Rất nhiều người có
thói quen đếm bậc cầu thang. Nếu ở cầu thang không có đèn, thì khi đi
xuống cầu thang, để chắc chắn mình không bị hẫng chân, người ta vừa đi
vừa ngầm đếm số bậc, rất có thể họ sẽ nghĩ rằng mình đã đếm nhầm.
Trong các trường học thường lưu truyền những câu chuyện ma quỷ.
Một học sinh nọ có sở thích đếm bậc cầu thang. Một hôm chập tối, học sinh
bỗng nhiên mất tích. Thầy cô và bạn bè đã tìm kiếm khắp nơi nhưng không
thấy. Kể từ khi xảy ra chuyện, giữa lúc nửa đêm các bạn thường nghe có
tiếng bước chân vọng lại từ phía cầu thang, còn có người từng nhìn thấy
một bóng đen đi đi lại lại ở đó. Sau này, tòa kí túc xá phá đi làm lại,
mọi người phát hiện một bộ xương trắng bị vùi dưới cầu thang cuối cùng.
Nếu ai đó đếm cầu thang mà phát hiện bỗng nhiên thiếu mất một bậc, thì
người đó là kẻ phải đi thay thế cho bậc cầu thang kia.
Tổ chuyên
án sau khi điều tra được biết, nhà thầu xây dựng ở nơi này khi đó đã ăn
bớt nguyên vật liệu. Tòa nhà nơi xảy ra vụ án cũng vì thế mà thiếu đi
một bậc thang.
Sáu cảnh sát tỏ vẻ cảm phục trước sự tinh ý của
Bao Triển. Những người sống trong tòa nhà đó có lẽ cả đời cũng chẳng để ý đến chi tiết này, những người ở tầng bốn và tầng năm có chăng cũng chỉ
cảm thấy nhà mình thấp hơn một chút mà thôi.
Cụ ông Trương Hồng
Kì chắp tay sau lưng, từ từ dạo bước trên đường phố. Trên người ông vẫn
mặc bộ quần áo kiểu Tôn Trung Sơn những năm sáu bảy mươi của thế kỉ
trước. Những đề tài bình luận của cụ ông với những người khác là về
những năm tháng xa xưa.
Cả tòa nhà trống rỗng. Vợ chồng người bán quán ở tầng bốn đã chuyển đi nơi khác, chỉ còn lại ông bà ngoại Trần Lạc Mạt.
Ông cụ đi dạo về, nhìn mãi lên một chiếc cửa sổ hướng Bắc, thẫn thờ người, trên bậu cửa sổ đó treo một giỏ hoa lan.
Những thứ cũ đã mất, những thứ mới đang ở đâu?
Thành phố hoang này không có khách sạn, có nhà nghỉ. Nơi từng tràn ngập ánh
đèn xanh đỏ nhấp nháy, giờ chỉ còn lại gạch đá đổ nát. Cảnh sát trưởng
sắp xếp cho tổ chuyên án nghỉ tại khu nhà gia quyến của cán bộ cảnh sát, rồi nói: "Các căn phòng ở đây phần đa đều để trống, mọi người cứ tự
nhiên, chúng ta làm hàng xóm vậy."
Tổ chuyên án tìm thấy một căn
nhà có trống Thạch Lựu trước sân, dọn dẹp qua loa một lát, sáu cảnh sát
đưa đến một vài bộ nội thất cũ, đều là đồ người ta chuyển nhà đi còn
lại, có chiếc bàn trang điểm còn dán nguyên chữ "hỉ" to tướng.
Cảnh sát trưởng nói: "Cô Tô My, điều kiện ở đây không được tốt cho lắm, thứ
gì cũng có chút sứt mẻ, mong cô thông cảm đừng chê. Mọi người chịu khó ở vài hôm vậy."
Tô My tỏ vẻ trượng nghĩa, đáp; "Thế này đã ăn thua gì, chúng tôi còn phải dựng doanh trại ngoài trời để qua đêm cơ mà. Họa Long, anh giúp tôi vác cái bàn trang điểm này vào phòng đi, tôi chọn
gian này."
