Lời dẫn
Khi tôi về với cát bụi, người sẽ thấy nụ cười của tôi! – Lỗ Tấn.
Một học sinh tiểu học có viết trong bài
làm văn của mình thế này: “Nếu tôi là một người quản lí trật tự thành
phố, khi nhìn thấy mẹ phải bán khoai dọc đường, tôi sẽ từ từ “đuổi” bà
về.”
Một học sinh khác viết trong giấy xin phép nghỉ học của mình như sau:
“Kính gửi: Cô giáo Ngô.
Ngày hôm kia, mẹ em bị quản lí trật
tự Thành phố đánh bị thương, hiện giờ vẫn đang phải truyền nước tại bệnh viện Đông Nam. Sáng nay em phải đi trông mẹ nên không thể đến lớp được. Em viết giấy này, mong cô cho em nghỉ buổi học sáng ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn!”
Chương 1
Hiện trường vụ án
Ngày 24 tháng 10 năm 2008, trên tờ “Thời báo thành phố” đăng một bài viết, trích dẫn như sau:
“Hôm qua, ngày 23 tháng 04 năm 2008, một
cụ ông bảy mươi ba tuổi đánh xe lừa vào trong thành phố bán khoai lang.
Cụ cho chúng tôi biết, cả xe khoai này đều là do nhà cụ trồng ra. Con
trai cụ bị bại liệt nằm một chỗ, cụ chỉ còn cách đi bán khoai, kiếm chút tiền lo thuốc thang cho con mình. Ông cụ đánh xe lừa đi mất tám tiếng
đồng hồ mới tới được đầu chợ đường Giải Phóng, thuộc khu công nghiệp của thành phố. Vừa dừng xe lại nghỉ ngơi, bỗng một chiếc xe của lực lượng
trật tự an ninh thành phố tiến đến. Những người “chấp pháp” trên xe vừa
nhảy xuống đã mắng chửi rồi như một đội hung thần chạy lại và bắt đầu
ném những củ khoai từ trên xe lừa của cụ xuống đất.
Một nhân chứng cho hay, ông cụ còng lưng, cố sức bảo vệ xe khoai lang của mình nhưng bất lực, chỉ còn biết quỳ
sụp xuống đường khóc.
Một chủ cửa hàng gần đó cho biết, cụ già
chạy lại kéo áo cầu xin một người trong đội quản lí trật tự, hình như là đội phó. Nhưng đội phó không những không nghe mà còn quay lại tát ông
cụ liền mấy cái. Ông cụ quỳ sụp xuống đất van xin, nhưng viên quản lí
trật tự vẫn không mềm lòng, còn mắng chửi: “Cút ngay! Không được bán
hàng ở đây! Còn lảng vảng nữa thì cứ chờ mà ăn đòn!”
Cô Triệu, một người dân sông gần đó cũng
chứng kiến cảnh này. Cô cho biết: “Ôi! Nhìn cảnh ấy mà xót cả lòng! Ông
cụ trông còn nhiều tuổi hơn cả bố tôi cũng nên. Sao họ nỡ lòng mà làm
thế cơ chứ! Lúc ấy, biết bao nhiêu người túm lại xung quanh, có người
không nhịn nổi còn hô hào đập nát xe của đội quản lí trật tự nữa. Thấy
tình hình dân chúng bị kích động, tên quản lí vừa đánh ông cụ vội lên xe rồi chạy thẳng. Lúc ấy mà không chạy nhanh, đến đàn bà con gái như
chúng tôi cũng phải xông vào lật úp cái xe của bọn họ ấy chứ! Thật là
quá đáng quá!”
Bài báo nhanh chóng được truyền đi khắp Trung Quốc, và trở thành tin tức nóng nhất trên các bảng xếp hạng báo mạng.
Ba ngày sau, đội phó đội quản lí trật tự
thành phố bị ám sát. Một người dân trong khi đi tập thể dục buổi sáng đã phát hiện ra xác nạn nhân nằm ngay tại cửa đơn vị đội quản lí trật tự,
nơi nạn nhân hàng ngày vẫn đi làm. Ban đầu, người đi tập thể dục buổi
sáng nghĩ rằng đó là một người say ngủ gục trước cửa. Nhưng khi lật lại
thì kinh hãi khi thấy trong miệng nạn nhân ngậm một cánh tay, mà không
gì khác, đó là cánh tay của chính nạn nhân.
Xung quanh cái xác, có những cánh hoa Tường Vi bị gió thổi tung, rơi lả tả dưới đất.
Đội phó đội quản lí trật tự bị giết, cánh tay bị chặt đứt nhét vào miệng chính mình. Tin tức giật gân đó ngay lập tức được truyền đi với tốc độ chóng mặt. Từ đầu đường cuối ngõ, cho tới khắp các ngóc ngách của Thành phố, mọi người đều bàn tán chủ đề này.
Dân chúng cứ thế truyền tai nhau, và cuối cùng đặt cho “hung thủ” một
tên thật mĩ miều: Sát thủ hoa Tường Vi!
Dân chúng vốn là những người có trình độ
văn học vô cùng cao siêu. Mỗi người khi tham gia vào câu chuyện này lại
mang đến cho nó một gì đó mới mẻ. Câu chuyện cứ thế truyền đi, và rồi
được chốt lại với nội dung thế này: “Sát thủ hoa Tường Vi võ công cao
cường, từng tầm sư học đạo tại chùa Thiếu Lâm mười tám năm ròng. Sau khi xuống núi bắt đầu đi khắp nơi trừ gian diệt ác, bảo vệ dân lành, cướp
của người giàu chia cho người nghèo, mỗi khi kết liễu một kẻ ác, đều để
lại trên đất những cánh hoa Tường Vi.”
Không ai biết sát thủ hoa Tường Vi là ai. Cơ quan cảnh sát địa phương điều động một lực lượng lớn cảnh sát tiến
hành điều tra vụ việc, nhưng không phát hiện ra bất cứ manh mối nào.
Những người trong đội quản lí trật tự thành phố đều tim đập chân run, ăn không ngon ngủ không yên. Các cấp lãnh đạo quyết định thông báo truy
nã, và sẽ thưởng số tiền một trăm nghìn Nhân Dân Tệ cho ai cung cấp đầu
mối về hung thủ của vụ án này.
Một ngày trôi qua.
Bí thư Tiêu, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật hỏi: “Có bao nhiêu người gọi đến đường dây nóng rồi?”
Nhân viên trực điện thoại trả lời trong thất vọng: “Không có ai cả!”
Trong rất nhiều vụ án, khi phía cảnh sát
có thông báo sẽ thưởng cho người cung cấp đầu mối hữu ích, đường dây
nóng sẽ liên tục nhận được những cú điện thoại cung cấp thông tin từ
phía nhân dân của Thành phố. Thế nhưng, trong vụ án này, ngay đến một
người gọi điện đến cũng không có.
Bí thư Tiêu báo tin về cho cơ quan công án cấp cao hơn, xin trợ giúp từ phía tổ chuyên án.
Sau khi xem xong hồ sơ vụ án, giáo sư
Lương nói: “Trước khi xảy ra sự việc, đội phó đội quản lí trật tự đánh
người. Hung thủ chặt tay, giết chết nạn nhân, rõ ràng là một hành động
báo thù. Theo kết quả giám định pháp y, sau khi bị chặt tay, viên đội
phó vẫn sống, còn vết thương chí mạng nằm ở vùng ngực nạn nhân, do một
vật sắc đâm trúng tim. Vết thương tại cánh tay cũng được cắt một nhát
rất ngọt, xem ra hung thủ là một kẻ có sức khỏe hơn người, hành động gọn nhẹ và nhanh chóng. Còn việc vì sao hắn lại nhét cánh tay đứt vào miệng nạn nhân thì tạm thời chưa thể làm rõ được. Vì nạn nhân là người của
đội quản lí trật tự thành phố, nên bất cứ một nhân vật yêu chính nghĩa
nào cũng có thể là hung thủ. Từ những bức ảnh chụp lại hiện trường có
thể thấy rằng, gần hiện trường gây án không hề trồng hoa Tường Vi, do đó những cánh hoa này chính là dấu hiệu hung thủ muốn để lại.”
Tô My nói: “Đây là một giống Tường Vi cũ, còn gọi là Tường Vi dại, thường mọc ở những khu đất hoang vùng ngoại ô, sức sống rất dẻo dai, mùa hoa có thể kéo dài tới tận cuối tháng mười.”
Bao Triển cũng không chịu im lặng, lên
tiếng: “Sát thủ hoa Tường Vi, cái tên của kẻ giết người này nghe cũng
nên thơ ra phết ấy nhỉ!”
Họa Long có vẻ không thoải mái, hỏi:
“Chúng ta có nhất thiết phải nhận vụ này không Giáo sư? Sao không để cho mấy ông Cảnh sát địa phương tự tìm đường mà giải quyết? Nói thực lòng,
loại người như hắn chết cũng đáng. Ngày trước cháu cũng từng đánh nhau
với một tên quản lí trật tự Thành phố. Còn sát thủ hoa Tường Vi ấy, cháu thấy đó là một người anh hùng. Nếu gặp mặt, chắc cháu phải mời anh ta
đi uống một trận cho hả hê!”
Bạch Cảnh Ngọc lên tiếng: “Quốc có Quốc pháp, xã hội pháp trị không cần đến anh hùng.”
Họa Long hơi tức giận, bật lại cấp trên:
“Thưa sếp lớn tôi muốn xin nghỉ phép. Từ ngày gia nhập tổ chuyên án, rất lâu rồi tôi không được về nhà. Lần này xin sếp phê duyệt cho.”
Bạch Cảnh Ngọc nghiêm giọng: “Không duyệt! Chuẩn bị lập tức xuất phát!”
Bí thư Tiêu, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật trực thuộc Cục công an Thành phố đích thân lái xe tới sân bay đón
tổ chuyên án. Vốn dĩ giáo sư Lương yêu cầu thực hiện điều tra một cách
thầm lặng, không lộ liễu, nhưng Bí thư Tiêu cho biết, Cục công an đã sắp xếp sẵn một buổi chào đón, đồng thời còn mở cuộc họp tổng động viên lực lượng Cảnh sát Công an Thành phố, để đưa ra mục tiêu thời gian phá vụ
án lần này.
Chiếc xe đi vào trung tâm Thành phố, tổ chuyên án quan sát thấy hai bên đường không hề trồng hoa Tuờng Vi.
Tô My lên tiếng hỏi: “Tôi xem trên hồ sơ, thấy ghi hoa Tường Vi là biểu tượng của Thành phố, vì sao trong trung
tâm lại không thấy có khóm nào?”
Bí thư Tiêu giải thích rằng, hoa Tường Vi đúng là biểu tượng của Thành phố này. Ở những khu ngoại ô và ngoài bờ
những cánh đồng, hoa Tường Vi dại mọc ngợp trời. Loại thực vật thân leo
có sức sống dai dẳng này nếu trồng trong Thành phố sẽ phát triển rất
nhanh, đe dọa đến những thực thể xanh khác. Vì thế mặc dù là biểu tượng
của Thành phố, nhưng chúng chỉ có thể mọc dại ở vùng ngoại ô, chứ trong
Thành phố thì hoàn toàn không có.
Xe tiếp tục chạy đến đầu đường Giải
Phóng, giáo sư Lương bảo lái xe dừng lại. Đây chính là nơi đội phó đội
quản lí trật tự đập phá xe khoai lang của Ông cụ đáng thương. Nơi này xe cộ nườm nượp, biết bao người qua kẻ lại, người bán người mua tấp nập,
quả là một cảnh tượng phồn vinh.
Giáo sư Lương hỏi Bí thư Tiêu: “Anh không đi chợ mua rau bao nhiêu lâu rồi?”
Bí thư Tiêu trả lời: “Cũng lâu lắm rồi
thì phải! Hàng ngày công việc bận rộn, không có cả thời gian để nghĩ đến chuyện đi chợ mua rau nữa.”
Giáo sư Lương nói tiếp: “Thôi được rồi!
Thế thì bây giờ chúng ta đi mua rau. Tô My, cháu về thông báo với bên
Cục để hủy buổi chào đón hôm nay nhé! Trưa nay chúng ta sẽ tự nấu cơm
ăn.”
Giáo sư Lương, Họa Long, Bao Triển và Bí
thư Tiêu xuống xe. Giáo sư Lương cho rằng, đây mới chính là hiện trường
gây án đầu tiên, là nơi khởi nguồn của vụ án. Bao Triển đẩy giáo sư
Lương trên chiếc xe lăn tiến vào con đường chính giữa khu chợ, xuyên qua các quầy bán rau quả tươi rợp một màu xanh mát mắt. Bí thư Tiêu bỗng
dâng lên một cảm giác lạ, cảm giác của một vị quan khi mặc thường phục
đi vi hành. Mua rau vốn là một việc làm hết sức nhỏ bé, nhưng với một
người lãnh đạo mà nói, đó lại là một điều không dễ thực hiện.
Sát thủ hoa Tường Vi rất có thể chính là một trong những chủ tiệm chủ sạp trong khu chợ này.
Tài xế lái xe đưa Tô My đến Cục công an,
nhưng khi vừa bước chân vào đại sảnh, cô đã cảm thấy có gì đó rất lạ
lùng. Rất đông người đang đứng tại đại sảnh, không chỉ có những người
mặc đồng phục Cảnh sát, mà còn có cả lực lượng quản lí trật tự Thành
phố. Tại hành lang đi tới phòng hội nghị, thậm chí còn có cả những người phụ nữ đang bế con đi đi lại lại, Cục công an lúc này trông loạn như
ngoài chợ bán rau.
Đứng cạnh Tô My lúc này là một cậu cảnh
sát nhỏ con, dáng người thấp bé, đang mải mê nghịch điện thoại. Xem ra
cậu ta là người mới vào nghề, khuôn mặt non choẹt, vẫn còn nguyên cả mụn tuổi dậy thì.
Tô My quay sang hỏi: “Cho hỏi một chút,
cậu có biết ai phụ trách tiếp đón tổ chuyên án không? Phòng tiếp đón ở
đâu cậu biết không?”
Cảnh sát trẻ giờ mới ngẩng đầu lên, nhìn
Tô My giây lát rồi nói: “Tổ chuyên án đến ngay bây giờ đấy? Cô cũng muốn gặp tổ chuyên án à? Người mới hả? Trước kia tôi chưa gặp cô ở đây bao
giờ?”
Tô My biết anh chàng Cảnh sát trẻ này lầm tưởng cô là đồng nghiệp trong Cục cảnh sát, đang định giải thích thì
anh ta hạ giọng nói thầm: “Chính là tôi đây!”
Tô My không hiểu ý, hỏi lại: “Anh là gì cơ?”
Cảnh sát trẻ trả lời: “Tổ chuyên án có
bốn người, được chọn ra từ những Cảnh sát xuất sắc nhất trong cả nước.
Thực ra, tôi chính là người thứ năm, chẳng qua là bây giờ vẫn chưa công
khai, còn đang phải bảo mật thôi.”
Tô My cố nhịn cười, ra vẻ tò mò hỏi tiếp: “Thế anh đã gặp bốn người trong tổ chuyên án bao giờ chưa?”
Cảnh sát trẻ lại tiếp tục cúi đầu nghịch
điện thoại, nói: “Ôi dào! Tôi thì quá quen với họ rồi. Giáo sư Lương,
anh Họa Long, anh Bao Triển, cả My My nữa. Anh Họa Long võ công xuất
chúng, mấy hôm trước tôi còn tập tán thủ cùng anh ấy cơ mà, sau đó còn
đeo giáp đấu mấy hiệp, kết quả hòa nhau, nhưng thực ra là tôi nhường anh ta thôi! Dù gì tôi cũng vừa vào tổ chuyên án, phải để cho người ta chút thể diện chứ, phải không! Nhưng mà lần sau tôi sẽ không nương tay như
thế đâu, để anh ta khỏi không coi ai ra gì. Anh Bao Triển da ngăm ngăm,
nhìn như than ấy, trông cứ tưởng vừa chui ra từ đống khói bụi nào ấy!
Nhưng anh Triển lợi hại lắm, không có gì là qua được mắt anh ấy đâu! Còn ông giáo sư họ Lương ấy à, chúng tôi đều gọi là “Ông cụ” Lương.”
Tô My không thể nhịn được nữa, bật cười hỏi: “Thế cậu thấy cô Tô My ấy thế nào?”
Cậu Cảnh sát trẻ vẫn thao thao bất tuyệt: “Hacker ấy mà! Biết một chút về máy tính, nhưng cũng chỉ như bình hoa
trưng bày thôi, chẳng mấy tác dụng, nhưng mà…”
Tô My tò mò hỏi: “Nhưng mà sao?”
Cảnh sát trẻ nhún vai, nói: “Nhưng mà ai bảo My My lại là bạn gái của tôi cơ chứ!”
Chàng cảnh sát trẻ mạo danh thành viên tổ chuyên án chính là con trai của Bí thư Tiêu. Anh chàng rất thích ăn Pudding[1] hoa quả, nên mọi người chẳng mấy ai gọi cậu bằng tên thật, mà gọi là
Pudding. Từ nhỏ, Pudding đã mơ ước trở thành một Cảnh sát dũng cảm. Cậu
vô cùng sùng bái tổ chuyên án. Trong mắt cậu ta, tổ chuyên án chẳng khác gì những minh tinh trên màn ảnh.
Tổ chuyên án tới nơi, buổi chào đón đã được hủy bỏ, giáo sư Lương gọi Pudding vào phòng làm việc của Bí thư Tiêu gặp mặt.
Pudding mở cửa bước vào, đứng nghiêm giơ
tay chào theo đúng nghi thức, nhưng trông cậu có vẻ hơi căng thẳng vì
vừa rồi đã dám mạo danh thành viên tổ chuyên án.
Họa Long khởi động cổ tay, bẻ bão rắc rắc mấy tiếng, rồi nói: “Ê nhóc! Cậu chẳng phải muốn hạ gục tôi sao? Tôi
chính là Họa Long đây.”
Pudding vẫn đứng nghiêm tại chỗ, mặt hơi
biến sắc, rồi nhe răng cười ngượng ngùng, nói: “Anh Họa Long, em chỉ nói đùa thôi mà, anh đừng cho là thật nhé!”
Tô My bước lại trước mặt cậu ta, vừa cười vừa nói: “Cậu đã đủ mười tám tuổi chưa hả? Nhóc con to gan, còn định
tán tỉnh cả tôi nữa cơ à? Lại còn cái gì mà “My My là bạn gái của tôi”
chứ!”
Pudding cảm thấy rất xấu hổ và ngượng ngùng, ấp úng nói: “Em… Em… Hai mốt tuổi rồi ạ!”
Giáo sư Lương nghiêm nghị, nói: “Cởi đồng phục Cảnh sát ra!”
Trán Pudding toát mồ hôi hột, vội vàng
nhận lỗi: “Cháu sai rồi, mong mọi người tha lỗi. Cháu không nên mạo danh thành viên tổ chuyên án như thế! Cháu…”
Bí thư Tiêu đang đứng bên cạnh lên tiếng nói đỡ cho con trai: “Cháu nó còn trẻ dại, tôi xin thay mặt nó xin lỗi mọi người.”
Giáo sư Lương nói tiếp: “Tôi chỉ bảo cởi
đồng phục ra, chứ có bảo cậu không được làm Cảnh sát nữa đâu! Mà tôi
cũng làm gì có cái quyền ấy cơ chứ! Chỉ là muốn cậu đi làm trinh sát
thôi!”
Pudding có phần mông lung chưa hiểu ý giáo sư Lương.
Bao Triển nói đùa: “Trong thời gian trinh sát, cậu sẽ không được ăn Pudding nữa đâu.”
Giáo sư Lương cũng nói nửa thật nửa đùa: “Ăn vụng bất cứ thứ gì cũng không được.”
Theo những phân tích ban đầu, tổ chuyên
án cho rằng, sát thủ hoa Tường Vi chính là một trong những người bán
hàng trong chợ. Do nảy sinh mâu thuẫn với đội phó đội quản lí trật tự,
nên đã ra tay hạ sát nạn nhân. Nhưng do quần chúng nhân dân không muốn
cung cấp đầu mối thông tin, tổ chuyên án quyết định phải phái một trinh
sát đi bí mật điều tra. Trong quá trình phá án hình sự, người cảnh sát
cần vào vai rất nhiều nhân vật trong cuộc sống, để có được những đầu mối tốt nhất. Trong phim chúng ta thường thấy cảnh sát đóng giả khách làng
chơi, hoặc giả làm người mua thuốc phiện, rồi cả trinh sát nằm vùng.
Những phương pháp điều tra phá án trên đều rất hữu ích.
Nhân vật mà Pudding sắp vào vai là một người bán hàng rong ở đường phố.
Giáo sư Lương nói: “Chúng tôi sẽ sắp xếp
người đặt một chiếc xe ba gác và một vài loại hoa quả trong một phòng
chứa đồ của khu nhà ở thuộc bộ công an gần đường Giải Phóng. Hàng ngày
khi trời chưa sáng, cậu tới đó dắt xe đi bán, đến tám giờ tối thì dọn
hàng về nghỉ. Nhiệm vụ của cậu là tiếp cận những người bán hàng rong
thực thụ ở đó, để dò la tin tức. Công tác trinh sát của cậu có vai trò
rất lớn trong việc phá án lần này.”
Pudding gật gật đầu, nói: “Cháu hiểu ạ! Cháu hứa sẽ cố gắng hết sức hoàn thành nhiệm vụ.”
Bao Triển dặn thêm: “Cậu phải luôn nhớ
một điều cậu không phải là Cảnh sát, không phải con trai của Bí thư
Tiêu, mà là một người bán hoa quả rong, hiểu không?”
Giáo sư Lương trịnh trọng tuyên bố: “Tổ chuyên án chỉ có bốn người. Bây giờ, tôi quyết định kết nạp thêm một người nữa.”
Pudding vừa vui mừng vừa bất ngờ, há hốc miệng chỉ thốt ra một tiếng: “Dạ?”
Giáo sư Lương nói: “Bây giờ, tôi chính thức tuyên bố, Pudding là thành viên tạm thời của tổ chuyên án.”
Tô My nói đùa: “Cậu nhóc! Phá xong vụ này cậu có thể dõng dạc nói với bất cứ ai rằng mình là thành viên thứ năm
của tổ chuyên án rồi nhé!”
Chương 2
Đối đầu đội quản lý trật tự
Trước khi tổ chuyên án tới nơi, phía cảnh sát địa phương đã tiến hành những điều tra bước đầu. Trước khi xảy ra
vụ án, đội phó đội quản lí trật tự đi uống rượu cùng các đồng nghiệp của mình đến tận mười giờ tối. Ông chủ quán nhậu cho biết, viên đội phó
uống say bí tỉ. Trước khi về còn đứng ở cửa tiệm gọi ba cú điện thoại.
Lúc nói chuyện, mỗi câu anh ta phải lặp đi lặp lại nhiều lần, mà giọng
nói thì càng ngày càng lớn, nên chủ quán nhớ rất rõ nội dung của ba cuộc điện thoại này.
“A lô! Tiểu Mẫn hả? Anh đây… Ừ! Anh đưa em ra ngoài đi hát nhé!… Gì
cơ? Muộn rồi á?… Khoảng cách của chúng ta có thể gần hơn chút nữa được
không em? Anh có ăn thịt em đâu nào! Em sợ gì chứ? A lô! A lô! Mẹ kiếp,
dám cúp điện thoại của ông mày à!”“Phương Phương hả em? Em đang ở đâu thế? Ừ… Thôi đừng đi làm nữa,
anh đây chẳng phải là vị khách lớn nhất của em rồi hay sao? Giờ anh đi
thuê một phòng khách sạn, em bắt xe sang ngay nhé! Yên tâm đi… Sẽ không
thiếu của em một xu nào cả! Đã là khách quen cả rồi mà còn cứ…. Đêm nay
phải phục vụ anh đến nơi đến chốn đấy nhá!”“Mình à! Đêm nay anh phải đi công tác ngoại tỉnh gấp, tối nay không về với em được rồi!”
Chỉ bằng ba cú điện thoại cũng đủ biết
lối sống của vị đội phó đội quản lý trật tự này dơ bẩn và thối nát đến
mức nào. Hắn nấc ợ một vì no bụng, rồi một mình lảo đảo rời khỏi quán
nhậu. Tại nơi cách đó không xa, trong lùm cây um tùm ven đường, tìm thấy điện thoại và dấu vết nước tiểu của nạn nhân. Tổ chuyên án qua phân
tích cho rằng, đây chính là nơi đội phó bắt đầu mất tích. Hung thủ khả
năng là nam giới, từ việc hắn có thể bằng một nhát dao chặt đứt tay, rồi một nhát kết liễu tính mạng của đội phó chứng tỏ kẻ đó có sức mạnh phi
thường. Hung thủ có thể có xe hơi làm phương tiện đưa đội phó đến chỗ
khác, nếu không với thân hình hộ pháp của anh ta, hung thủ dù có khỏe
đến đâu cũng khó lòng vác đi một đoạn đường dài như thế.
Hiện trường đầu tiên của vụ án rất có thể nằm tại khu ngoại ô cách đó không xa, nơi mọc rất nhiều hoa Tường Vi dại.
Tổ chuyên án yêu cầu cảnh sát địa phương
đặc biệt chú ý kiểm tra ngôi làng của ông cụ bán khoai lang xem trong
làng có ai là họ thàng thân thích của ông cụ mà lại làm nghề giết mổ gia súc hay không? Nếu người đó còn có cả phương tiện vận chuyển như xe ba
gác hoặc công nông nữa, thì phải liệt ngay vào danh sách cần theo dõi.
Tô My lấy lại toàn bộ các đoạn phim từ
camera tại các ngả đường phố trong đêm xảy ra vụ việc. Hệ thống camera
theo dõi gần như đã được lắp đặt khắp nơi trên các thành phố lớn của
Trung Quốc. Từ những khu trọng điểm về an ninh trật tự, những chốt giao
thông đông đúc, những khu dân cư từ nhỏ đến lớn, tới các trung tâm
thương mại, các bến xe, quảng trường đều có đầy đủ hệ thống camera ghi
hình, điều đó đã giúp ích rất nhiều cho phía cảnh sát trong việc chống
tội phạm, bảo vệ trật tự trị an, giữ gìn bình yên cho thành phố. Tô My
liệt kê ra gần một trăm chiếc xe khả nghi, công tác tiếp theo đó là kết
hợp với phía cảnh sát để tìm ra chiếc xe chở xác trong số những chiếc xe đó.
Sau vài ngày, bốn người tổ chuyên án
quyết định đến khu chợ tại đường Giải Phóng xem xét tình hình trinh sát
nằm vùng của Pudding.
Pudding vừa chân ướt chân ráo vào Cục
cảnh sát đã được tổ chuyên án trọng dụng, cậu cảm thấy vô cùng hào hứng. Nhưng sau những giây phút hào hứng đó, cậu mới nhận ra, công việc của
một người cảnh sát hình sự khó khăn và vất vả hơn nhiều so với những gì
mà cậu tưởng tượng. Chàng công tử từ nhỏ được bố mẹ nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa này nào đã bao giờ phải chịu cảnh khổ nhọc như thế
này. Mỗi sớm tinh mơ, cậu phải đẩy chiếc xe ba gác đến góc đầu đường
Giải Phóng bày hàng vỉa hè bán hoa quả. Ban đầu, cậu không tìm được chỗ
nào để đặt xe hàng. Vì chiếm mất chỗ của một người bán mía rong, mà hai
bên suýt nữa xảy ra xung đột. Cuối cùng người bán mía cũng đồng ý nhường cho cậu một chỗ để bán cùng. Pudding để ý thấy trên nền đất có rất
nhiều thứ linh tinh: Một chiếc bao cũ rách, một hòn đá, một chiếc bát
sứt, một đốt mía, một đoạn đây thừng,…
Những thứ mà từ trước tới nay chúng ta
không hề chú ý tới này được dùng để đặt dấu cho từng người. Nó nằm ở đâu thể hiện đó là nơi chủ nhân vật đó đã “xí chỗ” trước.
Trước đây Pudding luôn có một thắc mắc,
vì sao những người này phải tranh giành chỗ ngoài lề đường, mà không vào bên trong chợ bán hàng cho đàng hoàng?
Nhưng đến khi cậu chính thức từ con trai
một Bí thư trở thành một người bán hàng rong, thì cậu đã hiểu ra rằng,
muốn có một vị trí trong chợ, cần phải nộp phí quản lí, phí vệ sinh, còn phải nộp thuế. Những người buôn bán lẻ tẻ thế này mỗi ngày chỉ kiếm
được vài chục tệ, thì lấy đâu ra tiền mà nộp những thứ chi phí kia cơ
chứ. Vì thế, họ đành “chiếm lấy” một góc đường để kiếm kế sinh nhai.
Những người bán rong và những người bán
hàng nhỏ lẻ đều nghèo khó như nhau, họ sống dựa vào nhau giống như cây
cỏ này dựa vào cây cỏ bên cạnh mà đứng. Pudding rất nhanh chóng đã trở
nên thân thiết với người bán mía bên cạnh. Người bán mía một ngày chỉ
kiếm được chừng ba mươi tệ, nhưng phải nuôi sống cả một gia đình bốn
miệng ăn.
Pudding ngồi trên chiếc ghế mây nhỏ, mắt
nhìn về phía dòng người xe tấp nập. Lần đầu tiên trong đời, cậu thực sự
suy nghĩ nghiêm túc về cuộc sống.
Phía bên trái “quán hàng” của cậu là một
người bán hạt dẻ rang đường, “bà chủ” là một người phụ nữ thất nghiệp
với đứa con nhỏ vẫn còn phải bồng bế. Phía bên phải là một chiếc xe máy
ba bánh, người bán mía rong đang dùng dao róc từng cây mía, chặt vào túi cho khách. Hai bên ven đường còn không biết bao nhiêu những người bán
hàng rong như thế. Người thì bán kẹo hồ lô, người bán bánh nướng kẹp
thịt, lại có người bán quần áo, có người bán hàng một giá hai tệ… Tất cả đều là những sạp bán vệ đường, và trên con đường trước mặt cùng với
dòng người tấp nập lại qua, cả một khu phố trở nên vô cùng huyên náo.
Bỗng Pudding nghe thấy tiếng hoan hô, cậu đứng dậy ngẩng đầu xem có chuyện gì, thì thấy trên khu đất trống cạnh
đường có rất nhiều người đang túm tụm. Một nhóm học sinh của trường võ
dưới sự chỉ dẫn của thầy giáo, đang tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào
vùng bị động đất.
Các học viên biểu diễn Kungfu Thiếu lâm, khí công, Nam quyền và Thái Cực quyền, được mọi người vô cùng tán dương và hưởng ứng.
Một cô bé mải xem lỡ tay làm tuột quả
bóng bay lên cột đèn đường, cô bé tủi thân sắp khóc nhưng cũng chỉ biết
ngẩng đầu nhìn tiếc nuối. Các học sinh trường võ trong trạng thái không
có bất cứ một công cụ hỗ trợ nào, bỗng xếp lại thành hình một tòa kim tự tháp bằng người thật cao. Người giáo viên mặc bộ đồ thể thao màu đỏ
nhanh như cắt leo lên đỉnh “kim tự tháp”, tóm lấy quả bóng bay rồi nhảy
xuống, lộn mấy vòng khi tiếp đất. Anh trao lại quả bóng vào tay cô bé,
mọi người xung quanh vỗ tay vang giòn, những người đứng xem dồn lên
quyên góp.
Người bán mía bên cạnh lên tiếng kể: “Ông thầy kia lợi hại lắm đấy! Một mình có thể địch lại cả chục người một
lúc, giành được không biết bao nhiêu giải thưởng rồi!”
Pudding buột miệng nói: “Không biết anh ta với anh Họa Long của tôi mà đấu với nhau thì ai hơn ai kém nhỉ!”
Người bán mía cười nhạo Pudding, bảo:
“Cậu ăn rồi cả ngày ngồi đấy mà bốc phét! Nào là quen người này quen
người kia! Nói mà cũng không thấy ngượng mồm tí gì cả!”
Pudding lôi ra một chiếc điện thoại, lắc qua lắc lại trước mặt, bảo: “Ai bảo tôi bốc phét nào!”
Người bán mía vẫn vừa cười vừa nói: “Cái
điện hoại hàng nhái này của cậu kiếm ở đâu ra thế! Chắc cũng phải đến
cả… tám trăm tệ ấy nhỉ? Ha ha!”
Pudding có phần bực dọc, bảo: “Hừm! Cái
gì mà hàng nhái? Cái gì mà tám trăm tệ? Bỏ ra tám trăm tệ tôi cho anh sờ vào nó một vẫn còn rẻ chán!”
Người bán mía bình tĩnh lại, nói: “Cậu
bật bài “Câu Phật” đi, hay là “Nước hoa có độc” cũng được, nghe cho lòng thoải mái cái nào!”
Người bán mía xắn tay áo, hắng giọng rồi cất tiếng hát một câu, Pudding ôm bụng gập người cười như nắc nẻ.
Pudding vừa cười vừa hỏi: “Này, người mấy hôm trước giết thằng quản lí trật tự chắc võ công cũng phải giỏi lắm
đấy nhỉ! Anh có nghe kể gì về chuyện này không?”
Người bán mía trả lời chắc như đinh đóng
cột: “Tôi biết thừa đấy là ai! Nhưng mà để tôi đi giải quyết nỗi buồn
cái đã, lát về kể cậu nghe. Cậu trông hàng giúp tôi cái nhá!”
Pudding cố giữ bình tĩnh, trả lời: “Anh cứ đi đi!”
Người bán mía vừa đi còn vừa dặn: “Nếu mấy thằng quản lí trật tự mà đến thì nhớ kêu tôi một tiếng nhá!”
Pudding trả lời: “Hứ! Bọn đấy thì có gì mà phải sợ! Cục trưởng Cục công an còn phải sợ bố tôi một phép ấy chứ!”
Người bán mía đưa tay đập vào đầu Pudding một đau điếng, bảo: “Ha ha! Thằng nhóc con này đúng là bốc phét không ai bằng!”
Pudding đưa tay xoa xoa đầu, cãi lại: “Không tin thì thôi! À, mà việc đấy tóm lại là do ai làm thế?”
Người bán mía cố nói với lại mấy câu:
“Hôm đấy, lúc thằng đội phó đánh ông cụ bán khoai lang, tôi cũng chứng
kiến. Mà thôi, đợi tôi về rồi nói, nhịn không nổi nữa rồi.”
Bốn người tổ chuyên án tìm thấy xe hoa
quả của Pudding, giả vờ đến mua hàng. Nhìn thấy họ, Pudding vô cùng vui
mừng, vừa cân vừa nói nhỏ với tổ chuyên án, rằng thân phận thật của sát
thủ hoa Tường Vi đã sắp được làm sáng tỏ rồi. Tô My cầm một quả táo, đưa lên mũi ngửi, giáo sư Lương gật gật đầu, lớn tiếng hỏi: “Xe hoa quả này của cậu bán hàng có chạy không?”
Pudding vui mừng ra mặt, trả lời: “Cũng
tàm tạm bác ạ! Hay là bác mua cho cháu nhiều một chút! Chị gái xinh đẹp
ơi, lấy hai cân táo nhá!”
Tô My nguýt cậu một, rồi bỏ quả táo lại chỗ cũ.
Đúng lúc ấy, bỗng đầu đường có tiếng hỗn
loạn, mấy chiếc xe đang tiến lại, tiếng phanh xe và tiếng loa hòa vào
nhau đinh tai nhức óc. Có người hô to “Quản lí trật tự đến đấy! Mau chạy đi!” Từ trong loa phóng thanh của xe quản lí trật tự vọng ra một giọng
nói vừa nghiêm khắc vừa giận dữ: “Đã nhắc bao nhiêu lần là không được
bày hàng ở đây cơ mà! Xới hết sạp hàng lên cho ta, thu hết cân về đây!”
Mấy chục viên quản lí trật tự hùng hổ tiến đến. Xem ra đây là một đợt hành động quy mô lớn.
Những người bán rong mới nghe tiếng đội
quản lí trật tự đã hồn bay phách lạc, vội vàng bỏ chạy, cả một đoạn
đường loạn như chim vỡ tổ. Người thì nhảy lên chiếc xe ba gác điện của
mình, rú ga phóng thẳng vào trong ngõ nhỏ, có người đạp xích lô kéo vào
khu dân cư bên cạnh “lánh nạn”, những người chậm chân thì bị đội quản lí trật tự tóm được, cả sạp hàng bị xới tung, cân bị ném vỡ làm đôi, hàng
hóa lăn lóc khắp nơi, những tiếng kêu gào không ngừng vang lên. Những
người qua đường đều dừng lại, một số cụ già khi nhìn thấy hình ảnh chấp
pháp một cách bạo lực như thế này, trong lòng không biết có gợi nhớ lại
những hình ảnh buồn của một thời quá khứ hay không?
Một tên phốp pháp mặc đồng phục, miệng
vẫn còn ngậm tăm, dẫn theo hai người mặc thường phục tiến về phía xe hoa quả của Pudding. Tên béo lớn tiếng quát tháo: “Ai cho mày bày hàng ở
đây hả?” Sau khi bốn người tổ chuyên án rút lui vào một nơi an toàn,
Pudding cũng lớn tiếng hỏi: “Các ông có giấy tờ gì không hả?” Tất nhiên, câu hỏi đó khiến tên béo nổi trận lôi đình. Hắn lật úp xe hoa quả của
Pudding xuống đất, lấy chân giẫm nát một quả táo, nhổ chiếc tăm xuống
đường rồi trừng mắt nhìn Pudding gào lên: “Đây chính là giấy tờ đấy!”
Người phụ nữ bán hạt dẻ rang đường bên
cạnh mặt cắt không còn giọt máu, vội vã thu gom hạt dẻ vào trong túi
giấy. Hai người mặc thường phục đứng bên cạnh đưa tay giật lấy túi hạt
dẻ, rồi vác luôn mấy thùng còn lại ném lên xe. Người phụ nữ quỳ xuống ôm chặt đùi tên béo cầu xin, đứa con của chị đứng bên cạnh sợ hãi khóc
thét ầm. Chị phân trần rằng mình là người thất nghiệp, số hạt dẻ này
cũng là dùng tiền đi vay mua về làm kế mưu sinh, cầu xin họ tha cho chị
lần này.
Câu trả lời của tên béo là: “Đập nát cái nồi của nó cho tao!”
Một tên mặc thường phục giơ một quả cân lớn, giáng xuống cái nơi rang đánh rầm một tiếng.
Con giun xéo lắm cũng quằn, người phụ nữ
bán hạt dẻ rang đường như người phát điên, rồi bỗng hành động một cách
vô cùng cực đoan. Chị chạy lại giơ đứa con của mình lên đầu, vừa khóc
vừa nới bằng giọng đã khàn đặc: “Không trả lại hạt dẻ cho tôi, tôi sẽ
ném chết đứa bé này trước mặt các người!”
Đứa trẻ vô tội mới chừng bốn tuổi, không
hiểu vì sao mẹ mình lại có hành động như vậy, chỉ sợ hãi khóc lớn và
không ngừng gọi Mẹ… Mẹ…
Hoàn cảnh trước mắt khiến Họa Long tức
giận sôi máu, anh cởi bỏ đồng phục cảnh sát, chỉ còn lại chiếc áo sơ mi
trắng phía trong, rồi kéo cao tay áo, cởi mấy cúc trước ngực, lộ ra thân hình săn chắc.
Họa Long nắm chặt tay quyền, những đường
gân xanh trên tay nổi lên rõ rệt. Bao Triển vội vàng ôm chặt lấy Họa
Long sợ anh mất bình tĩnh mà xông lên thì hỏng việc.
Người mẹ đáng thương vừa giơ đứa con trên đầu vừa khóc như mưa, trong mắt chỉ còn lại những lời khẩn cầu tuyệt
vọng. Tên béo quả thực là kẻ lòng dạ sắt đá, hắn chỉ cười nhạt rồi chửi
thề một câu, sau đó đưa chân đạp vào người mẹ khiến hai mẹ con cùng ngã
lăn xuống đất.
Giáo sư Lương lạnh lùng nói một câu: “Họa Long, cậu còn chờ gì nữa?”
Cơn giận đã dồn lên đến não, không thể
tiếp tục nhẫn nại, Họa Long hét lên một tiếng rồi lăng người trên không, nghiêng mình dùng hết sức đạp mạnh vào đầu tên béo. Chỉ nghe một tiếng
“Rầm!”, tên béo không kịp kêu lên đã nằm sõng soài dưới đất. Họa Long
tóm cổ một tên mặc áo thường phục, thân người có phần gầy gò đang đứng
cạnh đó, ném lên không trung rồi lại một cước đạp hắn bay ra xa. Tên còn lại vội hô hào “đồng đội” đang ở cạnh đó. Mấy chục tên quản lí trật tự
xông tới bao vây Họa Long. Dân chúng thấy thế cũng dạt ra ngoài, để lại
một khu vực trống, xe cộ cũng phải dừng lại không dám đi qua.
Họa Long đứng ở chính giữa, mấy chục vị
quản lí trật tự như những hung thần bao vây lấy anh. Mọi người đều cảm
thấy lo lắng cho Họa Long đang một mình đối mặt với một tập đoàn toàn
những kẻ chấp pháp nhưng lúc này chẳng khác gì du côn. Chúng thường
xuyên ẩu đả với những người bán rong nên đã hình thành thói quen bạo
lực, trong tay còn cầm theo cả vũ khí như thanh sắt, thép ống.
Xung quanh bỗng trở nên yên tĩnh lạ lùng. Một làn gió thổi qua làm rơi chiếc lá vàng xuống đường phố đầy hỗn loạn.
Đúng lúc Họa Long định ra tay, thì thấy
một bóng người mặc đồ thể thao màu đỏ đánh ngã mấy tên quản lí trật tự,
phá vòng vây xông vào. Trong tay anh ta cầm hai chiếc côn trắng, một
chiếc đưa cho Họa Long, rồi dùng quy tắc giang hồ của những người học
võ, đưa tay lên chào Họa Long, xưng: “Giáo viên trường võ Thiếu Lâm,
Trịnh Tuyết Kiếm, nguyện cùng anh sát cánh kề vai.”
Họa Long đưa tay nhận lấy cây côn, rồi
cũng đưa tay chào lại theo đúng lễ nghĩa, nói: “Hân hạnh! Huấn luyện
viên Cảnh sát vũ trang, Họa Long.”
Mấy chục tên quản lí trật tự hét lên rồi
xông vào. Họa Long và Trịnh Tuyết Kiếm múa côn như chớp, chỉ kịp nghe
thấy những tiếng gậy đập vang lên liên tục, không ít tên quản lí trật tự bị đánh lăn lê trên đất. Trịnh Tuyết Kiếm dùng côn pháp của Thiếu Lâm,
Họa Long khi còn nhỏ cũng từng bái sư học võ, và được dạy bài Lục Hợp
Côn Pháp[2] nổi tiếng. Hai người kết hợp, mỗi đường côn như hổ báo uy phong, những chiêu thức được kết hợp nhuần nhuyễn.
Họ giống như những anh hùng đang tỉ thí
võ nghệ, vừa chiến đấu vừa có lời khen ngợi đối phương, rồi cũng cố gắng để mình không bị thua kém.
Một tên quản lí trật tự xông đến, Họa
Long dùng một đầu côn lao xuống bàn chân đối thủ, rồi kéo côn giật lên
phía trên. Tiếp đó anh xoay một đường, quật ngang người. Cả ba đòn nhanh như chớp, trong nháy mắt đã khiến hắn ngã vật xuống đường.
Một tên khác ép Trịnh Tuyết Kiếm vào một
góc, nhưng Trịnh Tuyết Kiếm nhanh chân tiến lại, dùng chiêu thức côn
thuật Thiếu Lâm với tốc độ chóng mặt, khiến mọi người hoa mắt, rồi chỉ
nghe một loạt tiếng động, tám chỗ trên cơ thể đối phương, như đùi, gối,
ngực, bụng,… đều đã trúng đòn. Chiêu cuối, Trịnh Tuyết Kiếm nhắm thẳng
cổ đối phương, hắn ngã gục trên đất, chỉ còn biết kêu cứu.
Chẳng mấy phút, sau màn ánh côn ánh kiếm, đội quản lí trật tự thành phố bị dạy cho một bài học, chỉ còn lại mấy
kẻ đang đứng vòng ngoài. Họa Long và Trịnh Tuyết Kiếm đều bỏ côn xuống,
dường như cả hai đều muốn mượn cơ hội này để thể hiện một chút quyền
cước của mình. Thế nhưng, mấy kẻ còn lại sau hồi do dự đã không dám xông lên, mà quay lưng bỏ đi. Những kẻ còn đang nằm trên đất cũng lổm ngổm
bò dậy, rồi dìu nhau cuốn gói, trông không khác gì một đội quân tan đàn
xẻ nghé.
Những người đứng xem xung quanh vui mừng vỗ tay ầm ĩ cả đoạn đường.
Một lúc sau, phóng viên của Đài truyền
hình mang heo máy quay phim đến. Phía Đài truyền hình vốn định làm một
phóng sự về việc đội quản lí trật tự giúp làm thay đổi diện mạo thành
phố. Tại hiện trường, người dân vẫn đang vui mừng cười nói sau vụ đội
quản lí trật tự bị đánh tơi bời.
Trước khi phỏng vấn, phóng viên Đài
truyền hình đã tìm sẵn ba người thuộc ba thế hệ, dặn họ đứng trước ống
kính nói theo những gì đã chuẩn bị. Ông cụ vì trí nhớ không được tốt, cứ ấp a ấp úng, mấy lần không xong: “Cảm ơn… ờ… ờ… môi trường thành phố.
Không còn những khu bán hàng rong, tôi đi ra ngoài tản bộ cũng cảm thấy
thoải mái!”
Phóng viên đứng trước máy quay, tay cầm
micro, miệng tươi cười nói vào ống kính: “Trong mấy ngày gần đây cơ quan quản lí trật tự Thành phố có đợt ra quân lớn nghiêm khắc chỉnh đốn
những đơn vị kinh doanh không giấy phép, các quán hàng lấn chiếm đường
phố, vỉa hè. Vừa rồi chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với ba người thuộc
ba thế hệ của thành phố, mọi người đều thể hiện sự ủng hộ nhiệt tình đối với hoạt động này. Điều đó cho chúng ta thấy, trong thành phố không bị
ảnh hưởng gì lớn, tâm lí quần chúng nhân dân vẫn rất ổn định, cuộc sống
tại đây vẫn diễn ra theo trật tự như những gì vốn có…”
Một người đứng xem tại đó bỗng hắng giọng một câu: “Hừ! Ổn định trật tự cái con mẹ khỉ ấy à!”
Mọi người xung quanh nghe thế cũng cười ầm ĩ, khiến phóng viên xấu hổ đỏ cả mặt, vội vàng kết thúc phóng sự rồi rời đi nơi khác.
Cảnh sát 110 cũng đã tới. Xem ra, trong
lúc diễn ra cuộc ẩu đả có người đã báo cảnh sát. Phía cảnh sát hỏi một
người trung tuổi đang đứng xem cạnh đó.
Người này dường như hơi bị nặng tai, xua tay, nhíu mày tỏ ý không hiểu. Cảnh sát phải hỏi mấy lần mới nghe rõ.
Ông tỉnh bơ nói: “Ở đây làm gì có gì xảy ra đâu! Làm gì có ai đánh quản lí trật tự đâu!”
Cảnh sát hỏi tiếp: “Thế những vệt máu trên đường ở đâu ra bác có biết không?”
Ông giơ bốn ngón tay lên trời thề thốt: “Tôi xin thề! Tôi… không biết!”
Chương 3
Đại hiệp Hô Lan
Nếu ta tập trung lắng nghe, tại những
ngóc ngách bị lãng quên của cuộc sống, sẽ thấy mỗi cây cỏ yếu ớt cũng
đều có những tiếng nói nhỏ bé nhưng vang vọng. Nếu chúng ta dừng lại,
cúi xuống gần hơn với mặt đất, sẽ phát hiện ra từng chú kiến nhỏ cũng có nụ cười buồn bã mà kiên cường.
Mấy ngày hôm sau, những người bán hàng
rong lại quay về lấn chiếm lòng đường vỉa hè. Những gì đội quản lí trật
tự, đã gây ra và hứng chịu chỉ giống như một cơn gió thoảng qua. Trên
nét mặt những con người bươn chải này không hề thấy dấu tích gì của “cơn bão” mới quét qua đó. Đội quản lí trật tự, cũng không điều tra ra ai là kẻ đã đánh họ tơi bời như thế, nên yêu cầu phía công an vào cuộc. Tuy
nhiên do có sự can thiệp từ phía Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật, việc điều tra mãi vẫn không thể thực hiện được.
Nét mặt Bí thư trầm xuống, ông trả lời
đội trưởng đội quản lí trật tự thế này: “Tôi không biết ai đã đánh các
anh, tôi chỉ biết chính các anh đã đánh con trai tôi thôi!”
Pudding được một phen hú vía. Lúc đội
quản lí trật tự lật xe hoa quả của cậu, quệt vào làm đầu gối cậu bị
thương. Tuy nhiên, không vì thế mà Pudding dừng công tác trinh sát, và
chẳng bao lâu sau đó, cậu đã nghe ngóng được một tin tức quan trọng:
“Sát thủ hoa Tường Vi tên là Hô Lan!”
Người bán mía gọi anh ta là Hô Lan[3]. Khi nhắc đến cái tên này, người bán mía rất kính cẩn giơ tay lên làm
động tác chào của nhà võ, thể hiện sự kính trọng với người được nhắc
đến.
Hai người ngồi ở góc đường tấp nập người
xe qua lại, không khí hôm nay thật trong lành, ánh mặt trời sáng lạn.
Pudding vừa châm điếu thuốc cho người bán mía, vừa nghe anh ta kể.
Đại hiệp Hô Lan, có lẽ tên thật không
phải là như thế. Anh ta từng gây ra rất nhiều án mà tới giờ vẫn chưa phá giải được, vì thế không ai biết tên thật của người này là gì. Nhưng
điều duy nhất có thể khẳng định được rằng đó là một người vùng Đông Bắc. Có người gọi anh ta là Zorro[4] của Trung Quốc. Có người nói anh ta thực ra là một phần tử khủng bố.
Người đó võ công cao cường, đến rồi đi không bao giờ để lại dấu tích.
Ban đầu anh ta là một tên trộm, chỉ chuyên lấy của người giàu có, rồi
mang tiền chia cho những người nghèo khổ. Một ông cụ nhặt rác sống trong căn phòng rách cạnh bờ sông, hồi tết vừa rồi có dập đầu cầu nguyện, hi
vọng khi ra đường sẽ nhặt được một túi tiền. Sáng sớm mồng một, có tiếng gõ cửa, nhưng khi ra mở lại không thấy có ai. Ông cụ nhìn thấy trước
cửa đặt một bọc tiền, còn người mang nó đến thì đã không thấy đâu nữa.
Còn một chi tiết nữa kì lạ hơn, là lúc đó trời đang rơi tuyết, nhưng
trên nền đất không hề có dấu chân người nào. Bọc tiền kia cứ như rơi từ
trên trời xuống thật. Sau đó, đại hiệp Hô Lan phạm phải án giết người.
Anh ta bắt đầu đi hết nơi này đến nơi khác trên đất nước. Mỗi khi đến
một thành phố nào đó, anh ta đều ra tay “hạ” vài tên tham quan. Khác với những hung thủ giết người khác, anh ta chưa bao giờ giấu giếm thân phận của mình. Luôn để lại trên tường hoặc bên cạnh nạn nhân dòng chữ “Đại
hiệp Hô Lan”. Có người bảo, anh ta đã giết mười mấy người rồi, có người
lại bảo là giết mấy chục người, nhưng con số cụ thể thì không ai rõ. Có
những kẻ còn không dám đi báo cảnh sát. Một tên tham quan lương tâm bất
chính, nhưng may mắn thoát chết khi trở về cũng không dám báo án. Một
người bạn cảnh sát khi đến bệnh viện thăm hắn thì tình cờ biết chuyện.
Khi kiểm tra hiện trường, cảnh sát phát hiện ra một két bảo hiểm, được
khóa bằng mật mã âm thanh nên không thể nào mở ra được. Cuối cùng, đành
phải gọi tên tham quan đại nạn không chết kia tới mở. Khi hắn đọc “Thanh chính liêm minh, vì dân chấp pháp”, cánh cửa két bảo hiểm lập tức bật
mở. Một hòm đầy vàng bạc châu báu khiến mọi người đều vô cùng kinh ngạc.
Tên tham quan đó là người duy nhất từng
nhìn thấy mặt đại hiệp Hô Lan. Nhưng điều khiến cảnh sát bất ngờ nhất,
là kẻ đó cuối cùng đã chết trong bệnh viện, với một nhát dao. Phía cảnh
sát sau nhiều năm điều tra, lấy chứng cứ, nghiên cứu, phân tích, do
thám, nhưng vẫn không có được đầu mối có giá trị nào, vụ án không hề
tiến triển. Lãnh đạo tổ điều tra từng tuyên bố: “Đừng nói đến việc bắt
được hung thủ, bất cứ ai có thể cung cấp manh mối về hung thủ, cá nhân
tôi sẽ thưởng người đó một trăm nghìn tệ!” Cũng trong năm đó, ngày 26
tháng 9, vị lãnh đạo này chết thảm ngay tại nhà mình. Hung thủ dùng một
con dao tự chế, khắc lên tường một dòng chữ, rồi cắm con dao lên đó. Có
thể thấy rằng người đó có sức mạnh phi thường như thế nào. Nghe nói con
dao đó được mài từ mảnh bom, có dùng cả đời cũng không hỏng nổi. Hàng
chữ trên tường như sau: “Đây chính là con dao của tôi! Để lại cho các
người làm kỉ niệm vậy!” Và từ đó, đại hiệp Hô Lan mai danh ẩn tích,
không còn xuất hiện nữa.
Pudding nghe chuyện mà mắt tròn mắt dẹt, hỏi lại với giọng đầy nghi ngờ: “Chuyện này là thật hay giả đấy?”
Người bán mía kéo tay áo lên, đưa mắt nhìn về phía xa xăm, nói với giọng đầy cảm thán: “Đại hiệp Hô Lan quay trở lại rồi!”
Pudding vừa cười vừa nói: “Cái anh này, chắc lại đọc tiểu thuyết kiếm hiệp nhiều quá đây mà!”
Người bán mía nói với giọng nghiêm chỉnh: “Biết đâu, một người nào đó trong đám người qua kẻ lại trên con đường
này, lại chính là đại hiệp Hô Lan ấy chứ. Người đó có thể là cậu, cũng
có thể là tôi.”
Pudding dọn dẹp xe hàng, rồi trở về báo
cáo lại với tổ chuyên án. Cậu hỏi lại tổ chuyên án về thực hư người có
tên đại hiệp Hô Lan, và trong hồ sơ bí mật của phía cảnh sát có ghi chép gì về đại hiệp Hô Lan này không?
Giáo sư Lương nghĩ một lát, gật đầu rồi lại lắc đầu. Tô My định nói gì đó, nhưng thấy giáo sư Lương không lên tiếng, lại thôi.
Tối hôm đó, một vụ án mạng lại xảy ra.
Đội trưởng đội quản lí trật tự bị chết trong sân cơ quan quản lí trật
tự. Chân phía dưới bị nhét vào miệng.
Tổ chuyên án lập tức đến ngay hiện
trường, khi đi đưa theo cả Pudding. Giáo sư Lương sợ phía quản lí trật
tự nhận ra Họa Long, nên để tránh phiền phức sau này, đành bảo anh lánh
mặt không xuất đầu lộ diện. Đây là lần đầu tiên trong đời cảnh sát của
mình Pudding được tận mắt điều tra hiện trường một vụ án mạng, trong
lòng cảm thấy vừa mong chờ vừa căng thẳng.
Đội trưởng đội quản lí trật tự chính là
tên béo đã lật xe hoa quả của cậu. Hắn còn đạp ngã mẹ con chị bán hạt dẻ bên cạnh. Lúc này, hắn nằm đó, ngay chính tại nhà xe của cơ quan, im
lìm không động đậy. Một vết thương chí mạng ngay giữa ngực, một nhát dao đoạt mệnh trúng tim. Vết cắt tại chân hắn cũng “ngọt” như cánh tay của
tên đội phó. Trên nền xi măng của nhà xe, có thể nhận ra một vết rìu.
Lúc đội trưởng đội quản lí trật tự gặp nạn, trong văn phòng vẫn còn vài
người nữa.
Theo những gì họ khai báo, sau khi hết
giờ trực ban, đội trưởng đi xuống lấy chiếc xe điện chuẩn bị về nhà, và
bị hung thủ giết hại tại đó. Phía cảnh sát phát hiện ra một điều trùng
hợp – Trên nền đất tại hiện trường cũng thấy sự xuất hiện của những cánh Tường Vi.
Hai vụ huyết án, hai người đứng đầu đội
quản lí trật tự mất mạng, tại hiện trường đều phát hiện ra những cánh
Tường Vi, xem ra đây là do cùng một người thực hiện.
Giáo sư Lương bật chiếc đèn kiểm tra hiện trường, Tô My lấy máy ảnh chụp lại. Pudding quay sang hỏi Bao Triển:
“Em phải làm những gì bây giờ ạ? Anh dạy em với!”
Bao Triển nói: “Đeo găng tay vào, xem xem trên bóng đèn của chiếc xe điện có để lại dấu vân tay không? Trước khi
gây án, hung thủ có thể sẽ vặn tắt đèn xe đấy!”
Pudding làm theo những gì Bao Triển nói,
nhưng không phát hiện có dấu vết gì trên đèn xe. Trên nền nhà xe cũng
không phát hiện thấy dấu chân nào.
Bao Triển gọi cậu lại: “Pudding, lại đây! Chúng ta cùng đi tìm xem sao! Tới những chỗ xung quanh tìm xem có vết
leo trèo nào không?”
Trong sân của đội quản lí trật tự có một
cây bạch dương, nằm ngay cạnh nhà xe nơi xảy ra vụ án. Rất có thể hung
thủ đã nấp trên đó, chờ cho tới khi đội trưởng xuất hiện thì nhảy xuống
gây án, sau đó lại trèo trở lại rồi chạy dọc theo nóc nhà xe thoát ra
ngoài. Pudding phát hiện ra một số vết chân trên nóc nhà xe, bước đầu
phán đoán rằng hung thủ đi một đôi giày đế cao su.
Nhưng hung thủ làm cách nào để vào được
bên trong? Các cánh cửa sắt của đơn vị quản lí trật tự đều đóng kín, chỉ mở một cánh rất nhỏ, ngoài phòng bảo vệ còn có người trông coi, hung
thủ không thể mạo hiểm đi vào từ cổng chính được.
Bao Triển lấy đèn soi, kiểm tra cột điện
phía ngoài bờ tường, nhưng không có phát hiện gì. Cột điện cách tường
bao tương đối xa, cho dù là người có thân thủ phi phàm thế nào, cũng khó có thể nhảy từ cột điện sang tường bao được.
Tô My cũng đẩy xe lăn của giáo sư Lương
ra ngoài. Khi ánh đèn kiểm tra hiện trường vừa sáng lên, mọi người đều
vô cùng kinh ngạc…
Trên tường có đến tận năm vết chân!
Hung thủ đã chạy năm bước trên bờ tường dựng đứng!
Bao Triển lấy thước đo lại độ cao của
tường bao, Tô My lấy máy quay lại dấu chân từ nhiều góc độ rồi mang
thước phim về Cục. Giáo sư Lương lập tức gọi Họa Long đến, rồi bảo Bí
thư Tiêu gọi thêm vài cảnh sát vũ trang. Mọi người tìm một bức tường để
làm thí nghiệm. Bức tường bao phía ngoài hiện trường cao hơn bốn mét.
Sau khi chạy lấy đà, hung thủ dùng tay không trèo lên tường. Điều này
ngoài Họa Long ra, không có ai trong đội Cảnh sát vũ trang có thể làm
được.
Trong lần thử đầu tiên, Họa Long cũng thất bại vì tốc độ chạy lấy đà quá nhanh, suýt nữa đâm cả vào tường.
Lần thứ hai, Họa Long điều chỉnh lại tốc
độ, chạy thẳng tới bức tường dựng đứng trước mặt. Bước đệm chân đầu tiên lên trên tường vô cùng quan trọng. Lòng bàn chân nhất định phải tiếp
xúc hết với mặt tường, để lấy lực đẩy lớn nhất có thể, hướng thân mình
lên phía trên. Vị trí đặt chân quá cao hoặc quá thấp cũng không được khi cơ thể bắt đầu vào giai đoạn rơi xuống, phải trong chớp mắt bám được
vào thành trên của tường, rồi leo lên.
Leo tường là một kĩ thuật rất khó, đòi hỏi sự kết hợp hài hòa về tốc độ, lực bàn chân, lực cơ sườn, lực tay,…
Họa Long chỉ có thể bước bốn bước trên tường, Bao Triển và Pudding thì chỉ được hai bước.
Họa Long lắc đầu, nói: “Nghe nói Trần đạo trưởng của phái Võ Đang có thể leo tường cao năm mét, các vận động viên Parkour[5] của nước ngoài cũng có thể leo cao năm mét, nhưng tôi không tin lắm. Có điều, nếu được luyện tập thêm một thời gian nữa, có thể tôi cũng sẽ làm được.”
Giáo sư Lương bảo Bao Triển kiểm tra dấu
giày trên cùng, đồng thời yêu cầu phía pháp y làm việc thông đêm để khám nghiệm tử thi. Khi trời sáng, bản báo cáo của bên pháp y đã chuẩn bị
xong, giáo sư Lương cho mở cuộc họp về tình hình vụ án, để có những nhận dạng ban đầu về sát thủ hoa Tường Vi.
Sát thủ hoa Tường Vi là nam giới, chiều
cao khoảng một mét bảy năm, cân nặng tầm sáu tám cân, cỡ giày bốn ba, độ tuổi từ hai mươi đến hai lăm tuổi. Đây là một người thân thủ phi phàm,
có thể là người từng tập luyện võ thuật hoặc là một cao thủ Parkour. Là
người rất căm ghét cái ác, thích gặp chuyện bất bình ra tay tương trợ.
Khi xảy ra vụ đội phó đội quản lí trật tự đánh ông cụ bán khoai và đội
trưởng đạp ngã hai mẹ con chị bán hạt dẻ, hung thủ đều có mặt tại hiện
trường.
Pudding ngắt lời giáo sư Lương, nói: “Lúc đó, chúng ta cũng có mặt tại hiện trường, như thế có nghĩa là sát thủ
hoa Tường Vi khi ấy đang ở ngay cạnh chúng ta sao?”
Giáo sư Lương trả lời: “Đúng thế! Hung
thủ đã chính mắt nhìn thấy cảnh đội quản lí trật tự hành hung dân
thường. Hắn ngấm ngầm theo dõi mục tiêu, rồi có sự chuẩn bị nhất định,
dùng một loại hung khí giống như rìu để chặt chân và tay của nạn nhân.
Đây là biểu hiện của một hành động trừng phạt. Tay và chân đánh người bị nhét vào miệng ý muốn nói rằng họ phải tự nhận lấy quả báo về mình.”
Bao Triển lên tiếng: “Có một người rất ăn khớp với những đặc điểm trên.”
Họa Long hỏi: “Ai cơ?”
Bao Triển trả lời: “Chính là anh chàng giáo viên trường võ từng kề vai sát cánh với anh trong trận ẩu đả vừa rồi ấy!”
Bí thư Tiêu chuẩn bị vài phương án vây
bắt, nhưng giáo sư Lương cho rằng chưa có chứng cứ xác thực nào chứng tỏ Trịnh Tuyết Kiếm là hung thủ. Họa Long quyết định một mình đến trường
võ tìm Trịnh Tuyết Kiếm. Giáo sư Lương lo cho sự an toàn của Họa Long,
nhắc anh nhất định phải mang theo súng.
Họa Long lái xe đến trường võ, Trịnh Tuyết Kiếm đang giảng bài cho các học trò:
“Chúng ta học võ là để làm gì? Đừng nói
với tôi là để tăng cường sức khỏe. Đó là hành động của kẻ nhu nhược. Thế nào là “võ đức”? Đó là báo đáp nước nhà, giúp đỡ dân lành, gặp chuyện
bất bình ra tay tương trợ, đó mới là “võ đức” thực thụ! Khi chúng ta
nhìn thấy kẻ xấu ức hiếp người tốt, chúng ta sẽ làm gì? Bi kịch lớn nhất của xã hội này không phải là sự hoành hành của kẻ xấu, mà là sự im lặng của người tốt. Chúng ta không những không thể im lặng, mà còn phải ra
tay giúp đỡ. Các con muốn cả đời làm kẻ nhu nhược hay muốn thành một vị
anh hùng, cho dù điều đó chỉ kéo dài trong vài phút ngắn ngủi. Những gì
các con cần có không chỉ là lòng dũng cảm…”
Họa Long đứng cạnh đó vỗ tay tán thưởng,
Trịnh Tuyết Kiếm quay lại cười vui vẻ, cho các học sinh giải tán, rồi
bước lại chào Họa Long.
Họa Long giải thích lí do tới gặp Trịnh
Tuyết Kiếm, rồi nói chân thành rằng mình không mang theo súng, chỉ mang
theo một chai rượu.
Trịnh Tuyết Kiếm cười một cách hào sảng,
trả lời: “Thế thì tôi sẽ về đồn cùng anh, chúng ta vừa uống vừa nói
chuyện, anh cần hỏi gì tôi sẽ trả lời tất cả.”
Hai phòng thẩm vấn ở sát cạnh nhau. Họa
Long đang lấy lời khai của Trịnh Tuyết Kiếm, vừa ghi chép được vài câu
thì từ phòng bên cạnh vọng sang tiếng náo loạn. Không hiểu vì sao Bí thư Tiêu lại cho vây bắt người bán mía. Họa Long chưa rõ ngọn ngành, bảo
Trịnh Tuyết Kiếm đợi mình một lát rồi đi ra khỏi phòng thẩm vấn. Bí thư
Tiêu nói với Họa Long, khi cảnh sát kiểm tra những tài sản để lại của
đội phó, thì phát hiện ra bị mất hai thẻ ngân hàng. Trong quá trình điều tra, phát hiện trên camera theo dõi thấy người bán mía từng dùng một
trong hai thẻ đó để rút tiền.
Họa Long bước vào phòng thẩm vấn còn lại, Pudding đang mặc đồng phục cảnh sát, giáo sư Lương đang ngồi bên cạnh
cùng cậu thẩm vấn.
Pudding hỏi: “Bây giờ anh biết tôi là ai
rồi chứ? Tôi có bốc phét đâu nào. Cục trưởng Cục công an cũng phải nghe
lời bố tôi phải không?”
Người bán mía vẫn chưa bình tĩnh lại sau cú sốc vừa rồi, chỉ gật đầu lia lịa.
Pudding nói tiếp: “Tôi là cảnh sát, không phải người bán hoa quả, điện thoại của tôi cũng không phải hàng nhái.”
Người bán mía lắp bắp hỏi: “Người… Người anh em, nhưng sao cậu lại bắt tôi?”
Pudding nói: “Người đang đứng cạnh anh bây giờ chính là anh Họa Long mà tôi kể đấy!”
Người bán mía ngẩng đầu nhìn Họa Long,
nhận ra anh chính là người đã đánh nhau với đội quản lí trật tự hôm đó,
vội vàng rút trong túi ra một bao thuốc lá, mời Họa Long một điếu.
Pudding đập bàn: “Còn không chịu khai mau? Anh đã giết đội trưởng và đội phó như thế nào?”
Người bán mía mặt mày tái nhợt, tay run
lẩy bẩy làm rơi cả điếu thuốc xuống đất, vừa muốn cúi xuống nhặt lên lại vừa không dám, rồi lắp bắp nói không nên lời: “Tô… Tôi… Khô… Không
dám!”
Giáo sư Lương nói nhỏ vào tai Pudding: “Lúc thẩm vấn không được ngượng ngùng, hỏi thẳng vào vấn đề chính!”
Pudding hắng giọng mấy cái, hỏi tiếp:
“Hôm qua anh đi rút tiền đúng không? Thẻ ngân hàng lấy ở đâu ra? Không
ngờ anh náu mình cũng kĩ đấy chứ nhỉ! Anh có biết võ không? Chẳng lẽ…
Anh chính là đại hiệp Hô Lan mai danh ẩn tích kia?”
Chương 4
Anh hùng lãng mạng
Người bán mía cho biết, sau khi anh dọn
xe hàng về nhà, thì phát hiện trong thùng xe có một thẻ ngân hàng. Phía
sau thẻ còn viết sáu con số, trông có vẻ giống mật mã thẻ. Vì không chắc chắn, nên anh ta cứ thử tìm một cây rút tiền ATM để thử xem sao. Do tâm lí lo lắng, đến lần thứ hai anh ta mới nhập chính xác mật mã. Số dư tài khoản làm người bán mía thót tim – Ba mươi nghìn Nhân dân tệ. Không
biết phải làm thế nào, người bán mía rút thử ra mấy trăm tệ trước, rồi
lóng ngóng cầm thẻ và tiền rời khỏi đó.
Giáo sư Lương hỏi: “Tội lừa đảo thẻ ngân hàng, mức khởi phạt là bao nhiêu?”
Bao Triển trả lời: “Năm nghìn tệ!”
Giáo sư Lương hỏi người bán mía: “Cậu rút ra bao nhiêu tiền rồi?”
Người bán mía vội trả lời: “Năm trăm tệ ạ, cháu muốn mua cho vợ cái áo khoác lông vũ.”
Giáo sư Lương nói: “Cũng may là cậu không phải kẻ quá tham lam, cho dù là dùng thẻ ngân hàng nhặt được để rút
tiền, nếu vượt quá năm nghìn tệ, thì cậu đã phạm vào tội hình sự rồi
đấy!”
Đội phó mất hai thẻ ngân hàng. Người bán
mía tìm thấy một chiếc, thì chiếc còn lại cũng sẽ nhanh chóng xuất hiện
thôi. Ngay khi chị bán hạt dẻ cầm chiếc thẻ còn lại chuẩn bị đi rút
tiền, đã bị bảo vệ ngân hàng bắt tại chỗ. Khi thẩm vấn, chị ta cho biết
chiếc thẻ ngân hàng này cũng là do mình nhặt được ở dưới đáy thùng giấy
đựng hạt dẻ.
Họa Long thẩm vấn Trịnh Tuyết Kiếm cũng
đã có kết quả. Trong thời gian xảy ra hai vụ án mạng, anh ta đều có bằng chứng ngoại phạm. Họa Long vui vẻ tự mình đưa Trịnh Tuyết Kiếm quay trở về trường.
Giáo sư Lương yêu cầu thả hai người bán
hàng rong ra, nhưng Bí thư Tiêu cho rằng nên tạm giữ họ nửa tháng, tăng
cường thẩm vấn và đến nhà hai người này lục soát tìm thêm chứng cứ. Giáo sư Lương giải thích rằng, trong tay họ có thẻ ngân hàng của nạn nhân
không có nghĩa họ chính là hung thủ, và không có chứng cứ xác đáng để
định tội. Cho dù không phá được vụ án này, cũng không thể tùy tiện bắt
giam những người vô tội được. Pudding cũng lên tiếng xin với bố mình.
Trong mấy ngày đóng giả người bán rong, cậu cũng phần nào hiểu được sự
khó khăn của họ. Người bán mía kia có cả một gia đình cần nuôi sống, còn chị bán hạt dẻ vẫn còn con nhỏ ở nhà phải chăm sóc, bây giờ đứa bé chắc chắn đang vô cùng sợ hãi.
Cuối cùng, Bí thư Tiêu cũng bị thuyết phục, đồng ý thả hai người bán rong về, nhưng vẫn cho người theo dõi.
Giáo sư Lương cho rằng việc đó không cần thiết, và không ngần ngại nói thẳng: “Hung thủ là một người khác!”
Cùng với việc các tình tiết vụ án ngày
một đi sâu hơn, Bao Triển và chuyên gia giám định dấu vết đã có những
kết quả mới. Trên áo của nạn nhân thứ hai, tức đội trưởng đội quản lí
trật tự, phát hiện ra sợi dệt thô, trên chiếc áo dính máu có vết hằn của bao tải. Khi gây án, hung thủ dùng bao tải trùm kín nửa người trên của
nạn nhân, dùng hung khí đâm vào ngực nạn nhân, máu chảy ra và để lại vết hằn của mặt bao trên áo.
Tổ chuyên án lật lại từ đầu quá trình gây án:
Hung thủ là một người, nạn nhân là hai người, cả hai nạn nhân đều bị cùng một hung thủ hành thích.
Hung thủ có xe, bất kể đó là xe ba gác,
xe máy, hay ô tô, thì hung thủ cũng có một chiếc để làm công cụ vận
chuyển xác. Nơi nạn nhân thứ nhất bị giết là ở khu ngoại ô, nơi có những bụi Tường Vi mọc um tùm. Qua việc giám định chữ viết, có thể thấy rằng
hung thủ đã ép nạn nhân phải viết ra mật mã của thẻ ngân hàng. Sau khi
hoàn thành “công việc”, hung thủ không hề giữ lại số tiền ấy cho mình,
mà vài ngày sau đó mang hai chiếc thẻ lén ném cho hai người bán rong
nghèo khó. Nạn nhân thứ hai bị giết ngay tại đơn vị của đội quản lí trật tự, chứng tỏ hung thủ là kẻ rất to gan. Hắn đi giày đế cao su, dùng bao tải đựng rìu và dao găm làm hung khí gây án. Trước tiên, hắn ném bao
tải lên nóc nhà mái bằng trong đơn vị của đội quản lí trật tự, sau đó
lấy đà chạy thật nhanh và trèo lên tường bao. Bức tường cao hơn bốn mét, trên tường có năm dấu chân. Kĩ thuật này đến Họa Long cũng rất khó thực hiện được, và tại Trung Quốc, những người làm được như thế cũng không
nhiều. Nếu hung thủ là một kẻ bán hàng rong, thì chắc chắn phải là một
người có tài năng phi thường nhưng mai danh ẩn tích.
Bao Triển nói: “Tại hiện trường xuất hiện những cánh hoa Tường Vi, có thể là do đổ ra từ trong bao tải.”
Tô My nói: “Nếu đó là một người bán hàng
rong, thì vì sao hắn phải bỏ hoa Tường Vi vào trong bao tải cơ chứ? Tên
sát thủ này cũng lãng mạn quá nhỉ?”
Theo những phân tích của tổ chuyên án,
vào lúc nửa đêm, sát thủ hoa Tường Vi vác theo một chiếc bao tải, trong
đó có những cánh hoa Tường Vi và vũ khí. Hắn là kẻ căm ghét cái ác, giết người không phải vì tiền, mà chỉ muốn giúp những người không quen biết
báo thù, lấy lại công bằng cho kẻ yếu. Hắn thấy rất rõ những đen tối và
bất công của xã hội, trong tim luôn có một ngọn lửa tức giận không bao
giờ tắt. Hắn có thể leo tường nhẹ nhàng như một cao thủ võ lâm, nấp sau
những cành cây chờ mục tiêu đến, sau đó nhảy xuống đất, dùng một cách
thức cực đoan nói với kẻ ác rằng, gieo nhân nào gặt quả ấy, sớm muộn một ngày nào đó những kẻ xấu sẽ phải lãnh hậu quả do chính mình gây ra.
Hắn là một hung thủ, nhưng xét ở một khía cạnh nào đó cũng là một người anh hùng lãng mạn!
Đội trưởng và đội phó đội quản lí trật tự bị giết hại, hung thủ vẫn ngoài vòng pháp luật, người thân của nạn nhân kéo nhau lên Cục công an gây áp lực, yêu cầu phá án. Họ cho rằng lực
lượng quản lí trật tự và cảnh sát vốn là “người một nhà”, đều là đơn vị
chấp pháp. Đúng là như thế, quyền của lực lượng quản lí trật tự thành
phố là quyền hạn của những cảnh sát công chức, nhưng tại Trung Quốc lại
không hề có đơn vị nào quản lí những cảnh sát này, và cũng không có bộ
luật quốc gia nào quy định rõ quyền hạn nghĩa vụ đối với những cán bộ
ấy. Nhìn từ thực trạng tại các thành phố Trung Quốc, quy định về chức
năng và quyền hạn của đội quản lí trật tự thành phố cũng không có gì
thống nhất. Ví dụ, những sạp bán đồ nướng thường thấy trong các khu dân
cư gây khói than làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân xung quanh, Cục
bảo vệ môi trường, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Cục công an, Cục công
thương đều có quyền quản lí, nhưng chẳng có điều khoản nào quy định rõ
ràng, dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm. Để giải quyết vấn đề về việc
trùng lặp trách nhiệm nhiều bên, dẫn đến giảm sút hiệu quả quản lí, năm
1997, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra đường lối “quản lí chấp pháp
chung”, và bắt đầu thực hiện từ đó. Cho đến nay, lực lượng quản lí trật
tự vẫn đang trong thời gian thí điểm, chứ chưa hề có một “danh phận” rõ
ràng.
Người thân của nạn nhân không đồng ý hỏa
táng, rời khỏi Cục công an, đưa xác nạn nhân sang Cục xây dựng, rồi lại
sang Phòng quản lí chính trị Thành phố. Các lãnh đạo Ủy ban Thành phố bị gây áp lực, nên yêu cầu cơ quan công an tăng cường công tác điều tra,
ra hạn thời gian phá án. Người nhà nạn nhân lại đưa xác nạn nhân quay về Cục công an.
Bí thư Tiêu đích thân đến an ủi gia đình
nạn nhân, sau đó mở cuộc họp khẩn cấp, ra hạn định ngày phá án, đồng
thời tăng mức treo thưởng lên hai trăm nghìn nhân dân tệ. Thông báo treo thưởng được dán khắp các ngõ ngách, rồi đăng báo, lên truyền hình, với
hi vọng có thể nhận được những đầu mối tích cực từ các tầng lớp xã hội.
Chỉ cần cung cấp đầu mối phá án, hoặc hỗ trợ phía cảnh sát bắt được hung thủ, số tiền thưởng sẽ được chuyển cho người cung cấp đó một cách tuyệt mật.
Giáo sư Lương hoàn toàn phản đối phương
thức phá án bằng việc treo tiền thưởng. Ông cho rằng hung thủ đang tìm
kiếm giá trị bản thân mình, khi thấy mức tiền thưởng tăng cao, rất có
thể sẽ có thêm những vụ án khác. Nhưng Bí thư Tiêu vẫn giữ nguyên ý kiến của mình. Ông làm như thế chủ yếu vì muốn an ủi những người thân trong
gia đình nạn nhân mà thôi.
Vài ngày sau, lại có thêm một vụ án mạng
nữa xảy ra. Lần này sự việc xảy ra ngay trong thành phố lúc đông người
qua lại. Giữa thanh thiên bạch nhật, sát thủ hoa Tường Vi đã xuất đầu lộ diện.
Sau khi đội trưởng và đội phó gặp nạn,
người đảm nhận chức vụ đội trưởng mới nhậm chức xử lí mọi việc văn minh
hơn rất nhiều, đôi khi còn cúi chào những người bán hàng rong. Trong
ngày xảy ra vụ án, đội trưởng mới dẫn theo đội của mình đi thị sát các
con phố. Rất nhiều người đang túm lại xem một thầy tu mãi võ ở đầu
đường. Đội quản lí trật tự tiến tới định đuổi thầy tu đi, nhưng ông vẫn
tiếp tục mãi võ kiếm tiền mà không để ý tới đội quản lí trật tự. Đội
trưởng mới đang định tịch thu đồ đạc của người chống đối thì thầy tu cầm lên một viên gạch, giận dữ nói: “Muốn đánh nhau hả? Tôi không sợ các
anh đâu!” Rồi ông hét lên một tiếng, dùng tay đập nát viên gạch. Đội
trưởng mới giật mình kinh hãi, vội giải thích: “Chúng tôi chỉ làm đúng
luật ông đừng có vội động thủ, người xuất gia không nên gây chuyện ẩu đả chém giết mới phải!” Sau lời khuyên của đội trưởng mới, thầy tu lầm bầm vài tiếng rồi thu dọn đồ đạc, kéo tay áo bỏ đi.
Những người xung quanh bật cười ầm ĩ.
Đội quản lí trật tự tiếp tục làm nhiệm
vụ. Khi họ đến tịch thu hộp đèn quảng cáo bên ngoài một cửa tim bán hoa
tươi ven đường thì xảy ra xung đột. Chủ hàng là một cô gái, cô ôm lấy
hộp đèn không cho đội quản lí mang đi. Bạn trai của cô tiến đến lí luận
vài câu với đội trưởng mới. Vốn đã nén sẵn sự tức giận vì vừa bị thầy tu lôi ra làm trò cười, đội trưởng mới không còn nhịn nổi cơn tức giận,
một chân đạp lên chiếc hộp đèn.
Cô gái hét lên: “Các người không sợ sát thủ hoa Tường Vi sao?”
Đội trưởng mới nhìn những người xung
quanh với một ánh mắt đằng đằng sát khí, nói: “Mẹ kiếp! Sát thủ hoa
Tường Vi là thằng nào? Có giỏi thì đứng ra đây ta xem nào? Ông đây mà
lại sợ mày à!”
Đội trưởng một tay chống nạnh, một tay chỉ vào mặt những người xung quanh, chửi rủa một cách khó nghe.
Bỗng nhiên, trên thùng xe của đội quản lí trật tự từ lúc nào đã xuất hiện một người đeo mặt nạ màu đen, tay cầm
một chiếc rìu cứu hỏa, dáng uy nghiêm. Những người đứng xung quanh giật
mình sợ hãi. Không ai biết người đó đã đứng trên thùng xe từ lúc nào, mà chỉ kịp thấy hắn nhảy vút lên cao, động tác nhanh như cắt vung rìu theo một đường vòng cung, nhằm vào đầu đội trưởng mới…
Tại hiện trường vụ án còn để lại một
chiếc rìu cứu hỏa, bên cạnh lốp xe có một chiếc bao tải, bên trong có
những cánh hoa Tường Vi và một con dao nhỏ…
Khi sát thủ hoa Tường Vi bỏ đi, những tên quản lí trật tự đều xanh mặt, không ai dám tiến lên một bước chặn hung
thủ lại. Đám người huyên náo đứng dạt sang hai bên mở lối. Sát thủ hoa
Tường Vi rẽ vào một con ngõ nhỏ rồi biến mất.
Sau khi nhận được thông báo, Bí thư Tiêu
điều động một lượng lớn cảnh sát nhanh chóng bao vây toàn bộ hiện trường vụ án. Tổ chuyên án tiến hành lấy lời khai của gần một trăm người chứng kiến sự việc, nhưng mỗi người kể một kiểu:
“Anh ta đeo mặt nạ, còn có cả găng tay đen nữa, mặc một bộ đồ thể thao, nhưng tôi không thấy mặt.”
“Ôi dồi ôi! Sợ chết khiếp! Tí nữa thì não thằng cha quản lí trật tự bắn cả vào người tôi rồi. Người bịt mặt kia
cứ như là “Đội Phi Hổ[6]” trong phim Hồng Kông ấy!”
“Lúc ấy mọi người đều đang tập trung nghe đội trưởng đội quản lí trật tự mắng chửi, nên tôi cũng chẳng biết anh
ta đứng trên xe từ lúc nào nữa.”
“Giữa ban ngày ban mặt, trước sự chứng
kiến của bao nhiêu người, mà dám ra tay giết người như thế, đúng là gan
to tày trời. Cảnh sát các anh không biết dùng vào việc gì nữa.”
…
Giết người giữa chợ, hung thủ chạy thoát, vụ án làm rúng động cả một thành phố. Bí thư Tiêu và tổ chuyên án lập
tức triển khai công tác. Giáo sư Lương lệnh cho Họa Long đến trường võ
của Trịnh Tuyết Kiếm điều tra trọng điểm tìm ra những học viên có khuynh hướng tư tưởng chống đối và bất mãn với xã hội. Tô My điều tra tất cả
những máy quay theo dõi gần hiện trường vụ án. Bao Triển điều tra phân
tích những hung khí mà hung thủ để lại tại hiện trường. Trên chiếc rìu
cứu hỏa phát hiện thấy vết máu của cả ba nạn nhân, chiếc bao tải và con
dao cũng được xác nhận là có liên quan đến hai vụ án trước. Ba vật chứng này tuy có thể khẳng định sát thủ hoa Tường Vi chính là hung thủ trong
cả ba vụ án, nhưng không hề cung cấp được đầu mối gì hữu ích cho việc
tìm ra hung thủ cả.
Hung thủ để lại hung khí gây án, nhưng không tìm thấy dấu vân tay hay bất cứ thứ gì thể hiện thân phận của hắn.
Bí thư Tiêu cả đêm không chợp mắt được,
thấp thỏm như kiến ngồi chảo nóng, đi đi lại lại mãi trong phòng làm
việc. Hôm sau, ông tăng số tiền treo thưởng lên ba trăm nghìn tệ, và yêu câu đài truyền hình phải đưa vụ án vào mục bản tin tiêu điểm buổi trưa, đồng thời không ngừng cho chạy dòng chữ về số tiền thưởng ở phía dưới
màn hình. Bất cứ một vụ án hình sự nào, nếu không có sự phối hợp của lực lượng quần chúng, thì phía cảnh sát sẽ rất khó phá án. Khi số tiền
thưởng lên tới hai trăm nghìn tệ, đã bắt đầu có những người gọi, điện
cung cấp đầu mối. Hiện giờ, số tiền đã lên đến ba trăm nghìn, số người
gọi điện đến đường dây nóng lại càng ngày càng nhiều.
Đến đêm thứ ba kể từ ngày xảy ra vụ án, một cô gái gọi điện đến 110 báo án.
Cô gái chính là chủ cửa hàng hoa tươi nơi xảy ra vụ án thứ ba. Tối hôm đó, khi cô và bạn trai kéo cửa cuốn xuống, chuẩn bị đóng cửa, thì bỗng có một người đàn ông mình đầy hơi rượu kéo
cửa xông vào. Nhìn kĩ thì đó là một thanh niên trẻ tuổi, khôi ngô tuấn
tú, uống say đến mức mặt đỏ như mặt trời, hai mắt mở trừng trừng.
Anh ta nói muốn mua một bó hoa, nhưng sau đó lại bảo quên không mang tiền.
Cô gái nói: “Thế thì để ngày mai quay lại vậy?”
Người thanh niên đó bỗng tỏ ra vô cùng
căng thẳng, hỏi cô gái có nhặt được thứ gì không? Cô gái hỏi lại đó là
thứ gì? Anh ta trả lời đó là một chiếc máy ghi âm mà mấy hôm trước vô
tình để rơi trước cửa tiệm. Khi cô gái lắc đầu nói không thấy, bỗng dưng người thanh niên đùng đùng nổi giận, túm chặt cổ cô gái, rồi rít giọng
qua kẽ răng: “Mau trả lại máy thu âm cho tao, nếu không tao giết!”
Bạn trai cua cô gái sau hồi do dự, đưa tay với một chiếc bình hoa bên cạnh, đập lên đầu hung thủ khiến hắn ngất ngay tại chỗ.
Sau đó họ gọi cho 110 báo án.
Cảnh sát 110 bắt kẻ say rượu về đồn, tiến hành thẩm vấn sơ bộ. Những vụ việc thế này xảy ra thường xuyên, nên
không ai để ý đến người thanh niên say rượu này cả. Thế nhưng, trong khi làm ghi chép lời khai, câu nói đầu tiên của hắn khiến người cảnh sát
lấy lời khai phải giật mình hoảng hốt.
Cảnh sát hỏi: “Tên gì?”
Hắn ngẩng đầu lên, nói: “Sát thủ hoa Tường Vi.”
Chương 5
Câu chuyện hoa Tường Vi
Sát thủ hoa Tường Vi sa lưới, thông tin
đó nhanh chóng truyền đi trong nội bộ cảnh sát, mọi người đều cảm thấy
vô cùng lạ lùng. Sát thủ hoa Tường Vi gây án không để lại vết tích, thân thủ siêu phàm, ba vụ án đều cho thấy đây là một con người rất cẩn thận
và tỉ mỉ. Một hung thủ giết người giữa ban ngày cũng không để lại một
dấu tay nào, một người võ công cao cường có thể chạy năm bước trên tường cao như thế, lại có thể uống say bí tỉ rồi đến một cửa hàng bán hoa
tươi gây sự, cuối cùng bị cô gái chủ tiệm tống vào đồn cảnh sát.
Lúc đó, người cảnh sát tiến hành ghi chép lời khai báo cáo cấp trên như sau:
“Tôi không nghĩ rằng việc bắt được sát
thủ hoa Tường Vi là một điều ngẫu nhiên, đó là một kết quả chỉ mang tính thời gian mà thôi. Những kẻ làm việc bất nghĩa sẽ có ngày sa bước. Lưới trời lồng lộng, thưa nhưng không lọt. Dưới sự thẩm vấn một cách có
chiến lược của tôi, phòng tuyến tâm lí cuối cùng của hung thủ đã bị công phá. Sát thủ hoa Tường Vi đã khai nhận hoàn toàn quá trình và hành vi
phạm tội của mình trong ba vụ án trên.”
Tổ chuyên án cũng tiến hành thẩm vấn sát thủ hoa Tường Vi. Bí thư Tiêu và Pudding ngồi bên cạnh theo dõi.
Trước mặt họ là một thanh niên tuấn tú,
mặc trên người bộ đồ thể thao, khuôn mặt hắn đầy những dấu vết ẩu đả,
chân mang xích, tay đeo còng, đây cũng là “đãi ngộ” dành cho những tên
trọng phạm. Nét mặt hắn vẫn rất bình tĩnh, không có vẻ gì hoang mang,
các nét trên khuôn mặt rõ ràng và sắc nét, dù sẽ rơi vào cảnh lao tù
nhưng thần thái vẫn rất ung dung tự tại.
Giáo sư Lương: “Tên gì?”
Sát thủ hoa Tường Vi: “Trần Quảng.
Giáo sư Lương: “Bao nhiêu tuổi?”
Trần Quảng: “Hai mươi hai.”
Giáo sư Lương: “Nghề nghiệp?”
Trần Quảng: “Nhà báo…”
Ôi những ngày thơ dại ta bước trên con đường đầy hoa cỏ.
Ôi những năm tuổi nhỏ ta đi dưới ánh đèn chiếu khắp xóm thôn.
Nhà của Trần Quảng nằm ở vùng ngoại ô.
Bốn gian nhà gạch mái bằng nằm giữa cây cỏ ngàn hoa. Trên giậu thưa
trước sân, bên cạnh đống rơm vàng, cho đến ven bờ ao, trên nóc trạm thủy điện, đều mọc um tùm những khóm hoa Tường Vi. Những khóm Tường Vi dại
này có sức sống mãnh liệt, người dân trong thôn làng hàng năm đều phải
mang dao ra phát quang, tia sửa lại, nếu không chúng sẽ mọc lan vào
trong sân, rồi lên đến nóc nhà nóc bếp.
Bố của Trần Quảng là một công nhân trong
nhà máy thép cán nguội, quanh năm suốt tháng phải làm việc trong khu
xưởng mịt mù bụi gỉ sắt, rồi bị ung thư phổi mà qua đời.
Mẹ của Trần Quảng bán sủi cảo chiên, một
món ăn vặt ngoài đường phố. Thời gian trôi đi cùng những tháng ngày mưa
gió, chẳng mấy chốc mà mẹ cậu đã bán bánh được hai mươi năm.
Ngày còn nhỏ, Trần Quảng hận mẹ vô cùng.
Cậu trách mẹ không có một công việc nên hồn. Mỗi cuối tuần không phải đi học, mới sáng sớm tinh mơ cậu đã phải kéo xe hàng vào trong thành phố
để bán đồ ăn sáng. Mẹ đứng ở giữa, cậu và chị gái đứng hai bên, ba mẹ
con dồn sức kéo chiếc xe đi trên con đường làng rải nhựa cũ kĩ. Hai bên
vệ đường, những đám Tường Vi nở rộ, chân trời tràn ngập màu hoa tươi.
Mặt ao in bóng những lùm hoa phủ thêm lớp sương sớm như làn khói mờ ảo.
Nhưng tất cả những điều đó đều chẳng có liên quan gì đến những ý thơ
lãng mạn hay một bức họa đồng quê bắt mắt. Vì trên chiếc xe của họ bấy
giờ đang chở theo nào bột mì, dầu mỡ, lá hẹ, miến dong, ghế ngồi, bàn
nhỏ, gậy tre, bếp lò và cả xoong nồi bát đũa.
Hai đứa trẻ nhỏ xếp sẵn những bộ bàn ghế
nhỏ xuống dưới chân bức tường thành cũ kĩ, rồi dựng những chiếc gậy tre
thành khung lều, giăng mấy tấm nhựa áo mưa lên trên gọi là có nơi che
mưa che nắng.
Người mẹ nhào bột, bỏ nhân hẹ và miến vào trong, làm thành bánh, cho vào nồi dầu sôi rán lên vàng ruộm, rồi vớt
ra để trên chiếc giá sắt bên trên chảo dầu cho ráo bớt. Từ lúc tờ mờ
sáng cho đến giữa trưa, mặc dù không ít khách đến ăn hàng, nhưng vì mua
bán nhỏ lẻ, thu nhập vẫn chẳng được là bao.
Những tháng ngày phải cùng mẹ đi bán sủi
cảo chiên là quãng thời gian Trần Quảng cảm thấy gian nan nhất. Cậu sợ
mình sẽ gặp phải bạn bè cùng lớp, sẽ bị chê cười.
Bất cứ đứa trẻ nào lớn lên trong một gia
đình nghèo khó đều có thể hiểu được chút tư tưởng hư vinh này của cậu
bé. Tính cách của cậu càng ngày càng tự ti, sống nội tâm, âm trầm ít
nói, và chẳng mấy khi thấy cậu cười vui vẻ. Cậu bé đứng ngồi không yên
nơi quán cóc vệ đường, mãi mãi nhớ một câu mẹ từng nói: “Quảng à! Sau
này con vào Đại học, sẽ không phải đi bán sủi cảo với mẹ thế này nữa
rồi!” Điều đó trở thành động lực khiến cậu luôn cố gắng phấn đấu hơn
người. Cậu muốn thoát khỏi cuộc sống thui thủi với nghèo đói này, và cậu đã làm được khi thi đậu vào một trường đại học về truyền thông.
Chị gái gả chồng rất xa, tới tận một thị
trấn vùng biên giới. Chị gái và anh rể của cậu cũng bắt đầu bán sủi cảo ở đầu kia của thị trấn nhỏ. Cậu vẫn thường tự viết thêm vào những câu ca
dao đại ý như thế này:
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa thì quét lá đa
Con nhà nghèo đói như ta
Mạt đời suốt kiếp vẫn là dân đen.
Đời cha thời đã làm quan
Đời con đâu lẽ không nên cơ đồ
Cha giàu nứt vách đổ kho
Con thời nào phải âu lo ba đời!
Mỗi lần nhìn thấy món trứng gà tráng,
Trần Quảng lại nhớ về chị gái. Lúc còn nhỏ, trong những ngày tháng tuổi
thơ chua chát ấy, nhà cậu đến trứng gà cũng chẳng có mà ăn. Trên cây Vu
trước sân có một tổ ong, dưới gốc cây là ổ gà đẻ. Sáng nào cậu cũng theo chị ra đó xem gà có đẻ trứng hay không. Chị gái cậu là cô bé rất biết
điều. Mỗi lần tráng được đĩa trứng gà, cô đều để dành cho mẹ nửa đĩa,
phần còn lại đều nhường hết cho em trai, và chỉ vài miếng là Trần Quảng
đã ngốn sạch tinh.
Chị gái thèm quá cũng chỉ nuốt nước
miếng, rồi cầm chiếc bánh bao chay lên cắn một miếng thật to, thêm một
miếng hành lớn cho đến khi nước mắt nước mũi giàn giụa.
Tình cảm chị em dù thân thiết nhưng cũng có những lúc chành chọe nhau, đứa này túm tóc đứa kia mà kéo.
Chị gái quát: “Bỏ tay ra!”
Em trai cũng không vừa: “Không bỏ ra đấy!”
Chị gái quát tiếp: “Mày muốn ăn chửi hả?”
Em trai chẳng chờ chị kịp chửi đã nói ngay: “Con mẹ mày!”
Chị gái tức giận lườm em trai, chửi lại: “Bố nhà mày!”
Người mẹ nhìn thấy vội chạy lại kéo hai
đứa nhỏ ra. Khi đó bố chúng vẫn còn sống, nhưng ông hay uống rượu. Ngày
tháng trôi qua, những vỏ chai rượu của bố chúng đã chất khắp nhà. Cứ một thời gian, hai chị em lại lấy chiếc bao tải bỏ đống chai vào rồi vác
xuống chợ bán phế liệu. Chị gái không nỡ tiêu số tiền của mình, nên tích cóp dần trong một chai nhỏ, còn Trần Quảng được đồng nào là mang đi mua sách về học.
Sau này, khi bố đã mất, mẹ phải vất vả lắm mới nuôi được hai chị em khôn lớn thành người.
Một ngày nọ, mẹ nói với con gái: “Nê à!
Con cũng không còn nhỏ nữa rồi! Đã đến lúc phải kiếm một tấm chồng rồi
con ạ! Đừng đi học nữa!”
Chị gái Trần Quảng bùi ngùi nói: “Mẹ ơi! Con vẫn còn nhỏ mà! Con muốn học Đại học!”
Người mẹ khuôn mặt u uất buồn rầu, bảo:
“Cả hai chị em, mẹ không nuôi nổi! Số tiền sính lễ của con vừa hay có
thể để em Quảng của con nộp tiền học phí!”
Chị gái Trần Quảng rưng rưng dòng lệ, nói: “Mẹ ơi, sao số con khổ thế này!”
Ngày cậu em trai thi đỗ vào Đại học, hai
chị em cùng nhau chạy xuống dưới phố thông báo với mẹ tin mừng. Cả hai
cứ thế chạy mãi, chạy mãi, trong lòng vui sướng đuổi bước chân trên nẻo
đường quê, những khóm hoa Tường Vi hai bên đường cũng đã ngoi ra đến gần mặt nước, soi bóng dưới ao. Chúng chạy qua con đường rải nhựa giữa
làng, những cành Tường Vi ở đây như những cánh tay vui mừng vươn ra chào đón, một số trong đó vươn quá dài đã bị xe cộ đè lên khi qua lại. Cứ
thế, chúng chạy đến quán cóc bên dưới chân tường thành cũ kĩ, mà thực ra bức tường thành ấy từ lâu đã không còn ở đó nữa rồi, chỉ có những đứa
trẻ như chúng mới nhớ về bức tường như thế. Mấy năm gần đây, quy mô
thành phố mở rộng, những mảng tường rũ đã bị dỡ đi để thay bằng tường
bao và những ngôi nhà mới.
Quán cóc của mẹ chúng bị đội quản lí trật tự xới tung, chảo dầu bị họ đập cái rầm một tiếng. Dầu sôi trong chảo
bắn lên miệng, lên mặt người mẹ đáng thương. Lưỡi mẹ chúng phỏng một
vết, một nửa mặt da tróc thịt bầm.
Trên nền đất mọi thứ tan hoang, người mẹ đang lăn lóc trên chính nơi tan hoang ấy, chị gái khóc lớn lạc cả giọng.
Đội quản lí trật tự lạnh lùng bỏ đi, họ
không nhìn thấy trong ánh mắt trầm lặng của chàng thiếu niên đang cuộn
lên sự căm thù và oán hận.
Người mẹ được đưa vào bệnh viện, không ăn uống được gì, phải nằm trên giường nửa năm mới phục hồi sức khỏe. Dưới
sự hòa giải của ban quản lí thôn xóm, đội quản lí trật tự đền bù cho mẹ
con Trần Quảng một ít tiền. Sau khi ra viện, người mẹ đã gầy đi rất
nhiều và vì khuôn mặt không còn bình thường, bà gần như không bao giờ
bước chân ra khỏi nhà nữa, cả ngày chỉ quanh quẩn với nỗi buồn u uẩn.
Khoảng một năm sau, người mẹ trúng phong mà qua đời. Chị gái Trần Quảng
nói rằng, mẹ cô vì tức mà chết. Bà không thể nào hiểu được vì sao mình
có thể bán quán dưới chân tường thành suốt hai mươi năm mà giờ đây lại
không được bán nữa.
Chẳng lẽ hình ảnh thành phố quan trọng hơn quyền lợi và sự mưu sinh của dân chúng hay sao?
Sau khi tốt nghiệp Đại học, Trần Quảng
được nhận vào thực tập tại một tòa báo. Vương Văn Đào là một đồng nghiệp vô cùng có kinh nghiệm, thường ngày yêu thích luyện Karate. Vương Văn
Đào động viên cậu đi học võ, Trần Quảng rất có năng khiếu, khả năng bật
cao khiến mọi người đều kinh ngạc, khi còn trên ghế Đại học cậu từng
giành danh hiệu quán quân nhảy cao của trường. Chỉ sau vài tháng, Trần
Quảng đã có thể thực hiện nhiều động tác khó của Karate.
Vương Văn Đào nói với cậu: “Mục đích học
Karate của anh là để phòng thân thôi, chứ anh chẳng biết thế nào là “gặp chuyện bất bình, rút dao tương trợ” cả!”
Trần Quảng hỏi: “Làm phóng viên nguy hiểm lắm phải không anh?”
Vương Văn Đào trả lời: “Làm phóng viên
thì không nguy hiểm, nhưng muốn làm một phóng viên có lương tâm thì
không an toàn chút nào! Thỉnh thoảng có thể sẽ bị đánh, hoặc là bị bắt
gì đấy!”
Trần Quảng hỏi lại: “Lương tâm, chẳng phải là thứ đạo đức tối thiểu mà một người phóng viên cần có hay sao?”
Vương Văn Đào cười nhạt trả lời: “Cái gì
mà đạo đức lương tâm hả chú! Trước tiên chú phải giữ được công việc của
mình đã rồi hẵng hay! Có một số việc chúng ta không được phép viết,
không được phép đưa tin đâu?”
Trần Quảng hỏi: “Là những việc gì ạ? Em vừa vào nghề, nên còn phải học hỏi nhiều lắm. Có gì anh cứ chỉ dạy!”
Vương Văn Đào nói: “Ở nước ngoài, một
đoạn tin về vùng thiên tai có thể truyền đi khắp thế giới chỉ trong vòng mười phút. Còn ở Trung Quốc chúng ta, có những sự việc có thể khiến tất cả các đơn vị truyền thông trong vòng mười phút phải câm lặng!”
Trần Quảng vẫn còn mơ hồ, hỏi lại: “Em vẫn chưa hiểu lắm, anh có thể nói cụ thể hơn được không?”
Vương Văn Đào nói một cách thần bí về một con số, một tên người, và bốn chữ, là tên một văn bản nào đó.
Trần Quảng dường như hiểu ra điều gì đó, chỉ cúi đầu gật gật.
Sau khi làm công tác biên tập được ba
tháng, lãnh đạo quyết định để cậu ta làm phóng viên chuyên phỏng vấn lấy tin. Vương Văn Đào lái một chiếc xe Jeep cũ kĩ đưa Trần Quảng ra ngoài
làm việc. Tin bài đầu tiên cậu làm là câu chuyện về việc viên quản lí
trật tự thành phố đánh ông cụ bán khoai. Bài viết đó nhanh chóng gây
tiếng vang trong giới báo chí. Các đơn vị báo mạng trong nước và quốc tế truyền tin đi rất nhanh, trong một thời gian liên tục đó là tin tức
nóng nhất trên mạng. Các cơ quan liên quan lo sợ bản tin này có thể gây
ra những ảnh hưởng không tốt đến xã hội, nên đã ra lệnh cho tất cả các
cơ quan truyền thông cấm không được đăng bài viết này. Đúng lúc Trần
Quảng đang hồ hởi chuẩn bị đưa bài viết này lên báo giấy, thì lãnh đạo
tòa báo đã quyết định cho cậu nghỉ việc.
Mẹ Trần Quảng vất vả bao nhiêu năm nuôi
dưỡng cậu nên người, ăn chẳng dám ăn mặc không dám mặc, tích cóp từng
đồng để cậu đi học. Mẹ luôn dạy cậu phải làm người tốt, không được dối
gian, thế mà giờ đây chỉ vì những lời nói thật, mà cậu bị cấp trên đuổi
việc, làm sao cậu còn có thể tin được, trên thế giới này vẫn còn tồn tại thứ gọi là chính nghĩa và công lí nữa cơ chứ?
Cậu lái chiếc xe Jeep cũ của Vương Văn
Đào trở về nhà cũ. Cửa nhà vẫn đóng kín, bố mẹ đều đã qua đời. Chị gái
lấy chồng xa. Cậu đẩy cửa bước vào, những kí ức ngày bé tràn về trong
tâm trí, một cảm giác lạnh lẽo xâm chiếm tâm hồn.
Khi tòa cao ốc lí tưởng trong lòng bỗng dưng sụp đổ cậu đã đứng lên trên chính đống đổ nát này.
Chưa bao giờ cậu cảm thấy những thứ viết
trên báo, trên truyền hình lại giả dối và xào xáo đến như vậy, những bài viết ca tụng người này việc nọ thì ra lại đáng khinh miệt đến thế.
Chẳng lẽ cậu phải suốt đời viết ra những lời lẽ trái lương tâm như vậy
sao?
Cậu vốn dĩ muốn xé bỏ mặt nạ của kẻ khác, nhưng đến cuối cùng, lại tự đeo thêm mặt nạ cho chính mình.
Ngày tiếp theo, cậu ngồi dựa dưới một gốc cây, tâm trạng đã bình lặng như chính mặt nước ao bên cạnh.
Trong khoảnh khắc đó, cậu nghĩ đến việc tự thực thi công lý.
Cậu đến một cửa hàng chuyên bán các dụng
cụ cứu hỏa mua một chiếc rìu cứu hỏa và một con dao cứu sinh, rồi đến
một cửa hàng bán đồ hóa trang mua một mặt nạ đội đầu, một đôi giày, và
găng tay làm công cụ gây án.
Là một phóng viên, cậu có thừa khả năng
theo dõi và trinh sát. Cậu dừng xe tại một chỗ tối, nhìn thấy đội phó
loạng quạng bước ra khỏi quán ăn. Cậu lái xe đi theo. Khi phát hiện đội
phó đi tiểu ở vệ đường, cậu dừng xe lại, giả vờ hàn huyên với hắn mấy
câu! Rồi nói sẽ đưa hắn về một đoạn. Đội phó nhận ra Trần Quảng là cậu
phóng viên từng phỏng vấn mình nên không ngần ngại lên xe. Đội phó vì
uống say nên vừa lên xe đã lăn ra ngủ, khi tỉnh dậy thì phát hiện ra
mình đang ở trong một căn phòng tối om, trên cổ còn bị tròng một sợi
xích.
Đội phó đã tỉnh rượu một nửa, gào ầm ĩ, rồi cố gắng thoát ra, nhưng sợi xích vẫn không hề nhúc nhích.
Trong bóng tối, một người tay chiếc cầm rìu cứu hỏa bước về phía hắn.
Đội phó gào lên kinh hãi: “Đây là nơi nào? Mày đang làm gì thế hả?”
Trần Quảng hỏi một cách lạnh lùng: “Đặc điểm của một kẻ súc sinh là gì?”
Đội phó liếc nhìn cây rìu trong tay Trần Quảng, sợ hãi trả lời: “Tôi… tôi không biết!”
Trần Quảng nói tiếp: “Không có nhân tính! Súc sinh là bọn mất hết nhân tính!”
Trần Quảng kéo sáng đèn, cậu muốn tên đội phó phải nhìn rõ khuôn mặt mình, rồi hỏi: “Ông biết tôi là ai không?”
Đội phó lắc đầu, bảo: “Chắc chắn là cậu nhận nhầm người rồi? Tôi chưa gặp cậu bao giờ cả, chúng ta không có oán thù gì cả.”
Trần Quảng kể lại: “Tôi là con trai của
một bà mẹ từng bị ông đánh và lật tung quán hàng trước đây. Bây giờ tôi
lớn rồi, nhưng tôi sẽ không bao giờ quên được khuôn mặt của ông.”
Đội phó biết mình đang rơi vào tình trạng nguy hiểm, hắn bỗng quỳ xuống xin tha, rồi rút từ ví ra hai chiếc thẻ
ngân hàng, viết mật mã lên trên và đưa cho Trần Quảng, chỉ mong được tha chết.
Trần Quảng nói với đội phó bằng giọng
khinh miệt: “Ông nghĩ những người bán rong thì không có lòng tự trọng
sao? Và ông có thể tự nhiên giẫm đạp lên họ như giẫm đạp lên bùn đất
sao? Họ cứ phải cúi đầu, cúi nữa, cúi mãi, cúi đến khi sát mặt đất,
không ngẩng đầu lên được, rồi cứ thế sống, cứ thế sinh tồn. Họ phải còng lưng mỏi gối, cười những nụ cười đáng thương, đứng giữa giá lạnh mùa
đông run lên cầm cập, rồi lại phơi mình dưới nắng cháy người đẫm mồ hôi, tất cả chỉ vì muốn kiếm tiền nuôi sống một gia đình, vì muốn sống sót
được trên đời này. Ông có nghe thấy tiếng gió thổi ngoài kia không? Ông
đã bao giờ nghe thấy tiếng gió rít xuyên qua những rừng cây chưa? Những
cơn gió thét gào đó, những cơn gió mang mưa bão đến đó, những cơn gió
như những con sư tử khát máu đó ông có nghe thấy không? Nhắm mắt lại
nghe kĩ vào đi, đồ điếc! Những ngọn cỏ bé nhỏ mà hàng ngày các ông không coi ra gì, những con người các ông gọi là bọn mọi, bọn dân đen ấy, tôi
phải thay họ, tôi phải thay ông lão bán khoai, tôi phải thay người mẹ
quá cố của mình, trừng trị ông, đồ súc sinh, lòng lang dạ sói!”
Ngay sau đó, phía cảnh sát lập tức đến
khám xét nhà Trần Quảng. Vết máu trên nền đất mặc dù đã được rửa khá
sạch, nhưng bằng nghiệp vụ của mình, cảnh sát vẫn có thể xác định được
đây chính là hiện trường đầu tiên của vụ án.
Trước giậu nhà vẫn đặt mấy bao tải, bên
trong là những cánh hoa Tường Vi. Mỗi khi đến cuối thu, những cánh Tường Vi tàn rơi rụng khắp nơi, mặt đất rợp một màu đỏ như máu. Những người
dân trong làng bước trên những lớp cánh hoa Tường Vi dày đến mắt cá
chân, hương hoa thơm nồng đôi khi khiến người ta say đến phát nôn. Những bông Tường Vi xinh đẹp bỗng trở thành thứ bỏ đi, người dân trong làng
gom những cánh hoa lại thành từng bao tải, rồi vứt đi như vứt những bao
rác.
Quá trình vứt xác nạn nhân của Trần Quảng và hai vụ án phía sau tương đối gần với những phân tích của tổ chuyên
án. Và vụ án đã đến hồi kết.
Sát thủ hoa Tường Vi sa lưới, mặc dù vụ
án đã được phá giải, nhưng vẫn còn một câu hỏi chưa lời đáp. Chiếc máy
ghi âm mà Trần Quảng đánh rơi vẫn chưa được tìm thấy. Trần Quảng cho
biết, trong đó có một số tư liệu phỏng vấn trong thời gian công tác,
nhưng tổ chuyên án không tin, mà cho rằng trong đó nhất định ẩn chứa
điều bí mật quan trọng nào đó.
Bí thư Tiêu làm theo đúng lời hứa, trao
cho cô gái chủ tiệm hoa tươi số tiền thưởng là ba trăm nghìn tệ. Ngoài
ra, lãnh đạo Cục xây dựng và Phòng quản lí chính trị Thành phố cũng
thưởng cho cô số tiền hai mươi nghìn tệ.
Khi tổ chuyên án trở về, Pudding và Bí thư Tiêu lái xe tiễn họ ra tận sân bay. Trên xe, họ lại bàn luận về vụ án.
Pudding nói: “Sát thủ hoa Tường Vi hóa ra cũng không phải ba đầu sáu tay gì. Tổ chuyên án chúng ta chưa làm gì
thì hắn đã bị tóm rồi.”
Bí thư Tiêu nói: “Pudding, con còn phải cố gắng nhiều hơn nữa, sau này giáo sư Lương nhất định sẽ trọng dụng con.”
Pudding hỏi: “Khi nào thì cháu sẽ trở thành thành viên chính thức của tổ chuyên án ạ?”
Giáo sư Lương cố ý chuyển đề tài, bảo: “Lần này, hung thủ sa lưới là một điều bất ngờ.”
Họa Long hỏi: “Khi nào sẽ tuyên án Trần Quảng?”
Tô My trả lời: “Đã chuyển vụ án cho bên tòa án thẩm vấn rồi! Sau khi tuyên án sẽ xử tử hình.”
Bao Triển trầm ngâm: “Nói thật, cháu thấy cậu ấy giống như đi tự thú nhiều hơn!”
Giáo sư Lương ho nhẹ một tiếng, rồi nói: “Người đã bị bắt rồi, nói những điều ấy thì còn ích gì nữa đâu?”
Bao Triển im lặng không nói gì nữa, mấy người trên xe đều cảm thấy mọi thứ thật vô vị.
Pudding bật đài radio, mở đến một chương trình ca nhạc.
“Xin giới thiệu với mọi người Cục trưởng
Vương, trưởng Cục quản lí nguồn nhân lực. Xin chào Cục trưởng! Hôm nay,
trong ngày sinh nhật thứ sáu mươi của bác, con gái lớn của bác là chị
Vương Hiểu Anh, chủ nhiệm Cục tài chính, cùng con rể cả là anh Lý Các
Khôi, phó cục trưởng Cục giao thông thành phố, con gái thứ hai, chị
Vương Hiểu Hà, trưởng phòng quản lí dân số, con rể thứ hai, anh Quách
Lượng, viện phó bệnh viện trung tâm Thành phố, con trai út Vương Hiểu
Phi, trưởng khoa kiểm định chất lượng Cục công thương, con dâu Trương
Ninh, chủ nhiệm hội phụ nữ Thành phố, và người cháu nội duy nhất của bác là Vương Tiểu Soái lớp phó lớp thí điểm của Thành phố muốn tặng cho
người cha, người ông của mình một bài hát mang tên “Cây cổ thụ”…”
Mọi người đều im lặng lắng nghe bài hát. Tại một góc đường không xa, người bán mía đang xắn tay áo, cất giọng rao hàng.
Ba tháng sau, Pudding gọi điện cho tổ chuyên án, thông báo đã tìm thấy chiếc máy ghi âm của Trần Quảng.
Một đêm trước khi Trần Quảng bị xử tử
hình, anh ta đã chủ động khai báo sự việc. Nhưng vì lệnh kết án đã được
ban xuống, nên không thể thay đổi được nữa. Trước khi chết, Trần Quảng
nói ra một nơi bí mật. Pudding dẫn đội cảnh sát đến nơi đó thì phát hiện ra một khoảng đất rộng ngập đầy cánh hoa Tường Vi đã khô héo. Bên dưới
những cánh hoa đó có vùi một chiếc hộp sắt nắp kín, bên trong đặt một
chiếc máy ghi âm.
Giáo sư Lương hỏi: “Bên trong máy ghi âm ghi chép nội dung gì?”
Pudding kể: “Trong đó có nhắc đến một cô gái. Cháu cũng không biết có nên cho cô ấy nghe đoạn ghi âm này hay không nữa.”
Nội dung đoạn ghi âm như sau:
“Chắc có lẽ em đã quên lâu rồi. Mấy năm
trước, mẹ tôi bị bỏng ngã lăn trên đất. Khi đó em ngang qua, đang đạp
một chiếc xe ba bánh chở đầy những bông hoa tươi. Em chẳng suy nghĩ gì
nhiều, vứt hết những bông hoa của mình xuống đất, dùng xe đưa mẹ tôi vào viện. Lúc đó, tôi và chị gái chỉ mải chăm sóc mẹ, thậm chí quên cả việc nói lời cảm ơn em.
Bốn năm Đại học, tôi chẳng yêu ai, vì trong mắt tôi không người con gái nào đẹp bằng em cả.
Tôi thường đi ngang qua tiệm hoa tươi của em, chỉ để được nhìn thấy em một lát.
Tôi thấy em mặc một chiếc váy màu trắng,
cúi đầu khẽ ngửi một bông hoa màu hồng đỏ, thấy em vừa ngâm nga một khúc hát vừa dọn dẹp cửa hàng, thấy em cười với những người khách ghé thăm,
thấy em gắn những sợi ruy băng lên từng bông hồng đỏ, thấy em trêu đùa
một chú mèo hoang, thấy em viết lên trên cửa kính của tiệm hoa dòng chữ
EVOL. Có lẽ lúc đó em chỉ vô tình viết ra mấy chữ đó, mà có thể em sớm
đã quên mất điều đó, vì nó đã xảy ra quá lâu rồi.
Nhưng, tôi vẫn còn nhớ như in, như thể mới diễn ra ngày hôm qua đây thôi vậy!
Đó là một mùa Tường Vi nở rộ, tôi lại
ngang qua trước cửa tiệm của em. Em đứng cạnh cửa kính, bâng quơ viết
lên đó… EVOL, em quay ra, ánh mắt hai ta gặp nhau. Cả hai cùng nhìn đối
phương, nhưng không phải cả hai đều quên lãng. Có lẽ với em, tôi chỉ là
một vị khách qua đường trước cửa hàng hoa. Nhưng với tôi, em đã in sâu
trong tim giống như những cây Tường Vi thâm căn cố đế.
Tôi thậm chí còn không biết cả tên em, và em cũng chẳng rõ tôi tên gì.
Đến tận phút cuối cùng, tôi cũng không đủ can đảm mở cánh cửa bước vào cửa tiệm của em.
Tôi là đứa hướng nội và rất tự ti. Mỗi
lần ngang qua nơi em đứng, trái tim tôi lại đập liên hồi. Nhìn thấy dáng em ở đó, tôi lại hồi hộp đến khó thở. Tôi nghĩ rằng tiến về phía em
giống như tiến về một vườn hoa tuyệt mỹ. Đã bao lần, tôi muốn mở cánh
cửa ấy, chỉ để bước vào mua một bó hoa như bao người khách khác. Có lúc
tôi đã mơ tưởng rằng, mình bước vào nơi em đang đứng, mua một bó hồng.
Em gói lại cẩn thận, đưa cho tôi rồi nhẹ nhàng hỏi: “Để tặng cho bạn gái anh hả?” Tôi sẽ đưa bó hoa lại cho em và nói: “Hoa này anh tặng em!”
Đối với tôi mà nói, cửa hàng hoa của em
giống như cánh cửa lên Thiên đường. Tôi càng cố gắng tiến lại gần, bước
chân lại càng chậm lại, do dự, và do dự, rồi tôi sẽ mất hết dũng khí, tự mình không hiểu có chuyện gì đang xảy ra. Rồi cứ thế, và cho đến những
lần sau cũng vậy, mỗi khi đặt chân tới gần đó, tôi lại cảm thấy mình
không thể nào bước tiếp. Những xáo trộn và giày vò trong lòng đó không
khác gì một cuộc đại chiến Thế giới, không biết em có hiểu không?
Có lẽ Tường Vi thích hợp với tôi hơn.
Tôi có thể cho em hàng trăm kỉ niệm về hoa Tường Vi nhưng lại không đủ dũng cảm tặng em một đóa hồng.
Đến một ngày, tôi thấy em có bạn trai… Tôi nghe thấy em và người ấy than phiền việc không có tiền mua nhà.
Tôi chỉ có thể chúc phúc cho hai người.
Em có biết không, tôi đã khóc!
Tôi không biết mình phải làm gì cho em.
Bất kể thời gian có trôi đi như thế nào,
đất trời có thay đổi ra sao, cho dù Tường Vi nở rồi lại tàn, tàn rồi lại nở, cho dù thành phố này có thay đổi thế nào, và dù cho tôi có còn hay
đã chết, thì em cũng sẽ không bao giờ biết, ở nơi góc đường kia, dưới
cột đèn đường, trong cơn mưa thành phố, có một người con trai cô độc đã
yêu em như vậy…”
[1] Pudding: Một món ăn dạng thạch.
[2] Lục hợp côn pháp: Một bài côn đối kháng nổi tiếng và tinh túy của phái Thiếu Lâm.
[3] Hô Lan: Một huyện thuộc Thành phố Cáp Nhĩ Tân. Trung Quốc. Những người ở đây có câu chuyện truyền tai về một nhân vật mang tên Đại Hiệp Hô Lạn,
chuyên hành hiệp trượng nghĩa, diệt trừ nhũng kẻ ác và những Cảnh sát
bất lương.
[4] Zorro: Một nhân vật lịch sử hư cấi u trong t ểu thuyết “Lời nguyền của
Caplstrano” của Nhà văn Johnston McCulley vào năm 1919. Zorro được coi
là một người anh hùng giấu mặt đầu tiên trong tiểu thuyết Mỹ. Trong
tiếng Tây Ban Nha, “Zorro” nghĩa là “Cáo”.
[5] Parkour: Tên tiếng Anh khác là Free-Running, nghĩa là “Chạy tự do”,
được coi như một môn nghệ thuật di chuyển, vừa có màu sắc Thể thao, lại
pha chút Võ thuật, và có hơi hướng của một điệu nhảy. Những người tập
Parkour có thể không ngừng di chuyển và vượt qua các chướng ngại vật
bằng những bước chân thoăn thoắt và những cú nhào lộn ngoạn mục…
[6] Đội Phi Hổ: Một nhóm cảnh sát đặc nhiệm chống khủng bố trong bộ phim cùng tên của điện ảnh Hồng Kông.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT