Thấy chồng mình ngày càng điên cuồng, Văn Nguyệt Nga lập tức cho người khẩn cấp tìm hai người con trai khác để chúng về gấp, giúp Kiệt khuyên giải Hoàng Văn Định, chứ bà và cha mẹ chồng thực hết cách. Nhận được tin báo gấp, hai anh em Minh, Tài khẩn cấp đi về, đi mất non nửa tháng, trong lòng họ như có lửa đốt. Cha nếu làm ra điều kinh khủng gì thì quá tệ. Hai người gần như về nhà cùng lúc.
- Cha thế nào rồi?- Cả hai người chạy hộc tốc vào, lại gặp Kiệt ngồi ngoài sân trông khá nhàn nhã, lòng liền thả lỏng một ít, Minh hỏi ông em xem chuyện này đã làm thế nào
- Mọi người có thể cùng vào xem một phen!- Kiệt dẫn cả hai đi. Hai thằng qua chào ông bà nội, rồi theo Kiệt đi tới nơi cậu để cha mình an dưỡng. Bước vào, cả hai giật mình. Hoàng Văn Định nằm trên giường, bị trói, bên cạnh có Văn Nguyệt Nga và mấy người phụ nữ dân tộc to cao, phốp pháp. Thấy Minh toan lớn tiếng chất vấn, Kiệt lôi ông anh ra khỏi đây
- Chú làm trò gì thế?
- Chữa bệnh cho cha chứ còn làm gì?
- Chữa kiểu gì mà trói ông lại vậy. Làm con mà lại giam giữ cha mình kiểu đó, chú mày...
- Ông bà nội chưa chết, chưa lẫn cũng chưa yếu liệt giường, ông bà biết điều em làm, và không phản đối gì. Anh trai, tình hình của cha, cần đại hiếu chứ không cần tiểu hiếu, như đại trung thì cần Y Doãn chứ không cần Tỉ Can.
Y Doãn là tướng nhà Thương trong lịch sử Trung Hoa. Ông có công giúp Thành Thang tiêu diệt nhà Hạ, thành lập nhà Thương và phò trợ với vai trò nhiếp chính của nhà Thương ổn định trong thời gian đầu. Khi phò tài vua Thái Giáp, với tư cách nguyên lão 4 triều vua, ông làm phụ chính, dạy dỗ vị vua trẻ rất cẩn thận. Ông nói với Thái Giáp:"Bậc đế vương phải yêu dân, càng phải chăm chỉ học tập tinh thần trị nước của tổ phụ Thang". Ông còn lấy bài học của Hạ Kiệt mất nước để khuyên răn Thái Giáp. Tuy nhiên, Thái Giáp từ nhỏ sống trong cảnh quyền quý, chỉ hưởng lạc mà không làm việc. Thái Giáp không nghe những lời dạy của Y Doãn, vẫn chơi bời phóng túng. Thấy Thái Giáp như vậy, Y Doãn quyết định dùng biện pháp mạnh: ông đày vua đến Đổng Cung gần lăng miếu của Thành Thang và tự mình nắm quyền chính. Ông còn sai người đến giám sát Thái Giáp để vua suy nghĩ và tỉnh ngộ.
Tỷ Can người Mạt Ấp, là hậu duệ Đế Khốc, con trai Thái Đinh và do đó là chú ruột của Đế Tân, được phong ở đất Tỷ. Một lần, Tỷ Can không thể chịu được hành vi của Đát Kỷ, khẳng khái trước mặt Đế Tân mà nói: Không nghe theo điển phạm của đời trước, lại chỉ chăm chăm nghe theo ý kiến của một mụ đàn bà, ngày rước họa không còn xa nữa! Đế Tân tức giận giết chết Tỷ Can rất tàn khốc bằng cách cho người mổ tim ông.
Minh nhìn Kiệt, hỏi kỹ lại mọi chuyện, mẹ viết thư cũng kể qua loa quá mức, chỉ nói cha của hai người đang quá kích động, muốn chứng tỏ bản thân, giục hai người mau về, nên nhiều chi tiết bị lược bỏ, giờ nghe Kiệt nói vậy, tình hình có lẽ còn hơn thế nhiều. Kiệt kể lại những điều đã xảy ra, đặc biệt là cách Hoàng Văn Định đòi mua chức quan cầm quân ở Hoài Nhân, rồi định phối hợp với đám Trần Thanh Toàn nội ứng ngoại hợp diệt Hiên Giáo trả thù.
- Cha điên thật rồi! Vì bị một con đàn bà tổn thương mặt mũi mà định đẩy tất cả cùng vào hố lửa.- Tài nghe xong mọi chuyện lập tức đập bàn chửi ầm lên
- Tài!- Minh cao giọng
- Em nói sai sao?
- Chú nói không sai, nhưng không sai không có nghĩa là được nói! Cha dù thế nào cha cũng là cha, em không thể hỗn.
- Hừ!- Tài không nói nổ, quay qua nhìn Kiệt
- Anh thì đồng ý với anh Minh, có những thứ biết là một việc, nói ra miệng là việc khác. Sống ở đời lắm khi còn gặp chuyện oái oăm hơn cha bọn mình chục lần, trăm lần đấy em trai. Cứ thẳng như ruột ngựa như chú là gây thù đấy. Thượng cấp có thể sai lè, mình vẫn không được nói xấu.
- Có bệnh mà không nói ra thì làm sao chưa được?- Tài càu nhàu
- Chú mày nên tìm cuốn Hàn Phi Tử mà đọc!- Kiệt lắc đầu rồi đọc một đoạn trích của nó. Ngày xưa đọc sách sử, có đọc qua đoạn này trong Thuyết Nan, về sau thì luôn coi đoạn này là lý luận cách nịnh sếp:
" Nói chung, mục đích của việc du thuyết là phải biết tô điểm cái điều nhà vua khoe khoang và tiêu diệt cái nhà vua lấy làm xấu hổ. Nhà vua có chuyện riêng gấp thì mình phải nêu lên cái nghĩa chung để khuyến khích. Ý nhà vua ở chỗ thấp mà không thể bỏ được thì người du thuyết phải dựa vào đấy mà tô điểm cái hay của nó và giảm bớt cái không hay. Bụng nhà vua ở chỗ cao, nhưng thực ra không thể đạt được thì người du thuyết nêu cái sai giúp ông ta, chỉ cái xấu và khen điều nhà vua không làm."
- Hàn Phi Tử?- Minh gãi cằm một lúc, Hàn Phi Tử không phải sách truyền dạy trong giáo dục chính thống, Minh ít nghe qua. Hai thằng liền đó quay qua nói chuyện Hàn Phi tới khi thằng Tài không chịu nổi phải xen ngang, bảo hai ông quay về việc chính là bàn về vụ cha họ đang lên cơn vì bệnh sĩ gái.
- Được rồi, quay về vụ của cha, em nghĩ ông đang bị hưng cảm!
- Hưng cảm?
- Hưng cảm là hội chứng đặc trưng bởi tình trạng hưng phấn của cơ thể, biểu hiện rõ như cảm xúc hưng phấn, khí sắc tăng, hoạt động tăng, tư duy hưng phấn kèm các dấu hiệu rối loạn thực thể như mất ngủ, thèm ăn, gia tăng khả năng hoạt động tình dục, sụt cân… và cha đã cho ta thấy một biểu hiện rõ ràng là ông ấy hoang tưởng tự cao cho rằng mình là người có quyền năng, địa vị, thậm chí là vua chúa.
- Chà!- Cả Minh và Tài ngẫm lại các triệu chứng, quả là có thế thật
- Thế phải chữa ra làm sao?
- Trước tiên phải để ông bình tĩnh lại, vụ em trói cha lại chính là để ông không trong lúc tinh thần bất ổn làm điều gì lung tung hại thân mình. Phụ trách canh giữ là phụ nữ Đá Vách, đủ khỏe để trấn áp mà cũng không quá mọi rợ để bẻ cổ cha khi ông ấy đánh chửi. Còn việc cơm nước thì mẹ với dì hai lo rồi.
- Sao không cử thêm người khác nữa?
- Lấy gà theo gà, lấy chó theo chó, mẹ lấy cha rồi, chồng ốm thì phải đi lo chứ. Tất nhiên, chủ yếu là tránh người ngoài dòm ngó. Họ vào, thấy tình trạng của cha, miệng rộng mà đồn đi, sau này ảnh hưởng tới cha.
- Đúng ha!
- Thế đợi cha tĩnh trí lại thì sao?
- Đợi cho ông ấy tĩnh tâm dăm bữa nửa tháng đã. Rồi có khi theo thời gian, mọi thứ sẽ lắng xuống. Có những thứ cảm xúc sẽ lắng dần theo thời gian. Còn sau khi cha đủ tỉnh táo, em muốn ta cương nhu kết hợp.
- Cương nhu kết hợp!
- Cương là sao, mà nhu lại là thế nào?
- Cương đó để ông ấy đụng đầu vào tường. Về nhu, vẫn phải quan tâm chăm sóc ông ấy, để ông ấy không làm điều dại dột sau cú đâm đầu vào tường kia.
- Anh định để cha đụng đầu vào tường thế nào?- Thằng Tài hào hứng, khiến Minh phải nhướng mày
- Ông ấy thích sang Hoài Nhân, cứ để ông già sang. Tiền mua quan, anh em ta có thể cho, mẹ có thể cho, ông bà và các chú có thể cho, nhưng chỉ được dùng tiền tư, không được đem tiền công vào.
- Chức mua bằng từng ấy tiền có khi không đủ làm viên quan cửu phẩm ấy chứ.
- Thì thế mới gọi là đụng đầu vào tường. Làm quan ở xứ lạ, chức quan nhỏ, màu mỡ ít, lại là xứ sắp chiến loạn,... ông mới hiểu rằng trên đời không phải cứ muốn là được.
- Cha sẽ đồng ý sao?
- Sẽ đồng ý, cha đang muốn lấy lại sự tự tôn bị Amusi đạp đổ, nhất định sẽ muốn ở nơi đó chúng tỏ bản thân. Em cũng nhắm cho ông một chức quan rồi.
- Có sao?
- Giá mua là tầm 200 lạng bạc, quan thu thuế ở cảng Thị Lị Bị Nại.
- Cái gì chứ, quan thu thuế mà chỉ có 200 lạng bạc!
- Quên rồi sao, cảng Thị Lị Bị Nại giờ còn gì nữa đâu.
- Đúng, em quên.- Tài vỗ đầu.
- Cương thì là như thế, còn nhu thì sao?- Minh cắt ngang
- Thứ nhất, là bắt cha phải luyện võ vào, ít nhất tới lúc gấp gáp còn tự mà chạy được. Chưa kể luyện võ, thân thể rắn rỏi cũng khiến tinh thần mạnh mẽ, không như cha hiện nay, tinh thần không kiểm soát được.
- Anh đang nghĩ nhờ Bất Thắng không thì nhờ Chu Xuân Đạo. Đạo gia hay Phật gia đều giỏi về công tác tâm lý.
- Cũng được. Hai là để cha có một đội hộ vệ. Những người không chỉ trung thành, còn phải có chút kiến thức. Vụ này em đã nhắm tới mấy người ở Đá Vách cùng tay Ngụy Quốc Công rồi.
- Vậy thì tốt. Còn gì không?
- Còn vấn đề cuối, dù sau này có hỗ trợ cha thì chỉ được dùng nguồn lực bản thân có, không được động vào việc chung.
- Yên tâm.
- Chuyện của cha như vậy coi như xong, giờ tới chuyện chính.
- Có việc gì sao?
- Lần này vì việc của cha, hai người đồng loạt chạy về, mất nửa tháng đi về. Nói thẳng ra, nếu cha có chuyện lớn, thì là muộn mất rồi, còn như thằng em này làm ổn thỏa mọi sự, thì mọi người về lại là tốn công vô ích!- Kiệt thẳng thắn. - Cơ nghiệp càng to, việc càng nhiều, bất trắc lúc nào cũng có thể xảy ra, không thể như ngày xưa, hơi tí là hội họp. Hôm nay, nhân lúc 3 anh em ta đang ở cùng nhau, nói qua vài lời, thống nhất một ít ý kiến về việc này.
Kiệt đọc qua nhiều tư liệu lịch sử, biết rõ từ xưa tới nay kiểm soát toàn diện mọi thứ là không thể, nhất là khi lãnh thổ rộng lớn. Chỉ có chấp nhận phân quyền, đồng thời đặt người đúng vị trí, thì mời có được thành công, còn như chỉ mong mọi việc theo ý mình, chỉ có thể bị mệt chết. Trong thời Tam Quốc, có 2 vị thừa tướng nổi tiếng, một là Tào Thừa tướng ( Ngụy Võ Đế- Tào Tháo- Tào A Man) và Gia Cát Thừa tướng ( Ngọa Long Gia Cát Lượng). Tào Thừa tướng phân việc cho văn võ, nên phe Ngụy kiểm soát được một vùng lãnh thổ rộng lớn mà Tào thừa tướng vẫn sống khá thoải mái còn Gia Cát Thừa tướng việc gì cũng tự mình làm, kiểm soát cẩn thận, nên chỉ cầm quyền 10 năm trong đất Thục bé nhỏ, cũng mệt chết.
"Tự do! sao có thể dựa vào kẽ địch ban phát! tự do chính bản thân mình giành lấy"
" Tự Do nào mà không cần phải trả giá - Thái Bình nào không nhuốm mùi máu tanh?"
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT