Hành động của ba thế lực Càn quốc lùng bắt Phong Thiên Thu đã giằng co mấy tháng. Tuy rằng Phong Thiên Thu lần lượt lộ diện, còn làm ra nhiều chuyện, nhưng thế lực ba phương trước sau vẫn không có khả năng thật sự bắt được hắn.
Thứ nhất là bản thân Phong Thiên Thu này có thực lực cao cường. Trong Càn quốc cũng không có nhiều người có thể thắng được hắn. Thứ hai Phong Thiên Thu này cực kỳ giảo hoạt. Một khi có bất kỳ động tĩnh nhỏ nào, hắn sẽ lập tức bỏ chạy trước.
Thế lực ba phương cũng từng bố trí cạm bẫy, muốn dụ bắt Phong Thiên Thu. Nhưng kết quả bọn họ lại bị Phong Thiên Thu nhìn thấu, khiến cho cường giả của thế lực ba phương vô cùng mất mặt.
Thời gian càng kéo dài, hoàng tộc Đại Càn lại càng sốt ruột. Nếu như vẫn chậm chạp không bắt được Phong Thiên Thu, cường giả của Nguyên quốc sẽ đánh đến Càn quốc.
Hoàng thất Càn quốc đã phái ra bốn vị vương gia có địa vị hiển hách, mỗi người đều là cao thủ Thiên Nguyên, không tiếc trả giá, tìm kiếm Phong Thiên Thu.
Cuối cùng, bốn vị Vương gia phát hiện ra tung tích của Phong Thiên Thu, bao vây tiêu diệt, khiến cho Phong Thiên Thu bị trọng thương. Nhưng bốn vị vương gia này vẫn bị vây khốn trong trận pháp do Phong Thiên Thu đã sớm chuẩn bị, không có khả năng bắt được Phong Thiên Thu.
Chỉ có điều hành động lần này coi như có thu hoạch. Chí ít Phong Thiên Thu đã bị trọng thương, sợ rằng không thể nào trở ra gây chuyện được nữa.
Đan tông, Độc Cô Niệm đứng ở trong sân, đang chuyên tâm dồn chí luyện tập Chấn Tam Sơn.
Độc Cô Niệm học được Chấn Tam Sơn cũng đã được một khoảng thời gian. Chỉ có điều giống như lời Phương Lâm nói, ngươi học được là một chuyện, có thể thành thạo thi triển ra, lại là một chuyện khác.
Tuy rằng bình thường Độc Cô Niệm có phần lười biếng, nhưng ở phương diện luyện tập Chấn Tam Sơn nàng vẫn tương đối cần cù. Mỗi ngày chỉ cần không có chuyện gì, nàng đều sẽ dành ra thời gian nửa ngày để luyện tập.
Nhưng thời gian dài như vậy, Độc Cô Niệm vẫn chưa thật sự nắm giữ được Chấn Tam Sơn. Nàng nhiều lắm là đánh ra hai chưởng đã là cực hạn.
Đương nhiên, Độc Cô Niệm vẫn có tiến bước. So với khi mới bắt đầu nàng chỉ có thể đánh ra một chưởng, hiện tại nàng đã giỏi hơn nhiều.
Phương Lâm cũng không có dạy bảo gì nàng, chỉ bảo nàng không ngừng lặp lại động tác tương tự, đồng thời lấy mỹ danh là quen tay hay việc.
Độc Cô Niệm cũng không có oán giận gì. Nàng vốn chính là thiên tài đan đạo, hiểu rõ Phương Lâm cũng không hề dạy qua loa cho nàng. Chấn Tam Sơn thật sự là một môn kỹ xảo luyện đan cần phải quen tay hay việc, không tồn tại đường tắt nào.
Mấy ngày qua, Thanh Kiếm Tử cứ cách ba tới năm ngày lại chạy tới, muốn cùng Phương Lâm luận bàn. Ngay từ lúc đầu Phương Lâm còn cự tuyệt. Dù sao hắn chỉ có chút bản lĩnh như vậy, cùng Thanh Kiếm Tử động thủ thật sự không đủ nhìn.
Nhưng sau này thật sự bị làm phiền không chịu được, Phương Lâm chỉ có thể miễn cưỡng đáp ứng.
Kết quả luận bàn, tất nhiên là Phương Lâm hoàn toàn bị Thanh Kiếm Tử người ta ngược, căn bản cũng không ở trên cùng một cấp bậc.
Tuy nhiên cũng khó trách được. Cảnh giới của hai người vốn chênh lệch. Hơn nữa Thanh Kiếm Tử tập trung ở trên phương diện kiếm, một tay khoái kiếm cực kỳ lợi hại. Phương Lâm tuy rằng có thể miễn cưỡng chu toàn, nhưng chung quy vẫn không giống như Thanh Kiếm Tử.
Phương Lâm mặc dù thua, nhưng Thanh Kiếm Tử cũng vô cùng chấn động kinh ngạc. Còn không có người nào có thể đánh cùng hắn mười mấy hiệp mà không bại. Cho dù là ở chỗ Võ tông cũng chỉ có mấy người đệ tử chân truyền mới có thực lực như vậy.
Thanh Kiếm Tử nghi ngờ, nếu như mình và Phương Lâm ở trong cảnh giới tương đương, cuối cùng mình có phải là đối thủ của Phương Lâm hay không cũng không chắc.
Một ngày, Phương Lâm dự định một lần xông vào Đan Lâm Thạch Bi.
Đan tông có một mảnh rừng bia đá. Trên mỗi tấm bia đá đều ghi lại một môn thủ pháp luyện đan do tiền bối Đan tông lưu lại. Tổng cộng có chín mươi chín tấm bia đá, cũng chính là chín mươi chín loại thủ pháp luyện đan.
Đan tông có lời giáo huấn cổ, đệ tử hậu bối hàng năm đều có thể xông vào Đan Lâm Thạch Bi một lần, tìm hiểu một tấm bia đá thì có thể thu được một loại thủ pháp luyện đan.
Mỗi một năm đều sẽ có không ít đệ tử Đan tông đi xông Đan Lâm Thạch Bi này, muốn thu được thêm thủ pháp luyện đan.
Chỉ có điều Đan Lâm Thạch Bi này khi mới bắt đầu tìm hiểu đã có độ khó cực lớn. Nhất là càng về sau, độ khó lại dần dần nâng cao.
Theo lời đồn đại, chín tấm bia đá cuối cùng đều ẩn chứa phương pháp luyện đan thượng cổ cực kỳ hiếm thấy, cũng rất khó lĩnh ngộ.
Từ khi có Đan Lâm Thạch Bi, người lĩnh ngộ số lượng tấm bia đá tối đa chính là bốn thánh Đan tông này, cũng là bốn vị luyện đan sư kiệt xuất nhất trong lịch sử của Đan tông.
Bốn người này đã lĩnh ngộ tất cả chín mươi chín tấm bia đá, dung nhập chín mươi chín loại thủ pháp luyện đan trên toàn thân. Đồng thời ở trên cơ sở này, bốn người bọn họ sáng tạo ra cho mình một môn thủ pháp luyện đan độc nhất vô nhị.
Cũng chính nhờ có thành tựu như vậy, bốn vị nhân kiệt Đan tông này được tôn kính gọi là bốn thánh Đan tông, mà ở trong niên đại của bốn thánh Đan tông, toàn bộ Càn quốc, cho dù là hoàng thất năm đó cũng phải nhường nhịn Tử Hà tông ba phần.
Nói không khoa trương, thời đại đó, Tử Hà tông hoàn toàn có năng lực chiếm lấy vị trí của hoàng thất.
Sau lại, bốn thánh Đan tông già đi. Bọn họ đều lựa chọn rời khỏi Tử Hà tông, rời khỏi Càn quốc, đi tới quốc gia càng rộng lớn hơn, đi tới thế giới bọn họ chưa từng biết đến.
Sau khi bọn họ rời đi, Đan tông lại dựng lên bốn bức tượng đá. Hơn nữa có người từng nói, bên trong bốn bức tượng đá này phong ấn thủ pháp luyện đan do bốn thánh Đan tông tự sáng tạo ra.
Chỉ có người lĩnh ngộ chín mươi chín tấm bia đá, mới có khả năng thu được bốn phần truyền thừa của Đan tông, đi lên con đường càng rộng rãi hơn.
Truyền thuyết này vẫn luôn được lưu truyền trong Đan tông, cho đến hôm nay vẫn luôn được mọi người tin tưởng chắc chắn.
Nhưng từ khi thời đại bốn thánh Đan tông kết thúc, Đan tông tuy rằng đã xuất hiện qua không ít thiên tài chói mắt, nhưng đều không có khả năng đạt được trình độ giống như bốn thánh Đan tông. Chín mươi chín tấm bia đá, trước sau không có người thứ năm nào có thể tìm hiểu được tất cả.
Hiện tại người duy trì kỷ lục cao nhất ở Đan tông chính là Cổ Hàn Sơn. Hắn đã lĩnh ngộ tám mươi tấm bia đá, có thể sánh vai cùng những thiên tài trong lịch sử của Đan tông, nhưng chung quy còn xa mới bằng bốn thánh Đan tông.
Ngay từ lúc đầu Phương Lâm cũng không có hứng thú đối với Đan Lâm Thạch Bi. Chỉ có điều sau khi biết được Cổ Hàn Sơn là người duy trì kỷ lục cao nhất, hắn lại hăng hái.
Trên thực tế, Phương Lâm xem trọng cũng không phải là chín mươi chín loại thủ pháp luyện đan này. Dù sao với địa vị Đan Tôn của hắn kiếp trước, không biết nắm giữ bao nhiêu thủ pháp luyện đan.
Điều Phương Lâm muốn làm chỉ là phá tan kỷ lục của Cổ Hàn Sơn, làm cho cả Tử Hà tông biết hiện tại ai mới thật sự là thiên tài đan đạo.
Độc Cô Niệm biết Phương Lâm muốn xông vào Đan Lâm Thạch Bi, nàng liền vô cùng hưng phấn, biểu thị cũng muốn cùng hắn xông vào một lần.
Phương Lâm không phản đối. Nha đầu kia vốn chính là muốn gì làm nấy. Hơn nữa, bản thân việc xông vào Đan Lâm Thạch Bi có lợi cho Độc Cô Niệm, Phương Lâm cũng không có lý do để phản đối.
Sau khi quyết định, Phương Lâm lại cùng Độc Cô Niệm đi đến bên ngoài một chỗ động cổ.
Đan Lâm Thạch Bi chính là tồn tại ở bên trong cái động cổ này. Lúc này ở cửa động có một màn ánh sáng bao phủ, ngăn cản người khác tiến vào.
Mà ở trên một cái cây lớn bên cạnh có một lão bà đang ngồi khoanh chân, khuôn mặt khô vàng, mái tóc hoa râm để xõa, hơn nữa còn mù một con mắt, chỉ còn lại một lỗ mắt tối đen.
Ở ngoài động cổ có một phiến đá lớn đứng sừng sững. Trên đó khắc lại vô số người đã xông vào Đan Lâm Thạch Bi đạt được thành tích.
Ở vị trí cao nhất, tất nhiên là bốn thánh Đan tông. Phía sau tên của bọn họ hiện lên con số chín mươi chín này, đồng thời hiện ra màu vàng kim, cực kỳ chói mắt.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT