BÍ MẬT TO LỚN CỦA TRỊNH TƯỚNG (PHẦN HAI).

Chuyện cá nhân, Trịnh Tĩnh Nghiệp đã nghẹn một bụng rồi, đây còn là loại cảm giác chó cắn tức điên lên mà không có chỗ xả nữa chứ. Không giống như trên triều, ông có thể quăng hết cơn tức của mình lên công việc. Cho xin ít phút khinh bỉ cái kiểu không phân biệt công tư này.

Đầu tiên, ông sờ đến ‘ấm chức’ của Viên Thủ Thành. Vì cha Viên Thủ Thành làm quan tam phẩm, là con, chắc chắn Viên Thủ Thành sẽ có sẵn một cái ‘ấm chức’ không thấp, thất phẩm là ít. Anh ta trẻ tuổi lại có tài, bề ngoài cũng không tệ, sắp tới được tấn chức, có thể coi là tiền đồ vô lượng. Nhưng mà châu chấu đá xe, người tính không bằng trời tính, Viên Thủ Thành bị phạt, lệnh cưỡng chế bắt Viên Mạn Đạo về nhà đóng cửa dạy lại con.

Sau đó, vì ngoan cố bất bình thay cho Phó Hàm Chương, Viên Mạn Đạo chỉ trích Trịnh Tĩnh Nghiệp, cả gan chất vấn chuyện của Phó Hàm Chương – không biết yêu bản thân, thì cũng phải lo cho tiền đồ của thằng con trai mình chứ. Với tính tình của Trịnh Tĩnh Nghiệp, ai muốn đối đầu với ông, không chỉ nhận cái tát là xong đâu. Cứ nhìn Viên Mạn Đạo kìa, vất vả cả đời, chỉ được mỗi thằng con trai, vậy mà tiền đồ lại bị hủy, bởi thế mới thấy tâm địa của Trịnh Tĩnh Nghiệp tàn nhẫn thế nào.

Tội danh của Phó Hàm Chương cũng được xác nhận, dù tàn nhẫn, nhưng cũng phải kể lại công lao. Mà chuyện này cũng không phải hoàn toàn lỗi do ông ta, do kẻ thủ hạ mới đúng. Năm nay người Hồ phạm biên, là một vị tướng lâu năm, ăn lương của Hoàng đế, dẫn người đi giành lại biên giới là đương nhiên. Ban đầu có hơi bất lợi, nên toàn quân rất tức giận, có gã thủ hạ tính tình nóng nảy, thuận tay chém giết, không cẩn thận chém cả vào dân thường. Chém quá nửa mới phát hiện ra: Á! Chém nhầm rồi.

Sai thì đã sai, vì đề phòng có người ra ngoài báo tin, nên lại chém toàn bộ số người trong thôn, mang đầu về lĩnh công.

Nói đúng ra, đây là chuyện thường tình ở biên giới. Xuất binh đánh giặc cũng giống như chơi giết quái, giết đủ lượng quái, tích đủ kinh nghiệm rồi sẽ được thăng cấp, trong trò chơi thì thường sẽ có thêm quái, nhưng ngoài đời lại khác, đám binh sĩ phải tranh công với nhau, tìm kẻ địch xung quanh mà chém giết. Hễ thấy số đầu người không đủ thì sẽ có kẻ làm chuyện méo mó. Chẳng như, lấy dân thường của nước địch bù vào cho đủ số. Phó Hàm Chương cũng ngầm đồng ý làm như vậy, Vũ Nguyên Tề mà Trịnh Tĩnh Nghiệp đang muốn đưa lên cũng sẽ làm như thế. Không đủ người thì cứ nhè mà chém dân ở biên cảnh nước mình cho đủ số lượng.

Ngàn không nên, vạn không nên, một giáo úy, thủ hạ của Phó Hàm Chương, lúc mang anh em đi chém người, đi qua một… thôn làng tạp cư (làng có người dân cả hai nước).

Sự tình sau đó, chẳng hiểu thế nào, triều đình lại biết.

Trịnh Tĩnh Nghiệp nắm thời cơ, muốn dùng cơ hội này để xử lí Phó Hàm Chương. Phó Hàm Chương thật sự bị oan, ông ta lĩnh quyền quản lý quân đội, thường đem quân đến biên giới, rất hận người Hồ. Đầu năm nay không xử lí tận gốc lũ cường đạo, không xử lí, chúng càng hung tàn. Tâm nguyện của Phó gia là: muốn người Hồ trật tự một chút, duy trì ở mức độ hiện tại, nay hành động của bọn chúng đã vượt quá mức.

Phó Hàm Chương vẫn luôn không phản đối việc giết hại thường dân, ai biết lần này thủ hạ ông ta tàn sát đến đỏ mắt đâu? Mà chuyện xảy ra cách cả ngàn dặm, ngay trên đất mình tung hoành cả cuộc đời, nào ngờ lại để Trịnh Tĩnh Nghiệp biết được, có thể thấy dã tâm này đã ẩn giấu bao lâu nay!

Nhưng nói chung, trong triều cũng có người đồng tình với ông ta, không có công lao còn có khổ lao, ít ra lần người Hồ phạm biên này không phải nhờ ông ta đánh đuổi sao? Còn nữa, gia tộc của Phó Hàm Chương, quan hệ thông gia cũng trải khắp triều đình, cũng hùa vào nói đỡ cho thân gia của mình, thật ra, Phó Hàm Chương cũng không dễ dàng gì!

Nhưng không qua được Hoàng thượng.

May mà Hoàng đế nhớ tới công trạng ngày xưa của Phó Hàm Chương, chỉ giáng ba cấp, điều về kinh, đưa Vũ Nguyên Tề thay thế. Vũ Nguyên Tề coi như cũng là người có bản lĩnh, tiếc là xuất thân kém, ở xã hội mà người ta chú trọng đến lịch sử dòng họ, thì cũng chỉ đành làm thuê cho kẻ khác. May sao gặp Trịnh Tĩnh Nghiệp, được ông che chở, cả đường làm quan lên như diều gặp gió, quan hệ hai người cũng không hề hời hợt.

Thiên tử triều này từ khi đăng cơ đến nay, tập trung mở rộng biên giới, khai hoang đất trồng, phát triển sản xuất, coi như là một Hoàng đế tốt. Người ở địa vị cao, khả năng không thấp, khi có thành tích rồi, thái độ sẽ cương quyết hơn, ham muốn quyền lực cũng càng nhiều, hơn nữa cả cuộc đời ngài cũng là người đứng đầu một nước.

Mấy trăm năm nay, ngoài thì thấy Hoàng thượng là chủ thiên hạ, nhưng thực tế, các thế gia đại tộc mới là kẻ thao túng toàn bộ tình hình chính trị của cả nước. Bọn họ ngoan cường, thế lực lớn mạnh, dùng các quan hệ thông gia, thầy trò của mình tạo thành một mạng lưới quan hệ rộng khắp, dày đặc che phủ khắp quốc gia.

Đương nhiên Hoàng đế không vui! Ngài không để tâm đến nội tình bên trong đất nước mình, xưa nay đã có rất nhiều gia tộc lịch sử lâu đời tô vẽ, nhưng khiến hoàng thất cảm thấy tự ti thì không được. Hoàng đế đăng cơ khi mới vừa hai mươi bảy tuổi, sau khi đổi niên hiệu, xăn áo làm việc.

Trước dốc lòng xây dựng đất nước, sau đó viện cớ chính sự bộn bề, từ một Tể tướng tăng thành năm người – chia quyền. Đương nhiên, ở đây có một Tể tướng đứng đầu, trên danh nghĩa là nắm quyền tất cả mọi sự vụ, bốn người còn lại giúp đỡ, khụ khụ, chia nhau ra quản.

Ngài ra sức đề bạt những vị quan xuất thân bần hàn, tiêu biểu nhất chính là Tể tướng tiền nhiệm Ngụy Tĩnh Uyên, và Tể tướng đương nhiệm Trịnh Tĩnh Nghiệp. Sau đó ngồi chơi nhìn cái cân chế độ, đả kích thế gia. Thế gia trên triều hai mươi năm trước, trên ngũ phẩm chiếm ba phần tư, thì hai mươi năm sau, giảm còn một phần hai, đây là thắng lợi to lớn. Trước mắt, đây là công việc mà vị Tể tướng xuất thân hàn môn Trịnh Tĩnh Nghiệp đang dốc lòng dốc sức nhất. Bây giờ, đã là ba mươi hai năm từ khi ngài đổi niên hiệu.

Được rồi, có thể tạm yên tâm, Hoàng thượng cũng đã già, thường lún sâu vào hưởng lạc. Không phải không yêu quyền lực, ngược lại là khác, không có tuổi trẻ không dũng lực thì cả sinh mệnh cũng sẽ dần tiêu hao, nhưng ngài lại cho rằng: nắm giữ quốc gia mấy chục năm nay, mười phần chắc chín, triều chính không có gì phải lo, có thể chơi được rồi.

Hoàng đế như vậy, tốt nhất là đừng đụng vào, sa vào rồi chết, hoặc bị đánh tỉnh rồi nhảy dựng lên chém người.

Trịnh Tĩnh Nghiệp nắm được nhược điểm của Phó Hàm Chương, Hoàng đế rất vui, múa bút phê chuẩn, mặc dưới khuyên ra sao, can gián thế nào, đành chấp hành mệnh lệnh. Lại tra tới tám đời tổ tông Vũ Nguyên Tề, phát hiện ông xuất thân thường dân, nhưng có quan công, vời tới nhìn mặt, là một trung niên trầm tĩnh. Thế là liền chọn.

Từ quan trường đến quân đội, đều là thế gia giữ trong tay, chỉ dựa vào phương thức ‘người nhìn người’ để xem xét. Hoàng thượng thấy họ Vu không tồi, lại là Trịnh Tĩnh Nghiệp đưa lên, nhanh chóng gật đầu.

Trong triều thấy vậy, kháo nhau: Trịnh Tĩnh Nghiệp là kẻ rất gian trá, chả biết dùng biện pháp gì, có thể ‘Che được tai thánh’

***

Trịnh Tĩnh Nghiệp mặt lạnh qua dư luận, về nhà đau đầu dạy con trai.

Trịnh Tú bị đánh, cha anh lại cố chấp, thành ra rất không vui. Vì bị thương, chỉ có thể ở nhà dưỡng bệnh, không biết cha mình làm ‘chuyện tốt’ gì trên triều, dựa giường thở vắn than dài.

Trịnh Diễm vừa vào cửa thấy trên giường tiếng áo quần sột soạt, mới nhớ Trịnh Tú phải nằm sấp.

Đại tẩu Phương thị cùng ba đứa cháu đang hầu hạ trong phòng, thấy Trịnh Diễm tới, Phương thị tự mình ra đón, mắt hoe hoe hỏi: “Thất nương tới thăm lang quân à?”

Trịnh Diễm gật đầu, nàng tay không mà đến: “Đại ca thế nào rồi ạ?”

“Đang bôi thuốc, bọn họ cũng không dám đánh thẳng tay. Chỉ là khó chịu trong lòng thôi.” Đương nhiên rồi, vừa mất thể diện, lại đau lòng nữa.

Phương thị muốn nói gì đó rồi lại thôi. Đám Đức Hưng nghỉ học hai ngày nay, dốc lòng chăm bệnh.

Thấy em gái tới, Trịnh Tú gượng cười: “Huynh lỗ mãng, khiến các muội lo lắng rồi.”

Trịnh Diễm nói: “Biết tụi muội lo lắng thì sẽ không lỗ mãng sao, muội vừa từ chỗ mẹ tới, nghe bảo mẹ thăm huynh xong mới quay về?”

“Mẹ giận lắm.”

“Đương nhiên rồi.” Trịnh Diễm khép chân ngồi bên.

Trịnh Tú đỡ người, có chút kích động, cũng cho rằng nên dạy bảo cô em nhỏ của mình một chút, để nàng hiểu được ít chuyện thị phi, biết được tình cảnh nhà mình: “Hiện nay cha gây thù chuốc oán khắp nơi…” lại thêm, “Cha tài giỏi, dù có gánh vác thiên hạ, nhưng thủ đoạn của ông ấy…”

Trịnh Diễm biết, bảo cha nàng gian, nguyên nhân lớn nhất vì ông có quan điểm ‘Thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết’. Chả cần quan tâm xuất thân ở đâu, người tốt hay kẻ xấu, chặn đường ai, chém kẻ nào – trừ khi ngươi chịu theo ta. Không chỉ vậy, còn tập hợp thủ hạ, kéo bè kết cách, vô cùng hiệu quả – không có bản lĩnh, không mang lại lợi ích thì ông không cần. Đi theo ông, chung quy là hợp tác. Nếu hợp tác với kẻ khác, trước khi bên liên quan kịp ngăn cản đã bị chém khuyến mãi rồi.

Tình hình của thời đại này là vậy, thế gia to nhỏ các loại nắm giữ phần lớn chức tước, muốn mở rộng thế lực của mình, trước phải xử lí bọn họ.

Hoàng đế cho rằng một chiến sĩ chống cha phản tổ tông thì rất thích hợp nên nay càng cố gắng đề bạt, Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng muốn nâng cao giá trị bản thân – muốn công danh muốn sự nghiệp. Xuất thân không đủ ‘cao quý’, muốn được tôn kính, muốn sống thật tốt, phải nói đến thực lực.

Nói trắng ra, Trịnh Tĩnh Nghiệp tin vào ‘Trời sẽ giúp những người tự biết giúp mình’, nhóc con ngươi không chịu cố gắng thì bố mày cũng chả giúp được. Ông không thương xót những người gặp bất hạnh nhưng không vùng lên, nếu đã bất hạnh rồi mà còn không tranh giành, ông càng không quản, nếu cần, có khi đập phát cho toi luôn. Chỉ cần bạn có năng lực, có thể tiến lên, đương nhiên, muốn được gần ông, đồng lòng, ông sẽ mặc kệ xuất thân, nhất định sẽ giúp bạn.

Nói chung, điều kiện kiên quyết: Bạn phải tiến lên trước cái đã.

Một tập đoàn lợi ích mới được sinh ra, tất nhiên sẽ động chạm đến quyền lợi của những tập đoàn khác. Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng chẳng mong có thể dựa vào ai, tuổi trẻ, lực không đủ thì có thể thỏa hiệp, có thể thỏa hiệp nhún nhường, vẻ ngoài lịch sự tao nhã của ông đã lừa được không ít người, nay tuổi cao, quyền lực lớn, càng lộ rõ bản chất, khiến người khác không thể dễ dàng tha thứ – đây là vấn đề về quyền lợi, sao có thể nhẫn nhịn được? Có bao nhiêu dùng bấy nhiêu, đưa bạn, người có triển vọng vào, cho một ít quyền lợi, vì bạn có thể mang lại nhiều quyền lợi hơn. Đã không muốn chia bánh, lại giành cái ăn của kẻ khác, người ta không cắn cho mới là lạ!

Bản thân Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng có vấn đề, lại thêm có một đám người càng ngày càng hợp rơ gây phiền, thanh danh tốt bao lâu nay thành khen chê lẫn lộn, cuối cùng trở thành một người xấu. Do thói quen, mọi người sẵn sàng tin vào sự đánh giá Trịnh Tĩnh Nghiệp của thế gia, vốn rất có uy tín, thế nên lời bình về ông càng lúc càng tồi tệ.

Trịnh Tĩnh Nghiệp không thể trói buộc từng tay đàn em thủ hạ của mình, đám đàn em không phải đều trung thành và tận tâm, ai cũng có tư tâm, cũng không phải không có sai lầm. Cuối cùng cần đến một vị lãnh đạo như Trịnh Tĩnh Nghiệp. Viên Mạn Đạo biện hộ cho Phó Hàm Chương, bảo Phó Hàm Chương không thể coi chừng từng binh sĩ, nhưng bây giờ mọi người không nghĩ như Trịnh Tĩnh Nghiệp, chỉ thấy chuyện xấu xảy ra là do Trịnh Tĩnh Nghiệp sai khiến.

Thật ra, không có ông đằng sau, những người kia cũng không chắc có thể làm chuyện như vậy, xét ra, Trịnh Tĩnh Nghiệp phải là người chịu trách nhiệm.

Trịnh Tú hi vọng cha mình có thể ẩn dật, không đi vào cái vòng thế gia luẩn quẩn, không như bây giờ, chỉ tay, sai khiến ngàn người, thủ đoạn âm hiểm: “Gian thần Ngụy Tĩnh Uyên kia có kết cục rất thảm, anh không muốn cha cũng đi vào vết xe đổ của lão.”

Được rồi, thủ đoạn của cha nàng không tốt, làm người hơi cực đoan, hơi không phân biệt xanh đỏ trắng đen, nhưng chẳng hại nước hại dân, thậm chí còn thẳng tay đánh vào chế độ, vì mưu cầu ngôn quyền của dân chúng. Nhưng thế này thì còn nguy hiểm hơn cả làm một tham quan thuần túy!

Thế gia dễ đối phó vậy sao?

Chung đường với bọn họ không phải là biện pháp hay, qua Trịnh Tú miêu tả, Trịnh Diễm có thể hiểu được, Hoàng đế không thích thế gia làm hạn chế quyền hành của mình – nói thừa, có Hoàng đế nào thích đâu? Nhưng nếu là Trịnh gia chỉa mũi nhọn đối đầu cũng thế gia, Hoàng thượng động thế gia có băn khoăn, nhưng động Trịnh Tĩnh Nghiệp lại chẳng ngại ngần.

Cha nàng làm một ‘Quyền thần’, không hại nước, chẳng hại dân, đây là giới hạn trong phạm vi mà nàng có thể chấp nhận được. Chỉ là… người khác không nghĩ vậy mà thôi.

“Đại ca, Ngụy Tĩnh Uyên là ai?”

“Ngụy Tĩnh Uyên là…” Trịnh Tú định trả lời, lại nhìn sang cô em cách mình nhiều tuổi, thấy đôi mắt sáng rỡ của em, bất giác lại ủ rũ, cô nhóc này nghe chuyện xưa làm gì?

Trịnh Tú không ngờ, nói với cô em nhỏ, sợ nàng không hiểu hết, thế nhưng nói với lũ em trai, tụi nó chỉ vờ đã thông. Như thế sao không đi xuống được! Tiền bạc không có thì làm ra, mất quan mất chức thì phấn đấu, chỉ có nhân phẩm, danh xưng đánh mất rồi thì không thể tìm lại được nữa. Uy tín, là thứ quan trọng nhất trên đời, dù thế nào cũng không thể vứt bỏ! Sao có thể ‘tự hủy Trường Thành’(thành ngữ, như nghĩa đen của câu, ý bảo tự mình làm suy yếu bản thân).

“Nói cho em biết đi!” Cuối cùng cũng có thể tìm được một người kể đầy đủ, không cần nghe đông ngóng tây tự chắp vá nữa rồi.

Trịnh Tú nhắm mắt, giả vờ như không thể gắng gượng được hơn.

Trịnh Diễm: …

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play