Lúc Hiểu My thấy Lâm Tiểu Hổ lầm lũi bước tới, âu sầu hiện rõ trên khuôn mặt thì cô khẽ mỉm cười.
- Tiểu Hổ à. Khinh công của con đã tiến bộ nhiều rồi đấy. Nhưng mà các chiêu thức của Thiên Long Thập nhất thức con áp dụng còn quá gò bó. Nếu có thể linh hoạt hơn chút nữa thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
- Đa tạ sư phụ.
Tiểu Hổ gật đầu. Sau đó, mọi người đều tập trung nhìn về bốn lôi đài còn lại.
Lôi Đài số 3. Kiều Phong và Lê Minh Khôi.
Kiều Phong tính tình lạnh nhạt, võ công quyết tuyệt. Hắn sử dụng một thanh đao lớn. Hình dáng của nó có chút tương tự với cái liềm cắt cỏ. Tuy nhiên, độ sắc bén và sự trân quý về chất liệu phải gấp rất nhiều lần.
Đặc biệt, trên sống lưng của thanh đao có vài lỗ tròn. Hiểu My nhìn thấy nó có chút kì lạ, không biết rõ công dụng là gì.
Lê Minh Khôi dùng trường thương. Trái ngược với vẻ lãnh đạm, xa cách của Kiều Phong. Vị võ sư đến từ tiêu cục Kim Nguyên này là một “ông chú” nhiệt tình như lửa với gương mặt đỏ như Quan Công. Nhìn hắn ta, tự dưng người khác đều nghĩ rằng tên gọi của “ông chú” hoàn toàn không phù hợp với ngoại hình một tí tẹo nào.
Thương pháp của Lê Minh Khôi đúng là rất khá. Mặc dù so với Thái Thiếu Nam – sư huynh của Hiểu My tại Tứ Thần Sơn thì còn thiếu một phần linh khí và một phần tùy ý, linh động.
Thương pháp của họ Lê thiên về sức mạnh. Mũi thương tập trung toàn bộ nội lực của chủ nhân, mang theo sức mạnh phá thiên, đâm về phía Kiều Phong. Tốc độ mỗi chiêu xuất ra cực nhanh.
Trận chiến của Đao và Thương này cũng căng thẳng, gay go. Cuối cùng, người chiến thắng là Kiều Phong.
Lý do chiến thắng phải kể tới hai nguyên nhân sau đây.
Thứ nhất, thanh đao của Kiều công tử này tạo thành từ kim thiết mấy ngàn năm. Khi va chạm cứng đối cứng với trường thương, về lâu về dài, dễ dàng phát ra ưu điểm.
Thứ hai. Lê Minh Khôi mặc dù tuổi đời nhiều hơn, kinh nghiệm chiến đấu cũng cao hơn. Nhưng mà cái mà ông chú này thiếu so với đối thủ chính là một phần liều mạng.
Kiều Phong lợi dụng rất tốt từng khe hở nhỏ, cuối cùng, dùng lỗ tròn trên sống lưng của thanh đao khóa chặt ngọn thương. Một tiếc “crắc” vang lên. Thân thương gãy làm đôi. Lê Minh Khôi khẳng khái nhận thua, bước xuống đài trong tiếng vỗ tay rầm rầm như pháo đại.
……………………………………………………………………….
Lôi đài số 4. Trần Thảo và Úc Đại. Trận chiến của một đệ tử môn phái và thế gia công tử của kinh thành.
Nhưng mà so với Kiều công tử, Úc Đại mặc dù cũng sử dụng trường thương nhưng lại không may mắn lắm. Bởi đối thủ của hắn, Trần Thảo này là người có tiếng âm hiểm trên giang hồ.
Trần Thảo – tên gọi tương tự như ngoại hình. Thân hình hắn dài ngoằn, mảnh mai như lá cỏ. Nhưng mà là cỏ độc. Môn phái của hắn được gọi là Kim Xà Phái. Trần Thảo lại là đệ tử quan môn đắc ý. Cho nên, trình độ dùng độc của hắn chắc chắn thuộc vào loại "chẳng phải dạng vừa đâu".
Quy định của hội thi là các đối thủ không dùng độc. Chính vì vậy mà Trần Thảo và Úc Đại mới đánh đến giờ phút này.
Có điều. Trần Thảo mặt ngoài thì tuân thủ đúng quy định. Nhưng mà dùng độc vốn đã là thói quen, là kỹ năng của hắn. Cho nên trong lúc Ban giám khảo chưa nhìn ra bất kì manh mối gì thì Úc đại đã thua.
………………………………………………………………………..
Lôi đài số 5. Vũ Quang – Nguyễn Bình. Lại một cặp thi đấu giữa công tử thế gia và nhân sĩ võ lâm.
Vũ Quang – đại thiếu gia của Vũ Gia, năm nay gần ba mươi tuổi. Từ nhỏ được một vị tiền bối võ lâm vô danh thu nhận rồi theo sư phụ lang bạt khắp đại giang nam bắc. Hai mươi lăm tuổi trở lại gia tộc. Lúc này, phụ thân của hắn đã lên tới chức Trấn Quốc Đại Nguyên Soái. Trở thành nhân vật phỏng tay khắp cả Liên Hoa Quốc. Thời điểm đó, đại hội thi đấu thường niên khép lại vừa xong.
Vũ đại nguyên soái mang nhi tử quăng vào thủy quân rèn luyện ba năm. Đến hội thi lần này, Vũ Quang mới chính thức xuất đầu lộ diện. Dù chưa biết kết quả thế nào, nhưng ít nhất lúc này, hắn đã đón nhận được tình cảm của nhiều người. Đặc biệt là dàn lãnh đạo và giám khảo của hội thi.
Có thể nói, Vũ Quang chính là ứng cử viên của ngôi vô địch.
Đối thủ của Vũ Quang là Nguyễn Bình - đến từ một môn phái khác trên giang hồ.
So với Vũ đại thiếu, Nguyễn Bình còn rất trẻ. Hắn nhỏ hơn đối thủ năm tuổi. Lại vừa “xuống núi” nên kinh nghiệm thực chiến không nhiều.
Trận chiến này diễn ra đúng như dự định của tất cả mọi người. Vũ Quang dựa vào kinh nghiệm dồi dào, tâm trí kiên định cùng kiếm pháp sắc bén đã nhẹ nhàng áp đảo đối thủ. Giao đấu chưa đầy ba mươi chiêu, Nguyễn Bình lớn tiếng nhận thua.
…………………………………………………………………….
Lôi đài số 6: Cặp thi đấu cuối cùng. Âu Dương Đức và Trần Nam Phượng. Hai vị thiếu gia của hai gia tộc lớn trên Mẫu Đơn Đảo và Đỗ Quyên Đảo.
Âu Dương Đức có tổ phụ là tiền triều thái sư. Phụ thân của hắn đang giữ chức Lễ Bộ Thượng Thư. Nhị thúc công tác tại Hàn Lâm Viện.
Tóm lại. Trong một gia đình có truyền thống thư hương lại có thể sinh ra một kỳ tài Võ Thuật như Âu Dương Đức khiến cho những gia tộc khác đều phải mắt tròn mắt dẹt mà nhìn.
Vũ khí của Âu Dương Đức là một cây đinh ba có vẻ ngoài hầm hố không thua gì tạo hình bằng công nghệ máy tính chuyên nghiệp. Mũi đinh ba nhọn hoắt, phát ra ánh sáng lạnh càng làm tôn lên gương mặt ngọc diện thư sinh có chút trái ngược của chủ nhân.
Trần Nam Phượng cũng sử dụng trường thương. Đặc điểm của Liên Hoa Quốc là quốc đảo, cho nên thương cũng là một thứ vũ khí phổ biến, không thua gì so với kiếm hay đao.
Hai người này ngang tài ngang sức với nhau. Mặc dù nhìn từ bên ngoài, cây đinh ba của Âu Dương Đức có chút lấn át so với trường thương. Nhưng mỗi thứ vũ khí đều có thế mạnh riêng. Thương nhỏ gọn, linh hoạt. Đinh Ba mạnh mẽ, ác liệt nhưng ngoại hình quá cỡ sẽ khiến tốc độ của nó kém hơn.
Trận chiến này khiến cho khán giả mãn nhãn. Bởi vì cả hai đối thủ đều là mỹ nam tử hiếm có của đế quốc này.
Cuối cùng, Âu Dương Đức ăn may, thắng được nửa chiêu. Haha. Kỳ tài luyện võ nhưng nếu không được đào tạo bài bản hẳn hoi, không trải qua gió tanh mưa máu thì cũng khó mà phát ra ánh sáng của chính mình.
Vòng chung kết của vòng thi đấu thứ nhất kết thúc. Sau khi xác định năm thứ hạng đầu tiên. Mọi người đều tự giải tán. Những người đã đăng ký dự thi cỡi ngựa bắn cung tập trung sang khu vực thi đấu thứ hai.
Vòng thi đấu thường niên ở Liên Hoa Quốc có quy định rõ ràng. Họ chỉ chọn ra năm người đứng đầu ở cả ba nội dung. Sau đó, năm người này sẽ được vào cung yết kiến đế vương. Sắp xếp thế nào là do Chiêu Ngữ Kính tự mình định đoạt.
Nhưng mà những người còn lại trong top10 đều được ban giám khảo ghi nhận lại, có sắp xếp về sau. Đây xem như cũng là nhất chiến thành danh, tiền đồ rộng mở.
Số lượng người thi đấu ở khu vực thứ hai không đông bằng ở khu vực thứ nhất, tất cả chỉ có hai trăm năm mươi người.
Cả hai trăm năm mươi người này đều được phát mỗi người một bộ cung tiễn giống nhau. Ngựa mà mỗi người sử dụng đều có tuổi thọ và sức bền tương tự. Đây chính là sự công bằng khách quan mà đích thân Chiêu đế hạ lệnh. Do đó, những người đứng đầu trong hội thi ba năm này đều thật sự là nhân tài.
Hai trăm năm mươi người sẽ chia ra thành mười lượt thi. Mỗi lượt là hai mươi lăm người. Nhiệm vụ của hai mươi lăm người này là cưỡi ngựa, vượt chướng ngại vật, sau đó, dùng hai mươi mũi tên được phát để bắn vào những con chim sẻ được thả ra bất cứ lúc nào.
Mỗi mũi tên đều có ghi tên của tuyển thủ để không nhầm lẫn.
Hàn Tử Liệt vỗ vỗ vai của Lâm Tiểu Hổ, cười hắc hắc nói:
- Bắn chim là sở trường của con. Vòng thi này con thắng chắc rồi.
- Đúng đó. Lâm công tử. Ta đợi bữa tiệc chim sẽ nướng của ngài a…
Thạch Sa cũng vui vẻ góp lời. Lâm Tiểu Hổ bước vào vòng thi này bằng tâm trạng thập phần tự tin, thoải mái.
Nhưng mà, lúc bắt đầu, tiểu đồ đệ của Hiểu My đã gặp phải không ít khó khăn. Mặc dù mười năm nay, hắn bắt chim sẽ đã thành thói quen. Nhưng mà đó là hắn dùng nội lực kết hợp với khinh công. Còn bây giờ là cưỡi ngựa, vượt chướng ngại vật. Thêm nữa, cánh cung trên tay hắn rất nhẹ. Tiểu Hổ lo lắng là cây cung này sẽ không chịu nổi sức mạnh của hắn, bị gãy giữa chừng.
Thế mới nói, có đôi lúc, việc mà bạn tưởng chừng như đơn giản nhất lại khó khăn hơn tưởng tượng. Ví như một học sinh giỏi, chuyên gia giải các bài toán đòi hỏi trí óc và trình độ cao siêu, đến khi giải lại một bài tập cơ bản nhất thì không làm được.
Lối mòn tư duy có đôi lúc hố chết người. Haha.
Tiểu Hổ lên ngựa, cưỡi như bay, chướng ngại vật vượt ào ào. Nổi bật hẳn so với những tuyển thủ khác.
Khi bọn họ vượt qua được 5 chướng ngại tạo ra bằng ao nước, đá, gỗ thì bầy chim sẽ đầu tiên được thả ra.
Cả trăm con chim sẽ hoảng hốt đập cánh thật nhanh. Hai mươi mấy người vội vã giương cung nhắm bắn.
Trong khi những tuyển thủ thi chung lượt đều đã có thu hoạch thì mũi tên đầu tiên của Tiểu Hổ… chả trúng con nào.
Mũi tên thứ hai của Tiểu Hổ suýt trúng. Mũi tên thứ ba mới trúng được một con.
Mũi tên thứ tư trúng hai con. Lúc này, bầy chim sẻ đã tản ra tứ phía, biến mất vô tung.
Mấy kẻ bên cạnh nhìn thấy Tiểu Hổ biểu hiện như thế thì phì cười. Có kẻ còn lên tiếng chế nhạo. Tuy nhiên, biểu hiện của Tiểu Hổ rất bình tĩnh. Dẫu sau, vẫn còn có lượt bắn thứ hai.
Hai mươi lăm tuyển thủ lại thúc ngựa lao đi.
Qua thêm hai chướng ngại vật nữa thì bầy chim sẻ thứ hai cũng được thả ra.
Lần này, Tiểu Hổ đã hoàn toàn lấy lại tự tin. Hắn lắp tên, giương cung. Nụ cười treo trên khóe môi vô cùng suất.
Đám người Hiểu My nín thở dõi mắt nhìn.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT