Trong sương mù, mọi người men theo hồ nước đi từng bước một, mới đi được khoảng trăm mét mả họ đã mất hơn mười lăm phút. Mọi người đều cành giác cao độ, không ai biết tiếp theo nên làm thế nào. Nếu cứ đi như vậy thì... Đúng lúc Đường Phong đang nguy nghĩ mông lung thì Hàn Giang bỗng hét toáng lên: “Ai?”.
Ngay sau đó, Hàn Giang liền nhắm về phía trước nổ một phát súng. Đường Phong, Yelena và Makarov cũng vội chĩa thẳng súng về phía trước. Nhưng trong sương mù chi thấp thoáng hiện lên một đường viền màu đen, đó không phải là người, cũng không phải là một loài sinh vật.
Đó là gì?
Đường Phong lấy can đảm tiến lên phía trước vài bước, sương mù dày đặc dần dần tản đi, anh trông thấy một bia đá khổng lồ sừng sững trên cát trắng ven hồ nước.
Đường Phong thở dài, thu súng lại, một cảm giác hưng phấn kỳ lạ bao trùm trong lòng - anh không biết tấm bia đá này sẽ giúp ích gì cho họ, có thể sẽ chẳng giúp được gì cả, nhưng rốt cuộc đã có thể tạm thời thoát khỏi tình cảnh khiến người ta nghẹt thở: "Là một tấm bia đá, làm mình một phen hết hồn!”.
Mọi người tới trước tấm bia đá, Hàn Giang liếc tấm bia đá một cái nhưng vẫn cảnh giác chăm chú nhìn xung quanh, không chịu bỏ súng xuống. Đường Phong đưa tay ra vuốt vuốt bia đá, chất đá này hình như không được kiên cổ. Đường Phong lo lắng nghĩ, chất đá yếu như thế này, trong sa mạc gió lại to như vậy thì e rằng chữ nghĩa khắc trên bia đá năm nào đã mờ hết rồi!
Trước tiên Đường Phong quan sát qua hình dạng của tấm bia đá, anh phán đoán: “Chất liệu làm nên tấm bia đá này chắc là được lấy ngay tại dây, bởi vậy chất đá không tốt. Hơn nữa trên bề mặt cũng không chạm khắc hoa văn, rất khó nhìn ra đây là bia đá của thời kỳ nào”.
“Vậy thì chi còn cách phán đoán qua chữ trên bia đá thôi!”, Lương Viện nói.
“Đúng, chỉ có thể thông qua văn tự thôi! Nhưng ở đây gió to như vậy, chất đá lại không tốt, anh nghi ngờ không biết cỏ tìm thấy chữ trên tấm bia không nữa”, Đường Phong cẩn thận tìm kiếm trên bề mặt tấm bia, nhưng không trông thấy vết tích của vãn tự. Trong lòng Đường Phong không khỏi nghi ngờ, anh lùi lại phía sau hai bước, tới khi lùi lại đến bước thứ ba, anh đã thấp thoáng trông thấy dấu vết của chữ, là mấy chữ rất to — chính diện bia đá có khắc mấy chữ to, nhưng những chữ này... không phải là chữ Hán, cùng không phải là chữ Tây Hạ. Đường Phong lập tức nghĩ ngay tới chữ Bát Tư Ba: “Là chữ Bát Tư Ba, tồng cộng có bốn chữ!”, Đường Phong phấn khởi nói.
“Chữ gì? Không phải là Vãng Sinh Hải chứ!”, Lương Viện đoán mò.
"Vãng Sinh Hải? Không, không phải, anh bào là bốn chữ cơ mà!”.
“Rốt cuộc là chữ gì? Nói mau lên!”, Hàn Giang thúc giục.
“Đừng vội!”, Đường Phong nói xong liền chạy tới trước bia đá, lấy tay vuốt lớp bụi tích lũy hàng nghìn năm trên bề mặt bia đá đi, bốn chữ Bát Tư Ba dần dần hiện lên trước mắt anh. Đường Phong lùi lại hai bước, chậm rãi dọc to: “Bia - Khiếp - Tiết - Quân”.
“Gì cơ... Tiết..Huyết.. Quân?”, Hàn Giang nghe không hiểu.
“Là Khiếp Tiết quân”, Đường Phong đính chính lại.
“Khiếp Tiết quân là cái gì?”, Lương Viện hỏi.
Đường Phong giải thích: “Khiếp Tiết quân là một đội cấm vệ quân hùng mạnh do Thành Cát Tư Hãn gây dựng nên. Từ dó cho tới khi triều Nguyên diệt vong, quân Khiếp Tiết vẫn là cấm vệ quân bảo vệ Đại Hãn Mông Cổ và hoàng đế triều Nguyên. Quân Khiếp Tiết không thể rời bỏ Đại Hãn Mông Cổ, ra ngoài đơn độc thực thi nhiệm vụ được. Vậy tại sao trên sa mạc lại có một tấm bia như thế này nhi?”
“Như vậy nghĩa là đây là tên cúa một đội quân có sức chiến đấu mạnh nhất của người Mông cổ?”, Hàn Giang hỏi lại.
“Có thể cho ràng như vậy, Khiếp Tiết quân là đội quân tinh nhuệ của triều Nguyên. Nhưng thông thường Khiếp Tiết quân không thể rời xa Đại Hãn Mông cổ, đơn độc ra ngoài thực thi nhiệm vụ!.”
“Nghĩa... nghĩa là gì?”, Hàn Giang vẫn chưa hiểu.
“Ngốc thật! Nghĩa là Đại Hãn Mông cổ từng dẫn Khiếp Tiết quân đi qua đây, từ đó cho thấy, rất có khả năng là đến để đối phó với người Đàng Hạng ở Mật Thành!”, Lương Viện đã hiểu ý Đường Phong.
“Tôi nghĩ như vậy, nhưng nếu chỉ dựa vào mấy chữ này thì rất khó phán đoán cụ thể như thế nào. Theo như tôi nhớ thì ngoài Thành Cát Tư Hãn ra, hình như không có vị Đại Hãn Mông cổ nào từng dẫn Khiếp Tiết quân tới đây.. Đường Phong hoài nghi nhìn tấm bia đá cổ trước mặt.
“Trên tấm bia này chi có vài chữ như vậy sao?”, Makarov cũng tò mò hỏi.
“Cháu nghĩ chắc là vẫn còn. Tấm bia này chắc là do quân Khiếp Tiết lập nên, phần lớn những loại bia đá này đều là bia ghi công, rất có thể quân Khiếp Tiết đã từng đánh một trận quan trọng tại đây nên mới lập bia ghi công, bởi vậy nên không thể chỉ có vài chữ như vậy...”, Đường, Phong nói xong liền vòng ra đằng sau tấm bia. Khi anh dùng tay vuốt lớp bụi mỏng trên mặt bia đi. trên đó xuất hiện kín mít những chữ nhỏ.
Đường Phong trông thấy chữ phía sau tấm bia Khiếp Tiết quân, mừng rỡ reo lên: “Chữ ở mặt sau, chi chít, toàn là chữ Bát Tư Ba!”
Mọi người đều quây quanh mặt sau tấm bia đá, quà nhiên Đường Phong chi phủi nhẹ lớp bụi trên mặt sau tấm bia, hàng vạn chữ Bát Tư Ba chi chít hiện rõ trước mắt mọi người. ‘Tôi hiểu tại sao người khắc bia đá năm đó lại khắc chữ ra mặt sau rồi”, Đường Phong chì những chữ rõ nét trên mặt bia đá nói.
“Bởi vì mặt này chắn gió nên tránh được bị gió cát bào mòn. Tuy đã trải qua mấy trăm năm gió cát nhưng chữ trên bia đá vẫn rõ nét”, Lương Viện hiểu ngay ý Đường Phong.
“Đúng vậy, người thợ khắc tấm bia đá này năm đó thông minh thật đấy, ở dây không tài nào tìm được phiến đá rắn chắc đẻ khắc bia, nên chắc vì muốn để cho chữ trên bia đá rõ nét, truyền lại cho muôn dời sau, ông ấy dã chọn cách khắc trên mặt sau tấm bia”, Đường Phong giải thích.
“Được rồi, tôi không quan tâm tới thợ thuyền, chỉ quan tâm trên bia đá khắc gì thôi! Cậu mau dịch ra đi nào!”, Hàn Giang đang nóng lòng muốn biết nội dung khắc trên bia đá nên giục giã.
Nhưng Đường Phong lại cúi đầu im lặng, anh đang cẩn thận nhận biết những chữ trên bia đá. Tuy có vài chữ Bát Tư Ba khá lạ, nhưng phần lớn mặt chữ anh đều nhận ra. ghép lại với nhau, Đường Phong có thể hiểu rõ đại thể nội dung trên tấm bia.
Khi Đường Phong đọc tấm bia, mặt anh lúc đỏ ửng, lúc trắng bệch, lúc thì mím chặt môi, lúc lại há nửa miệng, lúc chau mày giống như suy tư, lúc mặt lại biến đổi giống như vô cùng ngạc nhiên. Mọi người không hiểu, Lương Viện liên tục thúc giục: “Rốt cuộc trên đó viết gì vậy? Anh nói mau di chứ!”
Đường Phong vội vàng đọc hết tấm bia, vô cùng kinh ngạc, chậm rãi nói: “Đây là một đoạn bí mật lịch sử mà không phải ai cũng biết, còn hơn cả một trận đại chiến ác liệt vượt thời gian, kinh hồn bạt vía. Nguyên văn trên tấm bia dịch ra đại khái là thế này...”
Bia ghi công tạ ơn Khiếp Thiết quân
Từ mùa thu năm đầu tiên triều Nguyên tới năm thứ tám triều Nguyên, Đại Hãn nghe tin quản sĩ đóng tại Thiên Hộ Trấn bị thảm sát, vó cùng phẫn nộ, định đích thân chinh chiến, trả thù cho quần thần. Mùa xuân năm đó, Đại Hãn lại nghe tin người Đảng Hạng lũ lượt tiến quân xâm phạm châu huyện Tư Lệnh, nên đã tuyên bổ với quần thần: 'Liên tiếp nghe tin quân Đáng Hạng ớ Mật Thành vô cùng dũng mãnh, ngày trước từng đánh bại quân của thái tổ trong hang núi, khiến cho cụ nội ta ngã ngựa ốm chết, mãi từ đó đến giờ vẫn chưa trị được người Đáng Hạng! Thù lớn đó chưa trả, lại nghe tin người Đảng Hạng ở Mật Thành hết lần này tới lần khác xâm phạm thành trì châu huyện của ta, thám sát Thiên Hộ Trấn, giết chết vô số quân sĩ của tạ, thật quả ư ngạo mạn! Diện tích lãnh thổ của vương triều ta rộng lớn, giáo mác nơi nào cũng cắm. Người nơi khác tới không thế không phục! Chỉ cỏ người Đảng Hạng ớ Mật Thành là ngoan cố chống đối, tranh đẩu đến cùng. Nay ta đích thân thống lĩnh Khiếp Thiết Quân, các thần đừng khuyên răn, ỷ này đã quyết!
Tháng ba, Đọi Hãn đích thân thống lĩnh ba vạn quân Khiếp Thiết, cùng mười vạn đại quân tiến theo các ngả đích thân chinh chiến.
Tháng tư, đại quân tới Hắc Thành, đánh bại người Đảng Hạng ở Mật Thành. Đầu tháng năm, đại quân tiến vào Cini Lý Bào và nhiều nơi khác, hầu hết các quân sĩ đều hoàng loạn, không đám tiến lên, lời đồn đại lan truyền khắp toàn quân. Đại Hãn nghe vậy vô cùng tức giận, đôn đốc tiến quân, bên ngoài Thiên Hộ Trấn bị người Đáng Hạng tập kích. Người Đảng Hạng ở Mật Thành quả nhiên dũng mãnh khác thường, điều khiển ngoi quỳ(Một loài quái vật trong truyền thuyết Trung Quốc, không tồn tại trong thực tế) cùng nhiều mãnh thủ khác. Quân ta đại bại. Đại Hãn chút nữa cũng bị ác thú hãm hại, nhờ tướng sĩ Khiếp Thiết quân quên mình chiến đấu, Đại Hãn mới thoát thân. Đại Hãn bị kinh động mà đổ bệnh, hai mươi ngày sau mới khỏi.
Trận chiến đó ta tổn thất hàng vạn tướng sĩ. Đại Hãn chiêu thần và binh sư bàn mưu. Quần thần nói rằng: “Người Đảng Hạng ở Mật Thành dũng mãnh, lại giói khổng chế ác thú, không dễ bao vây. Đại Hãn nói: "Trước đây bao vây Mật Thành hàng chục năm vẫn không tiêu diệt được, giờ làm thế nào? Quần thần nói: “Có thể đế những quân sĩ giỏi bao vây, tìm lối đi khác để tập kích ". Đại Hãn nói: "Tốt". Quân sư báo rằng: "Thần nghe nói trong đội quân có lão tướng quân trước đây từng theo quân sư của thái tố đi chinh chiến, có thể hỏi người đó xem có đường đi khác có thể tập kích Mật Thành hay không. Nếu có người biết được những điểu đó theo về thì phải hỏi cho tỏ, chắc chắn sẽ chiến thẳng" Đại Hãn khen: “Rất tốt"
Đại quân phụng mệnh Đại Hãn, trèo núi, vượt rừng, xây doanh trại, dựng thành lũy bao vây Mật Thành vài tháng. Người Đàng Hạng lũ lượt kéo tới xâm phạm đều bị đại quân của ta lần lượt đánh lùi. Quân sư tìm kiếm lão tưởng quán trong vô số người, ông cũng đích thân tuyến chọn quân sĩ tinh nhuệ để đi theo tướng quân, xuyên qua khe núi, đi bộ trên sa mạc, mấy lần gặp nguy hiểm, may lần bị bao vây, rốt cuộc đã tới ven bờ Vãng Sinh Hái. Nhưng hồ nước biến đổi thất thường, vô cùng nguy hiểm, lúc thì vô hình như Hạn Hải, lúc lại rộng lớn như sa mạc. Tuy nước rất trong, nhung xương trắng chất đống dưới nước, mãng xà trườn bò ngang dọc, còn có sương mù bao phù, không biết phạm vi hồ đó rộng bao nhiêu! Lão tướng quân nói với quân sư: “Đại quân Thành Cát Tư Hãn dừng lại tại đây!” Rồi phái rút ra ngoài, mấy lần bị kẹt trong hang núi. gió to gào thét, cút bay đá đập, không nhận biết được phương hướng. Quân sư lai nói: “Vùng đất hiểm trở, mười vạn đại quân không thể tiên vào”
Tháng tám, đại quân đã tiến vào Mật Thành được vài tháng, thiếu lương thực, thiếu nước uổng, nóng bức khó chịu, lòng quân dao động, nhiều tướng sĩ và bỉnh lính đều muốn rút quân, Đại Hãn cũng có ỷ này, nhưng quân sư lại nói: "Đại quân chinh chiên xa xôi, hao binh tôn lực, giờ bị kẹt lại trong Mật Thành mấy tháng, suy nhược ý chí, người Đảng Hạng cũng bị kẹt như vậy, nhưng nếu rút quân tại đây lúc này, chẳng há uổng công phí sức?
Quần thần nói: “Quân sư nói có lý! Lần này Đại Hãn đích thân chinh chiến, nếu chúng to rứt lui thì người Đảng Hạng ở Mật Thành càng được thể, sau tất khó mà không chế được! Đại Hãn nghe thấy vậy thì gật đầu đồng ý.
Các chư hầu, tưởng sĩ và quần thần đều đồng loạt quyết tâm: “Ấn oán mấy chục năm, giờ ắt phải trá! Không cồn phủi bàn tới chuyện rút quân! ”, lúc này lòng quân mới tạm lắng xuống.
Mẩy tháng nay, theo diệu kế của quán sư, ta đã bắt giữ được người Đóng Hạng ở Mật Thành khỉ chúng đang tìm đường trốn thoát, ân oán với người Đàng Hạng ờ Mật Thành vẫn chưa hóa giải nên làm vậy vô ích, kẻ bị bắt giữ xin được chết! Than ôi! Dũng sĩ Đảng Hạnh đông dường vậy nhung chủ nhân lại không biết trong dụng nên mới có nạn vong quốc diệt chủng hôm nay. Rốt cuộc tới một ngày, quân sĩ Khiếp Thiết bắt được một bà lão người Đàng Hạng, bà ta tình nguyện đi trước dẫn đường. Đại thần và quân sư dẫn theo năm nghìn quân Khiếp Thiết tinh nhuệ đi theo bà lão vào hang núi, tới ven bờ Vâng Sinh Hải. Bà lão tiết lộ sự tình: hàng chục năm trước bị mắc kẹt trong Hạn Hải nên số lượng người Đãng Hạng ờ Mật Thành đã giám mất một nửa. Trước đây từng có người chinh phạt Thiên Hộ Trấn, quyết từ lao ra khỏi vòng vây. Thiên Hộ Trấn bị thảm sát, tưởng sĩ tinh nhuệ tổn thất hơn một nửa, không còn sức đại chiến với chúng ta. Nay đại quân bị mắc kẹt, lương thực trong thành đã cạn kiệt, ăn thịt ngựa để sổng qua ngày, người trong thành chi mong được chết. Bà lão muốn được sống nên đã vượt thành ra ngoài, bị quân ta bắt được. Quân sư nói: “Khốn khổ mà giữ thành cô độc, chắc chắn không thế lâu dài, Mật Thành sớm muộn cũng bị thâu tóm! "
Bà lão lại chi Vũng Sinh Hái nói: "Vãng Sinh Hài lúc to lúc nhỏ, đợi tới khi hồ nước nhó, cỏ thế tìm thấy đường vào trong Mật Thành Bà lão chưa nói hết, trời bỗng biến sắc, cuồng phong nôi lên, trên mặt hồ Hạn Hải sấm chớp ầm ầm, mưa như trút nước, bà lão bị sét đánh chết! Toàn quân kinh ngạc, quân sư cũng hoàng loạn! Trong nháy mắt, Vãng Sinh Hải dâng lên, hàng trăm dặm thành biển nước, số phận đại thần và quân sư cùng toàn quân ngàn cân treo sợ tóc. Lòng quân đại loạn, quân sĩ tháo chạy tứ phía, có người chết đuối, còn vô sổ người giẫm đạp lên nhau. Nếu lúc này bị người Đàng Họng tới tốn công, ta chắc chắn thua trận! Trong mưa gió, quân sư hô hào: “Chư quân, đừng hỗn loạn! sống chết có số, tập hợp tại chỗ cao, ta sẽ tụng kinh phù hộ chư quân! ”
Đại quân rút lên chỗ cao, nước cũng dâng cao theo, đại quân giống như bị mắc kẹt trên một hòn đảo duy nhất! Toàn quân khiếp sợ, quân sư không vì thế mà di chuyên.
Ông ngồi khoanh chân trên đinh đồi, nhắm mắt tụng kinh.
Tiếng tụng kinh vang xa hàng dặm, nước đang dâng lên gần tới chỗ quân sĩ, toàn quân tự nhủ phen này chắc mất mạng! Không ngờ, mặt nước không dâng lên nữa mà lại rút đi. Tất cà quân sĩ đều quỳ lạy Phật tổ hiến linh, cứu đại quân trong lúc sắp bị nhắn chìm! Tiếng tụng kinh vang vọng khắp Hạn Hài, lay động trời đất. Một lúc san, mưa tạnh, trời trong, sương mù tản đi, có thể nhìn thấy toàn bộ diện mạo của Vãng Sinh Hải, mặt nước mênh mông, súng xanh êm đềm, không nhìn thấy bến bờ!
Mặt nước rút xuống dần, các tướng lĩnh định dàn quân quay trở lại, quân sư nói: "Ta được Phật tổ chỉ rằng, hôm nay chính là ngày công phá Mật Thành!” Chư quân lòng đầy hoài nghi. Nếu đủng như những gì bà lão nói, khi nước rút đi sẽ hiện lên đường đi thông tới Mật Thành.
Quân sĩ lao đi thật nhanh, quả nhiên trông thấy đại thành ở giữa ốc đảo, điện thờ nguy nga, vàng bạc ngọc ngà huy hoàng, khác hẳn nhãn gian! Ốc đảo vô cùng nguy hiểm, tốn thất hàng trăm tướng sĩ, rốt cuộc mới tới chân Mật Thành. Người Đảng Hạng tuy đã yếu thế, nhưng vẫn kiên quyết bám trụ giữ thành không chịu ra là vì lẽ gì?
Lại một ngày nữa trôi qua, sương mù bông nhiên kéo tới, Mật Thành thoắt ẩn thoắt hiện, không thể trông rõ. Chư quân nghi ngờ người Đảng Hạng nhân lúc sương mù sẽ tới tập kích. Phật tồ đang phù hộ cho người Đảng Hạng, Mật Thành không thể có được! Quân sư lại nói: "Sương mù này chính là Phật tổ hiến linh, tương trợ ta công phá thành!" Quân sư đem theo hơn chục tướng sĩ tài giỏi, tìm cổng bí mật đế tiến vào trong, Mật Thành từng bước bị công phá
Quân sư lệnh cho quân sĩ không được giết người bừa bãi, không được cướp bóc, nên lúc thành bị phá, đàn ông Đảng Hạng trong Mật Thành xin chết, đàn bà treo cô tự sát, lúc đỏ máu chày thành sông. Hơn một trăm con ngôi quỳ và những động vật hung dữ được quân sư thuần hỏa bằng đạo Phật. Đến đêm, trong thành bốc chảy, quân sư lo lắng, lệnh cho chư quân rút lui, chư quân tranh nhau cướp vàng bạc châu báu nên bao người vì thế mù chết.
Sau đó, quân sư lệnh cho chư hầu đóng quân ven Vãng Sinh Hải, tìm kiêm xác người Mông Cô, Đảng Hạng đế xây thành từ những oan hồn. Lúc đó, chư quân hoảng sợ, đều nói rằng: “Vùng đất nguy hiềm này không nên ở lại lâu”. Quân sư mới nói: "Không phải sợ, ta vân ở lại đây! Mỗi ngày ta sẽ tụng kinh, siêu độ oan hồn, đợi tới khi yên ổn bình an ” Quân sư thấy chư quân vẫn hoài nghi nên nói tiếp:'Ta thấy xung quanh Mật Thành thỉ thể lộ thiên, hàng chục năm nay tướng quân không được chôn cất, trận đánh này quân ta tổn thất hơn một nửa, người Đảng Hạng lần này bị tiêu diệt, nếu để xác tướng sĩ chư quân hai bên phơi thây như vậy, thì tội này của ta rất lớn! Như vậy Phật sẽ không phù hộ, mà e rằng sẽ trách tội, bằng cái chết! Sự hoài nghi trong lủng chư quân dần tan biển, trong một tháng đàn thành mới xong. Trong vòng một tháng đó, Vãng Sinh Hải trời trong xanh, giỏ hiền hòa. không thấy bất cứ dầu hiệu thời tiết xấu nào. Đàn thành xây xong, đại quân trở về, trong hang núi lại nổi mây đen, cuồng phong gào thét, chư quản tướng sĩ nghe lời quân sư, ắt có Bồ Tát hóa thân.
Triều Nguyên chúng ta thiên hạ đồng lòng, đất đai trù phú mênh mông, tứ hải thênh thang, không nơi nào không chinh phục được, huống hồ gì chi là một Mật Thành cỏn con? Trận chiến này, Đại Hãn anh minh, tướng sĩ quyết tử, quân sư đứng trước nguy hiểm không hoàng loạn, nhiều lần hiển kẻ kì diệu, thống lĩnh đại quân phá thành, lập công lao hiển hách! Ta cũng không sánh kịp!
Trước đây khi quân sư xây đàn thành đõ từng ngầm ỷ với ta rằng: “ Thành này có chỗ rất kì diệu! ” Ta hỏi chỗ nào kỳ diệu, quân sư chi cười không nói, lúc đó ta ngây ngô không hay biết gì! Sau này, ta định viết sách, ghi chép lại cuộc chinh phạt này để con cháu đời sau biết được, để lưu lại trong sử sách dân tộc. Quân sư nói rằng: "Không được, e có người căn cứ vào đủ mà sinh biến! Nếu muốn ghi chép có thế khắc vào bia đá để cảm ơn và ghi công, dựng bia cạnh Vãn Sinh Hải, nên đã có tấm bia này.
Triều Nguyên tới ngày 23 tháng 8 mùa thu năm thử 9, Quang Lộc đại phu - Thải bào - Trưng thư lệnh - Lưu Binh Trung ghi lại.
3
Đường Phong dịch xong hàng vạn chữ li ti trên bia đá liền thốt lên: “Đây đúng là một tấm văn bia quan trọng, ghi chép lại một giai đoạn lịch sử bí mật mà chúng ta chưa từng biết tới. đây vốn dĩ là một phát hiện rất quan trọng. Đôi với việc tìm ra Mật Thành, đoạn mật sử này cũng cung cấp cho chủng ta manh mối quan trọng để hóa giải những bí mật trên đó”.
“Cậu có đám chắc những nội dung trên tấm bia này tin được không?”, Hàn Giang nghi ngờ.
“Tôi nghĩ chắc là không có vấn đề gì. Thứ nhất, tẩm bia này được dựng nên ờ một nơi khuất nẻo thể này, rất ít người có thể trông thấy nên người khắc tấm bia không cẩn thiết phải giấu giếm điều gì dó. Thứ hai, người viết lên tấm bia này là Lưu Bỉnh Trung, chác là sẽ không cỏ vấn đề gì cả”.
“Lưu Bỉnh Trung là ai?”, Hàn Giang lại hỏi.
“Lưu Binh Trung là ái khanh của Hốt Tất Liệt, là trọng thần đầu tiên của Hốt Tất Liệt thời gian đầu, ông bày mưu tính kế cho Hốt Tất Liệt, đồng thời lập kế hoạch thiết lập các loại chế độ pháp lệnh của triều Nguyên. Bởi vậy khi nhìn thấy phần đề tên phía dưới văn bia là Lưu Bình Trung, tôi đã rất bất ngừ. Thật không ngờ nơi hoang vu nguy hiểm như thế này lại bỗng nhiên xuất hiện một tấm bia nhi khác hài văn của Lưu Binh Trung! Khi đọc phần mở đầu lại càng ngạc nhiên hơn, trong đó không những có tự thuật của Lưu Binh Trung mà còn nhấc tới cả Hốt Tất Liệt và quân sư!”
“Đúng vậy, em có thắc mác muốn hỏi anh nãy giờ, quân sư’ trong bài văn này là ai?”, Lương Viện tò mò hỏi.
“Quân sư chính là người sáng tạo ra loại chữ viết mà chúng ta dang nhìn thấy đây!”
“Ý anh là Bát Tư Ba?”
“Còn có thể là ai nữa? Theo như niên đại trên tấm bia thì lúc đó Bát Tư Ba vừa mới được Hốt Tất Liệt phong thành quân sư, bởi vậy quân sư được nhắc tới ở đày chính là Bát Tư Ba”.
“Bao nhiêu nhân vật quan trọng đều đã từng tới đây, thật là hơi bất ngờ”, hình như Lương Viện đã hiểu ra một chút nội dung trên tấm bia.
Đường Phong gật gù: “Đúng vậy, điều khiến chúng ta ngạc nhiên hơn chính là những nhân vật quan trọng này hóa ra đều dã từng tới dây. Trước đây anh dã kế răng, Thành Cát Tư Hãn khi chinh phạt Tây Hạ đã tới đây và bị người Đảng Hạng ở Mật Thành tập kích, ngã ngựa bị thương.