Giao sư Lương ngồi uống trà trên một chiếc ghế sô pha
đã rách, Bao Triển thì hí hoáy sửa lại một chiếc ti vi cũ. Đường dây cáp truyền hình đã bị cắt, rất nhiều hộ gia đình đành quay về thời sử dụng
ăng-ten ngoài trời. Bên ngoài cửa sổ, một chiếc ăng-ten cột vào một cây
dương cao chót vót, trên dây còn treo thêm vài chiếc vỏ lon để khỏi
nhiễu sóng. Bao Triển quay ăng-ten cho đúng hướng rồi đập đập mấy cái
vào sau ti vi. Hình ảnh trên màn hình chuyển từ "đàn muỗi" sang thành
bản tin thời sự.
Họa Long nhấc chiếc bàn trang điểm vào trong
phòng cho Tô My, rồi nằm vật ra giường. Anh nhìn lên hình trang trí trên trần nhà, nói: "Tô My, cô có cảm giác như đang được về nhà không?"
Tô My đang mải miết lau chiếc gương, quay đầu cười một, rồi hỏi: "Anh đang tỏ tình với tôi đấy à?"
Họa Long cười lên sằng sặc, đáp: "Cảm giác của tôi về gia đình nghĩa là mọi người được ăn cơm cùng nhau, rồi mọi người cùng ngồi xem thời sự ấy."
Tô My nhìn quanh căn phòng một lượt, rồi cũng nở nụ cười có phần gian xảo: "Thế này thì nhà ta nghèo quá rồi!"
Bao Triển bước vào, đặt một bồn hoa lên bàn trang điểm của Tô My coi như đồ trang trí trong phòng.
Họa Long: "Bao Triển, cậu chôm chỉa ở đâu được thế?"
Bao Triển đáp: " Đâu có, đồ bỏ của người ta, sắp chết đến nơi rồi, chị Tô My nhớ tưới nước cho nó nhé."
Bồn hoa này nằm lăn lóc ở góc tường trong sân nhà đã sắp khô nứt. Có một số người đã bỏ đi, nhưng một số thứ đồ vẫn còn nguyên vẹn ở vị trí của
ngày hôm qua không thay đổi. Đất trong chậu hoa đã khô cằn, những chiếc
lá đã rụng gàn hết, trên đầu cành vẫn còn may mắn sót lại một bông hoa.
Nó thật nhỏ bé, nhẹ nhàng hé nở. Trong bồn hoa có cắm một tấm thiệp,
trên thiệp viết dòng chữ: "Chúc mừng sinh nhật!"
Tất cả mọi người đều quên mất sinh nhật Tô My. Mọi tâm trí bây giờ đang dồn cho vụ án cô gái bị moi ruột. Bản thân Tô My cũng chẳng để ý đến điều này, chỉ có
người tinh tế như Bao Triển mới nhớ tới. Có lẽ cậu có tìm khắp thành phố cũng không đào đâu ra một chiếc bánh ga tô, thậm chí một món quà sinh
nhật ra hồn có khi cũng khó kiếm.
Tối đó, cảnh sát trưởng mổ dê mở rượu, làm bữa tiệc khoan đãi tổ chuyên án.
Vùng này có một món đặc sản tên "dê tắm suối". Sau khi thịt dê xong, ướp
thịt vào cùng gia vị và nước suối trong suốt một đêm liền, sau đó cho cả con vào trong nồi lớn mà hầm, thêm vào khoảng ba chục loại gia vị và
mười loại thuốc bắc nữa. Thịt dê khi ra lò thơm ngon đậm đà, ăn mềm mà
không ngán.
Màn đêm buông xuống, ánh sao lấp lánh khắp trời. Bên
dưới cây bạch dương trong sân khu gia quyến của Cục cảnh sát có treo một chiếc nồi sắt. Trong nồi đang hầm cả một con dê vàng. Nước canh sôi
sùng sục, củi khô bên dưới bốc ngùn ngụt. Bên cạnh chiếc nồi đặt một
chiếc bàn gỗ dài, một cảnh sát trong âu gỗ lớn, đặt lên trên bàn. Mỗi
người cầm một chiếc dao nhỏ, dùng để cắt thịt dê, sau đó chấm với nước
tương dầm ớt và tiêu.
Các cảnh sát gọi tổ chuyên án lại, cảnh sát trưởng rất nhiệt tình hiếu khách, ôm đến một vò rượu đã được chôn dưới
lòng đất nhiều năm.
Một cảnh sát khác mang táo đỏ, ngô và đậu
tương luộc sẵn đến. Mọi người cùng uống rượu, ăn thịt dê, vừa ăn uống
vừa bàn luận về vụ án.
Họa Long và cảnh sát trưởng cụng chén, cười nói: "Nếu cuộc họp phân tích tình hình vụ án nào cũng như thế này thì tốt biết mấy."
Giáo sư Lương tấm tắc khen hương vị món thịt dê: "Đây là thứ thịt dê thơm ngon nhất mà tôi từng được ăn đấy!"
Cảnh sát trưởng nói: "Ở chỗ chúng tôi có một hàng thịt dê, chỉ là một quán
ven đường thôi, ông chủ dựng một lán nhỏ, không biết bao nhiêu là khách, thậm chí có cả người nước ngoài đến đó cũng chỉ vì muốn ăn món thịt dê
thôi. Cái nồi đó, đã mười năm nay chưa từng tắt lửa, liên tục hầm thịt.
Mùi nước canh bốc lên thơm phức, nửa đêm lũ chuột cũng phải kéo đến.
Miếng gỗ treo nồi hầm cũng ngấm mùi thơm, lũ chuột gặm được một cải cũng đủ sung sướng rồi. Nhưng chỉ tiếc là... quán đã chuyển đi mất rồi."
Giáo sư Lương nói: "Vụ án lần này khiến tôi nhớ đến một món ăn."
Cảnh sát trưởng tò mò hỏi: "Món ăn? Món ăn gì?"
Giáo sư Lương đáp: "Món "ruột ngỗng tươi."" Những tiệm lẩu ở Thành Đô thường có món này. Tôi từng chứng kiến một cửa hàng ở trấn Trung Hoà, huyện
Song Lưu chế biến món này. Một người trong tiệm quảng cáo với khách rằng quán của mình có món "ruột ngỗng tươi" chính hiệu. Sau đó cậu ta chạy
ra sân sau, lùa hai con ngỗng sống đến. Chẳng thèm rửa sạch vết bẩn dính trên lông ngỗng, cậu ta đã lập tức thò tay vào rút sống bộ một của con
ngỗng ra. Ruột ngỗng lẫn với máu tươi và phân thái bị vứt thẳng xuống
đất. Một lát sau, một đĩa "ruột ngỗng tươi" vẫn còn nguyên hẳn mao mạch
được mang lên bàn cho khách."
"Mẹ kiếp! Ác thế là cùng! Nhưng nếu mọi người không thích như thế, thì làm sao có món ăn dã man đó chứ!"
Tô My liếc mắt nhìn Bao Triển. Mặt Bao Triển có phần ửng đỏ, không rõ là
do uống rượu hay vì lí do gì khác. Ánh mắt anh ta lảng sang một bên,
ngượng nghịu không dám nhìn Tô My.
Họa Long nói: "Người ta bảo, trên cơ thể người có hai chỗ đau nhất, một là ở mắt, hai là ở hậu môn."
Cảnh sát trưởng đồng ý, đùa thêm: "Những người từng cắt trĩ. .. đều là hảo hán!"
Giáo sư Lương nói tiếp: "Những thợ còn non tay thường phải lấy dao trích
xung quanh hậu môn ngỗng một vòng tròn, rồi mới moi ra được, còn những
thợ lão làng thì chỉ cần dùng tay không là đủ."
Cảnh sát trưởng
quay lại chủ đề vụ án, nói; "Chúng tôi đã cho người đến bệnh viện Đất Mỏ lấy lời khai một lần nữa. Nạn nhân Trần Lạc Mạt có nhớ lại một chút về
đặc điểm hung khí mà hung thủ đã dùng nhưng đó có phải móc cân không thì cô ta cũng không dám chắc. Lúc bấy giờ nạn nhân đã bị hung thủ dùng dây thắt cổ đến ngất đi rồi, khi có người tới cứu, cô đã thở rất yếu, trên
người dính đầy máu và phân..."
Một cảnh sát bổ sung thêm: "Mặc dù vụ án đã xảy ra từ mấy hôm trước, nhưng tâm trạng nạn nhân vẫn chưa
thật ổn định, mặt vẫn còn phù thũng nặng, đôi mắt sợ hãi nổi đầy gân
máu, xen lẫn hai màu đen đỏ. Vết thắt để lại trên cổ vẫn rất rõ nét, mỗi khi nhớ lại sự việc, cô gái đều sợ run lên."
Giáo sư Lương phân
tích: "Vụ án lần này không có tình tiết cướp của hay xâm hại nào cả. Mục đích của hung thủ chỉ là muốn tạo ra một vụ việc gây chấn động ở đây mà thôi."
Bao Triển phân vân hỏi: "Đây rốt cục là một vụ giết người ngẫu nhiên, hay là một vụ án đã có âm mưu sẵn từ trước?"
Cảnh sát trưởng trả lời: "Theo tôi phỏng đoán, thì đây chỉ là một vụ việc
ngẫu nhiên. Theo những gì chúng tôi đã điều tra được, cô công nhân đó
không có xích mích gì với ai, vậy kẻ nào đã nhẫn tâm như thế? Chỉ tiếc
là lực lượng của chúng ta ở đây quá mỏng yếu, công tác tìm kiếm nghi
phạm là một lượng công việc lớn, cần có thời gian để hoàn thành."
Giáo sư Lương nói: "Bất kế đó là vụ án ngẫu nhiên hay có mưu tính từ trước,
hung thủ là kẻ đã mất hết nhân tính, và có vé tâm lí đang trong tình
trạng sắp khủng hoảng. Tôi cho rằng, chắc chắn hắn sẽ chưa dừng lại, trừ khi chúng ta tóm được tên này, còn không hẳn sẽ không chịu bó tay đứng
nhìn đâu."
Giáo sư Lương đề nghị cảnh sát địa phương phát động sự tham gia giúp đỡ của quần chúng, hỗ trợ lực lượng tại cục cảnh sát hiện nay, để có thể xử lí các trường hợp bất ngờ và quá sức của cục cảnh sát chỉ có sáu người này. Sau bữa ăn no, mọi người ai về phòng nấy.
Tô My nói: "Hôm nay đúng là no căng cả bụng. Bao Triển, cậu đi dạo dưới trăng cùng tôi nhé!"
Giáo sư Lương nghe vây, dặn dò: "Hai cô cậu đừng có đi xa quá, chú ý an toàn!"
Họa Long cúi đầu làm mấy cốc rượu giải sầu cảnh sát trưởng ngồi cùng anh,
hai người vừa uống vừa nói chuyện, rồi cũng không biết đã nói ra bao
nhiêu bí mật nữa.
Một lát sau, bỗng nhiên Tô My hốt hoảng chạy về một mình. Cô và Bao Triển đi bộ loanh quanh đến khu nhà của cụ ông
Trương Hồng Kì. Trên cầu thang tối mịt và vô cùng yên lặng, bỗng nhiên
họ phát hiện có máu tươi chảy xuống. Bao Triển ở lại theo dõi hiện
trường, Tô My chạy về gọi người. Cả đội cảnh sát lập tức tập hợp. Khu
nhà nơi cụ ông Trương Hồng Kì ở cách trụ sở cảnh sát không xa lắm. Mọi
người chạy bộ thẳng qua, trong lòng vô cũng lo lắng cho sự an nguy của
hai vợ chồng già.
Trên hành lang có một chiếc chậu rửa mặt dính
đầy máu tươi đã bị đánh ụp, máu chảy xuống cầu thang, rồi theo kẽ bậc
thang mà chảy đến tận tầng một.
Bao Triển gõ cửa, hai vợ chồng cụ Trương Hồng thậm chí không hay biết chậu rửa có dính máu.
Cụ ông nói, hình như nghe thấy bên ngoài có tiếng động, nhưng cụ nghĩ rằng đó là tiếng của lũ mèo hoang đi lại, nên cũng chẳng buồn ra xem.
Theo kết quả điều tra tại hiện trường, có ai đó đã cố tình để máu lên phía
trên cửa nhà hai cụ già. Hắn dùng hai miếng gỗ ngắn đặt ngang phía trên
khung cửa và để máu lên đó, nhưng do miếng gỗ quá mỏng, không chịu nổi
sức nặng của chiếc chậu nên đã gây gập, khiến chiếc chậu đổ xuống. Một
số chỗ máu đã đông thành cục, chỉ cần nhìn mắt thường cũng có thể đoán
được đó là tiết dê.
Chậu tiết này liệu có phải là do hung thủ mang đến hay không?
Trong khu nhà này, một cô gái trẻ từng bị tấn công một cách đáng sợ, ông bà
ngoại của cô gái phải chăng cũng đang đối mặt với một sự nguy hiểm nào
đó .
Giáo sư Lương nói: "Đây không phải là hành vi trêu đùa, mà nhất định là hành vi uy hiếp."
Bao Triển cũng nói: "Bất kể ai là người làm việc này, mục đích của kẻ đó
chắc chắn là để khi ai đó ra mở cửa, thì sẽ bị đội cả chậu tiết lên
người. "
Tô My đồng tình, nói: "Đúng thế, chậu tiết kia chẳng may bị đổ xuống, mục đích của hắn vẫn chưa đạt được."
Cảnh sát trưởng nói: "Chúng ta phải điều tra một chút xem, gần đây có ai mổ dê không, cải chậu rửa mặt này..."
Cảnh sát trưởng có cảm giác chiếc chậu rất quen Anh dùng đèn pin soi kĩ một
lượt, rồi bỗng nhận chính là... chiếc chậu của nhà mình.
Cục cảnh sát mổ dê chiêu đãi Tổ chuyên án mới vừa ăn thịt dê cách đây một lát.
Cảnh sát trưởng nói một người thường gọi là đầu bếp mập trong vùng đã
giúp họ thịt dê. Sau khi xong việc, toàn bộ nội tạng và tiết dê đều biếu anh ta coi như cảm ơn. Cả nhóm lập tức tìm đến nhà đầu bếp mập. Người
đầu bếp đang trong con ngủ say, mắt nhắm mắt mở nói: "Tôi để chậu tiết
trên cái dậu bê tông trước cửa, định chờ tiết bay bớt mùi tanh, đóng
thành tảng thì mới mang vào, nào ngờ có kẻ nào đó đã lấy trộm mất rồi."
Một kẻ giấu mặt đánh cắp chậu tiết dê đặt trên bậu cửa nhà cụ Trương Hồng Kì.
Tổ chuyên án và các cảnh sát khác không ai nói gì nhưng đều có chung suy
nghĩ. Kẻ trộm tiết kia vô cùng to gan và liều lĩnh, rất có thể hắn chính là hung thủ trong vụ án Trần Lạc Mạt.
Cảnh sát dặn dò cụ ông cần đề cao cảnh giác, không nên ra ngoài lúc ban đêm, cũng không được mở cửa cho người lạ.
Thế nhưng, cụ Trương Hồng Kì nổi trận lôi đình, quát: "Đứa nào dám đến đây, tôi mài sẵn dao đợi nó rồi!"
Ngày hôm sau, tổ chuyên án tiến hành điều tra kĩ lưỡng các chi tiết của vụ
trộm tiết dê. Lời khai của đầu bếp mập đều là sự thật. Anh này họ Tôn,
vốn làm trong nhà ăn hậu cần ở Đất Mỏ, tính tình thật thà, cương trực,
các mối quan hệ gia đình đơn giản. Cha anh ta bệnh tật nhiều năm nay,
hiện đang sống trong viện dưỡng lão Đất Mỏ, vợ con đều ở thành phố láng
giềng. Một mình đầu bếp mập sống ở Vũ Môn, phần lớn thời gian trong năm
anh đi theo các đoàn khoan giếng, làm đầu bếp nấu cơm cho công nhân,
sống nay đây mai đó.
Tối hôm sau, do mâu thuẫn mấy việc vặt, cụ
ông tức giận lật đổ cả mâm cơm, cụ bà bực dọc bỏ xuống một cửa hàng bán
đồ ăn nhanh mua mì gói nhưng mãi vẫn không thấy trở về.
Khoảng 11 giờ tối, có tiếng gõ cửa, cụ ông vội chạy ra xem. Vừa mở cửa, cụ ông đã thấy cụ bà đứng bên ngoài lớp cửa sắt chống trộm. Hành lang chỉ một màu đen đặc quánh, những tia sáng trong phòng yếu ớt lọt qua lớp lưới cửa
chống trộm, rọi lên khuôn mặt cụ bà. Cụ bà nhắm một mắt, mở một mắt. Con mắt đang mở không còn chút sức sống nào, ánh mắt quái dị vô cùng, khiến người đối diện không khỏi sợ hãi.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT