Khương Duy kéo binh về Chung Ðề được Hậu Chúa phong làm Ðại Tướng Quân.
Còn Vương Kinh nhờ Ðặng Ngãi và Trần Thới giải vây rồi rước vào thành khoản đãi.
Trần Thới nói :
- Chắc là Khương Duy không dám ra đánh nữa .
Ðặng Ngãi đáp :
- Tuy nó kéo quân về, nhưng binh lực của nó đâu có hao tron. Vì thế , y sẽ ra nữa .
Trần Thới cho là phải bèn cùng Ðặng Ngãi lo luyện tập binh mã chờ lúc nguy biến.
Còn Khương Duy ở Chung Ðề ngày đêm lo chuyện phạt Ngụy.
Phàn Kiến nói :
- Ðại Tướng thắng trận Diên Thủy đã làm cho bọn Ngụy hết hồn, nếu nay lại phát binh nữa nhỡ ra thì có phải mất hết uy danh không ?
Khương Duy cười :
- Cái toại nguyện của ta đâu phải chỉ làm cho quân địch sợ, mà chính là làm sao cho trọn lời thác cô của Tiên Ðế cho Thừa Tướng .
Hạ Hầu Bá nói :
- Ðặng Ngãi tuy nhỏ song đa mưu, nay lại được phong An Tây Tướng Quân , ắt y phải hết lòng đánh giặc. Hơn nữa, y đang cùng Trần Thới luyện tập binh mã tại đất Ung , đất Lương. Vậy tướng quân cũng nên đề phòng cẩn thận .
Khương Duy cười :
- Ta há lại sợ bọn nó. Các ông chớ khen bọn chúng mà làm mất nhuệ khí mình đi .
Nói xong, Khương Duy bèn quyết định lấy Lũng Tây trước. Chư tướng đều nghe theo, chẳng ai dám cản nữa.
Từ đó binh Thục rời khỏi Chung Ðề nhắm Kỳ Sơn tấn phát .
Bỗng có tin báo Binh Ngụy đã đóng chặt nơi chân núi Kỳ Sơn.
Khương Duy không tin bèn đích thân đi quan sát thì thấy binh trại Ngụy đóng nối đuôi như con rắn .
Khương Duy nói :
- Hình thế trại này duy có thầy ta là Thừa Tướng mới làm được. Ðặng Ngãi thật chẳng phải tay thường .
Nói rồi bèn truyền các tướng hàng ngày phải sai quân đi tuần tiễu. Mỗi lần đi phải thay sắc cờ để làm cho Ngụy tưởng binh ta đông. Còn mình dẫn binh đi lấy Nam An.
Nói về Ðặng Ngãi biết chắc binh Thục kéo ra Kỳ Sơn, nên đã chuẩn bị chờ giờ nghênh địch. Nhưng đã mấy ngày rồi chỉ thấy binh Thục đi tuần tiễu, mà không thấy quân ra đánh. Ðặng Ngãi lấy làm lạ, bèn xem xét rồi thất kinh trở về nói với Trần Thới :
- Khương Duy cho quân tuần tiễu nơi đây, ắt là y đi lấy Nam An rồi. Vậy Tướng quân hãy kéo qua Ðông Ðình mà chận phía sau, để tôi đến cứu Nam An. Hễ Khương Duy không lấy được Nam An, ắt qua ngã Thượng Khuê, tôi sẽ phục binh nơi Loạn Cốc mà bắt y .
Ngãi đến Nam An, thì đạo binh của Khương Duy chưa tới, Ngãi liền khiến con là Ðặng Trung và Sử Ðoán dẫn binh phục nơi Ðoạn Cốc theo như kế hoạch đã định.
Còn Khương Duy qua đường Ðông Ðình kéo thẳng tới Nam An, rồi đến chân núi Võ Thành thì được tin báo binh Ngụy đã chiếm đóng .
Khung Duy cả sợ nói :
- Té ra Ðặng Ngãi đã biết được mưu kế của ta ! Nói rồi, truyền đóng binh dưới chân núi mà đối địch.
Quân Khương Duy vừa đến chân núi thì binh Ngụy la ó lên , binh Thục thất kinh, Khương Duy vội dẫn binh ra chống cự. Nhưng lại không thấy binh Ngụy kéo xuống. Khương Duy đến chân núi khiêu chiến, nhưng binh Ngụy vẫn lặng thinh, đến khi Khương Duy sắp cho quân đóng trại, thì binh Ngụy ở trên núi lại la ó lên nữa. Cứ như vậy làm cho binh Thục không làm sao lập dinh trại được.
Khương Duy bèn bàn với Hạ Hầu Bá :
- Nam An chúng đã đề phòng rồi, vậy để tôi đến lấy Thượng Khuê trước đả . Nói xong, để Hầu Bá đồn binh nơi núi Võ Thành còn mình dẫn binh đến Thượng Khuê.
Ði trọn một đêm, Khương Duy hỏi quan Hướng đạo :
- Ðây là đâu ?
Quan Hướng đạo cho biết đây là Loạn Cốc, Khương Duy cả kinh nói :
- Nếu là Loạn Cốc thì ắt có phục binh của Ngụy. .
Ðang do dự không biết có nên tiến nữa không thì có tin báo phía sau có bụi bay mịt mù, chắc là có binh phục.
Khương Duy vừa khiến lui binh thì Sử Ðoán và Ðặng Trung xông đến, Khương Duy vừa chống cự được một lúc thì Ðặng Ngãi đến tiếp ứng vây Khương Duy vào giữa, Khương Duy rán sức mà phá vòng vây hãm, nhưng không được, may lúc đó Hạ Hầu Bá hay được đem binh đến giải cứu, binh Ngụy mới chịu lui .
Khương Duy muốn trở lại Kỳ Sơn .
Hạ Hầu Bá nói :
- Các trại tại Kỳ Sơn đã bị Ðặng Ngãi đoạt hết rồi.
Khương Duy bèn dẫn binh theo đường nhỏ.
Ðàng sau Ðặng Ngãi hay tin, cứ đốc binh rượt theo.
Ði được nữa đường thì thấy trong núi một đạo binh Ngụy do Trương Chất cầm đầu xông ra .
Khương Duy chống không nổi, may nhờ có Trương Ngưng đem binh đến cứu ứng, Khương Duy mới thoát khỏi
vòng vây , nhưng Trương Ngưng lại bị chết trong đem loạn quân.
Về đến Hớn Trung, Khương Duy thấy hao tổn nhiều binh mã, bèn làm biểu dâng lên Hậu chúa xin tạ tội.
Trong khi đó Ðặng Ngãi thấy binh Thục lui hết rồi làm sớ tâu về Ngụy chúa hay.
Ngụy chúa Tào Mạo phong cho con Ðặng Ngãi là Ðặng Trung chức Ðình Hầu.
Lúc này Tào Mạo cải niên hiệu là Cam Lồ nguyên niên.
Còn Tư Mã Chiêu tự phong là Thiên Hạ binh mã Ðại Ðô Ðốc nắm hết uy quyền trong tay , có ý soán nghịch.
Lại có kẻ tâm phúc là Giả Sung (con Giả Quì) thường nói với Chiêu :
- Nay chúa công nắm trọn uy quyền. Vậy sao không bày mưu mà ìo việc lớn ?
Chiêu đáp :
- Ta cũng có ý như vậy lắm . Vậy ngươi hãy đến Hoài Nam mà thăm dò dư luận .
Giả Sung đến quận Hoài Nam tìm gặp quan Thái Thú là Gia Cát Ðản.
Gia Cát Ðản bày tiệc thết đãi.
Qua một tuần rượu Giả Sung nói với Ðản :
- Mới đây dư luận đất Lạc Dương đều cho Chúa Thượng là nhu nhược không lo nổi đại sự còn Tư Mã tướng quân thì giúp nước đã lâu, đáng được thay nhà Ngụy để giữ gìn xã tắc .
Ðản nghe nói quát lớn :
- Ngươi là con Giả Quỳ ăn lộc lớn của nhà Ngụy, sao lại nói như vậy ?
Giả Sung nói :
- Ấy là dư luận. Tôi chỉ thuật lại mà thôi .
Ðản nói :
- Nếu có chuyện đó tôi thà chịu chết chứ chẳng dung .
Giả Sung không nói nữa, trở về Lạc Dương mà thuật lại với Chiêu.
Chiêu cả giận mắng :
- Lũ chuột ấy sao dám khinh ta ?
Giả Sung nói :
- Phải tìm cách hại nó, kẻo để hỏng việc lớn .
Chiêu nghe theo bèn viết mật thư sai đem đến Dương Châu giao cho Nhạc Lâm, còn mặt khác viết chiếu triệu Ðản về Lạc Dương.
Ðản nhận được chiếu cả giận nói :
- Ðúng là Giả Sung đem việc này nói với Tư Mã Chiêu, nên ta mới bị triệu về .
Nói xong bắt sứ giả mà tra hỏi.
Sứ giả khóc lóc :
- Xin Thái Thú hỏi quan Thứ Sử Nhạc Lâm sẽ rõ tự sự .
Ðản hỏi :
- Sao ngươi biết ?
Sứ giả thưa :
- Ấy vì Tư Mã đại tướng có sai người trao mật thư cho Nhạc Lâm
Ðản tức giận khiến quân chém sứ giả rồi cử binh đến Dương Châu hỏi Nhạc Lâm.
Khi đến thành, Ðản kêu gọi Nhạc Lâm, nhưng chẳng thấy ai trả lời.
Ðản quát lớn :
- Nhạc Lâm là tên thất phu , cha nó là Nhạc Tấn ăn lộc nhà Ngụy , sao nó lại phản phúc như vậy ?
Nói rồi khiến quân công thành trận vào.
Nhạc Lâm cả sợ, đang tìm đường chạy trốn thì bị Ðản chém một đao bay đầu.
Sau đó, Ðản làm biểu kể tội Tư Mã Chiêu , rồi sai sứ qua Ðông Ngô, đem theo đứa con là Gia Cát Thanh đến cầu viện, quyết tâm dấy binh cự với Tư Mã Chiêu.
Lúc ấy, tại Ðông Ngô Thừa Tướng Tôn Tuấn đã chết, binh quyền về tay Tôn Lâm là em Tôn Tuấn.
Lâm là kẻ cường bạo, triều thần ai nay đều oán hận. Còn Ngô chúa Tôn Lượng, tuy thông minh, nhưng không sao trừ được.
Càng ngày Tôn Lâm càng lộng quyền .
Khi Ngô Cang đem Gia Cát Thanh sang cầu viện , kễ rõ sự tình .
Tôn Lâm nghe theo, liền sai Toàn Dịch và Toàn Ðang làm chúa tướng, Vu Thuyên đi hậu tập, Châu Dị và Dương Tú làm Tiên phong, Văn Khâm làm Hướng đạo kéo quân lới.
Ngô Cang về thưa với Gia Cát Ðản, Ðản cả mừng, phân binh chờ Ngụy đến.
Tại Lạc Dương, Chiêu được tin Ðản tạo phản, lại còn viết hịch kể tội thì cả giận, muộn tấn binh tiễu trừ ; nhưng Giả Sung can :
- Lúc này lòng dân chưa an, vậy không nên đi .
Chiêu nói :
- Nếu chẳng trừ Gia Cát Ðản thật sao yên được. Nay nó lại liên kết với Ðông Ngô , họa đó đâu phải nhỏ .
Giả Sung thưa :
- Nếu vậy chúa công nên đem Thái hậu và Thiên tử đi thì mới hết lo .
Chiêu nghe theo, bèn tâu với Tào Mạo :
- Ðản mưu phản, lại hiệp với Ðông Ngô dấy loạn. Vậy chúa thượng và thái hậu nên xuất chinh trừ đứa giặc .
Tào Mạo nói :
- Ðản tạo phản thì sai tướng đi trừ hà tất Trẫm và thái hậu phải đi ?
Chiêu tâu :
- Xưa Tiên đế đánh Ðông dẹp Tây mà lập nên nghiệp cả. Sao bệ hạ lại sợ như vậy ?