Thật không ngờ, mấy chục năm sau người Đảng Hạng ngoan cường lại dụ được cháu nội của Thành Cát Tư Hãn tới đây. Đoạn đầu tiên trên bia đá đã nói về nguyên nhân dẫn tới sự việc. Do Thiên Hộ Trấn bị thảm sát nên Hốt Tất Liệt vô cùng tức giận, muốn đích thân đi chinh phạt nhưng bị quần thần khuyên ngăn. Năm thứ hai, người Đảng Mạng tại Mật Thành lại tấn công châu huyện lân cận, nên Hốt Tất Liệt dã đích thân thống lĩnh ba vạn Khiếp Thiết Quàn, tập hợp cùng hơn mười vạn đại quân từ các ngà dường tấn công Mật Thành, quân sư Bát Tư Ba và Lưu Binh Trung cũng hộ tống hai bên. Đoạn ghi chép này dã chửng minh cho phán đoán của chúng ta ở Thiên Hộ Trấn trước đây, cũng chửng minh cho truyền thuyết cổ xưa mà chú Ngôi Danh đã kể cho chúng ta nghe. Sau khi Mật Thành bị diệt vong, người Đàng Hạng vẫn tận dụng lợi thế địa hình ở đây để chiến dấu với đại quân Mông cổ mấy chục năm, mãi cho tới thời kỳ Hốt Tất Liệt, họ mới bị dại quàn Mông Cồ tiêu diệt Nhưng đoạn ghi chép này cũng khiến tôi nảy sinh hai nghi vấn: nghi vấn thứ nhất là từ trước tới nay tôi chưa từng dọc được ghi chép trong sử sách nào nói ràng Hốt Tất Liệt đích thân thống lĩnh đại quân chinh phạt Đàng Hạng - lúc đó ông đang bận rộn với cuộc chiến thống nhất thiên hạ, làm sao có thời gian hơn nửa năm đích thân tới dây chinh chiến?”
“Em nghĩ rằng do Hốt Tất Liệt muốn bắt đầu cuộc chiến tranh thống nhất thiên hạ nên bắt buộc phải giải quyết người Đảng Hạng ở Mật Thành trước, đề phòng sau này phát sinh hậu họa!”, Lương Viện suy đoán.
“Rất có thể như vậy. Nghi vấn thứ hai. đây là nơi đầu tiên chúng ta trông thấy hai chữ 'Mật Thành’ kể từ sau khi chúng, ta tiến vào sa mạc. Ngoài trên kệ tranh ngọc ra. dây cũng là lần đầu tiên trông thấy nơi được gọi là ‘Mật Thành’ trên vãn vật cổ đại. Mọi người có nhớ cuốn sồ ghi chép của Dã Luật Sở Tài không?”
“Dĩ nhiên là nhớ! Trên cuốn sổ đó ghi chép lại ràng Dã Luật Sở Tài dã vào nhầm Mật Thành, hình như lúc đó ông ta... ông ta không hề gọi thành phố này là ‘Hạn Hải!”, Lương Viện nhớ lại.
“Đúng vậy, không hiểu vì lí do gì Dã Luật Sở Tài chỉ gọi thành phố mà ông trông thấy là ‘Đại Thành’, anh nghĩ ràng có thể lúc dó vì ông ấy không, hề biết tên thật của thành phố này’.
“Nhưng tới thời Hốt Tất Liệt, người Mông Cổ đã biết thành phố trong Hạn Hải gọi là 'Mật Thành’!
“Đường Phong, ‘Mật Thành’ nghĩa là gì? Tôi vẫn chưa hiểu”, Makarov bỗng hỏi.
Dường Phong liền giải thích: “Đây là một từ có từ rất xa xưa, ‘Mật’ chi nơi khởi nguồn xa xôi, yên bình của dân tộc Đàng Hạng. Cháu nghĩ sở dĩ người Đảng Hạng đặt tên cho tòa thành cổ trong sa mạc này là ‘Mật Thành’ có thể có hàm ý đặc biệt nào đó. Nhưng hàm ý gì thì hiện giờ cháu vẫn chưa chắc chắn”.
Đường Phong nói tiếp: “Đoạn thứ hai trên văn bia ghi chép cụ thể về quá trình đại quân Mông cổ chinh phạt Mật Thành. Điều quý báu là Lưu Binh Trung đã viết rất tỉ mi' về quá trình của cuộc chiến này, ai úp chúng ta biết được về tình hình năm đó. Mở đầu của đoạn thứ hai viết rằng 'Thảng tư, đại quân tới Hắc Thành, đánh bại người Đàng Hạng ờ Mật Thành' đã khiến tôi bất ngờ. Tháng tư lúc dại quân Hốt Tất Liệt tới Hạn Hải Mật Thành, trận đầu tiên họ đã đánh bại người Đảng Hạng, điều khiến tôi bất ngờ là địa điểm mà họ đánh trận đầu tiên lại chính là Hắc Thủy Thành.
“Chính là Hắc Thủy Thành mà Kozlov phát hiện ra ư?”, Yelena hỏi.
“ừ, chính là Hắc Thủy Thành! Thời nhà Nguyên, Hắc Thủy Thành vẫn được sử dụng và trở thành thù phù quản lý khu vực này. Nhưng Hắc Thủy Thành cách Mật Thành mà chúng ta tìm kiếm tận mấy trăm cây sổ, vậy mà người Đảng Hạng ở Mật Thành lúc đó vẫn có thể đi một quãng dường xa như vậy để chiên đấu với đại quán Hốt Tất Liệt sao?”
“Chi là cố giãy giụa trước khi chết thôi mà, bởi vì sau này bà lào dó cũng đã nói ra sự thật!”, Hàn Giang nói.
“Kể cà như vậy thì dũng khí của người Đảng Hạng ở Mật Thành cũng vượt xa sức tưởng tượng của tôi. Tới đầu tháng năm, đại quân Hốt Tất Liệt tiến quân tới Cửu Lí Bảo và những nơi khác, đám quân rỉ tai nhau đến nỗi quân sĩ hoàng sợ không đám đi tiếp. Tôi nghĩ chắc chắn là có liên quan tới truyền thuyết đáng sợ về Mật Thành và người Đang Hạng, có lẽ năm dó truyền thuyết mà đại quân Mông Cố nghe được rất giống với những gì chúng ta đã nghe”.
“Đày cũng có thế là chiến tranh tâm lý của người Đàng Hạng”, Hàn Giang nói.
“Rất có thề là như vậy. Tóm lại, cuối cùng Hốt Tất Liệt đã nổi trận lôi đình, ra lệnh cho đại quân phải tiến quàn, bên ngoài Thiên Hộ Trấn lại bị người Đảng Hạng tần công, đại quân Hốt Tất Liệt đại bại. May mà tướng sĩ quàn Khiếp Thiết đã liều chết cứu Hốt Tất Liệt nên ông mới thoát được ải dó. nếu không thì lịch sử đã thay đổi rồi. Nhưng trong đoạn ghi chép này. diều khiến tôi thật sự ngạc nhiên không phải là những điều đó. mà là câu 'Người Đảng Hạng ở Mật Thành quả nhiên dũng mãnh khúc thường, điều khiến ngồi quỳ cùng nhiều mãnh thú khác. Quân ta đại bại, Đại Hãn suýt chút nữa cũng bị ác thú hãm hại Dường Phong nói tới đây liền dừng lại, nhìn mọi người xung quanh, ánh mắt anh đầy hoảng hốt.
4
Trong sương mù dày dặc, mọi người nhìn nhau. Mãi một lúc sau, Lương Viện mới phả vỡ bầu không khí này:
"Cái con... con ngỗi quỳ này là con gì vậy?”
Đường Phong quay đầu sang một bên, nhìn mặt nước phẳng lặng, lẩm bẩm: “Anh nghĩ đó chính là loài vật sở hữu bộ hài cốt khó hiểu mà chúng ta vừa trông thấy đó”.
“Một loài ác thú có thể moi gan móc ruột con người!",
Hàn Giang dừng lại rồi nói tiếp: “Xem ra người Đảng Hạng ờ Mật Thành năm đó đã huấn luyện, nuôi dưỡng loài ác thú này và dùng nó dể chiến đấu. Thảm sát Thiên Hộ Trấn và chiến dịch này của người Đảng Hạng đều dùng tới ngỗi quỳ để hòng đánh bại đại quân Mông cổ”.
“Chắc chăn như vậy, loài ác thú này còn suýt chút nữa lấy mạng Hốt Tất Liệt! Tuy Hốt Tất Liệt đã được cứu sống nhưng vẫn bị loài thú này làm cho khiếp sợ, đến nồi lâm bệnh, hai chục ngày sau mới hồi phục. Tuy trong văn bia. Lưu Binh Trung chi nói là ‘bệnh’, nhưng tôi nghĩ đó chi là do Lưu Binh Trung sợ phạm húy, vì bệnh mà tận hai chục ngày sau mới khỏe thì chắc chắn là rất nặng! Xem ra ‘ngỗi quỳ" này là một loài rất lợi hại!”, Đường Phong nói.
Makarov gật gù: ‘Từ bộ hài cốt này tôi thấy không khó đề nhìn ra loài quái thú tên gọi ‘ngỗi quỳ' này chắc chắn vẻ ngoài rất hung tợn, sức mạnh vô biên, động tác nhanh nhẹn!”
“May mà những con vật dó đều tuyệt chủng hết cổ rồi. nếu không thì em chết cũng không có chỗ chôn cất ở đây mất!”, Lương Viện ra điều may mán vỗ vỗ ngực.
“Mong là như vậy!”, Đường Phong lại nói tiếp: "Đoạn thứ ba ghi chép lại rằng, sau trận chiến này, Mốt Tất Liệt cùng Lưu Bình Trung và Bát Tư Ba dựa trên những kinh nghiệm dã trải qua dê lên kế hoạch. Lưu Binh Trung hiến kế để thoát khỏi vòng vây, trong lòng Hốt Tất Liệt đầy nghi ngờ, ông nói rang mấy chục năm nay luôn có bỉnh mà túc trực gần Mật Thành, nhưng mãi mà Mật Thành vẫn chưa bị đánh bại, nếu tiếp tục dùng cách dó thì liệu có tác dụng không? Lưu Bỉnh Trung nói rằng lần này phái toàn quân giỏi di bao vây, sau dó lại sai người di tìm kiếm đường đi tới Mật Thành, cũng dùng cách đánh mai phục. Hốt Tất Liệt đã dùng cách của ông ấy. Không thể không nói ràng, dưới trướng Hốt Tất Liệt có một đại thần như Lưu Bỉnh Trung là một sự may mắn của ông! Địa hình Hạn Hải phức tạp, đại quân của Hốt Tất Liệt tuy đông nhưng khỏng triển khai hết được, bởi vậy sau lần thất bại tiếp theo tại bên ngoài Thiên Hộ Trấn, đại quân Mông cổ đã kịp thời thay đồi kế hoạch, chuyển từ tẩn công sang bao vây - đày là một kiểu ‘bao vây’ tích cực. Mấy chục năm trước không bao vây cho người Đàng Hạng chết được, tôi nghĩ là do trong Mật Thành ngoài vật chất phong phú, tự cung tự cấp ra, chắc chấn cũng sẽ có những dường khác dể liên lạc với bên ngoài. Bấy giờ, Lưu Bình Trung tăng cường quân sĩ bịt hết những lối di thông với bên ngoải. Không cỏn nghi ngờ gì nữa, đây chính là thảm cảnh diệt vong của người Đảng Hạng, hơn nữa Lưu Binh Trung không chi sử dụng chiêu 'vây' mà còn tích cực cho người di tìm kiếm dường di, chuẩn bị đánh úp Mật Thành!”.
“Đây chính là kế dùng cách của người Đảng Hạng đè đối phó với người Đảng Hạng!”, Lương Viện thốt lên.
“Sau khi Lưu Bỉnh Trung hiến kế, Bát Tư Ba cũng cảnh báo Hốt Tất Liệt, có thể tìm kiểm lão tướng quân trong đám quân sĩ năm đó dã từng theo Thành Cát Tư Hãn tới đây, dĩ nhiên quan trọng hơn cũng là chiêu lợi hại hơn là phải moi tin từ nội bộ ké thù - nếu có người biết được điều dó theo về, thì phải hỏi cho tỏ, chắc chắn sẽ chiến thắng”.
“Xem ra Lưu Bình Trung và Bát Tư Ba đều có vai trò quan trọng, nếu làm như vậy thì người Đảng Hạng ở Mật Thành gặp tai ương là chắc chắn rồi!”, Hàn Giang thờ dài.
“Vậy thì anh xem thường những người Đáng Hạng ở Mật Thành rồi! Đoạn thứ tư ghi chép lại rằng, kế hao vây ban dầu rất hữu hiệu, dế đột kích khỏi vòng vây, người Đảng Hạng dã hết lần này tới lần khác chú động phán công, nhưng đều bị đại quàn Mông cổ cố thủ ở đó đánh lùi. Điều này khiến tôi nhớ tới một số công sự phòng nếu mà chúng ta phát hiện thấy gần Lang Oa. Lúc đó chúng ta thây lạ là tại sao ờ đó lại xuất hiện còng sự phòng ngự của người Mông cồ. Bây giờ tấm văn bia này dã giải thích cho câu hỏi trên, những công sự đỏ chắc là được xây dựng sau khi người Mông cổ bị thảm sát tại Thiên Hộ Trấn, phải rút lui về Lang Oa, cũng có thể do Hốt Tất Liệt xây dựng sau khi được Lưu Binh Trung hiến ké”.
Hàn Giang nghe Đường Phong suy đoán, ngẫm nghĩ: “Vậy thì trong sa mạc chắc chắn vẫn còn không ít những công sự phòng, ngự như vậy”.
“Tóm lại, người Đảng Hạng đã hoàn toàn bị mắc kẹt trong Mật Thành. Lúc này đại quân Mông cổ lại tiến hành một kế hoạch khác - tìm kiếm đường di tới Mật Thành. Bát Tư Ba đã gọi những lão tướng quân từng theo Thành Cát Tư Hãn tới đây, ‘xuyên qua khe núi, đi bộ trên sa mạc, mẩy lần gặp nguy hiểm, mấy lần bị bao vây, rắt cuộc đã tới ven bờ Vòng Sinh Hải. Từ chặng dường mà họ đã đi, mọi người nhận thấy gì không?”, Đường Phong dùng ánh mắt thăm dò nhìn mọi người.
Lương Viện ngẫm nghĩ rồi nói: “Đoạn đường mà họ đi qua hình như. Hình như gần giống với của chúng ta!”.
“Đúng vậy, anh nghĩ ràng con đường; mà lão tướng sĩ đưa Bát Tư Ba đi chính là tuyến dường mà mấy hỏm nay chúng ta đã đi, tiếp theo đó. Nhưng hồ nước biển đối thất thường, vô cùng nguy hiểm, lúc thì vô hình như Hạn Hải, lúc lại rộng lớn như sa mạc. Tuy nước rất trong, nhưng xương trắng chất đống dưới nước, mãng xà trườn bò ngang dọc, còn có sương mù bao phù, không biết phạm vi hò đỏ rộng bao nhiêu như vậy không giống hệt với những gì chúng ta gặp ở đây sao?”
‘Xem ra hàng nghìn năm nay ở đây đều như vậy!”, Hàn Giang ngạc nhiên.
“Quan trọng hơn nữa là đoạn ghi chép này đã chứng minh cho truyền thuyết về Vãng Sinh Hài - biển đổi thất thường, vô cùng nguy hiếm, lúc thì vô hình như Hạn Hài, lúc lại rộng lớn như sa mạc...”, Đường Phong lẩm bẩm, anh phỏng tầm mắt về phía hồ nước bị sương mù bao phủ, chìm trong suy tư.
Mãi lâu sau, Đường Phong nhìn ra xa rồi nói: “Đại quân của Thành Cát Tư Hãn năm đó đã dừng chân tại đây, mấy chục năm sau đại quân của Hốt Tất Liệt cũng bị mắc kẹt ở đây. Năm đó e rằng Bát Tư Ba cũng giống chúng ta, bị lạc trong lớp sương mù bao trùm Vãng Sinh Hải, chỉ biết ra vào hang núi, đến nỗi ông than thở ràng - vùng đất vô cùng nguy hiểm, hơn mười vạn quân không thế tiến vào”.
Sau một hồi khảng khái, Đường Phong lại tới trước tấm bia, chỉ lên đoạn thứ năm trên tấm bia nói: “Rõ ràng Hốt Tất Liệt. Bát Tư Ba và Lưu Binh Trung đã xem nhẹ quyết tâm và nghị lực của người Đảng Hạng ở Mật Thành. Họ đã bao vây Mật Thành mấy tháng nhưng người Đảng Hạng vẫn không khuất phục. Từ những gì khắc trên văn bia có thể thấy, sau này người Đảng Hạng đã không còn sức lực đê chù động tan công đại quàn Mông cổ nữa, nhưng họ vẫn dựa vào địa hình phức tạp và thành trì kiên cố để trấn thủ, dại quân của Hốt Tất Liệt cũng hết cách. Lúc dó dang là giữa mùa hè, trên sa mạc thiếu nước và lương thực, thời tiết khác nghiệt, lòng quân bất ổn, vậy là đại thần và tướng lĩnh đều muốn rút quân, Hốt Tất Liệt cũng có ý đó, chi có Bát Tư Ba và Lưu Binh Trung là vẫn kiên trì không chịu rút quân. Bát Tư Ba không chỉ là lãnh tụ của một tôn giáo mà còn là một nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất, ông đã phán đoán chính xác lúc này người Đảng Hạng ở Mật Thành cũng rất khó khăn - chắc chắn còn khó khăn hơn họ, trận chiến này chẳng mấy chốc sẽ kết thúc. Đây lúc thử xem ai có thể kiên trì đến phút chót, nếu như rút quàn thì công sức sẽ đổ xuống sông xuống biển! Lưu Bỉnh Trung cũng suy nghĩ như Bát Tư Ba nên nói với Hốt Tất Liệt, nếu bây giờ rút quân thì khí thế của người Đảng Hạng ớ Mật Thành sẽ càng lên, sau này sẽ khó lòng khống chế! Cuối cùng, Bát Tư Ba và Lưu Bỉnh Trung đã giúp Hốt Tất Liệt củng cố lại quyết tâm cho quân sĩ.”
“Đúng là việc gì cũng cần kiên trì, tôi nghĩ chúng ta còn cách Mật Thành không xa nữa đâu!”, Makarov nói.
“Đúng vậy, chúng ta đã ở rất gàn Mật Thành rồi, từ những gì trên tấm bia có thể thấy điều đó”, Đường Phong lại chi đoạn thứ sáu trên bia đá nói: "Mấy tháng đó, Bát Tư Ba liên tục phái người di tìm người Đảng Hạng ở Mật Thành, nhưng hầu hết những người Đáng Hạng bị bắt giữ đều xin được chết, không chịu tiết lộ bất cứ chi tiết nào về Mật Thành. Có thể thấy người Đảng Hạng ớ Mật Thành ngoan cường tới mức nào, để đến nỗi Lưu Binh Trung cũng phải thốt lên rằng ‘Ôi thôi! Dũng sĩ Đáng Hạng nhiều như vậy nhưng chủ nhân lại không biết tận dụng nên mới có nạn vong quốc diệt chủng hôm nay”. Rốt cuộc tới một ngày, quân Khiếp Thiết hắt được một phụ nữ Đảng Hạng. Người dàn bà này đồng ý dẫn dường cho đại quân, Lim Bỉnh Trung và Bát Tư Ba liền dẫn theo năm nghìn quân tiến vào hang, núi. Khi tới bên Vãng Sinh Hải, bà lão tiết lộ tình hình ở Mật Thành. Hỏa ra trải qua bao nhiêu năm bị bao vây và chiến tranh, Mật Thành đã súc cùn£ lực kiệt, nhân khẩu cũng tổn thất hơn một nửa. Thực ra là người Đãng I lạng muốn thoát ra khỏi vòng vây nên mới tấn công Thiên Hộ Trấn, tuy họ đã đánh bại Thiên Hộ Trấn nhưng cũng tổn thất bao nhiêu thanh niên trai tráng. Đại quân Mông cổ thì cứ bao vây mãi, lương thực trong thành đã cạn kiệt, người Đảng Hạng ờ Mật Thành không còn sức đế đánh tiếp, đành phải giết ngựa dể ăn qua ngày, những người trong thành hiện giờ chỉ cầu mong được chết sớm. Nhưng bà lão này không muốn chết nên đã trốn ra khỏi thành, tìm kiếm một con đường sống nhưng lại bị quân Khiếp Thiết bắt được. Để được sống, bà lão này đã bán đứng Mật Thành”.
“Chiến tranh thật tàn khốc, đến phụ nữ cũng...”, Lương Viện thốt lên.
Đường Phong hất hất tay: “Thôi nào, đừng có than thở nữa, điều đáng để than thở còn ớ phía sau cơ! Sau khi nghe thấy vậy, Bát Tư Ba nói ràng ‘Khốn khổ mà giữ thành cô độc, chắc chắn không thế lâu dài Mật Thành sớm muộn cũng bị thâu tóm câu nói này gần như dã phán đoán được thời khắc cuối cùng của Mật Thành!”.
Đường Phong nhìn những hàng chữ dài dằng dặc trên bia đá, chau mày lại: “Đoạn thứ bảy trên bia đá mới là thần kỳ nhất, đối với chủng ta cũng quan trọng nhất. Bà lão Đảng Hạng đó đã nói với Bát Tư Ba bí mật của Văng Sinh Hải - 'Vãng Sinh Hài lúc to lúc nhỏ, đợi tới khi hồ nước nhỏ lại, có thể tìm thấy đường đi vào Mật Thành’. Tôi thấy câu này rất quan trọng, đây rất có thể là chìa khóa cuối cùng để chủng ta tìm thấy Hạn Hải Mật Thành”.
“Chìa khóa cuối cùng? Nghĩa là sao?”, Lương Viện không hiểu.
Hàn Giang nói chen ngang: “Ý cậu ta là chúng ta cũng nên nghe theo lời của bà lão Đảng Hạng năm đó, đợi hồ nước nhó đi ắt sẽ có đường đi hiện lên, thông tới Hạn Hải Mật Thành! Nhưng những lời nói cách đây mấy trăm năm có tin được không?”
"Những gì chúng ta gặp trên đường đi chưa có điều gi là không ứng nghiệm với truyền thuyết cổ xưa đó cả!”, Đường Phong nói chắc chắn.
“Nhưng những gì đàng sau bia đá viết thật quá li kỳ, cái sì mà bà lão vừa nói xong trời liền nổi sấm chớp đùng đùng, mưa to gió lớn, rồi bà lão bị sét đánh chết. Một lúc sau, Vãng Sinh Hải dâng lên, suýt chút nữa thì khiến đại quân Mông Cô tan tác. Cuối cùng, nhờ Bát Tư Ba tụng kinh cầu Phật nên khi toàn bộ dại quân của họ sắp bị nhấn chìm thì trời bỗng tạnh mưa. toàn quân đã được cứu. Sao giống truyện cổ tích vậy?”, Hàn Giang vẫn tỏ ra nghi ngờ.
"Công nhận hai đoạn đỏ ly kỳ thật, giống như kể truyện vậy, nhưng nghĩ kĩ lại cũng trùng hợp với truyền thuyết cố xưa và những gì chúng ta gặp phải. Điểu này không phải đã chứng minh cho mực nước ở Vãng Sinh Hải không ngừng biến đoi sao. Lúc mực nước dâng cao, hồ nước rất rộng lớn, lúc mực nước hạ xuống, hồ nước liền thu nhỏ lại. Tạm thời không nói tới việc hai đoạn ghi chép này quá ly kỳ, thật ra nỏ cũng dã tiết lộ cho chúng; ta một chút manh mối. Khi đại quân lâm nguy. một lần nữa Bát Tư Ba lại thể hiện được tài năng lãnh đạo, không hoảng loạn trước hoạn nạn. Tôi nghĩ mưa tạnh nước rút không phải là công lao của Bát Tư Ba, nhưng việc ông ấy đọc kinh vẫn có tác dụng trấn an lòng quân dang hoảng loạn. Còn về việc mưa tạnh nước rút, tôi nghĩ chi có thể liên quan tới địa hình và khí hậu ở đày. vẫn còn một điều nữa, đó là sau khi tạnh mưa, sương mù cũng tản đi, điều này rất quan trọng. Bát Tư Ba dã dẫn quân tới ven Vãng Sinh Hải vài lần nhưng đều bị sương mù cản trở, điều này không phải cũng giông như những gì chúng ta gặp sao? Và khi sương mù tản đi, rốt cuộc họ đã trông thấy rõ hình dạng của Vãng Sinh Hài — mặt nước mênh mông, sóng biếc dập dìu, không thây bờ bến điều đó cho thấy những lúc bình thường thật ra Vãng Sinh Hải rất rộng lớn
“Nghe cậu nói vậy, chắc chúng ta cũng phải chờ có một trận mưa to mới đuổi được sương mù đi?”, Hàn Giang hỏi lại.
Đường Phong lắc dầu: “Tôi cùng không biết, trên sa mạc cả năm cũng chẳng mưa được mấy trận, tôi không đám hi vọng nước ngọt từ trên trời rơi xuống! Chúng ta xem tiếp, sau khi tạnh mưa nước rút, các tướng đều muốn rút quân, lúc này, Bát Tư Ba rất tự tin nói ‘Ta được Phật tổ chi rằng, hôm nay sẽ phá vỡ Hạn Hài'. Tại sao Bát Tư Ba lại đám nói nhu vậy? Tôi nghĩ ngoài việc để cô vũ dũng khí ra, còn có một điều quan trọng nữa đó là ông ta rất tin vào những gì bà lão nói. Quá nhiên, chăng bao lâu sau, đúng như những gì bà lão nói, mực nước của Vãng Sinh Hải nhanh chóng rút xuống, con đường dẫn tới Mật Thành lộ ra!”
“Đúng là càng lúc càng ly kỳ! Con đường dẫn tới Mật Thành nằm ở dưới nước ư? Tại sao mực nước của Vãng Sinh Hải lúc thì dâng cao, lúc lại rút xuống nhanh chóng?” Câu hỏi của Hàn Giang khiến mọi người đều im lặng.
Mãi làu sau, Makarov mới khẽ nói: “Trừ khi... trừ khi phía dưới sa mạc có một không gian rộng lớn, giống như hang động nhũ đá các-xlơ.
“Sao lại như vậy được, ở đây là sa mạc mà!”, Yelena ngạc nhiên nhìn mặt hồ bên cạnh.
“Tôi cũng không thể giải thích được, mực nước hồ bỗng nhiên đổi là chuyện binh thường, nhưng nếu tăng giảm đột ngột đúng như trên văn bia nói thì thật không bình thường!”,
Đường Phong ngập ngừng rồi lại nói tiếp: "Nhưng tất cả những diều này đều là sự thật, sau khi mực nước Vãng Sinh Hải đột ngột hạ xuống, đường đi tới Mật Thành đã lộ ra, Bát Tư Ba và Lưu Binh Trung đã dẫn quân tức tốc tiến vào ốc đảo, quả nhiên trông thấy một tòa thành kim bích huy hoàng, diễm lệ, khác hẳn nhân gian!”.
“Đoạn ghi chép này gần như có thể chứng thực cho cuốn sổ ghi chép của Dã Luật Sở Tài - Mật Thành được xây dựng trên một ốc đảo”, Lương Viện lại nhắc tới cuốn sổ ghi chép của Dã Luật Sờ Tài.
“Đoạn ghi chép đó khiến tôi nhớ tới Mã Xướng Quốc. Chúng ta đã từng đoán rằng, rất cỏ thể Mã Xướng Quốc tới ốc đảo, dây quả thật cũng đúng là một ốc đảo chết chóc, bời vì trên văn bia đã đặc biệt nhắc tới ốc đảo chết chóc — 'ốc đảo vô cùng nguy hiếm, quân ta đã tổn thất hàng ngàn tướng sĩ, rốt cuộc mới tới chân Mật Thành” Điều này chứng tỏ ốc đảo cũng rất nguy hiểm, đến nỗi dù không bị người Đảng Hạng tấn công nhưng quân Khiếp Thiết vẫn bị tốn thất mấy trăm người. Đoạn ghi chép này một lan nữa chứng minh cho phán đoán của tôi trước đây - Mật Thành um trên ốc đảo chết chóc, có thể ốc đảo đang ờ trước mặt chúng ta đây, bờ bên kia Vãng Sinh Hải”.
“Ồ! Điều này tôi không ngờ tới. Như vậy có nghĩa là chi cần chúng ta qua bờ bên kia là sẽ tiến vào ốc đảo chết chóc và cũng có thể trông thấy Mật Thành?”, Hàn Giang có vẻ phấn khích.
“ừm, mau lên! Chi... chỉ có điều không biết còn bao nhiêu nguy hiểm dang chờ đợi chúng ta trên ốc đảo...”, Đường Phong lầm bầm.
7
Đường Phong dừng lại một lúc rồi nói tiếp: “Nhưng người Đàng Hạng ở Mật Thành cố thù giữ thành, không chiến đấu với đại quân Mông cổ. Đại quân Mông cồ thường cưỡi ngựa, không có vũ khí đế tấn công thành, bởi vậy tuy họ vô cùng cực khổ tấn công tới dưới chân Hạn Hài, người Đảng Hạng trong thành cũng cạn kiệt lương thực vậy mà đại quân Mông cổ vẫn không thề phá thành một cách dễ dàng! Từ đoạn ghi chép này không khó dể nhận thấy chắc chắn tường thành của Mật Thành rất kiên cố, rất khó công phá, đây cũng là tuyến phòng ngự cuối cùng của người Đảng Hạng ờ Mật Thành. Cho dù dã cạn kiệt lương thực nhưng người Đảng Hạng vẫn sống chết đấu tranh tới cùng.
“Nhưng hình như sương mù dày đặc dã giúp ích cho đại quân của Hốt Tất Liệt!”, Lương Viện nói.
“Đúng vậy! Khi Bát Tư Ba và Lưu Bỉnh Trung dẫn quân Khiếp Thiết tới dưới Mật Thành, một trận sương mù bỗng kéo tới. Tướng sĩ sợ răng thừa lúc sương mù, người Đảng Hạng trong Mật Thành sẽ ra khỏi thành tấn công và cho rằng lần này Phật tổ đã phù hộ cho người Đảng Hạng. Bát Tư Ba lại nắm lấy cơ hội này, nhân lúc sương mù. ông đã dẫn hơn chục tướng sĩ tinh nhuệ tấn công Mật Thành từ cửa bí mật! Chắc chắn mọi người cũng đã để ý tới lối đi được gọi là ‘cửa bí mật’ này, tôi nghĩ đối với chúng ta đây cũng là điều quan trọng!”, Đường Phong nhìn mọi người một lượt, nói.
Ai ngờ Hàn Giang lại cười: “Cậu cả nghĩ quá đấy! Đại quân Mông cổ đã phá hủy Mật Thành, e rằng hiện giờ đến cổng chính của Mật Thành cũng chẳng còn thỉ lấy dâu ra cửa bí với chả cửa mật, cũng chẳng liên quan gì tới chúng ta cả!”.
Đường Phong ngẫm nghĩ: “Anh nói có lý, nhưng tôi thấy câu đó vẫn rất quan trọng, nó cho thấy Mật Thành có cổng thành, còn có cá cửa bí mật. Nhưng... nhưng tôi thật sự không hiếu cửa bí mật này là thứ gì, tôi chưa bao giờ tròng thấy trên tường thành có cứa bí mật bao giờ cả!”.
“Có khi nào là địa đạo không nhỉ?”, Yelena bỗng nghĩ ra diều gi đó.
“Địa đạo? Thông thường nếu như không có nhu cầu dặc biệt gì thì sẽ không bao giờ xây địa đạo phía dưới thành, bởi như vậy vừa không an toàn, lại ảnh hưởng sự vững chắc của tường thành”, Đường Phong nói.
"Thôi đừng quan tâm nhiều như vậy nữa, tóm lại Khiếp Thiết quân đã mai phục đánh úp thành công, tấn công được vào Mật Thành!”, Lương Viện nói.
“ừm, Mật Thành bị công phá! Phía trong là một bức tranh vô cùng thê thám. Bát Tư Ba lệnh cho tướng sĩ không được giết hại, cướp bóc bừa bãi. Nhưng đàn ông ở Mật Thành hợp lực chiến đấu mong được chết, đàn bà thì cùng nhau treo cổ tự vẫn...”
Nói tới đây, trước mắt Đường Phong lại hiện lên một bức tranh bi thảm, Lương Viện không khỏi thốt lên: “Đây không phải là 'những người phục quốc’ được nhắc đến trong kệ tranh ngọc sao? Xem ra Hạo Vương đã không nhìn nhầm người, người Đảng Hạng ở Mật Thành không những dũng cảm thiện chiến mà còn đều một lòng một dạ trung thành”.
“Điều quan trọng nhất trong đoạn ghi chép này không phải ở đây mà còn ớ mấy câu sau”, Đường Phong tiếp tục giải nghĩa văn bia. “‘Hơn một trăm con ngỗi quỳ và những động vật hung dữ được quân sư thuần hóa bằng đạo Phật. Đến đêm, trong thành bốc hỏa, quân sư lo lắng, lệnh cho chư quân rút lui, chư quân tranh cướp vàng bạc châu báu. bao người đã chết. Câu này đã nói lên hai việc, việc thứ nhất rất thú vị, cho thấy quân Khiếp Thiết dã trông thấy hơn một trăm con ngồi quỳ, đối diện với loài động vật vô cùng hung tợn này, Bát Tư Ba lại dùng Phật pháp để thuần phục chúng. Suốt cả bài văn, đọc đến đây thì câu này chính là câu mà tôi thấy khó hiểu nhất. Nếu quả thật ngồi quy hung tợn như vậy thì Bát Tư Ba đã thuần phục chúng bàng cách nào? Lẽ nào thật sự là ông chi tụng kinh đã có thể thuần hóa được chúng sao?”
Mọi người đều cảm thấy khó hiểu: “Xem ra chỉ có thể tới Mật Thành chúng ta mới sáng tỏ được mọi chuyện"’, Makarov lẩm bẩm.
Đường Phong lại nói tiếp: “Việc thứ hai là trong. đêm hôm đó Mật Thành bỗng nhiên bị hóa hoạn, đến Bát Tư Ba cũng cảm thấy nghi ngờ nên liền lệnh cho các chư quân rút lui. Nhưng quân sĩ tranh cướp của cải dẫn đến biết bao người bị thương và thiệt mạng. Những câu này tưởng rằng chỉ là ghi chép thông thường nhưng lại tiết lộ thông tin rất lớn. Điều khiến tôi nghĩ đến đầu tiên, đó là Bát Tư Ba nghiêm lệnh 'không được cướp bóc bừa bãi’ nhưng có tác dụng không? Từ đoạn ghi chép trước đó cho thấy đều không phải vậy, chi có thể có một cách giải thích duy nhất, đó chính là sự quý giá của châu ngọc, bảo vật dã khiến họ kích động, đó đều là thứ mà họ đã từng nghe thấy nhưng chưa từng trông thấy, bởi vậy trước sức hấp dẫn to lớn dó, kỉ luật quân đội hay mệnh lệnh cùng đều vô tác đụng, đến Bát Tư Ba và Lưu Bỉnh Trung cũng không thể khống chế được binh sĩ.
“Thứ hai, đày là một trận hỏa hoạn không rõ nguyên nhân hay còn có thể nói đó là một trận hỏa hoạn lớn là bởi, nếu chỉ là một trận hỏa hoạn thông thường thì đã không khiến Bát Tư Ba sinh nghi, vì vậy đêm đó trong Mật Thành chắc chắn đã xảy ra hỏa hoạn lớn. Còn tại sao lại xảy ra hỏa là do những người Đảng Hạng còn sống phóng hỏa, do quân Khiếp Thiết trong lúc hò hét cướp bóc đã gây ra hỏa hoạn thì cũng chưa rõ. Tóm lại trận hỏa hoạn này đã khiến quân Khiếp Thiết hoảng sợ mà bỏ chạy và cũng hủy hoại hoàn toàn Mật Thành”.
“Mật Thành nằm trên sa mạc hoang vu, người thưa thớt, quân Khiếp Thiết tung hoành cướp bóc cũng không cần thiết phải cổ ý phóng hỏa, vừa ăn cướp vừa la làng? Có khả năng do vô ý mà gây nên hỏa hoạn, nhưng dần tới một trận hóa hoạn nuốt chửng Mạt Thành thi hình như hơi quá. Bởi vậy tôi cảm giác khả năng lớn nhất vẫn là do những người Đảng Hạng còn sống đã phóng hỏa đốt thành’’, Hàn Giang phân tích.
“Tôi cũng nghĩ vậy, chắc chắn vẫn còn người Đãng Hạng sống sót, có thể ban ngày họ trốn đi, ban đêm mới ra ngoài phỏng hỏa”, Đường Phong đồng ý với suy đoán của Hàn Giang
“Nói như anh thì ban đêm những người Đảng Hạng còn sống sót đã ra ngoài phóng hỏa, sau dó đại quân Mông Cồ thì cướp bóc rồi chạy tán loạn. Như vậy đánh nhau một hồi nhưng cuối cùng Mật Thành là của ai đây?”, Lương Viện bồng đưa ra một nhận định kỳ lạ.
“Điều này thì...”, Lương Viện nói vậy làm Đường Phong ngớ người ra, lẽ nào sau khi người Mông Cổ rút đi vẫn còn người Đảng Hạng tiếp tục nuôi dưỡng sự huy hoàng của Mật Thành?
8
Một lúc sau. Đường Phong mới định thần lại: “Anh thấy thật ra Mật Thành vẫn được coi là đã bị đại quân Mông Cổ công phá, tuy sau khi xảy ra hỏa hoạn, quân Mông cồ t hi ở lại đó một ngày rồi rút lui. nhưng từ những ghi chép sau đó cho thấy, người Đảng Hạng còn sống sót chắc là rất ít. Kể từ sau trận chiến đó, không còn bất cứ ghi chép hay manh mối nào liên quan tới Mật Thành nữa”.
"Về cơ bản thì việc quân Khiếp Thiết công phá Mật Thành đã được kể xong, vậy tại sao phía sau vẫn còn hai đoạn chi chép nữa?”, Makarov chi lên bia đá hỏi.
"Hai đoạn ghi chép phía sau đổi với Lưu Binh Trung có lẽ không quan trọng, chỉ là viết tiếp vài dòng phía dưới, nhưng cháu lại thấy hai đoạn này rất quan trọng. Đoạn thứ hai lừ dưới lên chủ yếu kể về chiến tích sau khi công phá Mật Thành, tất cả chiến tích thật ra có mỗi một việc là Bát Tư Ba lệnh cho quân Khiếp Thiết nhặt nhạnh thu thập tất cả thi thể của quân Mỏng cổ và người Đảng Hạng, xây dựng thành một đàn thành ven Vãng Sinh Hải dể từ đó siêu thoát oan hồn. Việc này khiến cháu nhớ tới một truyền thuyết xưa...”, Đường Phong nói tới đây liền dừng lại.
Lương Viện tiếp lời: “Anh nói vậy cũng làm em nhớ lới truyền thuyết mà chú Ngôi Danh kể, truyền thuyết kể rằng trong Vãng Sinh Hải có một tòa thành bằng xương cốt. Lúc nghe kể về truyền thuyết dó em giật bắn mình, sau đó ngẫm nghĩ thì thấy có lẽ chỉ là hư cấu, nhưng hôm nay xem ra rất có thể là thật”.
“Đúng vậy trên văn bia nhắc đến Bát Tư Ba đã dùng thi thể của tướng sĩ hai bên dể xây nên đàn thành, thật ra mấy chục năm trước, hài cốt trong khe sói hoang cũng không có người thu nhặt, cộng thêm hơn một nửa đại quân bị tổn thất trong trận chiến này và toàn quân Đảng Hạng gần như bị lật đổ hết nên chắc chắn sẽ có rất nhiều hài cốt. Mọi người nghĩ mà xem, những hài cốt này chất đống lên nhau thì... thì không phái là một tòa thành xương cốt sao?". Đường Phong nói một hồi nhìn mọi người.
Nghe tới đây, ai cũng sợ hãi: “Hóa ra truyền thuyết là thật ư?’
“Dĩ nhiên, đoạn ghi chép này cũng thần kỳ thật, viết ràng tưởng sĩ vi lo sợ ven Vãng Sinh Hải nguy hiểm nên dã không ở lại đó lâu. Sau khi Bát Tư Ba cam đoan với các tướng sĩ, mọi người mới ở lại. Kể ra cũng kỳ lạ, hơn chục ngày ở đây trời đẹp, không thấy bất cứ nguy hiểm nào. Một tháng sau, đàn thành xây xong, sau khi mọi người rút đi, khí hậu trong Khe Sói Hoang lại trớ nên hung hiểm như lúc ban đầu. Vậy là, các tướng sĩ đều cho ràng Bát Tư Ba là người thần, là Bồ Tát tới nhân gian! Đoạn ghi chép truyền kỳ phía sau thậm chí còn khiến tôi bắt đầu nghi ngờ về những gì ghi chép trước đó, liệu đàn thành đó có thật sự tồn tại không?”, Đường Phong cũng bắt đầu nghi ngờ tính chân thực của đoạn ghi chép này.
“Tôi thấy đây chẳng qua là làm đẹp mặt cho Bát Tư Ba mà thôi, loàn là bốc phét!”, Hàn Giang châm chọc. “Thật dũng như vậy sao?”, Đường Phong lại tập
trung nghĩ về những gì khắc trên bia đá, “Đoạn cuối cùng nói tới ba việc, thật ra là hai việc, bởi vì mẩy câu phía trước là ca tụng công đức, nhưng ngay sau đó Lưu Bình Trung lại chuyển sang nói về việc khác: Trước đây khỉ quân sư xây đàn thành đã từng ngầm ỷ với ta rằng: “Thành này có chỗ rất kỳ diệu!Ta hỏi chỗ nào kỳ diệu, quân sư chi cười không nói, lúc đó ta nhắt thời không nghĩ ra là gì. Rốt cuộc ‘chỗ rất kỳ diệu' này nghĩa là gì?”
“Phí lời, hồi đó đến Lưu Bỉnh Trung còn chẳng rõ huống chi là chúng ta!”, Hàn Giang nói.
“Lưu Binh Trung là người thông minh tuyệt đinh, lại tham gia vào chuyện này từ đầu đến cuối mà ông lại không biết chồ kỳ diệu trong đàn thành mà Bát Tư Ba xây nên?
Hơn nữa Lưu Bính Trung nói ràng Bát Tư Ba ngầm ý với ỏng, xem ra chỗ kỳ diệu này chỉ có một mình Bát Tư Ba biết!”, Đường Phong than thờ.
“Thôi đi, biết đâu đây chẳng qua là do Bát Tư Ba cố tinh tỏ ra bí hiểm, vì ông ta đã là Bồ Tát tới nhân gian rồi nên cũng phải viết cho thần kỳ một chút chứ!”, Hàn Giang lắc đầu nói.
“Vậy việc thứ hai là gi ạ?”, Lương Viện hỏi.
“Việc thứ hai rất đơn giản, vừa hay có thế giãi thích cho nghi vấn của chúng ta trước đây. Ở đoạn cuối trên văn bia, Lưu Bỉnh Trung nói rằng, tại sao ông lại viết tấm văn bia này, vốn dĩ là ông muốn ghi chép lại toàn bộ quá trình cuộc chiến dể truyền lại cho dời sau, vừa có thể dùng tới khi biên soạn, hiệu đính quốc sử. Ôn£ĩ nghĩ vậy rất tốt, nhưng vẫn chưa chu toàn bằng Bát Tư Ba. Bát Tư Ba nói với Lưu Bỉnh Trung ràng, ‘Không được làm như vậy. Ngộ nhỡ có người, đặc biệt là người Đảng Hạng sau khi vong
quốc đọc được những ghi chép này trên sử sách sẽ quay lại Mật Thành, chiếm giữ vùng đất này, chống lại triều đình, như vậy sẽ trở thành đại họa cho triều đình. Nếu ngòi muốn ghi chép lại đoạn lịch sử này, chi bằng hãy khắc một tấm bia đá bên Vãng Sinh Hải! vậy là đã có tâm bia đá mà chúng ta trông thấy đây."
“Đúng là Bát Tư Ba suy nghĩ rất chu toàn, thào nào chúng ta không tìm thấy trong sử sách bất cứ ghi chép gì về giai đoạn lịch sử này!”, cuối cùng Lương Viện cũng đã hiểu ra ngọn nguồn của tấm bia đá này.
“Nhưng cũng phải cảm ơn Bát Tư Ba và Lưu Bình Trung vì dã không đố ai đó ghi chép giai đoạn lịch sử này vào sử sách, nếu như vậy chúng ta sẽ không thấy được những ghi chép chân thật nhất. Trên tấm bia đá này, Lưu Binh Trung không cần phải giấu giếm diều gì, bởi vậy vừa có thể ghi chép cụ thể, lại có thể nói lên được quan điểm của mình, dây chính là ý nghĩa của bài văn bia mà chúng ta đọc được”.
Đường Phong nói tới đây bỗng phát hiện Makarov quay mặt đi hướng khác, thất thần nhìn mặt nước bị sương mù bao phú, như đang có tâm sự. Đường Phong vội vàng hỏi Makarov: “Lão Mã, bác đang nghĩ gỉ vậy?”
Dường Phong gọi hai lần, Makarov mới phản ứng lại: “Tôi... tôi vẫn đang nghĩ tới ‘chỗ kì diệu’.”
“Chỗ kì diệu? Lão Mã, năm đó đến Lưu Binh Trung cũng không hiểu được chỗ kì diệu là cái gì, một người nước ngoài như bác có thể nghĩ ra không?”. Hàn Giang cười trêu trọc.
“Chưa chắc vậy đâu!”, tính cố chấp của Makarov lại trồi dậy, “Bát Tư Ba bảo Lưu Binh Trung dựng bia ven Vãng Sinh Hải, Bát Tư Ba dẫn quân đi xây dàn thành xương cốt cũng ven Vãng Sinh Hải, mọi người có để ý đến mối liên quan giữa hai việc đó không?”
Makarov nói vậy khiến tất cà mọi người đều giật mình, mắt Đường Phong sáng lên, anh ngạc nhiên nói: "Tại sao cháu không nghĩ ra nhi. đúng là lão Mã tài thật! Việc khắc bia và xây dàn thành chắc là được tiến hành cùng lúc, hơn nữa chắc là trong một tháng mà đại quân Mông Cồ công phá Mật Thành, vậy thì hai kiến trúc này chắc sẽ khòng cách xa nhau là mấy!”
“Như vậy cũng có nghĩa là... đàn thành xương người ở gần đây?!”, câu nói của Lương Viện, cộng thêm cả sương mù xung quanh khiến tất cả mọi người đều cảm thấy sợ hãi.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT