Hơn sáu trăm năm trước, vị Lương Vương cuối cùng của triều Nguyên là Bả Táp Lạt Ngõa Nhĩ Mật bị Lam Ngọc và Mộc Anh - hai vị khai quốc công thần của triều Minh - đánh bại.

Sau khi bị thua trận ở núi La Tàng, hắn dẫn quân bỏ trốn, tình cờ tìm được cỏ Trường Sinh, bèn cùng các thê thiếp của mình hưởng dụng, sau đó quyết định ở lại trong núi. Hắn lại lợi dụng Cổ thuật(*) của vùng Vân Nam để khống chế tất cả thợ thuyền, binh lính, người hầu, tù binh, bắt họ phải xây dựng cho mình một tòa cung điện dưới lòng đất theo hình thức giống như một ngôi mộ, đồng thời ngày đêm hầu hạ hắn và các thê thiếp.

(*). Theo truyền thuyết, ở một số nơi, người ta thường bỏ rất nhiều con sâu độc vào trong một chiếc cốc cho cắn giết lẫn nhau, đến cuối cùng chỉ còn sót lại một con duy nhất thì giữ lại để nuôi, và đó chính là Cổ. Cổ thuật là một loại tà thuật mà kẻ thi triển dùng Cổ để hãm hại người khác.

Ở bên ngoài, hắn cho xây ba mươi sáu ngôi mộ giả phân bố ở khắp nơi trên núi Lương Vương, lại bố trí đầy rẫy những cơ quan tại ngôi mộ mà mình cư trú, cũng chính là mộ Lương Vương sau này. Trong mộ Lương Vương có hai món thần khí trong truyền thuyết, đó là dạ minh châu và tráp pha lê. Bao nhiêu năm qua, đã có rất nhiều người trộm mộ đi vào đó hòng tìm kiếm hai món bảo vật này nhưng cuối cùng tất cả đều phải bỏ mạng ở bên trong, bao gồm cả sư huynh của Trịnh Duy Tín là Trương Duy Trí.

Trịnh Duy Tín không chết còn mang được dạ minh châu từ trong mộ Lương Vương ra ngoài nhưng lại phát hiện đó là đồ giả. Y không cam tâm, bèn cất công sắp đặt, dùng mười mấy năm trời để tìm ra ba người mà trên thân thể có những vết bớt đặc biệt, lại đưa bọn họ vào trong mộ Lương Vương. Vì y biết, muốn tìm được dạ minh châu thì phải lợi dụng vết bớt trên thân thể những người này.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play