũng dềnh dàng, nhưng bố mẹ
nhà bên ấy bảo gì con làm như bay.
Anh trai Thu cười, nói:
- Còn có cách nào khác? Kiểu bây giờ là thế. Thu, em
cũng nhanh nhanh tìm một người giúp đỡ công việc nhà ta.
Mẹ vội nói:
- Chỉ nói vớ vẩn, cái Thu bây giờ vẫn chưa được chuyển
chính thức, để tìm người mua than chẳng hóa ra làm công việc của nó bị đổ vỡ à?
Anh trai Thu vượt qua thử thách ở nhà Á Dân cũng làm
Thu ngứa ngáy khó chịu, bắt đầu vẽ cho Ba một kế hoạch thành công. Có thể một
khi Thu được chuyển chính thức mẹ sẽ không còn lo lắng, Thu với Ba sẽ công khai
như Á Dân và anh trai mình, đến lúc ấy Ba đi mua than giúp gia đình. Thu cảm
thấy đấy là một hình ảnh vui, anh trai Thu đi giúp nhà Á Dân, còn Ba đến mua
than cho gia đình mình, vậy ai giúp gia đình Ba mua than, mua củi?
Trong thời gian ấy vận may đến không gì ngăn cản nổi,
thầy giáo Vương tiết lộ cho mẹ Thu một tin nội bộ, thầy đã đề xuất với nhà
trường, vào lúc thích hợp sẽ để cho Thu làm giáo viên. Trường trung học số Tám
cách sông cách đò, rất ít người muốn bên thành phố muốn sang bên này, xưa nay
cấp trên toàn điều những thầy giáo bị kỷ luật ở các trường khác về, có lúc phân
mấy sinh viên mới tốt nghiệp về trường, đến khi vừa quen việc lại điều đi nơi khác,
cho nên trường số Tám rất thiếu giáo viên. Có thể vì lí do ấy nhà trường đã đề
nghị với Sở giáo dục thành phố cho Thu đứng lớp.
Thầy Vương nói với mẹ Thu:
- Để cháu Thu đợc đứng lớp chị có thể tìm các vị lãnh
đạo của trường vận động thêm.
Tuy Thu đã được thế chỗ của mẹ, nhưng nhà trường vẫn
coi Thu như trẻ con, có chuyện gì cũng bàn bạc với mẹ. Mẹ bảo như thế càng tốt,
khối người muốn có tiếng nói, vị trí, ưu đãi của Đảng mà phải nhờ cậy mẹ, chỉ
cần Thu đừng để lại ấn tượng không tốt cho lãnh đạo nhà trường. Cho dù mẹ đã về
hưu, vì con cái kiếm chút lợi ích cũng chẳng ai nói gì. Mẹ tìm hết lãnh đạo này
đến lãnh đạo khác, xin để Thu vào lúc thích hợp được làm giáo viên.
Các vị lanh đạo đều hứa:
- Chúng tôi biết thành tích học tập của cháu Thu rất
tốt, có thể dạy học, sớm muộn gì chúng tôi cũng để cháu làm giáo viên, chị cứ
yên tâm. Nhưng bây giờ cháu mới ra công tác, những người thế chỗ trong ngành
văn hóa – giáo dục không phải chỉ có một mình cháu, chúng tôi để cháu dạy học
ngay từ bây giờ sợ có người có ý kiến, hãy chờ một thời gian nữa để tránh gây
phiền hà cháu mới có thể ra dạy học.
Thu nghe được tin ấy vô cùng phấn khởi, rất muốn báo
ngay cho Ba biết để chia sẻ niềm vui. Nhưng từ sau lần ấy không có tin tức gì
của anh. Thu rất sốt ruột, không hiểu tại sao anh không đến thăm?
Thu nghĩ có ba lí do: thứ nhất anh bị cảm. Nhưng Thu
không dám suy nghĩ theo hương đó, chỉ tự an ủi: nếu anh bị trúng gió và chết,
nhất định Phương sẽ đến báo tin, mà Phương không đến báo hung tin chứng tỏ Ba
không việc gì.
Lí do thứ hai có thể anh giữ lời hứa với mẹ, chờ cho
đến khi Thu được tuyển chính thức sẽ đến thăm. Nhưn hốm ấy Thu mặt dày mày dạn
khẩn cầu anh đứng chờ lâu như thế, anh cũng đã đồng ý đến thăm Thu, còn nói
“Cho dù phải làm một kẻ phản bội”. Lẽ nào sau đấy anh quyết định không làm kẻ
phản bội nữa?
Còn có một khả năng khác, lần ấy Ba bị mẹ thẩm vấn nên
giận mẹ, anh không đến nữa. Thu biết nhiều chuyện tương tự, tất cả đều do bố mẹ
bên nhà gái quá khắt khe với con rể tương lại, làm chàng rể phải cao chạy xa
bay, cuối cùng phải để con gái hoặc bố mẹ con gái đứng ra giảng hòa, giảng hòa
có được hay không cũng thật khó nói.
Thu không biết có phải Ba nổi giận bỏ đi hay không.
Nghĩ đến việc Ba giận và bỏ đi, Thu bắt đầu giận anh: mẹ em có nói gì anh đâu?
Tất cả đều là những lời ôn hòa, có đạo lí, tại sao chỉ mấy câu ấy mà anh đã bỏ
đi, điều ấy chỉ có thể nói anh không chịu đựng nổi thử thách.
Nhưng khi nghĩ đến Ba đang khổ tâm chờ đợi, thường
xuyên lên thành phố, có điều không có dịp gặp nhau, Thu lại bực với mẹ: anh
trai có bạn gái cũng tầm tuổi này, tại sao mẹ chỉ làm khó con?
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT