Sau một loạt các cuộc họp hành, nhà nước Hồng Bàng chính thức thành lập. Khác với thời kỳ trước chỉ là một nhà nước quân sự tự xưng, lần này, Kiệt kiên quyết thành lập một hệ thống nhà nước hoàn chỉnh hơn.
Về phương diện hành chính, tất nhiên quân chủ chuyên chế là hình thức được lựa chọn. Hoàng Anh kiệt là vua, xưng Hồng Bàng Vương. Hệ thống hành chính chia thành hai phần cơ bản, là Trung Ương và địa phương. Ở cấp Trung Ương, thành lập triều đình, vua đứng đầu, giúp vua quản lý có các Bộ. hiện tại có: Quốc Phòng, Nội Vụ, Nông- Lâm- Ngư Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn, Y Tế, Ngoại Giao, Thông Tin- Truyền Thông, Giáo Dục -Đào Tạo, Giao Thông- Vận Tải, Kinh Tế- Công- Thương, Tài Chính- Ngân Hàng, Lao Động- Thương Binh- Xã Hội. Cấp địa phương vẫn giữa nguyên hệ thống Giám Sát và Cố Vấn. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, Giám Sát và Cố Vấn đều được Trung Ương bổ nhiệm, nhưng các chức phó của họ sẽ được tuyển tại địa phương, để giúp họ nắm mọi thứ cho xâu sát với tình hình thực tế.
Về quân sự, ngoài trừ việc thành lập Bộ Quốc Phòng, còn lập thêm các tổ chức chuyên trách: Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Cục Hậu Cần, Quân Y Viện, Tổng Cục Quân Giới, Quân Ủy, Lực Lượng Công Binh, Đặc Công, Trinh Thám, Quân Báo… Hiện tại ngoại trừ một số lượng quân chính quy vào khoảng đóng thường xuyên trên những khu vực trọng điểm. số quân còn lại được cho phục viên. Tuy vậy, tại chính các doanh trại quân đội thường trực, việc tăng gia sản xuất vẫn diễn ra hết sức sôi nổi, vì dân vốn ít, nếu để lính thành lính chuyên, thì không sức dân nào nuôi nổi.
Đồng thời, nhằm có thể tăng khả năng thực chiến của quân đội, Hoàng Anh Kiệt quyết định tham gia vào cuộc chiến Chiêm Thành với Chân Lạp sắp tới. Quân của cậu sẽ như một đạo quân hỗ trợ, một đạo quân đồng minh… và mục tiêu quan trọng nhất sẽ là tập cho lính quen đánh những trận lớn, những trận mặt đối mặt. Kiệt tuyệt nhiên sẽ không để lính mình trở thành một đạo quân đánh thuê hay một đạo quân chư hầu, dù rằng điều đó mang lại nhiều tiền của hơn. Bởi, cậu ta lập nên Hồng Bàng là để giành lại tự do cho người Việt, nếu như lại trở nên thần phục một nước khác, thì lập nên Hồng Bàng làm gì cho khổ sở ra. Đạo quân này sẽ do Hoàng Mạnh Hưng chỉ huy, còn Kiệt thì quyết định ở lại để phòng thủ, đề phòng việc quân triều đình đánh ngược lên.
Đồng thời, Kiệt ở lại vùng đất Hồng Bàng đang làm chủ, cốt là để đảm bảo rằng nơi đây sẽ vận hành đúng như cậu muốn. Hồng Bàng lúc này muốn mạnh lên thì về chính trị và quân sự cần phải mạnh, nhưng yêu cầu tiên quyết thì phải có một nền kinh tế mạnh. Thậm chí các vấn đề như y tế, giáo dục, giao thông,… đều cần tiền mới có thể phát huy được. Vậy muốn có tiền, phải làm kinh tế tốt.
Chính sách kinh tế bao cấp thời kì kháng chiến chống Mỹ và thống nhất đất nước từ 1945- 1975, nối tiếp trong 2 cuộc xung đột ở Tây Nam với chế độ Pôn Pôt và bảo vệ biên giới phía bắc với Trung Quốc, và kéo dài tới trước thời kỳ Đổi Mới. Đây là chính sách được sử dụng nhằm mục đích duy nhất: tập trung mọi nguồn lực cả người và của cho những cuộc chiến tranh đang diễn, nhằm bảo vệ nhà nước Việt Nam lúc đó trước các đợt tấn công chưa thấy hồi kết từ các thế lực trong và ngoài nước. Kinh tế thời kì này là lúc nhà nước can thiệp sâu, dùng những mệnh lệnh chỉ cho phép thi hành tuyệt đối với các ngành kinh tế, hình thức bao cấp phổ biến toàn dân,… Có như vậy mới có tiền của và nhân lực đưa ra tiền tuyến, tránh tình trạng đầu cơ tích trữ, lạm phát,…
Trái ngược lại với chính sách kinh tế bao cấp thời chiến, các chính sách kinh tế của thời kì Đổi Mới có nhiệm vụ giúp phát huy tính tối ưu của mọi nguồn lực kinh thông qua kích thích cạnh tranh, chấp nhận các thành phần kinh tế khác ngoài kinh tế nhà nước và có thông thương với các quốc gia khác, nhà nước có các chính sách hợp lý và biết lắng nghe ý kiến từ các thành phần kinh tế để cho ra những ý kiến điều chỉnh phù hợp… Từ đó, giúp kinh tế có những bước phát triển nhảy vọt.
Hai mô hình kinh tế này tuy khác nhau, nhưng đều phù hợp và có thể song song áp dụng vào Hồng Bàng, vì tình hình của Hồng Bàng khá đặc biệt: chiến tranh bất cứ khi nào cũng có thể nổ ra, những cũng chưa biết nổ ra khi nào.
Hồng Bàng vừa thoát khỏi chiến tranh, có một lượng tiền của và nhân lực rất lớn, đây là số vốn quý giá nhằm giúp Hồng Bàng có cơ hội phát triển nhảy vọt. Để tận dụng được tối đa nguồn vốn này, chính sách kinh tế như thời Đổi Mới là thứ cần phải được áp dụng. Một khi người dân được hưởng những lợi ích thiết thực mà lợi ích đó chỉ có được từ nhà nước Hồng Bàng, tất nhiên sự ủng hộ của họ sẽ dành tuyệt đối cho Hồng Bàng vậy. Cũng tương tự như sau các phương án Việt Minh do Hồ Chủ Tịch lãnh đạo đã đề ra giúp giải quyết nạn đói năm 1945, nhân dân phần nhiều ngả về phía Việt Minh, đặt trọn lòng tin vào những con người đó, giúp cuộc khàng chiến 9 năm sau đó giành thắng lợi.
Ở các khu vực mà nhà nước Hồng Bàng đang kiểm soát được, nền nông nghiệp lấy trung nông làm thành phần chính, cố gắng hạn chế sự xuất hiện của các địa chủ lớn nắm giữ quá nhiều đất đai- thành phần dễ bị mua chuộc nhất, đồng thời cũng kiên quyết ngăn chặn sự bần cùng hóa của nông dân, tạo nên tầng lớp bần, cố nông, tá điền,… khiến họ phải nương tựa vào các nhà địa chủ, tạo nên các thủ lĩnh địa phương có sức mạnh chống lại trung ương.
Để đảm bảo cho sự phát triển của tầng lớp trung nông, Hoàng Anh Kiệt liên tục sử dụng các loại phương pháp, có mềm có cứng. Về phương án cứng, đó là thông qua các chính sách hạn nô, hạn điền, tương tự chính sách của Hồ Quý Ly đã từng dùng. May mắn hơn họ Hồ, nhà nước Hồng Bàng vừa thành lập, ngoại trừ các vua thượng thì các địa chủ lớn gần như không có, vì thế chính sách ban ra hầu như không bị chống đối. Thứ hai, là chính sách thuế, đánh thật mạnh vào những người sở hữu lượng ruộng lớn. Thứ ba, tích cực dùng tiên của chuộc thân cho nông nô, tá điền, cho họ thành dân tự do. Các chính sách mềm, chính là những chính sách khuyến nông, thành lập các hợp tác xã theo hướng tự nguyện, thành lập Bộ Nông- Lâm- Ngư Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn là một cơ quan cấp trung ương chuyên môn về nông nghiệp giúp người nông dân, tạo thêm công ăn việc làm cho lượng tá điền, nông nô vừa dược trả tự do, tránh cho họ tái nghèo và lại bán thân làm nô tì như trước...
Trong thương nghiệp, sau khi mất đi huyện Hồng, các tuyến đường thông thương trở nên khó khăn, chính quyền Hồng Bàng quyết định mở thêm các tuyến đường giao thông vận tải về hướng tây và tây nam, mở các tuyến thông thương với Chân Lạp, Chiêm Thành, các tiểu quốc người thượng, Ai Lao,... Các mặt hàng thương phẩm chủ yếu được xuất đi là nông sản chất lượng cao nhờ kĩ thuật nuôi trồng tốt nhất. Đặc biệt với Chiêm Thành, nơi đang bị nạn đói hoành hành nghiêm trọng, khiến lương thực, thực phẩm đắt ngang vàng. Nhưng cán cân thương mại xuất nhập của Hồng Bàng cũng không hề bị nghiêng về mặt xuất, bởi vì họ phải nhập khẩu cực kì nhiều: quặng sắt, than đá, thợ thuyền,… dể thúc đẩy nền công nghiệp non trẻ.
Về công nghiệp, bằng việc mua quặng và thợ thuyền tương đối lành nghề từ các nước xung quanh, nền công nghiệp luyện kim và chế tạo kim khí đã có những bước phát triển nhất định, tuy nhiên mới chỉ đủ cung cấp cho nội địa, và các mặt hàng cũng rất hạn chế về chủng loại, mới chỉ đạt tiêu chí bền, phục vụ công tác lao động là chính, chứ còn để xuất khẩu thì thôi. Hồng Bàng cũng tiến hành cổ vũ một số ngành công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp dùng công nghệ mới: dệt may, làm chiếu, thuộc da, xay xát,… để tạo thêm công ăn việc làm, chuyên môn hóa lực lượng lao động. Riêng công nghiệp khai mỏ, nhất là những mỏ đồng và sắt, việc nặng nhọc và bẩn thỉu nhất, hiện đang giao cho tù binh Chiêm làm. Sở dĩ phải làm thế vì công việc này cần rất nhiều sức khỏe, mà tù binh Chiêm sức khỏe rất tốt, hơn nữa lương lậu không quá cao, giúp ngân sách nhà nước tiết kiệm một phần chi phí ban đầu. Nhà nước Hồng Bàng cũng hứa sẽ trả tự do cho họ sớm dựa theo bẳng phân công làm việc và năng suất lao động.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT