Chà! Đúng là cái mùa của mưa! Ngồi trong phòng mà tưởng như bọn nước sắp xuyên thủng trần nhà vậy. Sáng nay vừa mở mắt nhận được thông báo nghỉ bão của công ty, lòng không tránh khỏi vui sướng. Lại có thể ngủ nướng rồi. Lạnh thế này mà được nằm trong chăn ấm thì còn gì bằng.
Bất giác lại nhớ lại, đêm qua vì khó ngủ, cứ loanh quanh nhớ lại chuyện xem mặt hồi tối với Đăng Anh, tôi lôi máy ra định gọi cho cẩu cẩu tâm sự. Nhưng có lẽ đôi mắt ngập trong tối tự nhiên bị màn hình điện thoại chói vào có hơi nhòe, chẳng hiểu sao lại gọi cho Nhật Nam.
-Anh Thư à?
Tôi bất ngờ:
-Ơ! Ai vậy! Cẩu cẩu đâu?
-Cẩu nào? Cô bị sao vậy?
Tôi vội dơ máy trước mặt, dụi mắt liên hồi rồi nhìn lên cái màn hình.
Thôi chết! Lộn số! Sao thế này?
-À....! Tôi...nhấn lộn số! Phiền anh quá!
-Không sao! Giờ tôi cũng đang chuẩn bị đi!
Đã hơn gần 1 giờ sáng, anh ta còn đi đâu giữa lúc này:
-Anh đi đâu muộn thế? Đang mưa lớn mà?- tôi tò mò.
-Chúng tôi có lệnh trực chống bão!
-Trực thì cũng phải có giờ chứ?
-24/24 là giờ đấy! Vậy thôi! Tôi phải đi rồi! Thế nhé!
Tôi chưa kịp nói gì anh đã cúp luôn máy. Cũng toan gọi lại nhưng thấy hơi ngại, dù sao cũng chẳng thân thiết gì, mất công lại phiền người ta, huống hồ giờ này anh đang làm nhiệm vụ.
Thiết nghĩ có rất nhiều công việc an nhàn đủ nuôi sống ta cả đời, ấy vậy mà những người như Nhật Nam lại chọn cái ngành khổ sở đến vậy, lương cũng đâu có cao, đang ăn bị gọi, phải đi, đang ngủ có lệnh, cũng phải đi, đến nhà còn chẳng có thời gian để về nữ. Cứ như đêm qua, khi mọi người núp trong chăn ngon giấc, các anh ấy lại mới lên đường. Đúng là thật bất công! Ấy vậy mà vẫn cứ bị nghe dân chửi mới lạ! Tôi phục họ sát đất!
Hôm nay nghỉ sẽ làm gì nhỉ?
Thói đời khổ thật! Hôm đi làm thì không lê được xác dậy, hôm nghỉ thì không ngủ bù nổi!
Tầm gần trưa, thấy trời cũng ngớt hơn, tôi bắt taxi đến công ty lấy mớ sổ sách về xử lí cho xong, dù sao hôm nay nghỉ cũng có nhiều thời gian, bão vậy chẳng đi đâu được. Khổ nỗi khi đi thì dễ, khi về tìm xe lại khó. Tôi chạy bộ mất một đoạn xa xuống ngã tư phía dưới, hi vọng bắt được taxi.
Mưa lại dội xuống xối xả, vội bật chiếc ô lên che. Từ xa xa chợt nhận ra một bóng dáng rất quen, tôi nheo mắt cố nhìn, chân cũng vô thức tiến lại.
Anh ấy đang cởi áo mưa đưa cho một bà cụ bán hàng rong, rồi gọi điện thoại cho ai đó.
Gần hơn tí nữa, tôi nhận ra Nhật Nam, thảo nào quen thế. Tôi đứng như trời trồng nhìn anh đang mặc áo mưa cho bà cụ. Cái dáng cao cao của anh khom xuống cho vừa tầm với bà. Lát sau có một chiếc xe biển xanh đến, anh đỡ bà lão lên xe rồi quay xuống.
Mưa càng lúc càng lớn, anh cứ đứng vậy thôi, không có áo mưa, áo ngoài dần ngấm nước.
Thật sự tôi rất cảm động đấy, chẳng cần ngợi ca nhiều đâu, họ mới chính là anh hùng.
Tôi chạy vội lại chỗ anh, khẽ nhón chân lên che ô cho anh, rồi cười.
Nhật Nam có lẽ hơi bất ngờ, cứ ngẩn người ra nhìn tôi.
-Sao thế? Tôi dễ thương quá hả?- Tôi hỏi đùa.
Anh lắc đầu.
-Sao cô ở đây?
-Tôi có việc đến công ty!
Anh vẫn giữ cái bộ mặt ấy, khó hiểu quá.
-Mưa lớn thế, chạy lung tung nhỡ ốm thì sao?
Tôi tròn mắt nhìn Nhật Nam.
-Anh dầm mưa thế kia còn không lo ốm thì tôi lo gì. Nhưng mà...anh cừ lắm!
Tôi đưa ngón trỏ ra, nhìn anh cười. Anh cũng cười theo.
-Anh còn phải đứng ở đây bao lâu nữa?
-Chắc là đến lúc hết bão!
Tôi giật mình:
-Đùa à!?
-Tôi đùa cô làm gì! Mau về đi! Ngoài này lạnh lắm đấy!
-Thế anh đã ăn gì chưa?
Nhật Nam lắc đầu:
-Chưa! Lát nữa mới ăn!
Tôi tò mò:
-Các anh ăn gì thế?
-Mì tôm sống!- Nhật Nam cười.
Ừ nhỉ! Trời bão này làm gì có quán ăn nào mở cửa chứ, với lại bọn họ ăn uống còn phải vội vàng, đang ăn có khi lại phải chạy nữa. Chẳng nhẽ lại pha mì bằng nước mưa? Bất giác tôi thấy thương thương cái con người này.
Tôi thở dài, dúi cây ô vào tay Nhật Nam.
Trong lúc anh còn ngơ ngác, định trả lại cây ô, tôi vội cướp lời:
-Cầm giùm tôi!
Rồi nhanh chóng chạy đi, còn ngoái đầu lại dặn:
-Đợi tôi ở đây! Không được đi đâu đấy!
May quá, vừa lúc bắt được taxi, tôi trèo lên xe ngay và về thẳng nhà. Mẹ thấy tóc tôi ươn ướt liền suýt xoa:
-Đấy! Đã bảo rồi! Mưa gió còn chạy đến công ty làm gì? Lỡ ốm ra đó thì mẹ phải làm sao đây?
Tôi lấy khăn tay lau sơ người:
-Con khỏe lắm! Mẹ không phải lo! Mà mẹ nấu cơm chưa?
-Rồi cô! Uống li trà gừng cho ấm bụng đã rồi hãy ăn cơm!
Tôi nhận li trà từ mẹ, uống mấy ngụm đã thấy dễ chịu trong người, tay cũng không lạnh nữa.
-Còn không mẹ?
Mẹ lắc đầu.
Tôi chạy vào bếp, lục lọi nồi mẹ đang nấu. Chà! Thơm thật!
-Mẹ bỏ 1 phần cơm vào hộp cho con nhé! Làm thêm cho con một livtraf gừng nữa!
Mẹ nhìn tôi khó hiểu:
-Làm gì? Lại đến công ty sao?
-Không! Con đem cho một người bạn!
-Trai hay gái?
-Con.....đương nhiên là...gái!
May thật! Suýt nữa lại bị mẹ bắt thóp.
-Vậy cô tự đi làm lấy! Tôi chỉ làm cho con rể tôi thôi!
Tôi níu níu tay mẹ:
-Con đâu khéo tay như mẹ!
Mẹ tôi đầy cương quyết:
-Tôi chỉ cho cô làm! Tập dần đi là vừa!
-Nhưng mà.....
Thế là mẹ ngồi xuống ghế, mở ti vi lên và thản nhiên xem. Tôi ngậm ngùi lấy đồ làm trà gừng theo lời mẹ hướng dẫn.
Li đầu tiên....
-Sao không có vị gì thế này? Ít gừng thế?- Mẹ vừa nếm vừa càu nhàu.
Li thứ hai....
-Cay quá! Con kho gừng à?
Li thứ ba....
-Sao ngọt vậy? Con cho nhiều đường quá...!
.....
Cứ thế, mãi đến lần thứ bảy mới có thể lấy được cái gật đầu của mẹ.
-Tạm được!
Tôi uể oải:
-Con chịu thôi! Không làm lại nữa đâu! Mặc kệ anh ta đấy!
Mẹ tôi nghi ngờ hỏi:
-Anh nào...?
Thôi chết! Tôi cười cười lảng đi!
-Mà thôi! Con đi đây! Lát nữa con về nên nhớ đợi cơm con với đấy!
Tôi vào bếp xách túi cơm rồi phi nhanh ra ngoài.
Mẹ gọi với theo:
-Ô đâu?
-Con cho bạn mượn rồi!
Quay lại chỗ Nhật Nam cũng vừa lúc 11giờ trưa, nhưng chẳng thấy anh đâu. Quay ngang quay ngửa một lát, lại thấy anh đang kéo cành cây to bị gãy rơi giữa đường. Tôi chỉ đứng nhìn chứ không gọi, anh cũng không biết tôi đã đến.
Kéo một đoạn dài, cuối cùng cũng vào đến vỉa hè. Vì đường ngập nước nên có hơi vất vả. Tôi chạy lại chỗ anh đứng, vỗ vai anh.
-Này!
Nhật Nam giật mình quay lại. Khuôn mặt anh ướt sũng, chẳng biết là mồ hôi hay nước mua nữa. Bộ cảnh phục cùng chiếc keppy chuyển sang xanh đậm vì nước mưa. Anh thở không thành tiếng.
Tôi lại tiếp lời:
-Thế bảo anh giữ ô cho tôi đâu? Sao người lại ướt hết vậy?
Anh đi lại bến xe bus, tôi cũng tò mò chạy theo.
-Tôi để nó ở trong này cho khỏi ướt!
Thế rồi lấy chiếc ô từ trên ghế đá đưa cho tôi.
Chưa bao giờ thấy anh ta ngốc như lúc này. Bình thường thông minh hơn người mà.
Tôi lấy tay vỗ trán, thở dài.
-Hết nói nổi anh! Thế anh đội mưa cho cái ô khỏi ướt sao?
Anh cười hì hì:
-Tại ban nãy ra kéo cái cành cây gãy vào trong, cầm ô không tiện.
Tôi lấy chiếc túi xách ra, đặt chúng xuống ghế rồi kéo Nhật Nam ngồi xuống.
-Gì thế? -Anh hỏi tôi.
Mở nắp hộp cơm ra, tôi nói.
-Đây là mẹ tôi nấu đấy! Đảm bảo ngon hết ý. Còn cái này là trà gừng.
Anh liếc nhìn hộp đồ rồi nhìn tôi:
-Mẹ cô làm cả sao?
Tôi lườm Nhật Nam.
-Trà gừng này tôi làm! Tộ đã phải làm đi làm lại bảy lần mới ra được li này đấy!
Anh hỏi lại:
-Cô tự làm sao?
-Chứ sao? Nếu không phải mẹ tôi đổi ý, tôi đã không phải tốn công vậy đâu.
Anh nhìn tôi, bất giác cặp mắt ấy lại khiến tôi bị thu hút.
-Làm phiền cô quá!
Tôi thở dài nhìn cái bộ dạng ướt sũng của anh:
-Là chúng tôi đã làm phiền anh!
Nhật Nam nheo mày không hiểu, tôi lảng đi:
-Nếu anh không ăn ngay, đồ nguội sẽ mất ngon đấy!
-Lát tôi sẽ ăn! Cô mau về đi! Ngoài này lạnh lắm!
-Anh không ăn tôi về sao được! Nếu sợ tôi lạnh thì mau mau ăn hết chỗ này đi! -Tôi lấy li trà gừng ra trước.- Anh uống trà này đi đã! Uống vào đảm bảo ấm người ngay luôn!
Nhật Nam nhìn tôi ngần ngại.
-Mau đi! Đừng phụ công tôi vậy chứ! Đến mẹ tôi mà hôm nay mới được thưởng thức tay nghề của tôi đấy, anh phải may mắn lắm đấy nhé.
Nhật Nam cầm li trà, uống một hơi hết sạch. Anh gật gật đầu. Tôi cười tít mắt.
-Có vậy chứ! Thế nào, được không?
-Chỉ cần cô làm là ngon rồi! Đã ấm lên rất hiều!
Tôi ái ngại nhìn anh:
-Nhưng còn bộ đồ này.....
-Gió một lát là khô ngay ý mà!
Anh cười cười nhìn tôi.
-Anh Thư này! Cảm ơn cô rất nhiều!
-Chúng ta mà còn phải cảm ơn nữa sao?- tôi cười cười. Haizzzz! Cái bộ dạng này của anh không biết có cô nào mê nổi không nữa!
Anh trêu lại:
-Vẫn có một cô gái ở bên cạnh tôi đó thôi!
-Ừ! Tại cô ấy rảnh rỗi quá mà!
Anh trở nên nửa đùa nửa thật:
-Tôi cũng mong cô ấy rảnh cả đời!
Nhật Nam ăn xong, tôi bỏ tất cả vào túi, định nán lại một lúc nữa mới về. Tôi thấy mình lạ quá! Đã bao giờ tôi quan tâm ai đến vậy đâu! Thế mà vừa nhìn thấy người này dầm mưa, lòng lại có chút lo lắng. Khó hiểu thật! Tôi khẳng định là không hề yêu anh ta, cũng không có tình cảm gì. Chắc có lẽ, là do anh ấy đang làm chuyện mà tôi muốn làm, vậy nên mới có cái cảm giác này. Nội tâm con người đúng là phức tạp thật, càng nghĩ càng chẳng ra vấn đề, thôi thì không nghĩ cho đỡ mệt người.
Tôi hỏi anh:
-Đã bao giờ anh chán công việc này chưa?
Nhật Nam cười, lắc đầu:
-Chưa! Nếu chán tôi đâu còn ngồi đây nữa! Chỉ thấy càng lúc càng yêu thêm thôi!
-Vậy bị dân mắng oan thì sao?
-Cũng phải chịu thôi! Bản thân không làm sai thì lo gì? Suy cho cùng người mà họ chửi cũng đâu phải mình!
- Trước đây tôi cũng thích nghề này lắm! Giờ nghĩ lại bản thân vốn không hợp! Tôi chịu đựng không giỏi như anh!
Nhìn khuôn mặt ướt sũng của anh, tôi thấy anh đẹp vô cùng. Cả bộ cảnh phục trên người anh nữa, những người khác cho rằng nó đẹp khi chỉnh tề, sạch sẽ, tôi lại nghĩ nó đẹp nhất là khi ướt nhẹp vì mồ hôi hay nước mưa, đẹp nhất là khi lấm lem bùn đất. Giống như người đang ngồi cạnh tôi đây, giây phú này anh đẹp hơn tất cả. Đối với bạn, có thể soái ca là phải trắng trẻo, cao ráo, mặc áo sơ mi trắng, nhưng với tôi, soái ca chính là người này, da ngăm đen, dáng cao cao, hơi gầy và mặc bộ cảnh ướt sũng từ trên xuống dưới. Phải! Anh ấy đích thực là một nam thần!
-Anh Nam!
Cái tiếng gọi kia nghe quen lắm, tôi quay người lại thấy Đăng Anh đi từ xa.
-Này! Sao cậu ấy đến đây?
-Mang áo mưa cho tôi!
Tôi vội cầm lấy túi, toan bỏ chạy, bị Nhât Nam gọi lại.
-Cô cầm ô về đi!
Tôi cũng không đôi co nhiều nữa. Bật ô lên rồi đi thật nhanh.
Trong tiếng mưa, nghe loáng thoáng Đăng Anh hỏi:
-Sao giống Anh Thư thế ạ?
-Ừ!
-Cậu ấy làm gì ở đây?
-Đến giúp anh đấy!
Vào trong xe, nhìn qua cửa kính, hình như Đăng Anh đang hướng mắt về phía tôi.
Cậu ấy suy cho cùng đâu có làm gì tôi, chỉ là tôi năm đó, tự tương tư rồi tự tổn thương. Cái quan trọng là, tôi biết rõ cậu ấy vốn không yêu nghề công an, chỉ vì cái lợi đầu ra nên mới thi vào. Điều đó lại khiến tôi buồn vô cùng. Người muốn chẳng được, người không thích lại có được.
Và hiện tại, việc đứng đối diện với Đăng Anh còn khó hơn cả giải một bài toán điểm 10 trong đề thi đại học năm ấy! Tôi vốn rất muốn chinh phục bài toán ấy, nhưng lại không thể đặt bút xuống giải.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT