Miss Bartendale ngồi gọn về một góc nệm xe và mỉm cười với cô thiếu nữ ngồi cạnh. Cô bảo Swanhild:
- Hình như cô lấy làm lạ rằng sao tôi nhận lời đi với cô nhanh đến thế nhỉ?
Swanhlid đáp:
- Là vì tôi chỉ lo sớm quá, cô sẽ từ chối không muốn bận mình.
- Tôi như thế quen đi rồi. Lúc cô gọi điện thoại cho tôi đã ăn mặc chỉnh tề và gần điểm tâm xong; ăn bữa sáng dưới đèn! Như thế cũng ngược đừi y như uống sâm banh giữa ban ngày. Bây giờ cô kể lại lần nữa cho tôi nghe những việc xảy ra hôm vừa rồi đi!
Swanhild liền thuật cả lại một lượt nữa. Miss Bartendale hỏi:
- Trong câu chuyện đó thì có những gì là khác thường?
Swanhild thưa:
- Tôi không biết thế nào mà nói được.
Miss Bartendale chậm rãi từng tiếng, giọng nhẹ nâng cao nghe ngọt ngào rất êm tai:
- Tôi chỉ thấy trong cái việc kia có một chỗ không được tự nhiên lắm, có lẽ vì ông anh cô đã quên nói cho ta biết rằng… Nhưng để xem ông ấy nói
thế nào đã. Bây giờ ta hãy xem xét về con quái vật. Các sách chỉ nam về
những nhà có ma quái, sách nào cũng nói đến con quái vật ấy, đấy, tôi
tóm tắt những điều tôi biết cho cô nghe, những điều có liên quan đến con quái vật tôi đọc trong các sách khảo về chuyện yêu mạ Họ hàng nhà cô,
từ bao nhiêu thế kỷ nay, vẫn bị một giống ma quỷ quấy nhiễu. Người ta
gọi nó là con quái vật bất tử. Trong dòng họ Hammond có nhiều người chết một cách bí mật: người ta đều bảo là con quái vật kia. Có phải đúng thế không?… Thế, con quái vật ấy ở yên không sinh chuyện gì được bao nhiêu
lâu rồi?
- Đã từ năm 1890 là năm nó giết hại ông tôi cùng hai người nữa.
- Đầu đuôi việc ấy thế nào?
Lưỡng lự một chút rồi Swanhild liền kể:
- Hôm ấy , ông tôi có hẹn hò gặp nhau trong rừng với một bà ở Mansby
Placẹ Cả hai bên đều có vợ có chồng rồi. Giữa chừng họ bị một người lính kiểm lâm bắt gặp… Cả người lính kiểm lâm cùng bà kia bị chết, bị tàn
sát một cách kinh khủng y như cô Kate đêm vừa rồi, nghĩa là một lối hung ác ghê gớm và chỉ có con quái vật vẫn dùng xưa naỵ Hai con chó lớn của
ông tôi với con chó của người lính gác cùng bị xé nát nhưng không bị ăn
thịt. Thây người và xác chó, bọn tuần cảnh tìm thấy ở gần Gò Sét
(Thunder Barrow) ở bên kia rừng, còn ông tôi họ thấy đang đi lang thang, mình đầy những vết thương trông rất ghê sợ. Trong có một đêm trời mà
tóc ông tôi hóa bạc. Ông cụ nhất định không chịu kể lại những việc đã
xảy ra và hôm sau thì tự tử chết. Vì thế mà tôi lấy làm lo cho anh tôi.
Luna Bartendale nắm lấy tay nàng tỏ vẻ thân mến:
- Nếu vậy được! Cô em cứ yên lòng. Nếu ông anh cô định quyên sinh thì
tôi sẽ tìm cách để biết quyên sinh vì cớ gì. Dannow là một lâu đài cổ
nhất nước Anh, phải không?
- Vâng. Căn đại sảnh bây giờ là một dinh thất cũ.
- Chi phái nhà cô tậu được lâu đài Dannow từ hồi nào?
- Chính tổ tiên nhà tôi xây dựng nên
- Cô còn những cảo thư cũ không?
- Nhà tôi hiện giữ một tập cảo có ấn tín của vua Canute chứng nhận rằng
Réginald, con trai Hammond là chủ nhân tòa cổ thất trước.
- Tập gia phả lập năm 1650, có biên chép các hồi nó hiện lên giáng họa,
và những tên người bị hại đều ghi chú bằng mực đỏ. Một tập gia phả nữa
thuật lại những việc xảy ra từ năm 1650 đến năm 1890.
- Cô còn biết những di tích chứng chỉ nào nữa không?
- Còn. Trong nhà thờ thuộc lâu đài Dannow có một phiến đá trên mặt tạc
nổi hình một người chiến sĩ quân Thập tự (#1) và dưới chân người ấy, một hình thù to lớn có ý tả con quái vật. Thứ bia ấy dựng lên để kỷ niệm
công đức sir Oliver Hammond(#2) , người đã đương đầu với con quái vật mà không chết, xin theo quân Thập tự lần chinh phạt thứ nhất để khỏi phải
nhớ lại và bỏ mình trong hồi này. Nhà chúng tôi lại có một bức tranh đề
tặng cho Godfrey Hammond năm 1387. Bức tranh vẽ một con vật rất dị kỳ.
Ông Godfrey Hammond này đã có lần trông thấy con quái vật và từ đó cho
đến hết đời chỉ lấy sự cầu nguyện ăn năn làm công việc, sống như một nhà tu hành ẩn dật, hãm mình trong một phòng kín nhỏ hẹp xây áp với nhà
thờ. Người nào trong họ Hammond đã có gặp con quái vật cũng đều tự sát
hết, trừ ra chỉ có hai ông kia là không, nhưng vào đội quân thập tự hay
là làm nhà ẩn tu cũng là hai cách tự tử rồi.
- Con vật tạc ở phiến đá với con vật trong bức họa trông hình thù thế nào?
- Cũng khó nói lắm. Con trên phiến đá thì chẳng ra hình thù gì hết, mà
con họa trên bức tranh thì bị cạo xóa nhem nhuốc hình như để khỏi nhận
được.
- Ngoài ra, còn ai là những người khác đã trông thấy nó, hay có ai mô tả hình dạng nó không?
- Không. Họ không bị giết chết thì cũng vì sợ hãi quá mà chết mất.
- Tuy vậy, cô con gái kia, cô Kate Stringer ấy mà, cô ấy cũng vẫn còn sống đấy thôi?
- Chưa chắc. Mấy ông bác sĩ đều bảo cô ấy không thể cứu chữa được.
- Tôi nghe như một câu hát cổ có nói đến con quái vật, phải không?
- Vâng. Câu hát ấy thế này:
Linh hồn quái vật Dannow
Kiếp nổi kiếp cùng dòng giống
Con quái mà còn cứ sống
Dòng Hammond thịnh lâu dài
Con quái mà tắt được hơi
Dòng họ Hammond tuyệt diệt
Cầu cho yên lành mà chết
Kẻ gặp thấy quái Dannow
Gặp mà vẫn chẳng làm sao
Sống cực bằng muôn cái chết.
Luna lẩm nhẩm nói:
- Lạ thực! “Con quái vật mà còn cứ sống chừng nào thì họ Hammond còn
thịnh vượng mãi”. Thành thử cái họa cũng là cái phúc rồi chứ sao? (Ngừng một lát, cô lại nói). Tôi đã đọc nhiều bài khác nhau nói đến những lúc
nó hiện lên. Trong số đó có một bài nói quả quyết rằng trong tòa cổ thất Dannow có một phòng bí mật, phòng ấy ở đâu và có những gì, người nhà
giữ rất kín, chỉ đợi khi nào người con kế tự đủ hai mươi lăm tuổi mới
cho biết. Bài ấy lại bảo rằng cái việc giữ kín kia ghê gớm quá chừng,
đến nỗi không có ai dám tiết lộ.
Swanhild muốn ngắt lời, nhưng Luna Bartendale đưa tay ngăn lại và tiếp:
- Theo lời tục truyền trong dân gian thì người ta vẫn tin rằng ông thủy
tổ dòng họ Hammond đã kết ước với ma quỷ để cho con cháu về sau kế
nghiệp làm chủ nhân Dannow cho đến ngày Phán Xét sau cùng (#3) mà mình
thì được sống khá lâu, đủ thời giờ để thấy thành hiệu điều giao ước đó.
Chính ông cụ tổ này đã ở trong cái phòng bí mật và đã nhiều lần đúng
tuần đúng tiết, đem hy sinh một mạng người để cho tuổi mình thọ lâu. Tóm lại, nghĩa là theo ý tưởng trên kia thì chính cụ thủy tổ nhà là con
quái vật đấy.
Swanhild cũng nhận ra lời bàn ấy là đúng. Nàng nói:
- Vâng, trong dân gian họ quả có tin là như thế thực. Họ cho rằng ông
thủy tổ ấy vẫn hiện thành một hình thể ghê sợ gớm ghiếc đến nỗi ai trông thấy cũng phải quyên sinh. Nhưng có điều này thì thực chắc chắn: là
không có phòng bí mật nào đâu. Tôi thường vẫn đến cái phòng người ta
tưởng đâu là bí mật đã nhiều lần rồi.
Miss Bartendale lại nói:
- Người ta lại kể chuyện rằng, đã có từng hồi thỉnh thoảng nhà này lại
sinh ra một thú vật nửa người nửa thú và vật ấy giấu kín trong lâu đài.
Cứ mỗi lần trông thấy cái vật quái dị ấy là lại có những thảm kịch ghê
gớm xảy ra. Cố nhiên đó là những chuyện vừa rồi người ta bịa đặt ra rồi
lan truyền đi khắp nơi để làm thỏa cái lòng thèm khát chuyện kỳ quái của quần chúng; tuy vậy ta cũng phải xét đến. Cô còn biết những điều gì
khác về việc này nữa không?
- Còn. (Swanhild nói to lên). Mà lại là những lời độc địa hơn cả: người
ta đồn rằng nhà Hammond có những trùng hút máu mà tự những người ấy
không ngờ rằng khi một người trong họ này chết non thì cái hồn quỷ – quỷ nhập trong người ấy – thoát ra mà trở về Dannow. Mà… họ lại bảo rằng…
Sự tức giận đưa lên tận cổ, nàng ngừng lại nghẹn ngào, Luna vội hỏi:
- Họ bảo sao?
- Họ bảo rằng chính là anh Reggie, anh cả tôi! Anh mới chết được ba tháng nay!
Nàng nói rồi ôm mặt khóc. Luna khẽ kêu lên:
- Ba tháng! Tức là cái kỳ hạn…
- Vâng. Mà người trong vùng đó ai cũng tin chắc như thế. Sau khi ông tôi chết, họ đã bảo rằng chính người cô tôi, tức là người con gái út của
ông tôi bị nạn đi săn chết về mùa thu trước năm ấy… họ bảo rằng chính cô tôi đã giết chết người đàn bà với người lính gác ở trong rừng. Việc
quyên sinh của ông tôi cũng chỉ khiến cho họ càng tin chắc chắn điều đó.
Luna Bartendale âu yếm nhìn Swanhild. Trong đôi mắt đẹp một vẻ thần tiên của nàng, trước ánh sáng dịu của buổi mai, điểm đồng tử mở rộng ra như ở đôi mắt mèo trong bóng tối. Nàng dịu dàng nói:
- Tôi đã không còn lạ gì những điều người thôn quê họ vẫn tưởng tượng. Ở nhà quê tôi bây giờ vẫn còn cái lệ cũ: bảy năm một lần người ta đem
quẳng xuống sông một con vật còn sống để cúng một con ma tên là Peg
ÓNell… Cố nhiên, về chuyện nhà cô cái thói dị đoan kia cũng làm cho ông
anh cô phiền muộn lắm đấy nhỉ?
Swanhild sốt sắng đáp:
- Anh tôi lúc nào cũng chỉ quan tâm về những chuyện này. Cha chúng tôi
chết ở ngoài trận, mẹ chúng tôi chẳng mấy chốc cũng lại chết theo. Hai
anh em tôi thành trơ trọi ở đời, họ hàng chẳng còn ai nữa… Mà, tôi cũng
không hiểu tại sao lại đem chuyện nhà tôi ra làm bận tai cô thế này?
- Đó là vì tôi được lòng tin cậy của cô đấy. (Luna đổi chuyện). Chẳng
hay ngoài khu rừng cây ra thì con quái vật kia có bao giờ hiển hiện ở
nơi khác không?
- Có ạ! Ngày xưa Oliver Hammond là cụ thân sinh ra ông cụ Godfrey
Hammond ẩn tu, với con gái đã bị con quái vật giết chết trong cuộc đi
viếng nhà thờ ở Rocamadour. Hồi ấy Godfrey Hammond cùng đi với cha và em gái, trông thấy việc ấy mà không chết, rồi về sau mới hãm mình trong
đời tu hành.
- Tại sao con quái vật chỉ hiện ra những đêm mùa rét nhỉ?
Swanhild đáp:
- Có một bài hát khác nói đến điều đó. Bài hát thế này:
Ở đâu thông mọc um,
Đêm sao, lạnh và rét.
Gia trưởng nhà Hammond,
Sẽ gặp phải lúc chết.
Luna lại nói:
- Xét cho cùng thì tai họa chỉ nhè giáng xuống những người làm chủ nhân
của khu trang trại kia thôi. Không bao giờ thấy con quái vật ở ngay
trong lâu đài chứ?
- Có đấy ạ, có một lần. Người gia trưởng hồi ấy là sir Magnus Pháp sư, cháu cụ Hammond ẩn tu.
- Có phải sir Magnus chính là nhân vật trong những chuyện dị đoan truyền lại đấy không?
- Vâng, chính phải đấy. Sir Magnus thường làm những phép phù thủy trong
cái phòng bí mật – phòng này có một cửa sổ ngay dưới bóng thông. Tôi
nghe nói lại rằng ông cầu được con quái vật giúp phép rồi thì luyện tập
theo cách bảo ban của nó; ông cụ lại hy sinh đứa cháu nhỏ của mình để tạ Ơn. Có nhiều người lại quả quyết những: nào ông cụ đã bán hồn cho quỷ
Satan; nào ông cụ cử hành những ác lễ, những cuộc yêu thuật; nào ông cụ
giết những trẻ nhỏ làm lễ vật, hoặc nữa cho con quái vật bắt sống những
trẻ nhỏ ăn thịt, thôi thì đủ các lời độc địa bàn ra nói vào?
Luna ra chiều hết sức chăm chú đến các điều đó. Sau cùng nàng hỏi:
- Về sau, cái chết của cụ Pháp sư ấy ra sao?
- Ông cụ tự tử sau khi bà vợ bị chết một cách tàn ác: chính mắt bà này
trông thấy con quái vật giết chết và ăn thịt con bà. Ông cụ tự tử rồi
người nhà đem táng trong nhà thờ. Bọn dân quê ở vùng Dannow, người thì
vẫn tin rằng vong hồn ông cụ đã làm cho những người trong dòng họ
Hammond hóa ra trùng hút máu; kẻ thì bảo rằng ông cụ chết rồi, quái vật
vẫn sống và ở ngay trong cái phòng bí mật.
Chú thích:
(1-) Chiến sĩ quân Thập tự: Chiến sĩ Thập tự là những người sung vào
đội quân chinh phạt của khắp châu Âu hồi thế kỷ thứ XI để đi chiếm lấy
thành Jérusalem của dân Hồi. Họ lấy hình Thập tự giá đính trên chiến
phục để làm dấu hiệu, nên gọi là quân Thập tự.
(2-) sir Oliver Hammond: Tuy trùng tên họ, nhưng không nên lầm với Oliver, anh Swanhild.
(3-) Ngày Phán Xét sau cùng: Tức là đến lúc tận thế, người ta đều chết
hết, khi ấy sẽ cùng đến trước một tòa án (tòa Phán Xét) để nghe Thượng
Đế (đức Chúa Trời) tuyên án về những phúc và tội của mỗi người trong lúc sống ở trần gian. (Theo sự tin tưởng trong đạo Cơ Đốc).
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT