Lý Anh Tú không ngờ hoàn thành nhiệm vụ này hệ thống lại ban thưởng nhiều đến vậy, thậm chí còn vượt qua cả ban thưởng cho một trận đánh, chỉ là không có ban thưởng điểm chiến công, nhưng bù lại lại có một lượt triệu hoán. Còn có kỳ quan công trình là cái gì?
“Ở mỗi thời đại chủ đều có thể được ban thưởng những kỳ quan công trình, những công trình này mang những chức năng đặc biệt, mời ký chủ tự hành kiểm tra.”
Lý Anh Tú tỏ vẻ đã hiểu, lại tiếp tục quan sát phần thưởn kỳ lạ thứ hai. Quốc kỳ.
Quốc kỳ: Biểu trưng cho một quốc gia độc lập, toàn vẹn lãnh thổ. Có quốc kỳ vận nước tăng lên.
Chỉ một dòng chữ giới thiệu đơn giản rất mơ hồ mà thôi. Lý Anh Tú cũng không rõ ràng tác dụng của nó lắm.
- Chúng ta về thủ phủ thôi.
Lý Anh Tú dưới sự ngưỡng vọng của toàn thể nhân dân Đại Việt trở về thủ phủ. Hiện tại Cổ Loa đã mở rộng không biết bao nhiêu lần, đến được lớp thành trung tâm cũng phải mất đến mười phút. Lý Anh Tú bước vào trong liền thấy thủ phủ vẫn không hề thay đổi, vẫn chỉ là một tòa nhà mộc mạc, hẳng vì vậy mà hệ thống muốn hắn phải xây dựng hoàng cung. Khi hoàng cung làm thành có nghĩa là thủ phủ cũng đã hoàn thành nghĩa vụ của nó.
Giữa căn phòng bình thường Lý Anh Tú nhóm họp các vị đại thần, trên ghế của hắn đã đặt sẵn một con ấn bằng vàng, phía trên là một con rồng vàng uốn lượn. Lý Anh Tú thấy kỳ lạ hệ thống liền hiện lên thống tin.
Ngọc tỷ: Tượng trưng cho quyền lực tối đa cho Hoàng Đế bản thân mang theo khí vận của quốc gia.
Lại một câu giải thích khá mơ hồ, Lý Anh Tú biết nó là ngọc tỷ là được. Hắn giao cho Trần Thư đem cất đi, Trần Thư hiện tại luôn sát cạnh bên hắn, nhìn giống như Thái Giám Tổng Quản hơn là một cận vệ đi.
Lý Anh Tú dẫn theo ba vị đại thần bước vào trong, trên bệ đá cổ đã có sẵn năm mươi binh sĩ mặc giáp đứng sẵn đó. Lý Anh Tú tiếc một chút là lần này không có một Bách phu trưởng như Trần Thư mà chỉ là binh sĩ bình thường mà thôi. Lý Anh Tú gọi Trần Thư nói.
- Trần Thư, dẫn bọn hắn về nơi đóng quân.
- Tuân lệnh bệ hạ.
Trần Thư bất chợt thay đổi xưng hô làm Lý Anh Tú cảm thấy kỳ lạ. Đúng rồi, hiện tại hắn đã lên ngôi lập quốc, Việt vương này hẳng là phải thay đổi. Lý Anh Tú kêu gọi hệ thống triệu hoán.
“Đinh, chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công danh tướng Thái Úy Phạm Cự Lượng.”
Phạm Cự Lượng: Danh tướng thời tiền Lê, làm tướng hai đời vua Đinh, thăng chức Thái Úy thời Lê Đại Hành, văn võ song toàn. Tư chất (SS). Kỹ năng: Tinh thống thống binh thủy chiến.
Lý Anh Tú kinh hỉ, không ngờ lại có thể triệu hoán đến Phạm Cự Lượng. Đây là vị tướng thứ hai liên quan đến thủy quân đặt chân đến dị giới. Lê Chân và Phạm Cự Lượng đều tinh thông thủy chiến, nhưng nếu nói huấn luyện thủy binh Lê Chân có một tay thì việc thống binh Phạm Cự Lượng hơn hẳng. Có lẽ vì liên quan đến thời đại, thời kỳ của Lê Chân các chiến thuyền còn khá thô sơ, thủy chiến không phải là mũi nhọn nhưng Đại Cồ Việt của Lê Hoàn đã có những chiến hạm khá lớn để tham gia chiến tranh. Trong chiến tranh chống Tống lần một chính Phạm Cự Lượng đã đại phá quân Tống trên sông Bạch Đằng.
Từ trong bệ đá cổ bước ra một người trung niên ăn mặc giáp trụ bằng sắt, hai vòng hộ tâm lấp lánh hai bên ngực (hiện tại Minh Quang giáp của Đại Việt chế tạo là một miến hộ tâm trước ngực thay cho hai miếng hộ tâm hai bên nguyên bản Minh Quan giáp), đầu đội mũ Đâu Mâu, bên hông đeo trường kiếm, tay cầm trường thương, gương mặt góc cạnh, uy vũ.
- Thần Phạm Cự Lượng bái kiến bệ hạ.
Phạm Cự Lượng quỳ một chân xuống chào Lý Anh Tú. Hắn vội vàng đỡ dậy nói.
- Phạm Thái Úy mau đứng lên. Thái Úy có thể đến thực là phúc của Đại Việt, hôm nay đúng ngày lập quốc, đi tiền viện chúng ta cũng thảo luận chính sự.
Phạm Cự Lượng qua đời lúc chỉ bốn mươi mốt tuổi nên hình dáng giữ lúc đỉnh phong tầm ba mươi chín, khi Phạm Cự Lượng đại phá quân Chiêm.
