Người kể: Phi Phi, hai tư tuổi, nữ, Thượng Hải, sinh viên học viện Ngân hàng.
Nhật ký phỏng vấn: Đây là lần thứ hai tôi đến Thượng Hải với mục đích duy
nhất là phỏng vấn một cô gái có cái tên Phi Phi. Nhưng khi tôi đã đứng
trên đất Thượng Hải, Phi Phi lại không muốn gặp mặt, chỉ thích tâm sự
qua điện thoại. Tôi kệ, bảo vẫn chờ. Cuối cùng, tại quầy bar cao nhất
củaảTung Quốc, ở tầng thứ 88 của toà nhà Kim Mậu, cô đã tới.
Trong ký ức của tôi không ngớt lặp đi lặp lại cụm từ lần đầu tiên. Chỉ cần
tĩnh tâm lại là hàng loạt khuôn hình của mối tình đầu lập tức xuất hiện
trong tim trong óc, lần lượt. Tâm hồn tôi như một bức màn ảnh rộng, đầu
tôi như chiếc máy chiếu phim. Ngay cái đêm đầu tiên đó, tôi cũng không
cho rằng có gì quá đặc biệt. Nhớ một lần tôi đọc được trên mạng, địa ý
rằng phụ nữ suốt đời không thể quên được cái đêm đầu tiên trở thành đàn
bà. Thậm chí, ngay cả trước giờ phút lâm chung, trong đầu họ cũng vụt
loé lên gương mặt của người đàn ông đầu tiên. Thế nhưng câu chuyện của
tôi lại chứng minh rằng quan điểm đó thật nực cười.
Người yêu thứ nhẩt của tôi tên là Thạch Lỗi, bạn cùng đại học, không cao to, cũng
chẳng đẹp trai, được cái mặt mũi khôi ngô, sáng sủa. Vào mỗi dịp nhà
trường tổ chức dạ hội, Thạch Lỗi lại trở thành ngôi sao. Anh còn ở trong đội văn nghệ nhà trường, chơi violon và guitar rất hay.
Thạch
Lỗi là thần tượng của nhiều nữ sinh, có đêm dạ hội kết thúc đã lâu mà
các cô còn vây quanh xin anh ấy chơi một khúc nhạc. Tôi thương chỉ nghe
một tý rồi bỏ đi, bởi không tìm được lí do để tiếp tục ở lại. Thế nhưng, trước những vô số ẩn ý, hẹn họ, thậm chí cả những lời tỏ bày trực tiếp
của các nữ sinh, Thạch Lỗi đều từ chối. Bởi vì lúc đó anh ấy đã có người yêu, là cô bạn cùng lớp từ cấp III, lại cùng đỗ một trường đại học, tuy khác khoa. Cô ấy thương xuất hiện đúng lúc, thay người yêu từ chối các
lời mời mọc.
Có một đêm tôi đọc sách rất khuya, sáng đến trường
muộn, đành đi từ cửa sau vào lớp. Thấy Thạch Lỗi đang một mình ở hàng
ghế cuối cùng, tôi liền ngồi xuống bên. Và chúng tôi thì thầm những câu
chuyện không đầu không cuối. Thạch Lỗi bảo với tôi, anh không chỉ thích
âm nhạc, mà còn thích đọc sách. Lên lớp ở bậc đại học có thể ngồi lung
tung, không cần đúng chỗ quy định, vì chẳng ai quy định cả. Vì quá tài
hoa nên Thạch Lỗi hay bị cánh con trai ganh tị, dẫn đến ghét bỏ. Còn đám con gái, từ khi biết anh đã có người yêu, cũng tự động tránh xa. Do vậy ngoài những lúc nói về văn học và âm nhạc, anh thường trầm lặng, bởi
không mấy ai dám ( hoặc thích?) ngồi cùng. Do cùng thích âm nhạc và văn
học nên chúng tôi thường ngồi cạnh nhau. Cũng phải thú thật là, sau cái
lần đầu ngồi chung đó, tôi thường cố ý đến muộn để có cớ ngồi cạnh anh.
Một buổi trưa nọ, tôi bắt gặp Thạch Lỗi say rượu, mặt mũi bừng bừng, hùng
hổ đập phá trong lớp học. Bàn ghế đều bị anh đạp đổ, sách vở bị anh ném
tứ tung, nhưng cả lớp ai nấy vẫn thản nhiên ngồi nhìn. Tôi nghĩ mãi
không tìm được ra lý do để khuyên can, trộm đoán có thể anh thất tình.
Sau đó anh bộc bạch với tôi rằng, khi một người đàn ông thực sự yêu một
cô gái, sẽ không bao giờ nảy ra ý định chiếm đọat cô gái đó. (Nhưng khi
đã trưởng thành, tôi lại được nghe những người đàn ông khác nói rằng,
khi thực sự yêu một cô gái, bạn sẽ có khát vọng cực kỳ mạnh mẽ là phải
chiếm đọat tất cả những gì thuộc về con người mà bạn yêu. Tôi không phải là đàn ông, nên không rõ quan điểm nào đúng). Thạch Lỗi nói với tôi câu này khi cả hai đang trong một tiệm ăn nhỏ. Anh còn bảo luôn coi người
mình yêu như châu như ngọc, đến đụng mạnh cũng không nỡ. Nhưng cái cô
gái anh yêu đó lại đi ăn nằm với một gã năm thứ tư cùng khoa, mà gã thì
chỉ coi cô ta như một dụng cụ thoả mãn tình dục. Tôi chưa hề yêu ai nên
không thể hiểu hết những gì anh đang nói, chỉ biết cứ nên dịu dàng và
nhẫn nại mà nghe. Anh còn đưa tôi đọc một bức thư dài tới mấy trang rồi
hỏi rằng anh khuyên người yêu như vậy liệu có được không.
Tôi
nói, "Người ta đã dám hành động vậy, tức là một cách chứng tỏ không yêu
bạn nữa, còn luyến tiếc làm gì?" Anh đáp, "Không đúng, hoàn toàn không
đúng. Cô ấy còn yêu tôi, và chính vì còn yêu nên cô ấy mới đi ngủ với
người con trai khác."
Chúng tôi cùng uống bia, tôi cứng bụng vì
buồn đái, đến không chịu nổi, đến đầu óc không còn minh mẫn để phân tích tình hình. Nhưng cái nhà hàng con con này lại không có nhà vệ sinh,
cuối cùng tôi phải nhờ anh chỉ cho nơi gần nhất. Giải quyết xong chuyện
tầm thường đó, đầu óc tôi mới sáng sủa trở lại, nhưng vấn chưa lý giải
nổi rốt cục giữa họ đã xảy ra chuyện gì.
Sau khi thất tình, Thạch Lỗi từ chối hết mọi lời mời vui chơi, nhất là tham dự dạ hội, ngay cả
dạ hội của trường anh cũng ít dự, chỉ riêng việc tập đàn là chưa bỏ.
Gia đình tôi ngèo, tâm tính tôi lại quá nhạy cảm nên từ nhỏ đến lớn rất ít
bạn thân, mãi cho đến khi gặp được Thạch Lỗi. Do cả hai cùng cô đơn nên
chúng tôi thường rủ nhau đi ăn cơm, xem phim, nghe nhạc...
Nhà
Thạch Lỗi ở phố Đông, cách con sông Hoàng Phố là đến phố Tây. Bố mẹ anh
lại được phân thêm căn phòng mười mét vuông ở phố Tây nên những lúc cần
yên tĩnh đọc sách hay tập đàn anh thường tới đó. Còn tôi, do bố mẹ hay
cãi lộn nhau về chuyện tiền nong nên tôi thường về nhà muộn, đôi khi rất muộn. Về cơ bản là ông bà không quản lý được tôi, và dù có được, họ
cũng chẳng buồn quản lý. Tôi thường đến căn phòng của anh ba hoa đủ
chuyện thời con nít, bàn luận về thiên văn địa lý, về văn chương, âm
nhạc. Lạ một cái là chúng tôi chỉ trò chuyện một lúc thấy đã nửa đêm.
Cũng có lúc cả hai chẳng nói gì, anh tập đàn, còn tôi xem sách.
Cô nam quả nữ một phòng, dù có xảy ra chuyện gì đi nữa cũng là điều dễ
hiểu, nhưng tôi và Thạch Lỗi lại không hề xảy ra chuyện ấy mới lạ. Ngoài nụ hôn lúc vào má khi trúng môi, anh chỉ vuốt ve bờ vai tôi. Bởi đối
với tình yêu tinh thần của chúng tôi, mọi thứ thuộc về vật chất đều
không quan trọng. Khi giữa hai người không cần đến ngôn từ mà vẫn có thể hiểu nhau thì tình dục khó mà xen vào nổi. Tình dục, rốt cuộc chiếm bao nhiêu phần trăm trong tình yêu?
Một tối mùa đông lạnh giá, sau
khi ăn uống qua quýt, anh nói sau này dù không định đi tu cũng sẽ không
kết hôn, mà chỉ muốn tìm một người con gái bầu bạn suốt đời về tinh
thần. Tư tưởng quái dị của anh chỉ mình tôi mới có thể hiểu, nhưng làm
sao tìm ra nổi người con gái đó, mặc dù trong lòng tôi lại âm thầm nhận
lời. Tối đó, chúng tôi trò chuyện với nhau rất tâm đắc, chủ yếu về âm
nhạc. Dưới sự hướng dẫn của anh, trình độ guitar của tôi tiến rất nhanh, còn có thể đệm theo violon cho anh nữa.
Lúc đó đã một giờ đêm,
không còn xe bus chạy. Nghĩ đến vịêc phải một mình trong màn đêm giá
buốt để trở về cái gia đình cũng buốt giá không kém, tôi run cầm cập, dù vẫn đang ngồi trong văn phòng ấm áp của Thạch Lỗi. Tôi nói, "Cho em ở
lại nhé, em không muốn về." Anh im lặng gật đầu. Tôi hỏi tiếp, "Liệu có
sao không?" Anh đáp "Không sao." Tôi lại hỏi, "Nếu đột nhiên mẹ anh tới
thì sao?" Anh bảo làm gì có chuyện đó, nửa đêm rồi, ai đến. Tôi ỡm ờ
"Anh có muốn giữ em ở lại không?" Anh cười "Tùy em thôi." Tôi do dự khá
lâu, thực lòng không muốn đi bộ một tiếng đồng hồ về nhà, còn đi taxi
thì tiền lại không có.
Tôi bình thản và lặng lẽ cởi quần áo, chỉ
giữ lại bộ đồ lót. Thạch Lỗi không buồn liếc tới, vẫn cắm cúi chơi đàn.
Tôi thì chẳng dám nhìn lúc anh cởi quần áo. Chúng tôi chui vào chăn,
cùng nằm trên chiếc giường đơn của anh mà không ôm nhau. Lòng tôi tràn
ngập sự ngọt ngào, như có khúc nhạc đồng quê đang dạo, không vương chút ý niệm xác thịt, dù chỉ là thoáng qua. Hơn nữa, tôi còn chưa biết nó sẽ
diễn ra như thế nào. Trong thế giới lạnh lẽo và cô đơn đó, tôi chỉ cần
nghệ thuật và hơi ấm, tôi nghĩ anh cũng vậy. Chúng tôi cứ nằm như thế,
nín thở, không biết tiếp theo là sẽ ra sao.
Đúng lúc đó, tôi nghe có tiếng lịch kịch ở cửa, và thấy ánh trăng lạnh lẽo hắt vào hai chiếc
đèn treo song song trên tường. Hoảng hốt, tôi nhìn ra. Anh lập tức dùng
ngón tay bịt miệng tôi lại. Rầm một cái, cửa bật mở, mẹ anh xuất hiện.
Chẳng lẽ mẹ con anh lại có mối thần giao cách cảm? Sao thường nhật bà
không hề tới, mà lại đúng đêm nay? Anh không dám xuống giường, chỉ quay
lưng lại như muốn che kín lấy tôi đang co rúm trên giường. Tôi nhắm tịt
mắt, chờ đợi những lời sấm sét đổ xuống.
Căn phòng vỏn vẹn 10 mét vuông, hai đứa lớn đùng như chúng tôi tôi làm sao mà trốn với nấp được. Nhìn cái cảnh trai gái nằm bên nhau ( chứ không phải trai trên gái
dưới), mẹ anh mất hẳn sự nho nhã, thanh tao của một tri thức, hét chửi
anh luôn, "Cho mày một phòng riêng để có điều kiện mà nỗ lực học chữ
luyện đàn, chứ đâu phải để mày bày ra cái trò khốn nạn này. Mà cả hai
đều mới tí tuổi đầu, người chưa ra người, ngợm chưa ra ngợm, con trai,
mày muốn tao tức chết ư?" Thạch Lỗi lúng túng, "Con có làm gì đâu,
con...con không hề làm gì. Mẹ, nói nhỏ thôi, được không?" Nhưng đầu óc
mẹ anh chỉ còn nghĩ đến chuyện mắng chửi cho sướng mồm. "Mày lại còn kêu tao nói nhỏ à? Vậy sao không tự biết cai quản mình? Không tự quản được
thì quay ngay về nhà. Hẳn nào tao cứ trằn trọc bất an, không tài nào ngủ được, sợ mày xảy ra chuyện gì nên mới chạy tới đây. Không ngờ mày lại
làm cái việc đáng xấu hổ này. Đứa con gái này là ai? Mày đã làm gì nó
chưa?" Tôi kéo chặt chăn trùm đầu, ao ước tai điếc luôn.
Mẹ anh
to tiếng quá, đánh thức hết mấy nhà hàng xóm. Ai nấy đều vùng dậy, đổ
tới xem. Cửa phòng mở toang, họ chen chúc ngó vào, xầm xì bàn tán. Lúc
đó, tôi như một con câm, không những ước ao tai mình điếc mà còn muốn
mắt bị mù luôn, không nhìn thấy, không nghe thấy gì.
Cuối cùng mẹ anh cũng tỉnh lại, nói với hàng xóm: "Xin lỗi, xin lỗi, không có chuyện gì đâu. Thật ngại quá, làm mọi người phải tỉnh giấc. Xin hãy về ngủ
tiếp đi". Anh cũng như vừa sực tỉnh cơn mê muội, kéo mẹ ra ngoại rồi
đóng cửa đánh sầm. Tôi không khóc nhưng mụ mẫm hết cả, tay này vớ áo,
tay kia tóm quần, lẩy bẩy chui vào. Cũng như mọi khi, anh không tiễn tôi về. Tôi, vẫn mình tôi trong bóng đêm lạnh lẽo, chỉ nghe rõ tiếng chân
mình, không nghĩ gì, muốn cũng chẳng nghĩ được gì, về đến nhà.
Hôm sau tôi không đi học. Hai ba ngày tiếp theo vẫn không. Tôi ốm, mắc bệnh viêm gan A lúc đó đang rất phổ biến ở Thượng Hải, và phải nằm viện mất
hai tháng.
Tôi không trách anh, chỉ hận ở chỗ sau khi tôi phải
hcịu ô nhục lớn vậy mà anh không thèm tới anh ủi, rồi điện thoại không
gọi, thư cũng không viết. Tôi, với tính tình ương bướng, cứ nhẫn nhịn
chịu đựng hàng trăm thứ dày vò và bệnh tật, nhất định không đi tìm anh.
Thật ra bệnh viêm gan của tôi chỉ cần nửa tháng là khỏi, có thể lại tiếp tục đi học, nhưng tôi cứ mượn cớ này còn nhức chỗ kia còn đau, nhất định
không chịu ra viện, kéo dài suốt hai tháng. Theo quy định của nhà
trường, nếu nghỉ liền hai tháng sẽ phải học lại một năm. Bố mẹ tôi không thừa tiền cho đứa con gái học thêm năm nữa, nên sốt ruột vô cùng. Nhưng tôi kệ, cứ ở lỳ nhà suốt năm đó, đọc rất nhiều sách, viết vô số văn để
xả nỗi bực tức trong lòng. Riêng chiếc guitar thì không đụng đến.
Năm thứ tư đại học, tôi quay về trường. Tất nhiên tôi phải học lại năm thứ
ba. Năm đó, trường tôi đổi đến địa điểm mới, sinh viên chúng tôi có ký
túc xá riêng. Vậy mà không bao giờ tôi được gặp lại người yêu đầu đời đó nữa. Nghe nói anh đã chuyển trường. Từ buổi tối hôm đó, tôi đâm mê nhảy nhót, không chỉ tích cực tham gia dạ hội trong trường mà còn rủ bạn bè
tới sàn nhảy. Rồi tôi có một anh bạn nhảy quen thuộc. Một tối nọ, anh
tiễn tôi về ký túc xá, lúc tới gần trường, bỗng đã hôn tôi. Tôi không cự tuyệt, nhưng hôm sau thì trách né anh ta, tuyên bố mất hứng nhảy nhót.
Trong buổi dạ hội ở trường, một sinh viên mặt non choẹt thay người yêu
cũ của tôi kéo violon. Không có Thạch Lỗi, tôi càng lao mình sâu hơn vào vũ trường, tiếng tăm nổi như cồn ở sàn nhảy.
Rồi, trong đêm cuối cùng, lễ dạ hội tốt nghiệp, tôi hiểu rằng qua đêm nay, tất cả sẽ không
bao giờ quay trở lại nữa, tất cả đều sẽ trở thành quá khứ, bao gồm cả
tình yêu của tôi với Thạch Lỗi. Tôi sẽ không còn là cô sinh viên ngày
nào, tôi sẽ phải đi trên con đường mới. Con đường đó dài hay ngắn, đẹp
hay xấu, đưa tôi đến đâu về đâu, tôi không hề và cũng không muốn, không
cần biết.
Bỗng hội trường vang vang một giọng hát, Đừng hỏi tôi
từ đâu đến, quê tôi ở nơi phương xa, vì sao phải lang thang, lang thang
phương xa... Tôi đứng đờ ra. Đó là ca khúc chính trong bộ phim mà tôi
với người yêu trước đây đã cùng xem. Đúng lúc đó, có người chìa tay ra
trước, và còn chưa kịp phản ứng tôi đã bị lôi ra sàn nhảy.
Tôi
không nhìn bạn nhảy, chỉ chú ý tới tiết tấu của vũ khúc để phối hợp.
Song những bước nhảy thuần thục, bạo liệt của người ấy khiến tôi rung
động, nhờ đó mà không để tuột mất ấn tượng về cái đêm cuối cùng của thời đại học tươi đẹp.
"Chẳng lẽ không nhận nổi ra mình?" Bạn nhảy
của tôi đột nhiên hỏi. Giật bắn người, tôi nhầm một bước. Anh ta khẽ
vuốt tay tôi, ngừng một lát, chỉnh lại nhịp nhảy. Tôi vội nhìn lên,
trong ánh đèn nhảy chập chờn, thấy một gương mặt gày gò, thanh tú, chưa
nhớ ra nổi, ngần ngừ. "Mới hai năm mà đã quên mặt mũi nhau, nhanh đến
thế sao? Cậu bị bệnh năm đó, mình rất muốn tới thăm, nhưng lại không
biết cậu sống ở đâu, cũng không dám hỏi ai để xin địa chỉ cậu."
Tôi vẫn lắc đầu, thầm tự hào vì đã thành công trong việc quên sạch cuộc
sống của ba năm trước khi sinh bệnh. Không hiểu anh ta là ai mà tàn nhẫn thế, còn muốn lôi tôi lại quá khứ. Đương nhiên tôi biết đây là anh bạn
cùng lớp, vẫn thầm yêu trộm nhớ tôi, khi tôi và Thạch Lỗi yêu nhau. Anh
ta đã từng tuyên bố với mọi người là sau này sẽ bưng nước cho tôi rửa
chân. Lúc đó, trước mặt bạn bè, tôi tàn nhẫn, "Có bê nước rửa chân cho
tớ cậu cũng không xứng".
Tôi cười lớn. Anh ta cũng đùa, "Tối nay, mình muốn bê nước rửa chân cho cậu". Tôi gỡ tay anh ta ra, lùi về phía
cửa, chỉ muốn trốn chạy. Anh ta đứng ngay sau lưng tôi, hỏi, "Có phải
hai ngày nữa cậu sẽ rời trường không?" Tôi đang định bỏ đi, nghe câu đó
mới chợt nhớ ra, hỏi lại, "Lẽ ra cậu đã phải tốt nghiệp năm ngoái rồi
mà, sao lại...?"
"Mình đúp một năm, giống cậu", anh ta cười ranh
mãnh. Tôi cũng chỉ còn biết cười, lẩm bẩm "Mình phải đi đây". Anh ta
hỏi, "Cơ hội cuối cùng cũng không cho mình sao? Mình chỉ dám gặp cậu tại mỗi buổi dạ hội này thôi." Nói xong, anh ta nhìn vào mắt tôi, như đọc
thấu trái tim tôi.
Ngần ngại, tôi hỏi "Sao cậu lại nghỉ học?" –
"Không phải nghỉ học, mà là mình chuyển khoa. Cậu đã tốt nghiệp rồi,
mình thì vẫn chưa. Chúng mình mãi mãi sẽ chẳng còn được gặp nhau nữa,
đừng nói những câu như vậy, được không?" Rồi không đợi tôi gật đầu, anh
ta cả quyết kéo tôi quay lại hội trường. Tôi chỉ biết thuận theo.
Lúc nhảy, anh ta luôn giữ một khoảng cách hợp lý khiến tôi luôn được (hay
phải?) nhìn thấy đôi mắt vừa gần lại vừa như xa, lấp lánh sau cặp kính.
Tôi biết anh ta yêu, nhưng dù cố, lòng tôi vẫn dửng dưng, chẳng ưa cũng
chẳng ghét. Tôi chỉ muốn bản nhạc dài mãi, mãi mãi không hết. Tôi cự
tuyệt việc phải nghĩ đến ngày mai sẽ ra sao. Tôi ước ao đêm nay mãi dừng lại, và cả cuộc đời tôi mãi rộn ràng cùng bài ca, điệu nhảy.
[green]Ca khúc chia tay vẫn là bài Lên đường bình an. Dù đã nghe không biết bao
lần, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác tiếc nuối và bất lực như đêm
nay. Anh ta có vẻ còn tiếc hơn tôi, cố tình kéo tôi gần lại, có lúc như
muốn hôn tôi, mặc kệ chung quanh. Tôi đẩy ra. Rất nhanh, anh ta lại khôi phục được dáng dấp oai nghiêm của một dũng sĩ, thật thà đưa tôi theo
các bước nhảy.
Ca khúc này dường như rất dài, mà cũng dường như
thật ngắn. Khi chúng tôi sực tỉnh thì mọi người trong hội trường đã ồ ạt kéo ra cửa. Tôi cũng muốn ra về nhưng đã bị anh ta lôi lại, vội vã.
"Bài nhạc này chưa hết mà." Tôi câm lặng, chỉ biết đưa chân theo nhịp
nhảy của anh ta. Từ nhỏ tới giờ, đã bao giờ tôi ngoan ngoãn như thế?
Thậm chí còn nghi ngờ không phải là tôi nữa. Giai điệu cuối cùng như hồi kèn xung trận khiến anh nắm chặt tay tôi, làm tôi đau rát. Bỗng chốc,
anh đẩy mạnh tôi ra, chạy ào đi, bỏ mặc tôi đứng chơ vơ, để rồi bị dòng
người vô tình xô dần ra phía cửa.
Buổi dạ hội cuối cùng của đời sinh viên cũng đã kết thúc.
Mấy hôm sau, một đêm, không biết bên ngoài mưa từ lúc nào, không khí bỗng
mát lạnh như mùa thu tới. Tôi không vội quay về kí túc xá, ngồi xuống
một gốc cây, nghĩ ngợi về tương lai và quá khứ, hy vọng một đêm như đêm
nay đừng trôi đi. Tôi không muốn phải đối mặt với cuộc đời sau này. Tôi
chỉ muốn biến thành một hòn đá, mãi mãi được lưu lại nơi đây. Tôi không
muốn tới cái nơi mà tôi đã bị phân về làm việc sau khi tốt nghiệp - một
cơ quan chính quyền khu vực. Tôi không còn phù hợp với nơi đó. Tôi thà
cứ ở lại trong khu vườn này, không phải bận tâm đến xấu tốt thói đời.
Vườn trường vắng lặng. Tôi đau khổ cười thầm và đứng dậy. Vừa chậm chạp quay đầu lại, tôi giật mình thấy anh ta xuất hiện ngay bên, bèn hỏi. "Cậu
đứng đây lâu chưa?" Anh ta thật thà, "Cậu ngồi được bao lâu thì mình
đứng đúng bấy lâu." Tôi không biết nói gì, đành bảo. "Mình phải về kí
túc xá đây." Anh ta nói. "Muộn rồi, cổng đã đóng, cậu còn vào nổi
không?" Tôi bướng bỉnh. " Không được thì cũng phải vào". Anh ta rụt rè.
"Hay là bọn mình đi uống chút gì?" Tôi ngần ngừ một chút rồi nhận lời.
Chúng tôi tìm được một quán bar gần trường, chọn một góc nhỏ tách biệt bằng
một tấm vách thủy tinh dài. Tôi uống bia, còn anh ta uống một thứ rượu
gì đó đỏ đỏ vàng vàng mà tôi không thể nhớ tên, và cũng không muốn nhớ.
Xem ra anh ta là khách quen ở đây. Tôi hỏi: " Cậu đưa bao nhiêu cô tới
đây rồi?" Anh ta như đùa. "Cũng có một số, không ghi chép nên không nhớ
nổi."
Anh ta kể cho tôi nhiều chuyện gia đình. Bố mẹ anh hy vọng
con trai theo ngành luật, nhưng anh lại chỉ thích nghệ thuật, tự ý xin
chuyển khoa. Ông bố tức giận cấm cửa không cho về nhà. Nhưng gần đây ông đi công tác nước ngoài, bà mẹ nhớ con quá, gọi anh về vào các ngày nghỉ cuối tuần. Để đền bù, bà cho anh tiền tiêu nhiều hơn trước.
Tôi
mơ mơ màng màng nghe chẳng lọt tai. Anh ta bảo cả lớp biết chuyện yêu
đương của tôi và Thạch Lỗi, rồi hỏi phải chăng chúng tôi đã chia tay mà
một người chuyển một trường, một người ở lại lớp? "Thiếu gì người bị
viêm gan A song nào thấy mấy ai phải nghỉ học, chẳng lẽ bệnh của cậu là
loại A hoa?" Tôi chỉ tay vào ngực, bảo thực chất đó là bệnh tim, đừng
hỏi nhiều nữa. "Đêm nay chúng ta uống rượu, hãy dùng rượu chôn chặt quá
khứ, chào đón tương lai mịt mờ." Cuối cùng tôi hỏi, "Chúng ta đi đâu? Cứ ngồi đây uống rượu suông đến sáng hay sao?" Anh ta bảo, "Cậu không thể
quay về kí túc được nữa, hay để mình đưa cậu về nhà." Tôi đáp, "Cũng
được." Anh ta gọi taxi. Tôi vẫn chưa say hẳn nên nhận thấy sau khi lên
xe, anh ta không hề hỏi địa chỉ tôi, mà nói với tài xế một chỗ nào đó lạ hoắc nằm ở trung tâm thành phố. Tôi lơ mơ hỏi đi đâu, thấy đáp rằng về
nhà anh ta. Tôi phản đối. "Muộn lắm rồi, mình chỉ muốn về nhà mình." Anh ta bảo nhà rất nhiều phòng, sẽ coi tôi như em gái, mỗi người ngủ một
phòng riêng.
Tôi thấy mình có lúc thì rất nhát gan, có lúc lại
quá bạo dạn. Trong sự rối loạn ấy tôi không thể khống chế được mình, dù
biết sắp phạm phải sai lầm. Cuộc đời có lúc cô đơn như thế, lạnh lẽo như thế, và dù không yêu đương, nhưng nếu không cảm thấy đến mức tởm lợm,
thì người ta vẫn có thể nảy sinh ham muốn được gần gụi, ôm ấp, bất chấp
sóng gió, bất chấp tương lai. Tôi còn đủ tỉnh táo để biết cái câu anh ta bảo coi tôi như là em gái chỉ là câu khoác lác. Tôi chẳng thể tin nổi
cái chuyện nam thanh nữ tú đều cùng mạnh khoẻ, đơn độc ở cùng nhau mà
trong lòng không thấy rối loạn, trừ trường hợp tôi và Thạch Lỗi, người
yêu đầu đời của tôi. Đó là một trong những lí do khiến tôi nhớ anh suốt
cuộc đời.
Đó chính là đêm đầu tiên! Cái đêm đầu tiên này là của
tôi song tôi đã không được trao tặng nó cho người tôi yêu, mà lại đem
cho người yêu tôi. Nhưng tại sao tôi lại nói là đem cho nhỉ? Bởi vì đó
không phải là người tôi yêu. Nếu tôi yêu anh ta và anh ta cũng yêu tôi,
chúng tôi sẽ được cùng dâng hiến. Nhưng nếu tôi yêu anh ta, mà anh ta
lại không yêu tôi, thì đó là anh ta cho tôi. Và ngược lại cũng vậy.
Đêm đó tôi rất đau, chảy nhiều máu. Tôi không thấy sung sướng, chỉ thấy
đau, như chưa bao giờ từng đau như thế. Và thực sự là tôi không biết mọi người tìm được khoái cảm trong chuyện đó như thế nào, chứ tôi thì
không. Trước đó tôi cứ đinh ninh chịu đau đớn xong thì sẽ rất được,
nhưng hoá ra tôi nhầm. Suốt cả đêm đầu tiên đó tôi chỉ cảm thấy đau đớn, thấy cả mình bị dập bị vùi. Cơ thể anh ta tuy không to béo, cũng không
cường tráng nhưng cũng nặng hơn hẳn tôi. Còn nhớ, khi đang vuốt ve tôi,
anh ta bỗng nói. "Em là một cô gái phi thường." Đây cũng là câu nói mà
sau này tôi nghe được ở nhiều người đàn ông khác. Tôi không rõ đó là anh (và họ) khen tôi trong sáng, hay là chê tôi thiếu gợi cảm. Đối với tôi, tình dục nhiều lắm cũng chỉ là một biện pháp thoả hiệp, hiếm khi tôi
tìm thấy khoái lạc từ đó. Có thể do tôi không buồn tìm hiểu, hoặc tôi
không có nổi cảm giác đỉnh điểm đó. Suốt đêm đó tôi không thể ngủ nổi.
Còn anh ta, sau khi giày vò tôi bằng thích bèn bỏ sang phòng khác ngủ.
Anh ta nói đúng một điều - nhà rất nhiều phòng. Tôi biết vậy, dù không
đếm chính xác là bao nhiêu. Anh ta nói tối đó bà mẹ phải làm ca đêm, rồi bảo tôi thật ghê gớm khi đến ngủ lại mà chẳng thèm hỏi xem mẹ anh ta có nhà hay không.
Hôm sau, lúc trời còn chưa rạng anh ta đã gọi
taxi đưa tôi về kí túc xá. Chúng tôi chia tay nhau ngoài cổng, như những người xa lạ, và từ đó không còn gặp lại nhau nữa. Các bạn cùng phòng
hết bận chuyện tốt nghiệp lại lo chuyện công ăn việc làm chẳng ai để ý
tới tôi, cũng chẳng ai buồn theo dõi tôi.
Kiệt sức lăn ra giường với tấm thân thương tổn, cho tới tận lúc ấy tôi mới nhận thức được mình không còn là trinh nữ nữa.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT