Đập vào mắt chúng tôi là một nhân dạng đã thành nổi ám ảnh thường trực. Không ai xa lạ, đó chính là mụ Thùy Dung. Mụ đang đứng gần bãi rác, dưới chân mụ là mấy con mèo đen mặt mập. Mụ vẫn mặc bộ đầm đỏ, nhưng lần này có khác khi mụ khoác trên thân hình béo mập của mụ chiếc áo măng tô đen, đến thời điểm này thì tôi dám chắc, mụ yêu tinh không bao giờ thay đồ. Khi nhìn thấy chúng tôi mụ cười nhe hàm răng đen sì. Mụ tiến lại gần khiến tôi phải giật lùi. Khôi Nguyên giữ chặt lấy tay tôi, như muốn nói với tôi: “Cô hãy can đảm lên! Đã có tôi đây thì không phải sợ mụ.” Mụ đút một tay trong túi măng tô đen, nói:
- Chúng mày cũng thích tám chuyện ghê nhỉ? Thế sao không vào nhà mẹ nhà tám. Lúc nào mẹ cũng sẵn sàng, chờ đợi để nghênh tiếp chúng mày đấy các con ạ!
- Tôi sẽ cho bà quay trở lại đó sớm thôi. Bà hãy đợi đấy!
- He he he. Mẹ sợ mày chắc thằng con gián kia. Thế mày và nó đã làm tình với nhau chưa, mẹ rất tò mò muốn biết. Sinh cho mẹ một thằng cháu con gián đi chứ! Mẹ nhìn thấy tướng tá của đứa con gái mẹ cũng được đấy! Mắn lắm! Mắn lắm!
Mụ điên, nói chuyện có khác người thường. Sự trơ trẽn và dơ dáy của mụ đã hiện rõ.
- Tôi tưởng bà không quan tâm chứ! Sao rồi, hôm nay bà định sẽ dùng thứ gì để hù dọa chúng tôi? Mèo cũng rồi, thằng lằn cũng rồi, còn thêm g…
Khôi Nguyên chưa nói dứt câu, thì mụ lôi từ trong túi áo măng tô ra một con chuột cống. Con chuột béo núc ngoe nguẩy trong bàn tay ngắn ngủn ngấn thịt của mụ. Mụ đưa con con chuột ra trước tầm mắt chúng tôi, và…
Mụ nghiến tay bóp chặt…
- Óe…
Con chuột giãy giụa trong tay mụ. Nó bị bóp nghẹt đến mức hai con mắt lòi ra ngoài. Máu trong miệng nó chảy ra nhỏ giọt lên tay mụ.
Mụ ném con chuột đang co giật xuống đất, lũ mèo đen mặt mập lập tức lao vào tranh nhau xâu xé con mồi.
Sau đó, là một hành động dớp dúa, tởm lợm, ói mửa. Mụ đưa bàn tay dính máu chuột lên miệng liếm sạch, trông mụ lúc đó chẳng khác gì một con mèo thành tinh.
Hành động đó của mụ đã khiến tôi ói tại chỗ. Mụ không cười, không nói… nét mặt mụ nghiêm lại… ánh mắt khắc sâu lòng hận thù… mụ bỏ đi cùng với lũ mèo.
---
Quán cơm chay Tâm Lạc,
Thực khách cũng nhiều, thậm chí còn nhiều hơn cả mấy quán ăn mặn. Người ta đã ngán đến tận cổ những thứ thức ăn béo ngậy, nhiều dầu mỡ… ăn chay là một giải pháp tốt để cân bằng cuộc sống, vừa mang lại cảm giác lạ miệng, vừa tốt cho sức khỏe (nếu như ăn đúng cách) và quan trọng nhất là bớt đi nghiệp sát sinh.
Hơn nữa, sau khi nhìn thấy cảnh tượng gớm guốc của con mụ kia, tôi nuốt không vô thức ăn mặn nữa; cứ ngậm vào miếng thịt là nghĩ ngay đến hình ảnh con chuột bị mụ ta bóp cho lồi mắt, màu me nhầy nhụa trên tay.
- “Gớm… gớm… gớm…”
Tôi đứng lên vào nhà vệ sinh nôn ọe thêm lần nữa. Sau khi trở ra,
Tôi gọi đĩa cơm thập cẩm, Khôi Nguyên thì gọi món cơm với rau trộn, đậu que xào dầu, vừa ăn vừa nói chuyện với nhau để quên đi cảm giác tởm lợm.
Tôi có tật xấu là khi ăn phải vui vẻ, chứ không kiểu cứ cúi đầu cặm cụi. Khôi Nguyên thì từ tốn hơn tôi, ảnh ăn uống xem ra nhẹ nhàng, lịch thiệp. Tôi biết ảnh rất khó khăn khi vừa ăn vừa nói chuyện, đối với ảnh đó là hình ảnh không đẹp. Nhưng, biết làm sao được, khi tôi cứ hỏi hết chuyện này đến chuyện khác.
- Cô làm ơn im lặng và tập trung chuyên môn đi.
- Ưm. Tôi không… không thích như vậy.
- Mặc kệ cô có thích hay không. Hãy để yên cho tôi ăn nào!
Tôi lặng lẽ xúc cơm ăn. Thỉnh thoảng tôi lại ngước mặt lên nhìn mọi người xung quanh. Tôi phát hiện thấy có một người phụ nữ mang bầu, ngồi ở một bàn sát góc tường. Cô ấy đang cặm cụi xúc cơm ăn, trông cách ăn mặc của cô ấy rất nhà quê. Cô ấy không mặc đồ bà bầu giống như những người khác, mà mặc trên người bộ đồ làm vườn bằng vải đen, khoác bên ngoài chiếc áo lụa màu nâu mỏng mảnh. Cô ấy búi tóc thành một cục trên đỉnh đầu, khuôn mặt có đôi nét tàn nhang. Cô ấy vừa ăn, vừa nuốt lốn, hình như cô ấy đang rất đói.
- Ăn từ từ thôi con. Bữa sau cứ ghé lại đây, cô cho ăn miễn phí không lấy tiền đâu. Và con cũng đừng ngại.
Cô chủ quán chay Tâm lạc, một nữ bồ tát có khuôn mặt phúc hậu kéo ghế lại gần người phụ nữ mang bầu. Vì hai người ngồi rất gần chỗ tôi và Khôi Nguyên nên họ nói gì tôi đều nghe rõ. Giọng nói của họ không bị tiếng ồn xung quanh lất át, bởi một lý do nữa là quán cơm chay Tâm Lạc những thực khách rất có ý tứ, họ nói chuyện rất nhẹ nhàng từ tốn chứ không xì lô, xì la như những quán mặn nhan nhãn khắp đường phố.
- Cám ơn cô, cô đúng là bồ tát. – Người phụ nữ mang bầu cúi đầu biết ơn bà chủ.
- Con đừng nói vậy. Thấy hoàn cảnh của con đáng thương nên cô mới giúp. Ây… đó cũng là một trong những kiếp nạn của con người vậy. A Di Đà Phật!
- Sau khi sinh con, chắc con đi tu quá cô à!
- Như thế đứa trẻ phải làm sao?
- Con sẽ gửi vào chùa luôn. Hy vọng các sư cô sẽ tiếp nhận.
- Nếu nhân duyên đã hội đủ thì khắc được.
- Dạ.
Một tiếng nói vang lên cắt ngang không gian yên tĩnh của mọi người, khiến mọi ánh mắt đều đổ dồn về hướng cửa ra vào của quán.
Người đàn ông tướng tá thô kệch, nhìn có vẻ rất bặm trợn, thô bạo quát lớn:
- Con đĩ kia! Cuối cùng tao cũng tìm ra mày. – Ông ta hướng mắt về chỗ ngồi của người phụ nữ mang bầu.
Người phụ nữ ấy vừa trông thấy kẻ thô lỗ đó, mặt liền biến sắc, trở nên lo sợ khác thường. Cô ấy bấu chặt lấy tay bà chủ quán phúc hậu như muốn tìm sự che chở của bồ tát.
Kẻ vừa quát mắt đó là một tên đầu trọc, mặc áo ba lỗ màu trắng sữa, trên bắp tay, cánh tay xăm kín chỗ những vảy rồng. Khuôn mặt của y mới thật sự vô phước cho ai vớ phải y làm chồng, nó hung tợn và thô kệch đến gớm ghiếc. Cái mặt bạnh ra, và cặp chân mày đậm như hai con sâu róm. Y hùng hổ chạy đến bàn người phụ nữa mang bầu, gạt phắt nữ bồ tát (bà chủ quá) té nhào xuống đất. Y hất đổ bàn ăn, miệng không ngớt chửi bới.
- Đ.mẹ, mày đã làm đĩ chưa đã hay sao, mày còn định qua mắt bố mày à! Mày coi bố mày không ra gì à! Ngày nào bố mày còn sống thì mày không dễ bỏ đi như vậy đâu.
- Chồng ơi! Chồng tha cho em. Em lạy chồng, lạy chồng. – Người phụ nữ mang bầu quỳ xuống lạy y.
- Tha cái đầu cha mày. Này thì tha... – Tên vũ phu khốn nạn đó tung chân mang đôi giày sô thô kệch, đạp thẳng vào lưng người phụ nữ mang bầu khiến cô ấy ngã nằm xuống đất.
Y tiếp tục chửi bới:
- Bà con hãy xem con mất nết này, nó đi ngủ với trai mang bầu, còn về nhà lừa cả chồng nó, cái ngữ như mày mà chung thủy mẹ gì, bọn điếm thúi. Bố nói cho mà biết nhé! Chọc đến bố thì no đòn.
Không cần y phải biện minh, bà con cô bác tự hiểu ai mới là vai phản diện. Bất ngờ y nắm tóc người vợ kéo lên. Rồi y tát liên tục mấy tát tai vào mặt cô, chưa đã tay y còn dùng nắm đấm thụi một cú như búa vào bụng cô.
- Á...
Người phụ nữ ôm bụng nằm lăn dưới nền nhà rên rĩ: - Đ...đđđ..au... đau quá!
Mọi người lao vào can ngăn thì đã muộn, máu đã chảy đầy dưới nền nhà. Thực khách một số người la hét ầm ĩ. Cô chủ quán miệng liên tục niệm kinh. Có mấy người đàn ông vào can liền bị tên hung bạo độc ác đó đánh cho tơi tả. Khôi Nguyên đấm mạnh tay xuống bàn, nãy giờ anh ấy đã nhịn lắm rồi. Có lẽ anh ấy cũng hối hận vì đã không kịp ngăn cản con ác thú đó, không ai dám nghĩ y ác đến mức đấm vào bụng bầu của vợ.
Khôi Nguyên lầm lũi tiến lại chỗ con ác thú, đầu tiên anh ấy thộn cho y một cái vào bụng.
- Ứ... ứ...ứ... chết mẹ tao rồi. – Cú đấm làm cho y đái cả ra quần.
- Tao sẽ cho mày ba tháng không biết mùi cháo là gì.
Nói rồi, anh ấy một tay giữ lấy gáy của y, còn tay kia liên tục đấm vào mặt y khiến cho y răng môi lẫn lộn, máu me nhầy nhụa. Cú đấm cuối cùng làm cho y bể hết cả xương sụn, ngã bịch xuống nền như trái mít rụng.
- “Đáng đời lắm! Đồ độc ác.” – Bà con xôn xao.
Ngay lập tức họ chạy đến xem tình hình người phụ nữ mang bầu. Cô ấy đang ra máu rất nhiều, đau đớn quằn quại. Mọi người mau chóng chở cô ấy đi cấp cứu.
---
Tôi vừa đi vừa khóc thút thít...
- Thôi nào Ngọc Diệp, cô ấy sẽ không sao đâu.
- Cô ấy thật tội nghiệp, tại sao ông trời lại mang xuống thế gian này những người độc ác như vậy hả Khôi Nguyên?
- Vì ông trời cảm thấy buồn và đơn điệu nếu trên giới chỉ toàn là người tốt.
- Nói như vậy thì ông trời cũng ác lắm.
- Ông trời không ác đâu, thực ra, là quyền năng của ông ấy có hạn, ông ấy không thể tiêu diệt được cái ác, bởi trong bản thân ông cũng có một nửa là ác.
- Tôi lại không tin trời nữa rồi, bây giờ tôi tin luật nhân quả thôi. Người phụ nữ đó chắc kiếp trước vay nợ nhiều quá, nên kiếp này trả.
- Sẽ có một ngày, khi cô nhìn thấy cuộc sống như một dòng sông đang trôi qua trước mắt mình với lắm thứ bẩn thỉu nở ra đóa hoa phúc đức, còn lắm thứ tươi đẹp lại mang những mầm bệnh hiểm nghèo. Khi đó, cô cũng sẽ không tin nhân quả, cô sẽ nói rằng, chẳng biết có kiếp sau hay không, mà kiếp này cô thấy toàn những điều bất công.
- Không có cách nào cữu rỗi được ư?
- Có, một phần thôi, đó là tư duy, nói cách khác đó là tâm của cô. Nếu cô nhìn thấy cuộc đời đẹp thì nó sẽ đẹp, nhìn thấy xấu thì nó sẽ xấu.
(...)
Chúng tôi lên xe trở về đồi trà,
Khi chiếc cào cào đến gần chân đồi, Khôi Nguyên cho xe đi chậm lại.
Một đám đông, nói chính xác hơn là một đám giang hồ đang đứng trước mặt chúng tôi. Những kẻ với đầu tóc, thân hình, trang phục... toát lên rất rõ ràng, là những kẻ đâm chém đã trở thành thú tiêu khiển của bọn người đó.
Chúng cầm trên tay típ sắt, mã tấu sáng loáng, có đứa còn cầm súng điện trong tay bấm tành tạch.
Tôi đánh vào vai Khôi Nguyên:
- Quay đầu thôi Khôi Nguyên.
- Hừ, cô hãy nhìn ra sau lưng đi! Chúng ta bị bao vây rồi.
Tôi ngoái đầu nhìn lui phía sau, có một nhóm khác đã chặn đường rút lui của chúng tôi.
Bọn người này quá đông, chỉ có hơn chứ không dưới năm mươi tên.
- Bây giờ phải làm sao đây?
- Đến nước này rồi thì phải tùy cơ ứng biến thôi.
Khôi Nguyên cho xe chạy tới gần đám giang hồ đang ở trước mặt.
“Kít...” Chiếc cào cào dừng lại. Khôi Nguyên và tôi bước xuống xe. Lúc đó, tim tôi đập thình thịch, tôi đang rất khiếp sợ, sắp sửa có chuyện không hay xảy ra, và tôi lo lắng cho Khôi Nguyên còn hơn chính bản thân tôi.
- Các anh đến tìm tôi? Tôi đây, hãy để cô ấy đi, cô ấy không liên quan gì cả.
- Mày cũng được đấy! Không đến mức chuột nhắc như những kẻ tao đã dạy cho một bài học.
Người vừa nói là tên cầm đầu, hắn mở cặp mắt kính ra khi nói chuyện với Khôi Nguyên. Đó là một gã trông rất điển trai, hình tướng nam nhân, vai năm tất rộng thân mười thướt cao. Khuôn mặt chữ điền, sóng mũi dọc dừa. Hắn có cặp chân mày tướng, mắt hổ và nổi bật ở hàm râu quai nón rậm rạp. Hắn mặc trên người chiếc áo lính đã phai màu nắng gió, mang quần jean bạc phớt rách rưới, và đi bốt đờ sô đã tróc lớp da bên ngoài... nhìn hắn rất bụi bặm lãng tử.
- Anh thích chơi kiểu gì? Không lẽ làm đại ca rồi lại thích cái kiểu hội đồng. – Khôi Nguyên khích tướng hắn.
- Hừ, mày nghĩ tao là một thằng giang hồ dơ sao? – nói rồi, hắn quay sang đám đàn em, - tụi mày, đưa nó đi, cả con nhỏ đó nữa.
Bọn chúng áp giải tôi và Khôi Nguyên qua con đường mòn, đến bãi cát gần hồ Ma Cô. Bọn chúng bắt giữ tôi, và đẩy Khôi Nguyên ra chỗ bãi cát trắng. Tên đại ca cũng bước ra đứng đối diện với Khôi Nguyên, những kẻ hung dữ khác tay cầm mã tấu sáng loáng đứng vây quay. Tên đại ca lúc này mới cất tiếng nói dõng dạt:
- Tụi bay nghe tao nói rõ đây, - hắn đang nói với đám đàn em đứng vây quanh, - bây giờ tao sẽ chơi solo với nó, tao cấm thằng nào nhảy vô hội đồng dù tao có bị nó đánh chết, nếu thằng nào chống lại lệnh của tao, tao sẽ cắt tiết thằng đó, tụi mày đã nghe rõ chưa hả?
- “Dạ, đại ca!” – Cả bọn đồng thanh.
- Còn mày, thằng kia! Mày đã đánh anh em tao như thế nào, hôm nay, mày sẽ trả gấp trăm vạn lần. Chính tay tao sẽ bẻ cổ mày, mày có chết cũng đừng nói tao ỉ đông ép người.
- Được, tôi sẽ đấu với anh. Nếu tôi thua thì không nói làm gì, còn nếu tôi thắng thì sao hả?
- Mày còn muốn ra điều kiện với tao!
- Một cuộc chơi mà thắng cũng như bại thì còn chơi làm gì nữa. Thôi thì, anh cứ chém phắt đầu tôi đi cho xong.
- Hừ, mày muốn gì thì cứ nói thẳng đi.
- Nếu tôi thắng, anh phải để cho tôi đi. Và lần sau không được bén mảng đến khu vực này nữa. Đồng ý chứ?
- Đừng nói nhiều nữa, bắt đầu đi.
Hắn và Khôi Nguyên bước ra đấu trường (là bãi cát trắng), hai người khởi động tay chân để đấu tay đôi với nhau. Có tiếng sáo vang lên buồn bã, ủ ê... Đó là, tiếng sáo của ông đánh cá, ông ấy đang neo xuồng cách bờ khoảng 20 mét.
- Cái lão kia! Đang chuẩn bị đánh nhau mà lão thổi sáo buồn não ruột thế thì ai mà đánh cho nổi hả? Dẹp cây sáo đi! Còn không thì thổi một bài khác vui hơn. – Hắn nói lớn để ông đánh cá nghe thấy.
Ông đánh cá đội nón lá, thân thể ốm o, so bại, mặc trên người bộ đồ bà ba. Ông cũng đáp lại lời hắn, (không đáp cũng không được, vì hắn mà điên lên thì lật xuồng của ông là chuyện dễ như bỡn.)
- Anh muốn tôi thổi bài gì nào?
- “Máu nhuộm bến thượng hải.”
- Được rồi.
Thế là ông ấy thổi: “ù u ú... ù u ù... ù u u ú u u ù ú u...”
- Hay đấy! Nào, vào cuộc chơi thôi chú em.
Hai người đàn ông đó lao vào cuộc chiến đấu trong nền nhạc “máu nhuộm bến Thượng Hải”
Một số kẻ đứng xem mở điện thoại quay clip chuẩn bị úp lên facebook.
“Rầm... rầm... bịch... bốp... chát... hự...”
Hắn tung người lên cao như con chim én, rồi từ trên không trung xoay một vòng 360 độ, thốc cú đá bằng cạnh bàn chân nhanh như chớp, uy lực như trái tên lửa nhắm vào Khôi Nguyên. Thân thủ của hắn quả là nhanh nhẹn phi phàm, tốc độ ra đòn và động tác mang đậm tính nghệ thuật, tài hoa.
Khôi Nguyên nhanh chóng né đầu sang một bên, vừa đủ né cú đá xoay tống thẳng bằng chân sau của hắn. Cú đá làm tôi thót tim, vì ai mà xấu số trúng phải quả đó chỉ có nước bay đầu.
Động tác di chuyển của Khôi Nguyên vô cùng đơn giản, không huê dạng. Nhưng phải công nhận là vô cùng hiệu quả. Khi hắn vừa đáp chân xuống bãi cát, Khôi Nguyên đã nhanh chóng lướt tới dùng chân thủ đầu nhá một đòn hư tầm bụng, rồi tấp một đòn thực uy lực vào tầm mặt đối phương; hai cú đá như dính liền một nhịp khiến người ta hoa mắt.
Hắn cũng không vừa gì, đôi tay của hắn nhanh nhẹn chẳng thua gì huyền thoại Lý Tiểu Long, hắn gạt đòn đá dưới của Khôi Khuyên, chặn đòn đá tầm cao bằng những động tác phẫy tay nhẹ nhàng; tốc độ cũng nhanh khiến người ta chóng mặt.
Thân thủ hắn bắt đầu trở nên nhịp nhàng như một điệu nhảy, miệng thì liên tục “à u... à u... au au...” Hình như thần tượng của hắn là Lý Tiểu Long. “ồ ta... ồ ta... a”
Hắn tung liên hoàn những đòn đá vòng cầu, đòn đá xoay bằng gót chân, kết hợp rất điệu nghệ với những đòn tay, những cú đấm vòng và đấm thẳng hướng vào mục tiêu.
Khôi Nguyên chống đỡ rất bình tĩnh, bước di chuyển của anh ấy cũng chậm rãi từ tốn giống như cách anh ấy ăn cơm. Nhìn tổng thể trình độ võ thuật của anh ấy hơn hẳn đối thủ một bậc. Bằng chứng là đối thủ bắt đầu rớt mồ hôi, động tác đã có chút nao núng và tốn quá nhiều sức mà chẳng đánh trúng được đối phương cái nào.
Trong khi đó, Khôi Nguyên không có dấu hiệu gì là mỏi mệt, nhịp thở điều hòa và thần sắc vô cùng điềm tĩnh.
Bài nhạc của ông đánh cá bước vào giai đoạn cao trào. “u u ù ú... u ú u u... u ù ú... u ù... u ú...”
Hai đối thủ giống hai con gà gắng kiếm bén đang ghìm nhau, chuẩn bị ra đòn quyết định, ai nhanh hơn thì người đó thắng.
(...)
Tôi và những tên đàn em của hắn hồi hộp chời đợi.
(...)
(...)
(...)
“ồ ta!”
Tiếng hét vừa dứt thì tôi đã thấy chân hắn bị Khôi Nguyên chặn đứng lại bằng lòng bàn chân thủ sau. Hắn tung một đòn quyết định vào bụng đối phương, nhưng, không ngờ bị Khôi Nguyên bắt bài, khi hắn vừa giãn chân mày, Khôi Nguyên đã bắt lấy thời cơ ra đòn lúc hắn còn rơi trên quỹ đạo... có thể nói đó là một đòn mang yếu tố trực giác, tôi đoán như vậy, vì nó quá nhanh khôn kịp để suy nghĩ. Chân này vừa chặn được đòn của đối phương thì chân kia đã vắt một đòn vòng cầu như trời giáng xuống mặt hắn, tiếp sau đó là ba đòn liên hoàn bằng kỹ thuật đá xoay vòng. “Bốp... bốp... bốp”
“Phặt” đòn cuối cùng là cú tống thẳng bằng chân sau trực tiếp và thẳng như kẻ chỉ. Cạnh bằng chân sắt như kiếm của Khôi Nguyên chỉ cách cổ của đối phương khoảng 1 cm. Tôi và đám đàn em của hắn đứng ngớ người. Còn hằn thì đứng nguyên một chỗ, hơi ngửa người ra sau. Khôi Nguyên nhẹ nhàng rút chân về.
Bài sáo của ông đánh cá đi vào đoạn kết não nề của khúc tuồng “Võ Đông Sơ Bạch Thu Hà”
“u u ú u u ù u u...”
Tạm dịch:
“Biên cương là rơi Thu Hà em ơi!
Đường dài mịt mùng em không đến nơi
Mây nước buồn cơn lửa binh
Kể chi chuyện chúng mình...
Khóc thương riêng em... một... mình...”
- “Lão kia, có ngưng ngay không hả?” – Đám đàn em quát mắng ông đánh cá.
Bọn chúng định xông vào úp Khôi Nguyên nhưng tên đại ca quát bảo bọn chúng dừng lại.
Bất ngờ hắn rút từ trong túi áo lính ra khẩu súng ngắn, chỉa vào mặt Khôi Nguyên.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT