Trịnh Tú không muốn kể cho em gái nghe chuyện xưa, chỉ kể vài
đoạn ngắn ngủi đến đáng thương về ‘lịch sử gia đình’. Trịnh Tú lớn tuổi, khi bé đã từng gặp Cố Ích Thuần vài lần, trong miêu tả của anh, Cố Ích
Thuần là một người tốt ơi là tốt, hình tượng đẹp đẽ, khí chất tuyệt vời, nhân phẩm cao quý, lại rất quy củ…
Hôm nay được gặp, quả nhiên không giống bình thường. Căn bản Trịnh Diễm vẫn cho rằng, Cố
Ích Thuần vẫn như người mình từng gặp ở nhà Lý Tuấn, khụ, giả vờ
giả vịt, nói khó nghe hơn là, ra vẻ đáng thương trước mặt Quý Phồn.
Không ngờ ông lại đơn độc vào nhà của mình, thay đổi đến thế.
Cố Ích Thuần mới nhìn trông có vẻ rất điển trai, Trịnh Diễm thầm bình luận trong lòng.
Cố Ích Thuần cũng được liệt vào hàng ‘danh sĩ’ trong sổ sách quốc nội, tuy không có tiếng vang như Quý Phồn, nhưng nhờ dòng họ, coi như cũng có
tiếng tăm. Trưởng bối Trịnh gia như Trịnh Tĩnh Nghiệp, Đỗ thị, đều có tình hữu nghị cách mạng với ông, có cái tình với người bạn cũ, còn vãn bối như Trịnh Tú, Trịnh
Đức An, mới nghe tiếng đã lâu, con dâu như Phương thị, Triệu thị, cũng
từng được nghe nhắc đến tên.
Nói thêm một tí, Cố thị, Triệu thị đều là thế gia danh môn, còn có mối quan hệ thân thích không xa.
Trịnh Tĩnh Nghiệp trịnh trọng tuyên bố với mọi người: “Từ ba mươi năm trước, cha và Cố huynh đã là thân gia thân thiết rồi.” (bản gốc là thông gia, nhưng ở đây không phải là quan hệ hai bên gia đình
dâu rể mà ý bảo là ‘người một nhà’, mình chỉnh thành ‘thân gia’ để tránh nhầm lẫn)
Cái gọi là thân gia, chính là
như trường hợp trước mặt, nam nữ hai bên không cần kiêng dè quá mức, có
thể tùy tiện gặp gỡ ở những nơi công cộng như quán cơm chẳng hạn.
Ông nói vậy, để nhóm nữ quyến không cần phải tránh. Cố Ích Thuần đã biết sơ về tình hình Trịnh gia, lại hỏi phụ thân Triệu thị có khỏe không. Em
gái của Cố Ích Thuần gả đến nhà Triệu thị, thành bác gái của chị. Triệu
thị cung kính thưa: “Cha con vẫn khỏe, mong được gặp bá phụ suốt.” Chị
là con dâu Trịnh gia, xưng hô theo chồng mình.
Cố Ích Thuần cười, nói vài câu với Trịnh Tĩnh Nghiệp, cũng chẳng đả động gì
tới Quý Phồn, chỉ bảo ông vừa lên kinh không ngờ Trịnh Tĩnh Nghiệp đã
vào kinh làm quan: “Huynh ở tại nhà mình ở phường Ninh An, lần trước
cũng ở Ninh An phường, nhưng lại cảm thấy không được như trước.”
Trịnh Tĩnh Nghiệp nâng chén, Cố Ích Thuần cảm thán rồi cũng nâng lên, cả sảnh đường cùng uống.
Buông chén, Trịnh Tĩnh Nghiệp nói: “Huynh có thấy phường Ninh An không bằng
lúc trước cũng có lý do. Từ khi tước chức vị đến nay, đã bớt phô
trương.”
Cố Ích Thuần nhướng mày.
Trịnh Tĩnh Nghiệp chuyển đề tài: “Lần này Cố huynh vào kinh, có tính toán gì
cho mình không?” Không đợi Cố Ích Thuần trả lời, lại tiếp: “Chuyện tiên
sinh xuất sĩ đã thành, huynh không muốn làm quan, đệ cũng biết. Không
muốn làm quan, nhưng ở bên tiên sinh thì có chút không ổn, anh có muốn
đi đâu không?”
Hai ngày nay Cố Ích Thuần đang phiền
não vì chuyện này, chức vị của Quý Phồ cao, đủ để có thể tự chọn cấp
dưới cho mình. Chỉ cần Cố Ích Thuần muốn, không thể không có chức có
quyền được, hơn nữa ông lại là đệ tử mà Quý Phồn rất ưng ý, chức chắc
chắn không thấp, mà còn phải là ‘thanh liêm’ nữa kia.
Cố Ích Thuần không muốn bước vào chính trị, nếu làm quan, thì phải lao lực vì gia tộc họ Cố – hoặc trừ khi ông cắt đứt với dòng họ. Cố gia là thế
gia vọng tộc mấy trăm năm nay, không phải như một tiểu gia tộc của Trịnh Tĩnh Nghiệp, nói chạy là có thể chạy được. Cho dù là Trịnh gia, năm đó
Trịnh Tĩnh Nghiệp tách khỏi bản tông cũng tốn rất nhiều công sức, chút
gia sản phải hao tốn hơn nữa mới có thể thoát ly. Sau khi tách được rồi, làm quan nhiều năm, cũng bị gia tộc làm phiền nhiễu mấy bận – mãi đến
sau này, khi tâm tình không vui ông quay lại tìm gia tộc mình thanh
toán, khiến cả gia tộc tan thành mây khói.
Huống chi
là Cố thị? Thế nên cho tới nay dù Cố Ích Thuần luôn có cơ hội ra làm
quan, ông đều cự tuyệt, trốn xa chừng nào tốt chừng đó. E hèm, thế nên Quý Phồn rất coi trọng phong cách không màng danh lợi của ông.
Trịnh Tĩnh Nghiệp thông cảm cho Cố Ích Thuần, thế nên càng căm ghét Cố gia,
chứ đừng nói chi là tìm cách nói đỡ cho nhà họ. Chỉ hỏi Cố Ích Thuần có
tính toán gì hay không mà thôi.
Cố Ích Thuần phát
hiện chỉ cần ở chung với Trịnh Tĩnh Nghiệp, số lần cười khổ của ông sẽ
tăng rất nhiều, chẳng may cái bộ dạng danh sĩ không màng danh lợi cuối
cùng đã bị khích thích. Cúi đầu uống một ngụm rượu: “Thầy muốn huynh ra
làm quan, hoặc không thì sẽ tiến cử vào Mộ phủ (nơi làm việc của tướng soái), huynh không đồng ý.”
Trịnh Tĩnh Nghiệp chẳng đáp, khoé môi khẽ nhếch. Không như Trịnh Tĩnh Nghiệp, tuy Cố Ích Thuần cũng thấy hành vi của Quý Phồn có chỗ không thích
đáng, nhưng vẫn rất tôn kính người thầy này, Quý Phồn tự nhảy vào hố do
ông đào sẵn rồi vào triều như thế, nhất định Cố Ích Thuần sẽ rất lo
lắng. Giữ Quý Phồn, chẳng khác nào giam con tin, trừ khi Cố Ích Thuần
thất vọng về thầy mình này, còn không nhất định sẽ không rời kinh dễ
dàng.
Đỗ thị chờ cả hai từ từ dời mắt mới lên tiếng:
“Hai người nhiều năm không gặp, sao cứ nhìn nhau mắt đối mắt mãi vậy?
Sau này đều ở trong kinh, còn nhiều thời gian cho cả hai xem tướng nhau, bây giờ ăn cơm thôi! Đồ ăn nguội cả rồi.”
Trịnh Tĩnh Nghiệp nâng li rượu: “Chỉ có bà mới quản lắm thế.” Cố Ích Thuần lắc đầu cười: “Tính tình A Đỗ vẫn không thay đổi.”
Ba người bọn họ nói chuyện, con cháu ở dưới ngơ ngác nhìn nhau, không biết nhìn ai mới được.
Đỗ thị liếc hai người đàn ông: “Tính ta vốn vậy đấy, phải đổi cái gì mới
được? Hơn ba mươi năm rồi, giờ chê ta lắm chuyện phải không? Chậm thế?”
Nói xong lại nâng chén rượu với Cố Ích Thuần: “Đây là nhà của mình, đừng nói chuyện bên ngoài, nghe nhức đầu quá.”
Cố Ích
Thuần vui vẻ uống, rồi nói với Trịnh Tĩnh Nghiệp: “Nếu tính muội ấy
không như vậy thì chẳng chống đỡ cái nhà này của đệ nổi đâu,” sau nhỏ
giọng nhưng cố ý để mọi người đều nghe, “Còn muốn ăn chực bà chủ, phải
nịnh mấy câu!”
Trịnh Tĩnh Nghiệp và Đỗ thị đều bật cười.
Trịnh Tĩnh Nghiệp nghiêm mặt nói với Đỗ thị: “Sao bà biết ta đang nói chuyện
bên ngoài? Ta hỏi huynh ấy có muốn ra làm quan hay không, đây là chuyện
nhà.”
Cố Ích Thuần tò mò, đặt chén xuống hỏi: “Ta không ra làm quan, thì có quan hệ gì với nhà đệ?”
Trịnh Tĩnh Nghiệp buông chén, chỉnh cổ áo, chỉ xuống dưới, nghiêm túc trả lời: “Huynh xem con cháu của ta có khả năng không?”
“Có đủ để làm đệ tử của huynh không? Mấy đứa này, tùy huynh chọn. Huynh
chọn trúng thì là vận may của nó, nếu không được chọn thì đệ sẽ tìm thầy khác.”
Cố Ích Thuần lẳng lặng nhìn Trịnh Tĩnh
Nghiệp, ông không hề tránh né. Trịnh Tĩnh Nghiệp chờ đến mức đã bị kích
động lắm rồi, mấy năm nay Cố Ích Thuần rảnh rỗi ngồi không, chẳng đóng
góp cái gì có giá trị cho quốc gia, bao nhiêu thời gian làm danh sĩ, rất nhàn, chỉ cống hiến tri thức, nghiên cứu văn hoá! Quý Phồn ngày càng
cao tuổi, tinh thần và thể lực đều không được như trước, sau lại thu khá nhiều học trò nên phần lớn thời gian Cố Ích Thuần đứng lớp thay, nhưng
ông lại không nhận bất kì một học trò nào cho mình.
Trịnh Tú tha thiết mong chờ nhìn Cố Ích Thuần một hồi lâu, bỗng lanh lợi hẳn
lên, tự mình đứng dậy, các em trai, em gái, con cháu ở sau đều đứng lên, khom người ngay ngắn trước mặt Cố Ích Thuần, thiếu nữa là cả đám kéo
nhau quỳ xuống. Ba chị em dâu Phương thị cũng nhanh nhẹn đứng sát một
bên.
Vừa đứng ngay ngắn, đã bị Trịnh Tĩnh Nghiệp quát: “Cái gì mà phiền phức thế hả? Ngồi xuống ăn cơm đi!”
Đỗ thị trách ông: “Ông mới là phiền! Đáng lẽ nên kéo huynh ấy vào thư
phòng rồi lặng lẽ bàn bạc, nay lại nói trước mặt các con như thế, sao
còn trách chúng?” Sau lại quay sang Cố Ích Thuần: “Huynh vẫn mãi một
thân một mình như thế, nhiều năm vậy rồi, đưa tì sang huynh không nạp,
cũng chẳng nhận học trò, chẳng lẽ còn muốn cô đơn lẻ loi mãi thế sao?”
Trịnh Tĩnh Nghiệp chỉ tay vào đám con cháu mình, hào khí ngất trời: “Huynh
nhận cả đám đi, không ai có thể sai khiến tụi nó đâu!” Ông biết nỗi lòng của Cố Ích Thuần, muốn nhận học trò cho mình, nhưng vì tình cảm, sợ bị
Cố thị lợi dụng, thế thì chẳng khác gì làm môn khách cho Cố thị.
Nhưng con cháu của Trịnh Tĩnh Nghiệp sẽ không bị thế.
Cố Ích Thuần phá ra cười, cười đến chảy nước mắt: “Được! Được! Được lắm!”
***
Ăn xong bữa cơm, Trịnh Tĩnh Nghiệp cho con cháu mình ra mắt người thầy khó cầu được này, lúc trước, Cố Ích Thuần thay thầy giảng dạy một thời gian dài, tuy không nhận học trò, nhưng có rất nhiều đàn em được coi là nửa
đệ tử của ông, danh tiếng rất vang.
Ngày hôm sau
Trịnh Diễm mới biết, nàng được liệt vào trong danh sách đệ tử của Cố lão sư, bởi vì nàng cũng phải tham gia lễ bái sư.
Bái sư không phải chuyện tuỳ tiện, thế nên Trịnh Tĩnh Nghiệp đã chuẩn bị rất lâu.
Người bên ngoài thì cho rằng, đầu tiên Trịnh Tĩnh Nghiệp tiến cử danh sĩ lão sư của mình vào triều, sau lại cho con cháu bái danh sĩ sư huynh của mình làm thầy, còn sắp xếp rất chu toàn. Hơn nữa bây giờ cũng không hô gió gọi mưa trên triều, tựa đang trong tình trạng bán ngủ đông, như
thể đã ‘Hoàn toàn tỉnh ngộ’.
Ngay cả Quý Phồn cũng bị ông qua mặt, nghe nói Cố Ích Thuần đã đồng ý theo nguyện vọng của Trịnh Tĩnh Nghiệp, nhíu mày, im lặng hồi lâu mới nói: “Cũng không nghe thấy
điều tiếng gì về lũ con của nó, không chừng vẫn có thể đào tạo được, con hãy dụng tâm mà dạy, đừng để bọn chúng bị lạc lối.” Dĩ nhiên không phản đối, mà phải tranh thủ nhín được chút thời gian rảnh mới có thể nói
những lời này với Cố Ích Thuần.
Cố Ích Thuần im lặng.
Người thầy này của ông, không thể nào không thông minh, nếu không thì đã
chẳng thành danh sĩ. Tại một thời đại không có Internet, không truyền
thông, có thể trở thành danh sĩ một đời, ngoại trừ có trình độ học thức
nổi bật, còn phải biết tìm cơ hội debut bản thân, để mọi người biết đến. Có thể nổi tiếng cả nước, Quý Phồn chắc chắn không ngốc.
Nhưng hiện tại thì…
Cố Ích Thuần đáp: “Học trò hiểu. Thầy vào triều làm quan, xin hãy chú ý bảo trọng bản thân.”
Bảo Trịnh Tĩnh Nghiệp thực dụng, nhưng có danh sĩ nào lại không muốn chỉ điểm cho non nước? Cho dù chẳng nghĩ tới, chỉ muốn làm ẩn sĩ nhưng lại nổi danh, được nhiều người đến thỉnh giáo, sao không khỏi tự đắc. Cố
Ích Thuần biết mình nói thế nào cũng không được, hiện tại chỉ mong Trịnh Tĩnh Nghiệp có thể giơ cao đánh khẽ.
Trịnh Tĩnh Nghiệp sẽ thủ hạ lưu tình, sau bữa tối ngày hôm qua, Trịnh Tĩnh Nghiệp đã cam kết với ông như thế.
Trịnh Tĩnh Nghiệp nói: “Thiên hạ hiểu lầm đệ rất nhiều, người ngoài thì còn
được, nhưng thầy Quý lại làm đệ buồn quá,” sau đó nói rất nhiều ví dụ,
“Chuyện này, không quyết đoán thì hỏng việc nước!” Sau đó bày tỏ, chỉ hi vọng Quý tiên sinh vào triều có thể gặp, biết được nỗi khó xử bên
trong, đồng thời, “Tiên sinh tài như thế, có thể lại nghĩ ra biện pháp
tốt hơn đệ không chừng. Đệ cũng muốn giải quyết ổn thỏa mà được mang
tiếng tốt lắm chứ.”
Cố Ích Thuần đã hiểu: Quý Phồn ở đây, để lão hiểu được nỗi khó xử, bớt nói hươu nói vượn về chính quyền – đây là mục đích chính; thứ hai là có thể xem thử năng lực của lão,
nếu thật sự có biện pháp giải quyết tốt, Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng vui vẻ
làm người hiền, càng được hưởng tiếng thơm.
Chỉ là, Cố Ích Thuần lười biếng ngửa ra sau: “Bước vào danh lợi thì coi như không ổn.”
Trịnh Tĩnh Nghiệp buồn bực bảo: “Đệ sẽ cho thầy cơ hội.” Quý Phồn có xuất sĩ, có thể giải quyết vấn đề hay không cũng là để thử thách năng lực của
lão, chuyện gì cũng là Quý Phồn tự lựa chọn.
Cố Ích Thuần im lặng.
Thôi thôi, nhận đàn con đám cháu của Trịnh Tĩnh Nghiệp, cũng là bán cho ông
cái nhân tình, Trịnh Tĩnh Nghiệp sẽ không quá tuyệt tình. Bản thân mình ở đây, có thể vãn hồi từ trong, giải vây cho Quý Phồn khi cần.
***
Lễ bái sư của con cháu Trịnh gia rất long trọng. Trịnh Tĩnh Nghiệp có ý
muốn nâng Cố Ích Thuần lên, dù sao Quý Phồn đã vào quan trường, không
được coi là danh sĩ nữa. Nếu Cố Ích Thuần vẫn muốn lăn lộn trong cái
vòng ‘Danh sĩ’ này thì ông sẽ đưa sư huynh vào tâm của cái vòng đó, thêm một tầng bảo hộ cho người đàn anh.
Có phong hào như Trịnh Diễm đều bị lệnh cưỡng chế không cho phép mặc triều phục, chỉ vận một bộ thật trang trọng mà thôi, Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng không khoác chế phục, chỉ như một người cha bình thường mời thầy về cho con của mình thôi.
Nơi bái sư cũng không phải trong Trịnh phủ mà là nhà của Cố Ích Thuần, tại
phường Tuyên Đức. Căn nhà này là thuộc sở hữu riêng của Cố Ích Thuần.
Ông không làm phụ tá cho Quý Phồn, chẳng thể ở chung với thầy, càng
không muốn đến trọ lại Cố gia trong kinh, nên tự mua một căn để ở.
Ông không có nhiều tiền, vốn chơi bời lông bông mà! Thời đại này vốn chú trọng việc cùng tích tiền cùng chung sống trong một gia tộc, nếu ông nội, ông cố nội còn sống thì con cháu sẽ ở chung một nơi, ngoài ra cũng không được sở hữu sản nghiệp riêng. Tiền riêng thì đúng là
không tránh khỏi, nhưng cũng chỉ đủ cho cuộc sống xa hoa thế thôi, Cố
Ích Thuần có tiền thuê Trịnh Tĩnh Nghiệp chép sách chẳng hạn. Nhưng mua
nhà riêng? Bị bắt thì có thể phải chịu ăn bốn mươi gậy, đánh không chết
lãnh tù một năm.
Muốn mua căn nhà này, phải giải thích với trong tộc một chút mới xong.
Người trong tộc cũng khá rộng lượng, dạo gần đây Cố thị luôn muốn giữ gìn
truyền thống mà cũng thông cảm cho những tình huống đặc thù. Đồng thời
cũng ám chỉ, nên thu thêm vài học trò khác. Công tác đề cử cũng chuẩn bị rất tốt, Cố Ích Thuần thoái thác: “Để còn xem đức hạnhmấy đứa này thế nào đã.” Ám chỉ rằng, nếu không hợp với tính tình con cháu Trịnh tướng thì chẳng khác chi tự rước phiền phức.
Cố gia miễn cưỡng đồng ý.
Sau khi bái sư xong, những ngày cực khổ của Trịnh Diễm cũng bắt đầu!
Cố Ích Thuần hoàn toàn không quan tâm học trò của mình có ngoan hay không, ông là kẻ có thực tài. Không chỉ riêng văn hoá, một người đã trên năm
mươi như ông, có thể trăm phát trăm trúng, pha trà nấu rượu thưởng hoa
khảy đàn, mọi thứ đều tinh thông, nói nhỏ một chút, kể cả đánh bạc cũng
là một tay có nghề, thật đúng là không thể không phục!
Trịnh Tú rất vui, chỉ hận không thể từ quan để đến nghe giảng bài, bị Trịnh
Tĩnh Nghiệp và Cố Ích Thuần kết hợp với nhau mới cun cút quay về, đành
tranh thủ chút thời gian rảnh đến học.
Các anh phục,
đám cháu phục, Trịnh Diễm cũng phục. Nhưng, môn đánh bài mà nàng thấy có hứng thú nhất thì lại không được học, có môn riêng.
Như cha đã giải thích trước, nàng sắp trở thành một đại cô nương, phải học
nhiều hơn một chút, vì thế chương trình học của Trịnh Diễm được sắp xếp
riêng. Như sau, sáng sớm đi học cùng các anh và các cháu, buổi chiều học chương trình đào tạo thục nữ.
Theo kế hoạch thì
Triệu thị sẽ đến dạy chương trình học buổi chiều, nhưng chị đang mang
thai, đành hoãn lại. Bây giờ có Cố Ích Thuần, nghe tình hình thế liền
quả quyết nói: “Không sao, ta có cân nhắc, để con bé qua đây theo học
luôn đi.”
Đương nhiên Cố Ích Thuần sẽ không dạy nữ
công, theo như lời ông, nữ công chỉ cần biết một chút thôi, cũng không
sao cả, dù gì Trịnh Diễm cũng là thành viên thuộc giai cấp bóc lột, có
thể thêu thùa may vá là được rồi. Nếu cần phải bỏ món gì trong số
các tài nghệ của một thục nữ, thì đối với giai cấp của bọn họ, chính là
nữ công.
Bạn có thể viết chữ xấu một chút, chỉ cần
nhận ra là xong, nhưng thú tiêu khiển thì nhất định phải biết. Ba môn
chính trong bài học làm thục nữ là ca hát, ăn chơi nhảy múa. Á,
nhầm, cưỡi ngựa, khiêu vũ, ca hát. Ngoại trừ lớp văn hoá, thì trong
chương trình giáo dục của giới quý tộc thời này còn có cả hoạt động nghệ thuật nữa.
Đôi khi các gia đình quý tộc dạo công viên cùng nhau, lúc tụ hội, trai gái
chia ra, nhưng khi hứng chí thì đập bàn ca hát đều có. Nếu bạn không thể mở miệng, thì sẽ bị cười chê. Lúc ra ngoại ô dạo chơi cũng vậy, các cô
em đều có thể cưỡi ngựa, thời đại cởi mở mà.
Theo ý
của Cố Ích Thuần, phụ nữ hẳn đã có thiên phú trong việc thêu thùa may vá rồi, không cần sốt ruột, dẫu có lo lắng, thì chắc chắn Trịnh gia cũng
có thể tìm được một tú nương thích hợp để chỉ dạy. Việc cấp bách khác là để Trịnh Diễm học ca hát, khiêu vũ, cưỡi ngựa, bắn cung.
Những món này ông đều có thể dạy được, nhưng lại cấm vợ chồng Trịnh Tĩnh
Nghiệp tìm ca kĩ nổi tiếng đứng lớp, bảo rằng như thể sẽ làm sai lệch cô bé. Bạn có thể hát không lên cao, nhưng không được ca bài dung tục.
Ngoài ra, còn phải học nhạc cụ, không chỉ đàn được những khúc ‘cao nhã’
mà hơn nữa, quan niệm nghệ thuật cũng phải ‘thanh cao’. Kĩ thuật có thể
không tốt, nhưng tâm hồn không thể vừa đàn cao sơn lưu thuỷ, trong đầu lại nghĩ về nấu nước luộc cá.
“Không thích cũng không sao, thầy cũng không thích những thứ tinh tế nhã nhặn
này, nhưng con sẽ làm được!” Không hề thương lượng, học đi!
Thế đã là gì, Cố Ích Thuần còn muốn Trịnh gia định ra thêm vài môn đặt biệt cho Trịnh Diễm, bạn học Trịnh Diễm phải làm quen với chuyện bếp núc.
Bởi vì… là một gia tộc có lịch sử, nhà nào lại không có vài chục món ăn riêng.
Sau đó, theo lời Cố Ích Thuần, con gái thế gia khác các nhà khác ở sự tỉ mỉ, ngoại trừ những lễ nghi bên ngoài, còn phải học phả hệ (hệ thống gia phả). Nhất định phải học! Quận nào gia tộc thịnh vượng gì, phân làm mấy nhà, quan hệ với những nhà các chi ra sao. Mấy trăm năm trở lại đây, rắc rối khó gỡ, bạn không sinh trong cái hệ thống lằng nhằng này, không trải
qua mười, hai mươi năm, thậm chí mấy chục năm nghe quen tai thấy quen
mắt thì không thể làm rõ. Cố Ích Thuần nói, bây giờ mới bắt đầu như
Trịnh Diễm đã là hơi trễ.
Nói xong lại lắc đầu: “Tam
nương nhà con, lúc trước nhà nó dạy rất tốt, nay xem ra cũng không còn
như xưa. Phả hệ nó biết cũng còn thiếu nhiều lắm.”
Trịnh Diễm ngước mắt nhìn trời: Ta đã tạo cái nghiệt gì vậy nè! Sao lại trở thành hình thức điền văn thế hả?!
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT