Mồng một tháng Chín là ngày được Khâm thiên giám coi là ngày đẹp, cũng la
2ngày mà Vạn Mi Nhi tiến cung. Trời thu mát mẻ, cao vời vợi, ánh nắng
rực rỡ, ấy vậy mà tâm trạng Đồng Hề lại có chút u uất.
Đôl với
Đồng Hề, Vạn Mi Nhi không phải là người thuộc cùng thế giới với nàng.
Thứ mà Đồng Hề phấn đấu suốt đời cũng không đạt được, trước kia lại được đặt dưới chân nàng ta mà nàng ta còn từ chối, tuy đó là ý của phụ thân
nàng ta nhưng Đồng Hề thấy cũng giống nhau cả thôi.
Có những người trời sinh đã may mắn hơn người khác rất nhiều.
Trước khi nàng tiến cung, Vạn Mi Nhi đã chiếm một vị trí quan trọng trong
cuộc sống hằng ngày của nàng, điều này ngay chính bản thân nàng ta cũng
không biết. Chỉ riêng việc nàng ta là người Thiên Chính Đế muốn cưới làm chính thê đã đủ để khiến mẫu thân và Đồng Hề để ý đến nàng ta rồi.
Mỗi ngày Đồng Hề đều phải khổ luyện đàn họa, trong lúc đó Vạn Mi Nhi lại
được mặc sức hưởng thụ ánh nắng, tựa như đóa hồng rực rõ nhất. Nàng ta
là con gái độc nhất của phụ thân mình, lại là đứa con mà ông ta luống
tuổi mới có nên được cưng chiều vô cùng, hoàn toàn không phải sống những ngày tháng tranh đấu như nàng, bởi vậy những thứ tốt nhất luôn tự động
xuất hiện trước mắt nàng ta. "Thiên chi kiêu nữ" nghĩa là vậy chăng?
Đồng Hề nghĩ vậy.
Khi Vạn Mi Nhỉ theo phụ thân rong ruổi trên
chiến trường thì nàng lại cảm thấy tự ti vì mình chỉ là một người con
gái bình thường ở trong xó nhà.
Đồng Hề lắc đầu, muốn xóa bỏ cảm
giác đó. Nếu Vạn Mi Nhi nhập cung thì ông trời đã định nàng ta cũng chỉ
như nàng mà thôi, không còn được người cha hết mực yêu thương mình bảo
vệ nữa. Thậm chí Đồng Hề còn cảm thấy có chút hả hê vì điều này.
Bởi vì hôm nay Vạn Mi Nhi tiến cung nên tuy là mồng Một nhưng Đồng Hề vẫn
dành phần lớn thời gian để chăm sóc cho bản thân, không hề lo lắng tới
chuyện sắp phải nghênh đón thánh giá.
Nàng dùng hương cao thoang
thoảng mùi hoa quế ngòn ngọt để bôi lên tóc, sau đó xoa lên toàn thân.
Nhan sắc chính là sự bảo đảm cho vinh hoa phú quý của nữ nhân trong hậu
cung. Dù mọi người đều biết "Lấy sắc mê hoặc người, sắc phai tình cũng
hết", tiếc rằng không ai có thể xóa bỏ lời nguyền này, bởi vậy nàng luôn chú trọng tới nhan sắc của mình.
Huyền Huân dùng những cánh đào
nở đầu tiên sau gió xuân tháng Ba để điều chế nên "Đào hoa bạch ngọc
cao", Đồng Hề lấy chiếc trâm vàng khêu một ít lên lòng bàn tay, hòa với
nước hoa đào, sau đó xoa lên mặt và cần cổ để hai gò má luôn giữ được
sắc thái tươi tắn của hoa đào.
Thúc Bạch dùng cây lăn bằng gỗ lê
chà lên phần eo và đùi của nàng, cho đến khi làn da nhẵn nhụi của nàng
nóng lên và ửng đỏ thì thoa "Cẩm bồ đào trân châu cao", khiến da nàng
trở nên lấp lánh, mềm mịn vô cùng.
Vào những hôm Thiên Chính Đế
không giá lâm, đêm nào nàng cũng chăm sóc cơ thể và sắc đẹp của mình như thế. Dù không thích chuyện thị tẩm nhưng nàng không thể không ra sức
nghĩ cách làm vui lòng người.
Đồng Hề khẽ thở dài, khi nào nàng mới có một đứa con đây?
Nàng vốn ngủ không sâu, chỉ cần một động tĩnh nhỏ sẽ tỉnh giấc, huống chi là có một người khí thế mạnh mẽ vô cùng đứng trước mặt.
Đôi mi khẽ rung lên, nàng hé mắt, biết thừa người tới là ai. Đôi giày vàng thêu rồng cuộn kia là thứ không phải ai cũng đi được
Nàng đắn đo. Về lí mà nói, nàng nên dậy tiếp giá, nhưng nay tuy đã vào thu
nhưng tiết trời vẫn có chút nóng bức, bởi vậy khi ngủ nàng ăn vận mát mẻ hơn, chỉ độc một chiếc yếm với tiết khố, quả thực không hợp để tiếp
giá. Nàng bèn đưa ra một quvết định to gan, đó chính là giả vờ ngủ.
Không hiểu sao người lại tới đây vào giờ này. Chỉ e nàng còn chưa gặp
Vạn Mi Nhì thì đã đắc tội với nàng ta rồi.
Thiên Chính Đế ngồi
xuống mép giường của Đồng Hề, đầu ngón tay chạm lên sống lưng nàng, lướt quanh mấy lượt. Đồng Hề cắn môi, kìm nén cơn run sợ, cuối cùng buộc
phải ngẩng đầu lên, khẽ gọi:
"Hoàng thượng..."
Thực ra, nàng còn muốn hỏi "Sao người lại tới đây", tiếc thay đã bị môi người chặn lại.
Sau khi Thiên Chính Đế rời đi để đến Dục Đức cung của Vạn Mi Nhi, Đồng Hề
mới run rẩy xuống giường, tắm rồi tự bôi thuốc mỡ cho mình, xoa dịu cơn
đau. Cuối cùng cũng qua tháng này rồi!
Hôm sau, Đồng Hề chọn một
bộ cung trang cổ đứng màu tím hồng thêu mấy đóa mẫu đơn màu hồng rất to, nhị hoa được tô điểm bằng đá quý màu vàng, rực rỡ chói mắt, khiến nàng
càng trở nên tao nhã, tôn quý.
Nàng búi tóc kiểu Cửu Hoàn Vọng
Tiên, cài mười hai chiếc trâm mẫu đơn hàm hương bằng dương chi bạch ngọc Hòa Điền, ở chính giữa búi tóc là một bông mẫu đơn được làm bằng lụa
yên màu hồng phấn, thoạt trông vô cùng giống thật, giữa hai hàng lông
mày điểm một viên Đông Hải minh châu.
Đồng Hề không muốn thua Vạn Mi Nhi nên mới trang điếm tỉ mỉ như vậy. Nàng chuẩn bị tới Trường Tín
cung của Thái hậu để thỉnh an. Vạn Mi Nhi, giờ nên gọi là Thuần Nguyên
Phu nhân, dù không nể mặt Quý phi nàng thì cũng phải tới thỉnh an Thái
hậu.
Khi Đồng Hề tới nơi thì Vạn Mi Nhi cũng vừa đến. Từ xa, nàng đã nghe thấy tiếng cười lảnh lót như chuông bạc của nàng ta. Tới khi
nàng ta xuất hiện trước mắt nàng, tất cả mọi người đều sửng sốt.
Vạn Mi Nhi không mặc cung trang mà mặc bộ quân trang màu đỏ hồng, phong thái hiên ngang, vô cùng chói mắt.
Đồng Hề cảm thấy mắt mình nhói đau. Kể ra Vạn Mi Nhi còn lớn hơn nàng một
tuổi, nàng ta chính là ngọn nguồn của cảm giác tự ti và đau đớn ngập
tràn trong quá khứ của nàng.
