Đã một tuần sau sự cố đánh nhau của lớp tôi.

Trong thời gian một tuần qua, Tú và Đại Dương vẫn không đi học. Tú vẫn bị đình chỉ, còn Đại Dương chắc vì vết tím trên mặt chưa khỏi nên không thể đến lớp.

Cô giáo tôi đã tâm sự với chúng tôi rất nhiều và ngỏ ý muốn cho Tú cơ hội thứ hai. Tuy hội đồng kỷ luật của nhà trường đã ra quyết định, nhưng vẫn chưa chính thức thi hành. Cô nói đại diện lớp là thằng N a m và thằng Hải sẽ viết một đơn đề nghị gửi tới ban giám hiệu, lấy chữ ký của các bạn trong lớp. N a m bận rộn một tối viết xong, sáng hôm sau đưa cho bọn tôi truyền tay nhau ký. Trước đó, nó không quên dán kèm một tờ note “TỰ NGUYỆN – KHÔNG BẮT BUỘC KÝ”. Dù sao hành động của thằng Tú cũng là hết sức sai trái, không bắt buộc ai cũng phải ký, nhất là đối với những đứa có sự bất hòa với thằng Tú. Đương nhiên là tôi ký. Thứ nhất, nó chẳng làm gì khiến tôi phải ghét. Thứ hai, tôi không muốn một tập thể lớp năm cuối cấp phải mất đi một thành viên dù cho có đoàn kết hay không.

N a m vừa cầm tờ đơn ngồi vào chỗ, lặng lẽ thở dài.

-Xong rồi à? – tôi cắm đầu vào quyển sách Văn hỏi

-Ừ, vẫn có mấy đứa không ký. – Nó đáp

Tôi tò mò, nghiêng người sang xem.

-Đưa tao mượn.

Hai cột chữ ký cùng tên gần như được ký kín hết, nhưng vẫn có vài chỗ trống.

-Duy Kiên, Nghĩa,… không ký.

Bây giờ thì đến lượt tôi thở dài. Cũng không trách bọn nó được. Không thân thiết, mà còn phải nói là không thích, mà lỗi của thằng Tú cũng không cần thiết bọn nó phải thể hiện thái độ đồng cảm, bọn nó có quyền làm vậy. Tôi nghĩ đến sự đoàn kết của lớp mình mà cô chủ nhiệm vẫn hay nói là chúng tôi vô cảm. Rốt cục thì vẫn có nhiều thứ không thể ép buộc, nhất là tình cảm.: ((

Cuộc thi cấp Quận vòng II đang đến gần. Đây là một bước quan trọng quyết định tương lai của chúng tôi trong năm nay. Nó không chỉ quyết định xem mỗi chúng tôi có đủ khả năng để tiến vào vòng Thành phố không, mà cón xét được khả năng được cộng điểm khi thi vào 10. Đó là một lợi thế hết sức to lớn.

Tôi nhớ lại cái khoảng khắc vui sướng lé loi khi nhận ra thành tích đầu tiên trong 9 năm đi học của mình vào mấy tháng trước, tự nhủ mình nhất định sẽ cố gắng hết sức để được vào vòng Thành phố. Quận 1 của tôi có thể nói là ra đề khó nhất trong các quận của thành phố, vì vậy mới có suy nghĩ “nếu qua được vòng II của quận mình thì 90% sẽ có giải Thành phố”. Tôi bắt đầu khóa học ngắn ngày ở đội tuyển của quận trong một tâm trạng phấn khích và có phần e dè trước thế lực trường khác.

Nhóm bạn thân của tôi đứa nào cũng là một thành viên của đội tuyển nên cũng phải đi. Như vậy, chúng tôi buộc lòng phải bỏ các tiết phụ đạo ở lớp nếu không muốn mất tư cách dự thi.

Không khí càng ngày càng căng thẳng, chính tôi cũng cảm thấy có một áp lực nho nhỏ khi phải suy nghĩ nhiều. Đội tuyển Văn của trường tôi năm nay chắc chắn yếu hơn năm ngoái, trước hết nói về nhân lực. Nếu đội văn của trường B là một lớp học, thì của trường A chúng tôi còn không đủ tạo thành một tổ. So với chỉ tiêu quận yêu cầu thậm chí còn thiếu. Mặc dù đã biết trường B luôn dẫn đầu về các giải thi HSG, biết về sự chênh lệch quá lớn về số lượng học sinh giữa hai trường, nhưng tôi vẫn rất “cay cú”. Không phải vì bọn nó giỏi hơn tôi, mà là vì bọn nó “đi cửa sau”.

Hai tuần sau, chúng tôi thi vòng II. Buổi sáng ngày hôm ấy, trời mưa phùn lất phất, ẩm ướt khó chịu. Tôi ghét nhất là thời tiết mùa xuân. Tôi ghét mưa phùn, ghét sương mù, ghét cả những đám mây che mất ánh sáng của bầu trời. Mỗi khi ngồi trong lớp nhìn ra ngoài cửa sổ, chỉ thấy sắc trắng không có màu xanh, tâm trạng tôi lại tụt xuống. Thật không may nó lại diễn ra vào ngày thi quan trọng như hôm nay.

Nhưng nó diễn ra không tệ như tôi nghĩ. Đã là thi HSG thì không thể trông chờ vào một cái đề dễ, hay chắc chắn là mình đúng hay sai, nhất là môn Văn. Đối với tôi, làm xong bài thi mà cảm thấy mãn nguyện, vui sướng dù chưa biết đúng hay sai thì đó là một sự thành công. Và hôm đó chính là như vậy.

Tôi ra khỏi phòng thi, đứng chờ ở cửa phòng thi số 5 bên cạnh. Đó là phòng thi môn Sử của con My, cái Mai và thằng Hưng Long. Ngó qua ô cửa kính nhìn vào, phòng thi vẫn đang thu bài. Hóa ra phòng Văn của tôi nhanh như vậy.

Tôi vẫy vẫy con My, đồng thời lùi ra xa tránh đám đông vừa từ phòng 5 đi ra.

-Oppa, làm bài tốt không? – Đúng là câu hỏi muôn thưở của những thí sinh đi thi

-Cũng được. – Tôi đáp

Con My lại nói tiếp, vẻ hào hứng không che dấu: “Em làm được 3/5 câu thôi. Cơ mà phòng của em có chuyện giật gân.”

Tôi tò mò, hỏi lại.

My: “Có một con trường nào ý, nó viết được 3 tờ, 3 tờ đấy. Nhưng mà lúc chỉ còn 5 phút là hết giờ thì bị phát hiện dùng điện thoại. Có đứa tố cáo nó gian lận, con kia giải thích là nó xem giờ chứ không phải dùng phao.”

Cơ mặt tôi giật giật. Wtf? Viết được 3 tờ rồi bị bắt là dùng phao? Con bé kia não cá vàng à? Nhưng mà dù bất kỳ lý do nào thì nó mang điện thoại vào phòng thi cũng đã là sai, không thể bao biện rằng có dùng hay không dùng. Một vấn đề nữa là, đây là thi HSG. Học sinh giỏi đấy! Không phải thi kiểm tra 1 tiết đâu bà ơi. Tại sao có thể mặt dày dùng phao trong cái cuộc thi tuyển chọn đại diện đi thi thành phố của cả một cái quận lớn mà không biết xấu hổ? Tôi khinh.

Facebook lúc 14:30

Nhật Quang Lê đã cập nhật một trạng thái!

“Haha, gieo nhân n ào gặp quả nấy thôi bạn trường E ạ!”

Nhật Quang là bạn học cấp I với tôi, hiện giờ là học sinh trường B. Tôi biết nó là thành viên đội tuyển Sử trường B, thế chắc cũng biết vụ lùm xùm hôm nay rồi.

Ngọc Thanh Trần: Vụ đấy à?

Nhật Quang Lê: Con đấy dùng điện thoại, bị tao bắt được báo với giám thị. Thế mà cũng chối được

Ngọc Thanh Trần: Hóa ra cái đứa đấy là mày! Thanh niên cứng!

Tôi không ngờ người tố cáo bạn gái xấu số nọ lại là người quen với mình.

Nhật Quang Lê: Sao mày biết?

Ngọc Thanh Trần: Lớp tao cũng có ba đứa thi Sử. Mạng lưới tình báo nhanh lắm:v

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play