“Họa phúc sớm tối chẳng ai nói trước được nhưng vận mệnh chung quy cũng phải chịu thua nếu con người biết nỗ lực vươn lên.”

Xuân qua thu tới, đảo mắt Thư Thù đã lên lớp 6.

Dù thân phận cô nhi còn bị mất đi thính giác nhưng Thư Thù vẫn lạc quan như trước, tựa như mưa gió qua đi trời sẽ sáng trong, tất cả nỗi bất hạnh rồi cũng hóa thành bụi đất.

Có lúc, Thư Thù cảm thấy lối suy nghĩ của người lớn thật kỳ quái. Đầu tiên cô bé cũng không cảm thấy mình đáng thương hoặc mang máy trợ thính sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến cuộc sống của cô. Nhưng dù cô bé đi đến đâu cũng sẽ có người nhìn cô với ánh mắt thương cảm. Có lần cô chẳng qua chỉ hơi thất thần hoặc bị hạt bụi bay vào mắt nhưng ở trong mắt người lớn lại là tinh thần chán nản hoặc khóc thầm. Lúc đầu cô bé còn giải thích nhưng càng giải thích càng đổi lấy nhiều sự thương hại hơn. Thư Thù không thích cảm giác này, rất không thích. Những người cho rằng cô đáng thương lại chưa từng có ai hỏi cô có cảm thấy mình đáng thương hay không. Cô bé không hiểu tại sao người lớn luôn thích áp đặt cho cô, còn cô nên đón ý hùa theo, đóng vai một đứa trẻ sướt mướt.

Dần dần, cô bé trở nên trầm mặc, ít nói, đi rất chậm, đầu luôn cúi xuống, muốn hòa mình vào phần lớn nữ sinh trong sân trường, bộ dáng bình thường không gây chú ý nhưng dù cô có cúi thấp hơn nữa cũng vẫn bị chú ý, chỉ vì cô mang máy trợ thính, cả trường học chỉ có cô mang máy trợ thính.

Vì vậy, thầy cô đánh giá cô là: đứa trẻ vô cùng…điềm đạm nho nhã.

Bà ngoại rất lo lắng cho Thư Thù, nhìn lại trước khi cô bé xảy ra chuyện ngoài ý muốn, Thư Thù từng là một đứa trẻ hoạt bát, cô bé rất thông minh, gặp ai cũng cười, miệng lưỡi ngọt ngào khiến người ta cứ như được ăn đường vậy. Thế nhưng bây giờ, nét ngây thơ ở cô đang ngày càng rút đi. Cô bé không phải là điềm đạm nho nhã mà là im lặng, thậm chí còn có chút giống bà cụ non.

Thời gian thấm thoát, Thư Thù sắp học xong cấp một.

Bà ngoại lại mấy lần đưa Thư Thù đến trường học cấp hai ở nơi La Lâm. Hai năm qua thân thể bà ngoại quả thật ngày càng kém, nửa năm trước còn bị trúng gió khiến bà chỉ có thể nằm trên giường nghỉ ngơi, cậu La Đào có ý định đưa bà vào viện dưỡng lão. Bà cụ hơn 60 tuổi, vốn nên được hưởng phúc con cháu, chỉ vì phải chăm sóc đứa cháu gái mà ngày ngày dãi nắng dầm mưa. Thư Thù mỗi lần nghĩ tới vừa đau vừa xót.

Hôm nay sau giờ tan học, Thư Thù vừa bước vào cửa đã có cảm giác có người đang nhìn cô bàn luận xôn xao, cô quay đầu lại thì tiếng nói lập tức im bặt, ý thức được điều gì đó, cô bé điên cuồng chạy về phía nhà lớn.

Đẩy cửa ra, cậu, mợ, còn có cả dì út cũng ở đây.

Bà ngoại nằm trên giường vẫy tay với cô, “Bé con, lại đây.”

Thư Thù thở phào nhẹ nhõm đi tới, áp má vào bàn tay bà nhẹ nhàng chà xát. Bà ngoại kéo tay cô đặt vào bàn tay La Lâm, nói “Bé con, bà ngoại bị bệnh, sau này không thể chăm lo cho con được nữa, con phải nghe lời dì út.”

Thư Thù cắn chặt môi kìm nén, cố gắng nuốt nước mắt lại. Cô bé không khóc, cô không muốn trở thành gánh nặng của bà ngoại hoặc của bất luận người nào. Sau một hồi lặng im, cuối cùng cô bé cũng gật đầu, không hề liếc nhìn La Lâm.

Trước khi chia tay, bà ngoại kéo tay Thư Thù nói, “Bé con, con người ta cả đời này luôn không ngừng gặp nhau lại không ngừng ly biệt, họa phúc sớm tối chẳng ai nói trước được nhưng vận mệnh chung quy cũng phải chịu thua nếu con người biết nỗ lực vươn lên. Thống khổ là con, chấp nhất là con, quên lãng cũng là con. Chỉ có trải qua thống khổ con người mới có thể trưởng thành, con phải học cách đặt xuống, học cách tha thứ.”

Thư Thù nói, “Thật ra con chỉ muốn mau chóng lớn lên thôi.”

Bà ngoại thở dài, đem một phong bì bằng da dày cộm nhét vào cặp Thư Thù, “Số tiền này con cầm lấy, sau này không chừng sẽ có lúc dùng đến.”

Thư Thù gật gật đầu, đó chính là số tiền bồi thường hai năm trước của Cố gia cho cái tai khiếm thính của cô.

Thư Thù lớp sáu đã rời khỏi bà ngoại cô vẫn luôn nương tựa. Bên ngoài cửa xe, cảnh sắc quen thuộc lướt qua rất nhanh, nước mắt không kiềm nổi thi nhau rơi xuống, cô bé không muốn để La Lâm nhìn thấy, cuộn tròn thân thể không để mình phát ra một âm thanh nào.

Thư Thù giữa tuổi ngây thơ đã trải qua lần đầu ly biệt trong cuộc sống, khi đó cô đã nghĩ rằng chia ly để cho lần gặp lại sau này.

Giữa hoàng hôn, cây bạch quả phía sau đậm một màu trắng sữa, kiến trúc Gothic lãng mạn với khí chất trang nghiêm so với chiếc bàn đá xanh bên bờ sông khác hẳn nhau, lọt vào mắt Thư Thù lại tựa như mộng ảo. Đứa trẻ quanh năm sống ở nông thôn lần đầu tiên bước vào ngôi nhà tráng lệ thì không khỏi tò mò.

Tiền sảnh rộng lớn và cửa lớn khí thế, cửa sổ hình tròn, trong phòng khách đủ các loại đèn thủy tinh trông như từng viên trân châu phóng đại, tất cả tụ lại một chỗ tựa như nhị hoa nở rộ, phát ra từng chùm ánh sáng giống đom đóm lập lòe nhảy múa. Thư Thù hồi hộp đứng trên thảm quan sát xung quang, cô dè dặt ngẩng đầu lên, động tác không dám mạnh mẽ.

Dưới ánh đèn chói mắt, một thân ảnh từ trên cầu thang màu vàng đi xuống, vịn vào lan can, nhìn từ cao xuống, váy viền hoa, tóc dài, còn đáng yêu hơn so với mấy năm trước, chính là Đường Ngọc.

Đường Ngọc dẫn Thư Thù vào một gian phòng rộng hơn 4m2 trên lầu hai, giấy dán tường hình hoa màu xanh nhỏ li ti,  cửa sổ sát đất, một cái giường lớn mềm mại đủ để bốn người nằm, trên giường có một đống đồ chơi đẹp đẽ. Thư Thù nhìn những con búp bê xinh đẹp kia, trên người chúng còn mặc những bộ trang phục cung đình sặc sỡ, nhớ lại ‘barbie’ theo lời Đường Ngọc gọi nhiều năm trước.

Đường Ngọc bước đến giường, cầm lên 1 con búp bê hỏi cô, “Thích không?”

Thư Thù không nói lời nào Đường Ngọc đưa cho cô, nói “Cho chị.”

Thư Thù cúi đầu nhìn búp bê xinh đẹp trước mắt, tay cô chỉ chạm đến hình dáng con búp bê nhưng tâm tình khẩn trương lại từ từ buông lỏng, cô bé như nhìn thấy Barbie đang cười với cô.

Đường Ngọc hỏi, “đẹp không?”

Thư Thù nhìn cô không nói, lòng nghi ngờ, mặc dù lần hai người đánh nhau đã là 2 năm trước nhưng cô nhớ rõ, khi người lớn muốn họ bắt tay làm hòa thì Đường Ngọc tiến đến cầm lấy tay cô nói nhỏ, “Thấy không? Lời chị không dùng được đâu.”

Thấy Thư Thù không trả lời, Đường Ngọc hỏi lần nữa, “Đẹp không?”

Thư Thù không thể không gật đầu.

“Cái này, cả cái này nữa, đều là của chị. Mẹ nói đồ cũ không cần nữa thì cho chị, sau này sẽ mua cho tôi cái mới.” Đường Ngọc lúc nói còn mỉm cười.

Thư Thù mím môi nhìn nó, mẫn cảm hiểu được ý tứ xâu xa trong lời nói của nó, cố nặn ra vẻ tươi cười, gạt đi bài xích rõ ràng trong mắt Đường Ngọc.

Đến đây, Thư Thù tự cho là kết cục hạnh phúc. Ở cùng với bà ngoại, cô không có Barbie nhưng lại được yêu thương, có thể đem bản thân biến thành công chúa. Thế nhưng ở nhà dì út, có một cô bé khác- Đường Ngọc – mới thật sự là công chúa đúng nghĩa.

Đường gia là một gia đình giàu có. Cha Đường Ngọc, Đường Nghiệp là viện trưởng một bệnh viện tư, cũng là cổ đông, xã giao rất nhiều, mỗi ngày đều đi sớm về trễ. Dì La Lâm không làm việc, cuộc sống của bà tương đối quy luật, ngày ngày ngủ thẳng giấc hoặc hẹn với đám phu nhân trong bệnh viện chơi mạt chược hoặc đi thẩm mỹ viện. Bà luôn thích cho Đường Ngọc ăn mặc thật đẹp, thỉnh thoảng cũng quan tâm đến việc học của con gái.

Khi đó đúng vào thời kỳ việc du học đang lên cơn sốt, Thư Thù nghe thấy La Lâm nói với Đường Ngọc, “Giấu bài thi kỹ vào, đừng để cha thấy, toán học không tốt cũng không sao, học tiếng Anh cho thật giỏi rồi vài năm sau đi du học.”

Đường Ngọc yếu đuối có bệnh công chúa nghiêm trọng, thích trở thành trung tâm của vũ trụ, thích gây khó dễ cho người khác nhưng cũng không phải hoàn toàn không nói đạo lý. Hai đứa bé vừa bắt đầu chung sống, bất hòa là không thể tránh được. Cuối cùng vì ăn nhờ ở đậu, Thư Thù không thể không nhẫn nhịn, chọn cách im lặng thuận theo. Đường Ngọc đồng thời cũng là cô gái thân thiện, rất biết làm cho cha mẹ vui vẻ, đôi lúc như con mèo nhỏ ở trong lòng La Lâm làm nũng.

Có lúc Thư Thù đứng ở khúc quanh của cầu thang, lén nhìn bọn họ nói chuyện phiếm, xem tivi, kể chuyện, nói nói cười cười, ngày qua ngày nhưng chẳng một ai để ý cô khi về đến nhà đang làm gì, trong căn nhà này cô bé như không khí, từ hâm mộ đến chết lặng. Cô bé luôn nhớ về cuộc sống cùng bà ngoại, khi đó cô cũng như con mèo nhỏ thích làm nũng.

Dần dần, Thư Thù càng trở nên trầm mặc, cô có thói quan khi trở về Đường gia sẽ lấy máy trợ thính xuống.

Thật ra thì, nghe không rõ lắm... cũng tốt.

Thỉnh thoảng, Đường đại tiểu thư cũng thích đóng vai thiên sứ thiện lương, cho Thư Thù một chút ân huệ nhỏ, ví dụ như đem những bộ quần áo mới mặc một lần nhưng không còn thích nữa cho Thư Thù, hoặc lúc ăn cơm bên ngoài cũng nói với La Lâm, chúng ta mang về cho chị một phần đi. Thiện tâm đó thường nhận được phần thưởng thật to từ La Lâm hoặc Đường Nghiệp. Vậy nhưng chẳng người nào chú ý rằng, những đồ Đường Ngọc mặc một lần thật ra Thư Thù không mặc được, đồ ăn mang về thường đã lạnh ngắt, Thư Thù khó khăn nuốt vào các thứ đó rồi đêm vì tiêu hóa không ổn mà nằm trên giường thật lâu không thể ngủ được.

Cô bé nhớ về bà ngoại, cô muốn nhanh lớn lên để không còn là gánh nặng của bất kỳ kẻ nào, có thể tự chăm sóc bản thân, cũng chăm sóc được bà ngoại.

Tháng bảy, sinh nhật Thư Thù mười hai tuổi. Cô bé đổi xe ba lần, hai giờ ngồi xe buýt, len lén chạy về bờ sông, ở tiệm tạp hóa đầu đường mua một túi kẹo, bóc ra cho vào miệng, có vị ngọt ngọt. Cô đứng ở nơi năm đó rơi xuống nước, lấy máy trợ thính xuống cất vào túi, một mình cầu ước trong ngày sinh nhật: xin cho con nhanh nhanh lớn lên.

Ngày đó, cô đứng rất lâu bên bờ sông, quay đầu lại đã là chiều tà, dưới ráng chiều, một cậu bé đang đứng trên con đê giữa màn bông liễu tung bay, nhìn cô khẽ cười…

Hết chương 14

Ghét con nhỏ Đường Ngọc này nên trực tiếp gọi ‘nó’ luôn, chả thèm khách quan, lịch sự mần chi cho hại phổi. xì

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play