Thông thường, ở trong cung, chỉ có
quý phi mới được sử dụng màu đỏ hồng này, thỉnh thoảng tứ phu nhân cũng
có thể mặc, nhưng cung phi xưa nay đều tránh khoe khoang thân phận.
Vạn Mi Nhi vừa tiến cung đã làm càn như vậy, tất có lí do. Phụ thân nàng ta là Phụ quốc Tướng quân, vừa là thầy vừa là bạn với Thiên Chính Đế, nắm
giữ một phần ba binh quyền quốc gia. Nàng ta lại là sự lựa chọn cho ngôi vị hoàng hậu mà Thiên Chính Đế khâm điểm, tuy sau đó nàng ta không vào
cung nhưng việc từ chối ngôi vị hoàng hậu lại góp phần khiến nàng ta trở nên tôn quý hơn.
"Quý phi muội muội, hôm qua ngủ có ngon không?" Vạn Mi Nhi tiến lên, nhiệt tình kéo tay Đồng Hề.
Đồng Hề còn chưa kịp đáp lời, Vạn Mi Nhi đã nói tiếp:
"Xét về tuổi tác, ta lớn hơn Quý phi muội muội một tuổi muội không để ý ta
gọi muội như vậy chứ? Quý phi muội muội vốn là tài nữ đệ nhất kinh
thành, nay được gặp, quả là danh bất hư truyền! Ta vừa gặp muội muội đã
thấy thân thiết, kể ra chúng ta cũng có chút thân thích đấy, trước kia
Quản Đào tỷ tỷ được gả cho con trai của bác hai ta đó."
"Vậy sao? Vừa gặp tỷ tỷ, ta cũng cảm thấy thân thiết" Đồng Hề nở nụ cười mĩ miều
không thua gì Vạn Mi Nhi. Trong cung này, ngoài mặt luôn phải tò vẻ hòa
nhã. Về việc Vạn Mi Nhi thấy nàng nhưng không hành lễ, nàng cũng chẳng
xét nét.
"Hôm qua là ngày muội muội thị tẩm, trùng hợp cũng lả
ngày ta tiến cung, Hoàng thượng tới chỗ muội chưa được bao lâu đã đi
rồi, muội không trách ta chứ?"
Đối với những người chưa từng nói
chuyện đó ra miệng như Đồng Hề thì câu hỏi thẳng thừng này của Vạn Mi
Nhi khiến nàng không biết phải đáp ra sao. Gương mặt nàng thoáng ửng
hồng, càng phản chiếu vẻ đắc ý của nàng ta.
Dường như Vạn Mi Nhi đã coi mình là chủ nhân của hậu cung, nàng ta nắm tay Đồng Hề cùng bước vào chính điện của Trường Tín cung.
"Thần thiếp cung chúc Thái hậu kim an!" Giọng nói sang sảng của Vạn Mi Nhi
hiển nhiên nổi bật hơn giọng nói ngọt ngào, dịu dàng của Đồng Hề nhiều.
"Đứng dậy đi!" Độc Cô Viện Phượng nói với Vạn Mi Nhí "Thuần Nguyên Phu nhân đã quen với cuộc sống ở trong cung chưa?"
"Tạ ơn Thái hậu quan tâm, Quý phi thu xếp cho thần thiếp rất thỏa đáng."
Dường như nàng ta đi đâu cũng nhắc tới Đồng Hề, đồng thời cũng lấn át Đồng
Hề. Có những người trời sinh đã mang trong mình thuộc tính của mặt trời, khiến tất cà mọi người đều phải xoay xung quanh mình.
Thái hậu
theo lệ ban thưởng chút quà, nhưng Vạn Mi Nhi chẳng thèm liếc một đã sai thị nữ Nhứ Nhi cất đi. Những báu vật tầm thường đó, ngay từ nhỏ nàng ta đã chẳng thèm để ý. Những món quà mừng sinh nhật hằng năm do Thiên
Chính Đế cất công chọn, nàng ta mới cho là kì trân dị bảo trong thiên
hạ.
Vạn Mi Nhi nhập cung cũng không thể phá vỡ quy tắc mưa móc
ban đều. Chúng phi đều thở phào, chỉ sợ Chiêu Phu nhân vừa thất sủng lại xuất hiện một vị Thuần Nguyên Phu nhân còn vinh sủng hơn.
Trong
cung thường vang vọng tiếng cười sảng khoái của Vạn Mi Nhi. Bên cạnh
nàng ta cũng thường có một bóng áo vàng bầu bạn. Vạn Mi Nhi thích mặc
quân trang nữ nên cũng được xem như một điều đặc biệt trong cung. Bao
nhiêu người nảy sinh bất mãn, muốn đâm chọc chuyện này. Tất nhiên Quan
Tinh Huệ cũng là một trong số đó. Những lời gièm pha bay tới chỗ Thái
hậu rồi lại truyền tới tai Thiên Chính Đế, nhưng Thiên Chính Đế chỉ thản nhiên buông một câu, càng thể hiện rõ sự thiên vị:
"Thuần Nguyên Phu nhân mặc quân trang có một sự quyến rũ đặc biệt."
Các cung phi không được sủng hoặc muốn cầu sủng lập tức học theo Vạn Mi Nhi mặc quân trang. Từ đó, phong cách này trở nên thịnh hành ở cả trong
cung lẫn ngoài cung, Đồng Hề không còn là đối tượng duy nhất khiến nữ tử trong thiên hạ học tập nữa.
Chỉ có điều, đó không phải là chuyện khiến mọi người chú ý nhất. Lễ vạn thọ của Thiên Chính Đế sắp tới, theo lệ sẽ đại xá thiên hạ, nhưng trước đây Thiên Chính Đế luôn cho rằng
sinh nhật của người là chuyện cá nhân, tội nhân sao có thể được đặc xá
vì ngày này, bởi vậy người không đại xá như tổ tiên của mình. Tuy nhiên
năm nay lại là ngoại lệ. Khi thánh chỉ được ban xuống, mọi người đều
sửng sốt. "Mỗi lần thay sử sách ghi chép hậu cung đông đúc, trẫm vô cùng rầu rĩ. Ruột thịt ở phương xa mà bản thân mình phải chịu đựng ở nơi
đây. Gia pháp của bản triều vốn đề cao tiết kiệm, nay trẫm quyết định
đặc xá tú nữ chưa đuợc phong hào, người già và người tàn tật không có
nhiệm vụ trong cung mà vẫn còn cha mẹ. Lệnh cho các ty sàng lọc, đưa ra
khỏi cung."
Vạn Mi Nhi vừa tiến cung, Thiên Chính Đế liền hạ
chiêu chỉ này, mọi người không thể không lớn mật đoán việc đặc xá ấy có
liên quan tới nàng ta. vốn dĩ chiếu chỉ này bày tỏ tâm lòng thương dân
như con của Hoàng thượng, nhưng xem ra dường như còn ẩn chứa điều gì đó
không thể nói rõ.
Lần này, có rất nhiều cung nữ và tú nữ chưa
phong hào được đặc xá. Ngay cả những mĩ nhân mà các vương phủ mới cống
tháng trước, chỉ cần chưa được thị tẩm thì đều được đưa ra khỏi cung.
Những người mà Hoa Điểu sứ lựa chọn vào tháng Tám cũng được thả về. Đồng Hề vốn mong Hoa Điểu sứ tuyển tú để sau khi Vạn Mi Nhi tiến cung sẽ có
những cô gái tươi trẻ, diễm lệ hơn phân tán ân sủng của Thiên Chính Đế,
nhưng nay xem ra mong ước ấy không thành rồi.
Giờ đây số lượng
cung phi của Thiên Chính Đế càng ít ỏi thậm chí còn không sắp xếp đủ cho một tháng. Những ngày còn thừa, đa phần người nghỉ tại cung của Vạn Mi
Nhi. Còn phía Mộ Chiêu Văn lại vắng lặng như sao băng vừa vụt qua, mọi
yến hội nàng ta đều cáo bệnh không tới.
Sau khi Mộ Chiêu Văn thất sủng, Đồng Hề thường tới Chiêu Dương cung chơi. Đôi khi nghe nàng ta
bàn chuyện thế thái, nàng sẽ có cách nhìn mới. Hơn nữa, nàng ta có rất
nhiều câu nói sâu sắc khiến nàng thầm ngưỡng mộ.
Nàng không tát
nước theo mưa mà còn vươn tay trợ giúp khi Mộ Chiêu Văn gặp khó khăn
không phải vì nàng tốt bụng. Nàng cảm thấy cách Thiên Chính Đế đối xử
với Mộ Chiêu Văn có phần kì lạ. Nàng ta cáo bệnh không xuất hiện, các
cung phi buông lời chê trách, Độc Cô Viện Phượng và Vạn Mi Nhi cũng
nhiều lần nhắc nhưng Thiên Chính Đế chẳng tỏ vẻ gì, đôi khi còn trầm
ngâm khiến lòng người thấp thỏm.
Đồng Hề nghĩ cứ để mặc nàng ta
yên lặng ở trong cung dường như còn an toàn hơn so với việc hại nàng ta. Tuy nàng không thể hiểu được mối quan hệ giữa nàng ta và Thiên Chính Đế nhưng trực giác mách bảo nàng rằng nếu ép Mộ Chiêu Văn, chỉ e Thiên
Chính Đế có thể hồi tâm chuyển ý bất cứ lúc nào.
Hôm nay, Đồng Hề tới Chiêu Dương cung đúng lúc Mộ Chiêu Văn đang thay xiêm áo nên nàng
bèn đi dạo quanh thư phòng của nàng ta. Thấy xấp giấy Tiết Đào trên bàn, nàng bỗng tò mò, nghĩ bụng không biết Mộ Chiêu Văn viết được câu gì,
mới cầm lên xem thử.
"Trắng như tuyết trên núi,
Sáng tựa trăng giữa mây.
Nghe lòng chàng hai ý,
Thiếp đành đoạn tình này.
Hôm nay chén sum hợp,
Đầu sông tiễn sớm mai.
Lững thững theo dòng nước,
Nước mãi chảy đông tây.
Buôn đau lại buồn đau,
Vợ chồng chẳng nên than.
Mong người lòng chỉ một,
Bạc đầu chẳng xa nhau.
Chiếc cần sao lay động,
Đuôi cá sao cong cong.
Nam nhi trọng ý khí,
Sao tiền bạc thay lòng."(1)
(1) Bài thơ Bạch đầu ngâm của Trác Văn Quân, bản dịch của Điệp Luyến Hoa.
Đồng Hề cẩn thận bình phẩm hai câu "Mong người lòng chỉ một, bạc đầu chẳng
xa nhau", bụng thầm chế giễu Mộ Chiêu Văn mơ mộng hão huyền. Đàn ông
trên thế gian có ai không háo sắc, chỉ cần có chút của cải thì dù là kẻ
buôn bán nhỏ cũng muốn nạp thiếp.
Đọc đên hai câu "Nghe lòng
chàng hai ý, thiếp đành đoạn tình này", Đồng Hề có chút thấu hiểu thái
độ cáo bệnh không ra ngoài của Mộ Chiêu Văn. Chẳng biết có phải vì
nguyên nhân này mà nàng ta nảy sinh mâu thuẫn với Thiên Chính Đế không?
Trong mắt của Đồng Hề, Mộ Chiêu Văn là người có chút tham lam. Thực ra, nếu
nàng được Thiên Chính Đế đối xử giống như cách người đối xử với nàng ta
thì nàng đã cảm tạ trời đất từ lâu rồi. Tiếc thay, Mộ Chiêu Văn sống
trong phúc mà không biết hưởng phúc.
"Quý phi thấy bài thơ này thế nào?" Không biết từ lúc nào, Mộ Chiêu Văn đã xuất hiện trước mắt Đồng Hề.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT