Khi mới mười lăm tuổi, trong lòng Diệp Song Hỉ đã chôn giấu một
nguyện vọng: Cậu hi vọng kiếp sau ......... không phải làm anh nữa.
Qua tuổi mười lăm, cậu mới dần dần hiểu
ra rằng, nói đến kiếp sau là một chuyện thật hão huyền, vì thế cũng dần
bỏ quên ý niệm không thực tế này trong đầu.
Năm ấy em gái Song Khánh kém cậu tám tuổi ra đời.
Trong nhà đã lâu chưa từng có tiếng trẻ
con khóc nỉ non nên người lớn chỉ mải chú ý đến cô nhóc kia. Khóc, lạnh, đói bụng, tè dầm, bé trở thành mối quan tâm hàng đầu trong nhà, đâm ra
khó tránh khỏi chuyện ba mẹ có chút sao nhãng với cậu con trai.
Lúc ấy Song Hỉ vẫn còn nhỏ, lần đầu tiên trong đời phải nếm trải dư vị cô đơn.
Con người sẽ trưởng thành dần theo thời gian, người ta sẽ chẳng bao giờ chiều chuộng một đứa trẻ đã lớn.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, Song Khánh đã biết nói, biết đi, rồi đến nhà trẻ. Cô từ nhỏ đã hoạt bát lanh lợi,
đi đến đâu người ta cũng thích. Ông bà Diệp coi cô như báu vật ---
Có một câu tục ngữ rất hay: Hoàng đế
trọng đứa con cả, dân thường thương đứa con út. Bình thường, đứa con nhỏ tuổi nhất sẽ được cưng chiều hơn một chút, huống chi đây lại là một cô gái nhỏ --- Người ta thường nói con gái là chiếc áo bông của cha mẹ,
cần được yêu thương hơn, cho nên..........
Ngày lễ ngày tết, cả gia đình cậu đến
chơi nhà họ hàng thân hữu, Song Khánh mặc áo chip bông ba-đờ-xuy màu
phấn hồng, xinh đẹp tựa nàng công chúa nhỏ. Vừa bước vào cửa cái miệng
nhỏ nhắn ngọt ngào dẩu lên, mọi người đều thích chơi đùa cùng cô, chọc
cho cô bé thẹn, trốn vào trong ngực cha.
Lúc này người ngoài nhìn Song Hỉ ngồi bên cạnh sẽ trêu ghẹo cậu: "Cháu nói xem ba mẹ cháu thật bất công, yêu Song Khánh hơn yêu cháu."
Loại trêu ghẹo này không biết chỉ là vui
đùa hay có ác ý, lúc đó Song Hỉ vẫn còn nhỏ, thật thà gật đầu --- bây
giờ nhớ lại, có lẽ lúc ấy lòng cậu thật không có chút tạp niệm nào. Mười bốn tuổi, Song Hỉ đã coi như chuyện hiển nhiên mà cười nói: "Đương
nhiên rồi ạ. Song Khánh nhỏ hơn cháu nhiều như vậy, ba mẹ thích em hơn
một chút cũng là chuyện bình thường."
Nghe được câu này, cha mẹ cậu cũng bất ngờ, thấy rất vui mừng.
Trước kia không phải không có người từng
nhắc khéo bọn họ phải đối xử công bằng với cậu con trai, biểu tình lúc
ấy của hai vợ chồng đều vô cùng kinh ngạc.
Bởi họ cảm thấy mình cũng đâu bên trọng
bên khinh. Lòng bàn tay, mu bàn tay cũng đều là thịt cả, đứa con của
mình, sao có thể đối xử bất công với nó được? Tuy rằng có khi để tay lên ngực tự hỏi........đích xác họ có nuông chiều Song Khánh hơn một chút,
nhưng điều này đâu có gì không đúng. Song Khánh còn nhỏ như vậy, cha mẹ
khó tránh khỏi thương cô hơn. Song Hỉ là một đứa con trai, lại lớn hơn
em gái những tám tuổi, chẳng lẽ lại có loại tâm tư muốn tranh giành tình cảm với em gái mình sao?
Bây giờ nghe được câu trả lời của đứa con nhỏ, hai vợ chồng đều yên tâm. Đương nhiên bọn họ không ý thức được,
câu nói kia, tuy là thực tâm của Song Hỉ, nhưng trong hoàn cảnh không có lấy một bậc thang cho cậu bước xuống(*), chỉ sợ ngay chính cậu cũng
không tin vào câu nói đó.
(*) Ý nói không có đường lui.
Trẻ con vốn nhạy cảm, dù là trai hay gái, đến khi trưởng thành lòng tự trọng cũng càng cao. Bị mọi người thương
hại, nói cậu không có địa vị gì trong lòng cha mẹ, cậu cũng không như
khi còn nhỏ thoải mái thừa nhận nữa.
Đứa con trưởng thành sẽ không ghen với em gái. Vì thế ông bà Diệp yên tâm tiếp tục thoải mái yêu thương cô con gái nhỏ.
Cũng không phải họ cố ý xem nhẹ đứa con
cả --- ai lại cố ý chứ? Như bọn họ đã nói, lòng bàn tay, mu bàn tay cũng đều là thịt. Nhưng, hai người họ khinh hay trọng con trai, chỉ cần nhìn vào những chi tiết nhỏ nhặt trong đời sống thường nhật cũng có thể thấy được.
Khi cả nhà đi cùng nhau, Song Khánh
thường đứng giữa cha và mẹ, tay lôi tay kéo sôi nổi, nói có bao nhiêu
hoạt bát thì có bấy nhiêu. Vị trí của Song Hỉ thì bất định, đi bên cạnh
mẹ hoặc cha, hai tay đút trong túi áo.
Nhìn từ phía sau, ba người kia như gắn bó một thể, chỉ riêng cậu là tách ra. Song Khánh ríu rít vui vẻ như con
chim khách nhỏ, lôi kéo cha mẹ đi vòng quanh xem náo nhiệt, chỉ mình
Song Hỉ bị bỏ quên, theo sau cũng không được, mà không theo cũng không
được.
Cảnh tượng này rơi vào trong mắt người em họ, là một cô gái mới lớn còn mơ mộng, ấy vậy mà lại dùng một giọng
điệu như gặp chuyện may nói: "Mẹ, may mà con được mẹ sinh ra."
Thấy không, mắt quan sát của người ngoài
thật tinh nhạy. Tuy rằng hai vợ chồng bà Diệp kiên quyết không thừa
nhận, tuy Song Hỉ cũng cố gắng giữ gìn mặt mũi của mình, nhưng chuyện
cha mẹ Song Hỉ không mặn mà gì với cậu là chuyện mà trong lòng họ hàng
thân thích đều biết rõ.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT