Cậu bé tên là Hứa Phàm, 11 tuổi, học lớp Sáu. Nghĩ lại ănm đó lên cấp hai chúng tôi mới bắt đầu học ngoại ngữ, bây giờ trẻ con học ngoại ngữ từ lúc 3 tuổi nhưng đến đầu năm 11 tuổi cũng chỉ biết nói đại loại như "Thank you", thật khiến cha mẹ buồn lòng.Cha mẹ cậu bé vẫn một lòng mong muốn cậu có thể thi được vào một trường đại học danh tiếng.
Cậu bé đó không thuộc loại quá nghịch ngợm, nhưng khi học, nó rất dễ lơ đễnh, thường mỗi khi giảng xong một mục tôi mới phát hiện ra thằng bé vẫn đang nghịch cây bút trong tay hoặc là cầm con dao nhỏ khắc lên mặt bàn. Tôi nhẹ nhàng nhắc: "Hứa Phàm". Thằng bé liền dừng lại và ngồi yên ở đó.
Tôi tiếp tục giảng, giảng được năm phút rồi bảo thằng bé nhắc lại những gì tôi đã nói, nó ngẩng đầu lên nhìn tôi với vẻ rất vô tội và nói: "Em nghe không hiểu". Xem ra thằng bé này đã chuẩn bị sẵn một đối sách chống lại gia sư. Không hiểu thì đành phải giảng lại, giảng đến nỗi mồm miệng khô không khốc.
Có những buổi học tôi đã mất cả buổi chiều ngồi trong phòng kí túc chuẩn bị bài, cố gắng để giảng bài cho sinh động, nhưng giảng rất lâu mà thằng bé vẫn tỏ ra không chút động lòng, cũng không tỏ ra là thích nghe hay không thích nghe, nhìn thằng bé uể oải tôi giận một nỗi là không đánh cho nó hai phát, vừa đánh sẽ vừa trách mắng như thế này: "Bảo em nghe giảng cho nghiêm túc em lại không chịu, em có biết chị giảng bài rất vất vả không. Không nghe lời nữa là chị đánh đấy! Nhóc con!".
Nhưng sự ra uy như thế với thằng bé tôi chỉ dám nghĩ ở trong lòng, còn ở ngoài thì vẫn phải kiên nhẫn tiếp tục nói với nó một cách khách sáo, nhã nhặn và thân thiết cả đống tiếng Anh mà nó không thể hiểu, cứ như là gảy đàn cho một con trâu nhỏ dễ thương nghe vậy. "Gảy" hết hai tiếng đồng hồ là có 20 tệ rồi, ở nhà ăn tiết kiệm một chút cũng đủ ăn ba ngày. Tôi không ngừng tự an ủi mình: "Đừng tức giận, đừng tức giận, cũng chẳng phải con mình, mình làm hết sức là được rồi, nó không chăm học mình cũng đâu có cách gì được".
Thỉnh thoảng, mẹ của Hứa Phàm ngó vào phòng xem xét. Tôi không biết có cái gì đáng xem, có nghe bà ta cũng không hiểu tôi nói gì, còn con trai bà ta mới 11 tuổi, nhỏ như vậy thì không thể mê mẩn tôi, tôi cũng không thể dụ dỗ nó. Tôi có cảm giác bà ta giống như một lão cai thường xuyên vào nhìn nhìn ngó ngó, còn tôi chính là một công nhân bị áp bức.
Đúng, chưa từng có ai thúc ép tôi như vậy. Tự mình lựa chọn thì tự mình phải chấp nhận. Nhưng trước sau gì cũng rất dễ chán nản nên dần dần tôi cũng chỉ làm qua loa cho xong chuyện, chỉ mong nhanh nhanh dạy cho xong, sau đó ra vài bài tập cho Hứa Phàm làm trong bốn mươi phút, nó có nghịch bút tôi cũng chẳng buồn nhắc nhở nữa, nó nghịch bút của nó, tôi làm việc của tôi, không ai làm phiền ai. Nó chơi nhiều bao nhiêu thì tôi có thể nghỉ ngơi nhiều bấy nhiêu.
Như vậy, hai cô trò chúng tôi đều qua quýt cho xong và ai cũng vui vẻ. Cuối cùng cũng qua quýt cho đến sát kỳ thi cuối kỳ.
Hôm thi tôi giả bộ gọi điện thoại đến khích lệ Hứa Phàm thi tốt, kiểu dối trá như: "Cô tin em có thể thi tốt", cũng là để duy trì cái vẻ ngoài hoà hợp giữa chúng tôi, gác điện thoại rồi tôi nghĩ: "2,2 tệ cho cuộc điện thoại này nhất định là lãng phí rồi".
Sau khi Hứa Phàm thi xong, tôi tới nhà nó như đã hẹn, thái độ của mẹ Hứa Phàm hoàn toàn không giống như trước nữa, cũng không cho tôi vào phòng của thằng bé, trong nhà chỉ có hai người chúng tôi ngồi ở phòng khách, tôi hỏi một cách nghiêm túc và cẩn trọng: "Hứa Phàm hôm nay không học ạ?"
Mẹ Hứa Phàm đứng dậy rót cho tôi một cốc nước rồi nói: "Đã có kết quả thi của Hứa Phàm rồi. Môn tiếng Anh chỉ đạt 15 điểm. Bây giờ cô đang nhốt nó trong phòng để nó tự kiểm điểm".
Vừa nghe xong mặt tôi liền đỏ ửng. Tuy nhiên tôi biết chắc chắn Hứa Phàm chẳng phải đang kiểm điểm gì, lúc này chắc lại đang nghịch cây bút chì của nó. 15 điểm, thật khiến cho một người làm cô giáo như tôi cũng phải toát mồ hôi vì xấu hổ. Tôi không thể không tự bào chữa cho bản thân, nếu không tôi sẽ chết ngay tại chỗ chết ngay tại chỗ, chết trong phòng khách nhà người ta vì xấu hổ và cảm thấy có lỗi mất Tôi không ngừng nói với bản thân mình rằng: "Không liên quan đến tôi, đấy là tại tằhng bé không chịu nghe tôi giảng bài, vậy tôi có cách gì đây, tôi lại không thể đập một lỗ thủng trên đầu của thằng bé để nhét một đống kiến thức vào. Nó đã ngốc lại không chăm chỉ, thật là gỗ mục thì không thể khắc".
Mẹ thằng bé không dừng lại mà tiếp tục nói: "Cô Dịch, cứ cho là trước đây tôi không mời gia sư thì Hứa Phàm cũng thi được 14 điểm, cô dạy cả một học kỳ mà điểm thi chỉ được 15? Sinh viên bây giờ thế à?"
Bà ấy chưa nói hết đã thở dài và ra vẻ cực kỳ đau xót về sinh viên thời nay.
Tôi ngồi đó mà trong lòng không yên, mặt mày nóng bừng đỏ ửng lên. Dưới chân tôi như có dòng điện chạy qua, lúc nào cũng sẵn sàng giật tung lên. Không hiểu nếu mẹ tôi mà biết tôi ngồi đây và bị một người mẹ khác mắng nhiếc cay nghiệt như thế liệu mẹ tôi sẽ đau lòng và buồn bã đến đâu.
Hôm đó, trong phòng khách nhà Hứa Phàm, mẹ thằng bé nói lải nhải một hồi rồi cuối cùng bà nói, vì hoàn cảnh kinh tế nên không muốn mời gia sư cho Hứa Phàm nữa.
Tôi biết rốt cuộc bà ấy cũng chỉ muốn tìm "lối thoát" cho tôi một cách nhân từ.
Tôi đã bị sa thải như thế đó.
Phải đợi đến khi ra cửa, khi mẹ của Hứa Phàm đã đóng cánh cổng một cách nặng nề tôi mới dám rơi nước mắt. Giống như một con chó bị quét ra khỏi cửa vậy. Thâp hèn, nhu nhược, không có chút sức lực, một tâm hồn đã chết.
Bước trên con đường xe cộ qua lại nườm nượp, tôi nhớ có một lần, khi đang trên đường tới nhà Hứa Phàm đột nhiên trời đổ mưa xối xả, tôi xuống xe buýt và chạy thục mạng, suýt chút nữa thì bị một chiếc ô tô đang chạy như bay đâm phải, người tài xế thò đầu ra và mắng: "Mẹ kiếp, chú ý nhìn đường đi, đi đường mà đâm lung tung vậy hả?"
Lần đó, cơn mưa lớn làm tôi ướt sũng, cũng không kịp bao biện được điều gì, tôi tiếp tục chạy, chạy một mạch tới nhà Hứa Phàm. Tôi gõ cửa rất lâu mà không thấy ai! Trong nhà không có người, nhưng trên cửa cũng không có bất cứ mẩu giấy nhắn nào.
Quần áo lạnh giá hoà trộn nước mưa và nước mắt dính chặt trên tấm thân mỏng manh của tôi.
Tôi đã ngồi trên bậc thềm trước cửa nhà, run lên cầm cập, từng sợi tóc xoà xuống khuôn mặt đã hoà quyện cùng với nước mắt.
Tôi mãi mãi không bao giờ quên ngày hôm đó và cả cảm giác tuyệt vọng trong cái giây phút lạnh lẽo thê lương ấy. Tôi chưa bao giờ cảm thấy lạnh lẽo đến thế, chưa bao giờ thấy lạc lõng đến thế Tôi cảm thấy mình giống như một chú chó lang thang không nhà, ai cũng có thể khinh thường tôi, ai cũng có thể coi tôi chẳng ra gì, lúc đó ai đi qua đều có thể nhìn tôi với vẻ coi thường hoặc thông cảm hoặc châm biếm, nhìn tôi với ánh mắt khó hiểu nhất và khó chịu nhất. Tôi chẳng phải là cái gì hết, chỉ là một chú chó con không chốn nương thân bị mưa ướt mà thôi.
Nghèo khổ khiến người ta không còn sự tôn nghiêm. Nghèo khổ khiến người ta dễ dàng rơi vào hoàn cảnh tuyệt vọng.
Tất cả lòng tự tôn và thương cảm đều đã vỡ vụn trong ngày hôm đó Tôi đã nhìn rõ mình, một kẻ luôn luôn rêu rao rằng mình là một sinh viên đại học nhưng có nhiều lúc cũng thấp hèn như vậy đó.
Nhớ lại hồi trước, vì không muốn để lỡ mất cơ hội được dạy Hứa Phàm và cũng không muốn để lỡ kì thi cuối kì của mình nên trong những ngày cuối tuần, mỗi lần về kí túc xá tôi đều đọc giáo trình đến hai giờ sáng. Tại sao cùng là con người, cùng là sinh viên của trường mà tôi lại phải vì công việc gia sư 20 tệ một buổi, vì khoản sinh hoạt phí, đã không hề do dự bán sức mình, đến nỗi lâm vào cảnh cùng đường như vậy.
Cho đến tận bây giờ, cứ nghĩ tới những chuyện đó là mắt tôi lại ướt nhoè
Đó là vụ tìm việc đầu tiên và cũng là vụ mất việc đầu tiên của tôi. Tôi chạy đến hàng Internet việc lại chuyện rồi đăng lên diễn đàn. Hôm đó, trong hàng Internet tôi vừa đánh máy vừa khóc, từng giọt từng giọt nước mắt rơi xuống và biến mất trong những khe bàn phím máy tính, không để lại dấu vết gì.
Sau đó, bài viết đó của tôi may mắn được biên tập của một tờ tạp chí đọc được và đăng lên báo. Kì nghỉ hè năm thứ nhất tôi mang theo tờ tạp chí đó về nhà cho cha mẹ xem, tôi chỉ muốn làm cha mẹ vui lòng, tôi muốn cho họ thấy bài viết của con gái mình cũng có thể được đăng trên tạp chí. Thế là tôi dương dương tự đắc nói: "Cha mẹ ngồi yên nhé, con đọc cho cha mẹ nghe".
Khi đọc đến câu: "Không hiểu nếu mẹ tôi mà biết tôi ngồi đây và bị một người mẹ khác mắng nhiếc cay nghiệt như thế liệu mẹ tôi sẽ đau lòng và buồn bã ra sao?", mẹ tôi đột nhiên khóc lên thành tiếng, lúc đó tôi ngẩng đầu lên mới phát hiện ra rằng cha mẹ đều đang chảy nước mắt.
Tôi lặng lẽ gấp quyển tạp chí lại. "Thật vậy, con đã trưởng thành rồi". Tôi vuốt ve gương mặt mẹ và nói: "Mẹ, không sao đâu, mẹ đừng khóc nữa. Bây giờ con không làm gia sư nữa, sau này con sẽ viết, bài này con được 200 tệ tiền nhuận bút đấy. Con chỉ mất một tiếng đồng hồ để viết. Một tiếng mà con có thể kiếm được nhiều tiền như vậy. Mẹ đừng khóc nữa mà".
Mẹ ôm tôi vào lòng thật chặt. Đó là lần đầu tiên mẹ ôm tôi từ sau khi tôi lên đại học. Trong đó có cả nước mắt và nụ cười.
Tôi đã lớn rồi. Nhất định phải lớn lên. Quá trình của sự trưởng thành chính là quá tình "ngài hoá bướm" lột xác cởi bỏ tất cả những thứ sần sùi thô ráp và xấu xí để mọc ra đôi cánh mềm mại, xinh đẹp rung rinh dưới ánh nắng mặt trời, nó rập rờn lấp lánh, bé nhỏ, và hạnh phúc.
Cuối cùng, Trịnh Thuấn Ngôn nói với tôi rằng cô ấy có một người họ hàng đang cần tìm gia sư và bảo tôi có thể đi thử xem sao. Tôi tự kiểm điểm lại sự thất bại lần đầu làm cô giáo và rút ra một điều rằng làm việc gì cũng cần phải có tinh thần trách nhiệm. Chính sự qua loa, vô trách nhiệm và không kiên trì của tôi đối với Hứa Phàm đã đẩy tôi đến chỗ thất bại. Khi muốn làm thầy của người khác thì chính mình phải tự khắc phục sự lười biếng và mất tập trung của bản thân. Bởi vì mình là thầy giáo, mình phải truyền đạt tri thức và giải đáp thắc mắc của học sinh. Không có tinh thần trách nhiệm thì sẽ không làm tốt bất cứ việc gì. Những lời nghiêm túc và đứng đắn này tgật là chí lí.
Cuối cùng tôi đã làm gia sư tại nhà người họ hàng của Trịnh Thuấn Ngôn trong hơn 3 năm với tình cảm rất tốt. Vì tôi đã trót hứa với cô học sinh của mình rằng khi viết tiểu thuyết sẽ viết về nó, cho nên mặc dù con bé không phải là sinh viên đại học nhưng tôi vẫn phải viết về nó.
Cô bé tên Thiên Thiên. Một cô bé xinh đẹp. Thực sự rất xinh đẹp, đáng để so sánh với Tô Tiêu. Có một lần tôi dẫn cô bé lên lớp chúng tôi học, cô bé vừa xuất hiện tôi lập tức trở nên lu mờ, trong cái giây phút cô bé bước vào lớp, tất cả mọi người đều dồn ánh mắt vào nó. Đúng thật là: "Hậu sinh khả uý".
Tôi tới dự bữa tiệc sinh nhật của con bé, nó nói dối mọi người rằng tôi là chị gái nó nhưng không ai tin, họ đều cho rằng tôi là em gái của con bé.
Bởi vì nó thực sự có gan ăn mặc, một cô bé 15 tuổi rất bạo dạn trong ăn mặc, thế hệ này mới thực sự là một thế hệ mới. 12 tuổi biết yêu, 13 tuổi có nụ hôn đầu, mặc áo hở lưng, xỏ khuyên rốn, nhuộm tóc, trang điểm đậm. Đi cùng với con bé tôi luôn luôn có cảm giác mình càng già càng xấu, cảm giác ngày tháng cũng không còn nhiều nữa.
Trên phố bị kẻ cắp rạch túi, cô bé liền vứt cái túi vào thùng rác kèm theo câu chửi tục "mẹ kiếp" rồi tiếp tục đi không thèm để ý.
Bị một tên lưu manh trêu ghẹo, con bé liền hai tay chống nạnh lên giọng: "Đúng là đồ đĩ đẻ, còn muốn chơi nữa không?"
Tôi lên lớp với con bé, nó nhất định phải nói với tôi bằng giọng Vũ Hán, nếu không nó sẽ rất khó chịu.
Khi lên lớp tôi bị sốt, con bé đã lục tung các ngăn tủ tìm thuốc cho tôi uống. Lúc ăn cơm, có món gì ngon nó đều chia cho tôi. Có lúc chúng tôi cùng trang điểm, có lúc cùng thay quần áo.
Quả thật là một cô bé "hư" thông minh, hoạt bát, đáng yêu, với sự hết lòng dạy dỗ của tôi năm ấy cô bé đã học lên trung học. Đó là một trong những việc có vẻ là thành công nhất mà tôi đã từng làm. Tình cảm giữa chúng tôi chỉ có tăng mà không có giảm. Có một đợt ngày nào tôi cũng đến nhà con bé ăn cơm. Tôi thích ăn nhất là món cá om cay mà ba của Thiên Thiên làm.
Tôi viết rất sơ sài. Cô bé có thể sẽ tức giận. Ha ha. Thực ra cô bé là một kiểu nữ sinh rất đáng để miêu tả. Một thế hệ mới ra đời vào cuối những năm 1980.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT