Mỗi lần về nhà thăm nhà ông bà ngoại, tôi lại cảm thấy lạnh lạnh mỗi khi rảo bước một mình. Nhà ông bà tôi nằm làng Cổ Định- một trong những vùng đất cổ xưa nhất có dấu chân của con người. Và đương nhiên, nó cũng không thiếu những thứ huyền hoặc, kỳ dị tới mức mê hoặc chính những con người ở thời đại mới như chúng ta.

Trước đây nhà bà ngoại tôi ở vườn có trồng một cây Dầu- tôi không rõ cây này lắm, nhưng nghe bà ngoại tả nó có quả như cây xoan, nhét vào súng ống nứa bắn rất rát, trẻ con khi xưa mười đứa thì chín đứa thích chơi trò này. Khi mẹ của tôi lớn lên thì cây Dầu chặt đi lâu rồi, do có nhiều chuyện liên quan đến cây này không hề ít. 

Chuyện là khi ông ngoại tôi mới chuyển công tác về quê tôi bây giờ, thì mua được một mảnh đất một ông cùng cơ quan. Ông bà tích cóp vay mượn đủ để xây nhà nhưng xây xong lận đận quá. Lúc mái gianh bị cháy, lúc thì cột nhà mục nó sụp một mảng nhà- dù là gỗ cột là gỗ lim ông cùng các bác tự đi chặt về, rồi trộm đục tường, các kiểu. Một thời gian sau ổn định, bà tôi chăn nuôi thì thời gian đầu mọi chuyện nó bình thường, sau thì đàn gà nhà bà tôi nuôi không một con gà mái nào đẻ nữa- kiểu như đẻ hết trứng rồi. Sau đó con nào con ấy gáy như gà trống vậy, nhưng con nào gáy thì chỉ ba bốn ngày sau là lăn ra chết.

Bấy giờ chúng toàn chết kiểu như bệnh rũ gà giờ, nhưng lông gà rụng dần rồi ấy, lúc làm thịt thì chả còn giọt máu nào cả. Còn chó thì bà tôi kể không bao giờ nuôi được chó lông màu khác chó màu vàng, nuôi con nào chết con ấy. không hiểu chết kiểu gì mà con nào con ấy cứ đập đầu vào cây Dầu rồi chết dưới gốc cây ấy, ông bà tôi hoang mang lắm, nhưng vì các con nên cố bám trụ- vì ông đang có công tác ổn định ở nơi đây, còn bà thì bươn chải buôn bán kiếm một chút tiền rau dưa hàng ngày.

Còn chó thì bà tôi kể không bao giờ nuôi được chó lông màu khác chó màu vàng, nuôi con nào chết con ấy. Mà mười mấy năm nay hàng xóm bạn bè chưa thấy nhà bà nuôi được con chó nào màu khác vậy, chó lông vàng thì mắc đủ bênh đủ tật, ghẻ lở gì kinh qua hết, mà nó sống dai như bọ, còn chó đen chó vện thì được dăm bữa nửa tháng, là thấy ông bà lụi cụi mang chôn rồi. Rồi một ngày ông bà mới vỡ lẽ ra tại sao nhà mình nó lại lần đạn thế, thì hôm ấy là mùng 1 tháng bảy âm- tháng âm lịch thì nó đọc nhất hai ngày- mùng 1 và rằm, nếu mọi người ai chưa rõ thì mình xin nói nhiều chút: Rằm thì trăng tròn nhất, khi ấy Thái Âm khí từ mặt trăng mạnh nhất, nên âm khí nó thịnh, ma quỷ dễ lên, nhưng thánh thần cũng dễ hiện. Còn mùng một thì độc hơn, “Mùng một lưỡi trai”- nghĩa là bình thường ngày này không có trăng, học trăng chỉ hé như miệng con trai- lúc này Thái Âm khí không có, chỉ có Thiếu Âm khí từ mặt đất thôi, nên Thánh thần không có hiện ra, mà chỉ có ma quỷ ngày này- vong, ngạ quỷ,… nên cúng mùng 1 là thế. Hôm ấy thì ông đi từ nhà máy về, đi về đến ngõ thì nom thấy bóng người vắt vẻo trên cây Dầu, ở dưới là một đám lố nhố nữa, tưởng là trẻ con trong xóm trèo lên cây hái quả, ông mới quát:

– Tối thế này mà bọn mày trèo lên cây à, ngã lộn cổ bây giờ, xuống ngay!

Thì đứa trên cây mới quay đầu sang phía ông, cười khanh khách mấy cái, rồi nói vọng ra- giọng nói nghe ông kể lại là nó kèn kẹt như kiểu bụi tre lúc gió bão ấy, khó nghe, ghê ghê:

– Nhà taooo…. tao ở đấy…

Rồi nó đưa tay với lấy đầu, kéo nghẹo cổ sang một bên, vừa nói vừa cười khanh khách:

-Ngã lộn cổ như thế này đấy phỏng….

Trong ánh mắt kinh hãi của ông thì nó buông người từ cây Dầu rơi xuống đất bịch một cái, tức thì đám đen dưới đất vừa khóc vừa cười, lại rú lên một cách ghê rợn, ông mình lúc đấy khiếp hãi lắm rồi, liền vứt bịch cái xe Phượng Hoàng xuống, chạy ù té vào nhà, không phải là ông tôi lúc ấy nhát gan, mà là ông chạy vào xem bà với các bác mình có việc gì không! Vào đến nơi thì ông thở phào, vội lay bà dậy rồi hỏi bà có nghe gì không, bà lắc đầu, xong đấy ông chỉ ra gốc cây Dầu ngoài vườn thì bà thấy đám ấy, nhưng mắt chúng nố đỏ lòm lên như đám đom đóm lớn màu đỏ tươi vậy, chúng vừa khóc vừa cười rồi cứ dần dần tiến về nhà ông bà tôi, ông bà sợ quá ôm lấy các bác mà chẳng biết làm gì. Nhưng đến lúc đấy thì bống có tiếng gà gáy vang lên, bọn nó biến mất tăm…

Hôm sau, trời vừa sáng bảnh, ông liền lập tức xuống nhà ông Nhĩ- thầy cao tay nhất mấy làng mình ngày xưa. Mình kể sơ qua về cụ một chút, cụ Nhĩ ngày xưa học chữ Nho, sau bãi bỏ thi cử thì cụ từ quan về quê, nhưng cụ đỗ Tú Tài nên người cùng làng gọi cụ là thầy Tú Nhĩ, cụ nuôi Âm Binh- không phải Âm Binh kiểu thầy phù thủy nuôi là vong, quỷ đói, ngạ quỷ,.. mà cụ nuôi Binh Hồn. Ông mình kể là Binh Hồn là vong linh của binh lính tử trận, hoặc là vong linh có linh tính, không màng hương hoa, không đòi âm đức- nghe cụ Tú Nhĩ bảo đây à phép của Đạo giáo Nội tu Toàn Chân, chứ không phải phép của Ngoại tu kiểu Phù Thủy như Mao Sơn. Cụ có một cái túi, cất giữ một nhúm đậu, gọi là Đậu Binh, làm pháp Tát Đậu Thành Binh, lại có một chiếc gương bát quái- vừa là gương vừa là La Bàn, mỗi khi cụ đi làm phép thì cầm nó đi xem trạch địa từng nhà, xem hướng xem giờ đủ cả. Ông mình vừa tới thì đã thấy cụ ngồi ngay ngắn ở cái phản rồi, cụ vừa cười vừa rót nước chè rồi nói:

– Chú sang sớm thế có chuyện phỏng? Tôi thấy sắc mặt chú vượng khí không tốt, tối qua chắc gặp vật không lành, nay sang chắc vì chuyện vậy chăng?

– Cụ phán chuẩn quá ạ, chả là nhà con…

Vừa nói ông mình vừa kể chuyện nhà mình cho cụ nghe, cụ Nhĩ vừa nghe vừa nhíu mày, rồi cụ mới ôn tồn nói:

– Hỏng! Thú thực với chú, ngày xưa đất nhà chú là nơi đất nghịch- năm xưa Duy Tân ra Bắc, nhưng đến Thanh Hóa là bị giữ lại, không bước nửa chân qua Tam Điệp- sĩ phu Bắc Kỳ uất hận, dâng sớ lên Văn Miếu, rồi nguyện khất thực bộ hành từ Hà Nội vào kinh đô gặp vua, ai ngờ đâu Toàn quyền nó biết, nó bắt hết gia quyến nhà người ta, mang chém hết. Xã ta có bốn cụ tham gia bộ hành, người nhà mang chém ngót 40 người, tất cả vùi thây ở sau hào tre làng, có lẽ chết vì oán hận, nên oán khí không tan, gặp ngày mồng Môt tụ lại mà tác quái..

– Chẳng lẽ đất nhà con…

– Trước đất nhà chú gọi là Đồng Than- vì cứ mỗi tháng lại nghe tiếng than khóc, tiếng rên rỉ của gần bốn mươi mạng người chết oan kia, sau mấy cụ cao niên thỉnh Thành Hoàng ngự xuống, thì Người mới bảo là chị áp chế được hai giáp thôi, nhưng hơn ba chục năm rồi không thấy động tĩnh gì! Không nghĩ nó lại hoành hành thế. Rồi cụ lại thở dài, nói tiếp “Mà chú cũng liều, gà qué chết như vậy mà không nói tôi sớm, tôi trộm nghĩ có lẽ bọn này hút huyết khí của gia cầm, không còn là vong nữa đâu… Có khi thành đã trở thành á quỷ rồi!”

Ông mình nghe thế giật mình lắm, mới hỏi gấp cụ Nhĩ:

– Á quỷ là gì hả cụ?

– Người có tinh, khí, thần, tinh là huyết nhục, thể xác, tinh mạnh thì sống thọ, tinh yếu thì chết yểu. Thần là tinh thần, ba hồn bảy vía, thần mạnh thì vía mạnh, ma sợ quỷ khiếp, can qua được tai họa. Còn Khí, cái này ảo diệu nhất, mỗi người có khí riêng, không ai giống ai, nhưng phần nhiều chia thành Ám khí, Linh khí, người Ám khí nặng thì phần nhiều đầu trộm đuôi cướp, người Linh khí mạnh thì giàu có, phước lộc nhiều. Mà người Ám khí át Linh khí chết đi thì thành Vong, Vong này không có Tinh, lại thiếu Thần, chỉ có Khí- vậy nên không trung hòa được bản tính của mình, mà từ từ tích uất hận nên trở nên hại người. Tích nhiều quá trở thành Á Quỷ- Quỷ này là Hậu thiên, nghĩa là bẩm sinh không phải Quỷ, mà do luyện thành. So với Quỷ bình thường, nó không mạnh bằng, nhưng luận độ độc ác, gian tà, thì không Quỷ nào địch được.

Ông mình khiếp hãi lắm, bồn chồn không yên, lại nhìn thấy cụ Nhĩ đăm chiêu nên lại càng bứt rứt, thì cụ Nhĩ như sực tỉnh, quay sang nói với ông mình:

– Giờ chú nghe tôi này, bây giờ chú cứ về nhà trước, đưa thím với mấy đứa con nít đi chỗ khác ngay, rồi về đây ta tính chuyện sau, bước nào hay bước đấy. Rồi cụ bấm bấm đốt tay, gật mạnh đầu hối thúc: “Nay là ngày Thân, tháng Bảy à? Thế chú phải đưa thím ngay trong giờ Thìn, nhanh lên, không là không kịp, đợi nó đến giờ Mùi là hỏng chuyện, rồi chú về nhà tôi luôn, mai ta về nhà chú!”

Cụ Nhĩ nói thê rồi đưa tiễn ông, ông lập tức về nhà đưa bà về, vì lúc ông từ nhà cụ về đã 8 rưỡi sáng rồi, chỉ còn hơn hai tiếng để dọn đi thôi! Lu bu mãi sáng hôm sau mới về nhà cụ được!

Sau khi ông đưa bà đi, về nhà cụ Nhĩ, bấy giờ thì trong gian nhà của cụ có sẵn hai người trung niên cùng một cụ xêm xêm tuổi cụ Nhĩ nữa, cụ cười cười rồi giới thiệu với ông mình:

– Chắc chú chưa biết, đây là hai học trò lớn của tôi, giờ nó đang tu Đạo trên Thái Vi, tận trên tỉnh Ninh Bình, tối qua tôi gửi chim bắn tin, chúng nó về phụ tá một tay!

Vừa nói cụ vừa chỉ sang một hai người cạnh ông mình- hai người này vẻ mặt hiền hòa, nhàn nhã, mặc áo bào khoác hờ lên vai, nhẹ nhàng cúi đầu chào ông mình. Hồi đấy người ta vẫn mặc áo the, nhưng mặc áo bào thì hiếm, ngay cả lý trưởng cũng không mặc nữa. Tiếp đấy cụ Nhĩ lại chỉ vào cụ già bên cạnh, nói:

– Đây là sư đệ của tôi, tận trong Vinh, so với tôi thì bản lĩnh của hắn phải hơn tôi ba phần, có hắn chuyện nhà chú không phải là khó khăn gì.

Ông mình nghe thế vội quay sang cúi chào cụ già kia, cụ này nghe là sư đệ của cụ Nhĩ, nhưng mái tóc bạc trắng, mang vẻ già nua, có vẻ già hơn cụ Nhĩ phải hai chục tuổi, cụ này nghe thế đang nhắm mắt dưỡng khí liền mở hai mắt ra, cười mỉm:

– Sư huynh quá lời, tạp kỹ của tôi há lại bằng sư huynh, tôi là đi đường tắt, luyện thêm cả Ngoại tu, trả giá bằng Âm đức, Nguyên Khí mới lay lắt đến hôm nay. Giờ giúp được ai hay người ấy. Nhìn người này Vong khí quấn thân, có vẻ gặp chuyện không lành…

Cụ Nhĩ liền quay sang kể chuyện về đất nhà mình, cụ già kia càng ngày càng nhíu mày, thở hắt ra:

– Sư huynh, Á Quỷ chắc rồi, huyết chó vốn là vât tanh bẩn, nhưng có tính kị tà, mà chúng lại hút huyết chó, thì e rằng tà khí của chúng không phải dạng vừa đâu…

Cụ Nhĩ lúc đấy mới quay sang dặn dò tất cả người trong phòng:

– Tối nay ta sang nhà chú T một lần, mọi người nghỉ sớm!

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play