Chỉ một thoáng các vị đại thần cấp cao của Đại Việt đã làm quen với nhau vô cùng thân mật, chỉ thiếu điều xưng huynh gọi đệ mà thôi. Lý Anh Tú thấy vậy cũng vô cùng hài lòng. Ngồi trong phòng mọi người tự giác phân ra tả hữu. Các quan nội chính như Lữ Gia, Cao Lỗ ngồi bên cánh tả, Lê Chân cùng Phạm Cự Lượng ngồi bên cánh hữu. Lý Anh Tú nói.
- Hẳng mọi người đã biết hôm nay là ngày lập quốc của Đại Việt ta.
- Thần đã biết!
Cả bốn người đồng thanh nói, là người xuất thân từ hệ thống ai cũng cảm nhận được sự thay đổi, tự giác xưng hô hắn là bệ hạ mà không còn là Việt vương. Lý Anh Tú hỏi.
- Bảo Công hôm nay là ngày mấy?
- Bẩm bệ hạ, hôm nay là ngày một tháng mười hai theo lịch của dân bản địa, nghe nói năm nay là năm 1232.
Lữ Gia chuẩn mực nói. Lý Anh Tú gật đầu.
- Tốt, vậy từ nay Trẫm tuyên bố Đại Việt chính thức thành lập, quốc hiệu Đại Việt, đặt Niên hiệu là Thừa Mệnh, lấy ngày hôm nay làm ngày quốc khánh hằng năm. Ban bố cho cả thiên hạ biết rõ.
- Tuân mệnh bệ hạ.
Là tổng quản nội chính việc này tất nhiên rơi xuống đầu Lữ Gia chứ không ai khác. Lý Anh Tú tiếp tục nói.
- Bởi vì Đại Việt chúng ta người chưa nhiều nên Trẫm quyết định tổ chức hành chính như sau. Thành lập Cơ Mật viện giải quyết toàn bộ chính sự trong nước. Phong Lữ Gia làm Thái Sư Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự đứng đầu Cơ Mật viện. Giúp việc cho Thái Sư là các Ti sự vụ, Lữ Thái Sư trực tiếp chọn lựa nhân sự rồi báo lên cho Trẫm.
- Thần tạ ơn bệ hạ.
Lữ Gia liền nhận mệnh cực khổ. Nói Cơ Mật viện nghe rất hoành tráng nhưng hiện tại chỉ có mình Lữ Gia, cùng lắm góp mặt thêm Cao Lỗ mà thôi. Việc còn lại đều phải do hắn chuyên tránh a. Nhưng rất nhanh thôi sẽ có đầy ắp nhân tài đổ vào, gánh nặng sẽ tinh giảm hơn nhiều. Lý Anh Tú lại nói.
- Phong Cao Lỗ làm Thạch Thần Bảo Định Công, trực tiếp quản lý lò rèn, nghiên cứu chế tạo vũ khí cho quân đội.
- Thần tạ ơn bệ hạ.
Lý Anh Tú theo nguyện vọng của Cao Lỗ, chỉ muốn nghiên cứu rèn vũ khí mà không muốn quản quá nhiều nội chính.
- Phong Lê Chân làm Thánh Chân công chúa kiêm phủ sứ xứ Giác Long kiêm đô đốc Bắc Hải thủy sư.
- Phong Phạm Tu làm Bình Định Công, Phục Man tướng quân chưởng quản Hải Đông quân.
- Phong Tinh Thiều làm phủ sứ xứ An Bang.
- Phong Thạch Tiến làm Hỏa Dương Bá chưởng quản Tiền cục.
- Phong Trần Thư Trung Dũng Bá, thống lĩnh Cấm quân.
- Phong Thánh Gióng…quên đi.
Một loạt danh hiệu, tước vị được Lý Anh Tú ban phát ra, người nào có công lao lớn liền được phong tước lớn, các tướng lĩnh mới đến chưa lập được công lao tạm thời giữ chức vụ mà không có tước vị, chỉ riêng Phạm Cự Lượng mới đến vẫn chưa được phân chức vụ phù hợp. Còn Thánh Gióng vẫn giữ nguyên bộ dáng trẻ con như vậy, luôn được nuôi dưỡng trong thủ phủ. Với tình hình Đại Việt hiện tại hẳn là không cần dùng đến, cứ để Thánh Gióng được một kiếp làm người bình thường a.
Một ngày sau cả Đại Việt đều biết được Việt vương hiện tại xưng là Thừa Mệnh hoàng đế, niên hiệu Thừa Mệnh, cả nước chia làm hai xứ và một thủ phủ. Từ nay bái kiến hoàng đế đều phải gọi là bệ hạ mà không phải là Việt vương nữa.
Hiện tại mùa Đông tuyết rơi, Lý Anh Tú cũng không vội vã xây cung điện. Bên ngoài thủ phủ, các vị đại thần được xây dựng nên một tòa nhà nằm trong thành trung tâm, vừa làm nơi ở, vừa làm nơi làm việc. Khi cần thiết Lý Anh Tú có thể gọi bọn họ trực tiếp đến thủ phủ.
-
Phạm Cự Lượng hay gọi là Lạng, ở đây ta cứ dùng tên mà ta tìm ra vậy. Đối với vị tướng này ta có thể nói một câu là rất biết thời thế, biết lấy lợi ích quốc gia đặt lên hàng đầu. Tuy hiện tại có lập luận nói ông chính là người dẫn đầu cuộc đảo chính ép Dương Vân Nga để Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn, nhưng cũng không thể phủ nhận công lao của ông "đánh Tống bình Chiêm".
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT